Bắc Kinh cảnh
cáo các tân dân biểu Hồng Kông đòi độc lập
Ứng viên Nathan Law- La
Quán Thông đắc cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Ảnh ngày 05/09/2016.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 04/09/2016, lần
đầu tiên 5 ứng cử viên có chủ trương Hồng Kông tự trị hay độc lập với Hoa lục, lọt
vào nghị viện. Ngay lập tức, Bắc Kinh lên tiếng cấm các tân dân biểu này « vận
động độc lập cả ở trong lẫn ngoài nghị trường ».
Ngày 05/09/2016, tức ngay sau khi có những kết quả bầu cử đầu
tiên, phát ngôn viên Văn phòng Hồng Kông và Macao sự vụ dọa trước là không tha thứ
« bất
kỳ ai đề cập đến độc lập bên trong cũng như bên ngoài viện Lập Pháp
».
Theo Tân Hoa xã, Bắc Kinh « cực
lực chống lại mọi hoạt động có liên quan đến (chủ trương) Hồng Kông độc lập
dưới mọi hình thức, bên trong cũng như bên ngoài Hội Đồng Lập Pháp
» và « ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Hồng Kông để trừng phạt
(những dân biểu vi phạm) theo quy định của pháp luật ».
Trung Quốc lo ngại các dân biểu trẻ tuổi Hồng Kông xuất thân từ
phong trào cách mạng Dù Vàng sẽ biến nghị trường thành diễn đàn tranh đấu sau
khi chiến dịch chiếm đóng đường phố gây áp lực chính trị vào năm 2014 thất bại
trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh.
Bản thông cáo lên án các ứng cử viên « lợi
dụng bầu cử để cỗ vũ công khai » cho xu hướng đòi độc lập. Hành động
này, theo quan điểm của Bắc Kinh là « đi
ngược lại quyền lợi » của tất cả người dân Kồng Kông, vi phạm Hiến
pháp Trung Quốc và Hồng Kông, theo như trích dẫn của Tân Hoa xã .
Theo AFP, cuộc bầu cử hôm Chủ nhật xảy ra trong bối cảnh người dân
địa phương ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh muốn giới hạn mọi quyền tự do tại nhượng
địa cũ của Anh Quốc. Cử tri đi bầu đông đảo đạt mức kỷ lục 58%.
Cho dù chính quyền thân Trung Quốc đã cấm 6 ứng cử viên có xu hướng đòi độc lập tranh cử nhưng phe đối lập vẫn giành thêm ghế và củng cố thiểu số có quyền phủ quyết nhất là các dự luật được xem đi ngược lại các quyền tự do.
Cho dù chính quyền thân Trung Quốc đã cấm 6 ứng cử viên có xu hướng đòi độc lập tranh cử nhưng phe đối lập vẫn giành thêm ghế và củng cố thiểu số có quyền phủ quyết nhất là các dự luật được xem đi ngược lại các quyền tự do.
TQ cảnh báo giới dân chủ Hong Kong
- 6
tháng 9 2016
Trung Quốc cảnh báo bất kỳ ai ủng hộ để Hong Kong đứng độc lập có
thể bị bị trừng phạt, truyền thông nhà nước đưa tin.
Thông điệp mạnh mẽ được ra sau khi các nhà hoạt động ủng hộ dân
chủ trẻ tuổi giành ghế trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Legco).
Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh lập trường " kiên quyết phản
đối " của mình đối với bất kỳ hoạt động độc lập nào trong hội đồng hoặc
bên ngoài hội đồng này.
Nhiều người ở Hong Kong ngày càng lo ngại về sự can thiệp của Bắc
Kinh vào nền chính trị của họ.
30 ứng viên ủng hộ dân chủ đã được bầu vào Hội đồng Lập pháp Hong
Kong với 70 ghế vào hôm Chủ Nhật, tăng từ 27 ghế trước đây, và điều này có
nghĩa là họ duy trì khả năng phủ quyết các thay đổi lớn về hiến pháp.
Ít nhất sáu ứng viên trẻ, những người ủng hộ quyền tự quyết hoặc
một mức độ độc lập lớn hơn cho Hong Kong, giành được ghế vào hội đồng này.
Trong số này có Nathan Law, 23 tuổi, người đã đóng vai trò nổi
trội trong "Cuộc Biểu tình Dù" năm 2014.
Một số ứng viên đã bị cấm ra tranh cử trong các cuộc bầu cử vì
không chứng minh được rằng họ không còn ủng hộ Hong Kong đứng độc lập.
Chính phủ Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc để Hong Kong độc lập
hơn về chính trị.
'Ý tưởng ly khai'
Trong một tuyên bố, Văn phòng Sự vụ Hong Kong và Macau của Trung
Quốc nói các ứng viên đã được công khai ủng hộ cho độc lập trong suốt chiến
dịch tranh cử.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Đặc khu Hành chính xử
phạt theo pháp luật", Tân Hoa Xã đưa tin.
Tờ China Daily hôm thứ Ba nói kết quả cuộc bầu cử có thể dẫn đến
việc để "ý tưởng ly khai" trôi nổi trong Hội đồng Lập pháp, hãng tin
AFP cho hay.
Là Đặc khu Hành chính thuộc Trung Quốc nhưng Hong Kong được điều
hành theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Thỏa thuận này cho phép lãnh thổ vốn là cựu thuộc địa của Anh
hưởng mức độ tự trị cao và cho phép Hong Kong bảo vệ hệ thống kinh tế và xã hội
của mình cho đến năm 2047.
Cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật là hoạt động bỏ phiếu đầu tiên trên lãnh
thổ kể từ khi có các cuộc biểu tình đường phố năm 2014, khi khu vực trung tâm
Hong Kong bị tê liệt trong nhiều tuần do biểu tình với chủ yếu người tham gia
là giới trẻ kêu gọi quyền tự chủ nhiều hơn từ Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền