Báo chí quốc
tế quan ngại tình trạng nhân quyền tại Lào
Lãnh đạo các nước tham
dự phiên khai mạc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 29, Vientiane, Lào, ngày 06/09/2016REUTERS
Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane mở ra từ ngày 06 đến 08/09/2016.
Đây là một sự kiện quan trọng đối với Lào đang giữ chức chủ tịch luân phiên
Hiệp Hội các nước Đông Nam Á -ASEAN, đặc biệt là với sự hiện diện của tổng thống
Mỹ Barack Obama.
Đây cũng là lần đầu tiên tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm chính thức
công du Lào kể từ khi đảng Cộng sản Pathet Lào lên cầm quyền năm 1975. Theo ghi
nhận của thông tín viên đài RFI tại khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus, thượng đỉnh
ASEAN tại Vientiane là cơ hội để các tổ chức bảo vệ nhân quyền chú ý đến tình
trạng nhân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Thông tín viên
Arnaud Dubus- Đông Nam Á. 06/09/2016 Nghe
Arnaud Dubus : Nhiều phương tiện truyền thông châu Âu, Úc, Mỹ và cả của châu Á
đều tập trung vào vế nhân quyền tại Lào khi đưa tin về thượng đỉnh Vientiane.
Phần lớn các bài báo đều chú ý tới vụ cách nay 4 năm, một gương mặt đấu tranh
hàng đầu trong xã hội dân sự Lào, ông Sombath Somphone, đã mất tích.
Ông này bị
công an bắt đi vào tháng 12/2012 và từ đó trở đi không ai biết số phận ông ra
sao.
Ngoài trường hợp của nhân vật này, còn có nhiều trường hợp khác
được quan tâm. Chẳng hạn như năm ngoái, ba người chỉ trích chính phủ Lào trên
mạng xã hội cá nhân Facebook và họ đã biểu tình trước sứ quán Thái Lan tại
Vientiane. Đầu năm nay, cả ba đã bị bắt giữ.
Ngày 31/08/2016, nhiều tổ chức phi chính phủ và đại diện của Cao
ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp báo tại Bangkok để trình bày về tình hình
chính trị, nhân quyền tại Lào, về viện trợ quốc tế, về những cam kết của chính
quyền Vientiane trong lĩnh vực nhân quyền nhân khóa họp thường kỳ tại Genève
năm 2015.
Nhân dịp này, vợ của nhà đấu tranh nhân quyền Sombath Somphone là bà
Shui Meng, một nhà xã hội học người Singapore, sống tại Vientiane, đã tỏ rất
năng động và đã được nhiều hãng truyền thông phỏng vấn về trường hợp của ông
Sombath.
RFI : Còn hệ thống chính trị tại Lào thưa anh Arnaud Dubus ?
Arnaud Dubus : Cũng giống như nhiều nước cộng sản hay từng trải qua chế độ cộng
sản khác, Lào là quốc gia mà ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo không ai tin vào
lý tưởng cộng sản. Nhưng đây là nơi mà guồng máy an ninh, chính sách đàn áp của
Đảng vẫn tồn tại. Thành thử, Lào là một dạng Nhà nước công an trị và Nhà nước
mafia, ở đó gia đình các nhân vật lãnh đạo đua nhau làm giàu, và họ đối mặt với
thế giới bên ngoài để bảo vệ những quyền lợi đó.
Trong xã hội như vậy, người dân hứng chịu nhiều hậu quả : nông dân
bị tịch thu đất đai để phục vụ cho các dự án đầu tư, thường là để hướng tới các
kế hoạch như là trồng bắp, cây cao su, trồng chuối hay những đề án công nghiệp,
xây dựng đập, khai thác quặng mỏ.
Những người bị trưng thu đất đai như vậy không thể khiếu kiện. Nếu
có biểu tình chống đối thì lập tức công an và quân đội can thiệp, hù dọa. Một trong
những nguyên nhân có thể giải thích cho vụ ông Sombath Somphone mất tích là do
ông này đã công khai tố cáo những vụ dân làng bị cưỡng bức và bị cướp đất. Tại
Lào, không có tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận. Nông dân chỉ còn
cách cam chịu.
RFI : vậy trong chuyến viếng thăm lịch sử Lào lần này, liệu tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama có đề cập đến các vấn đề nhân quyền tại Vientiane hay
không ?
Arnaud Dubus : Nhiều bức thư được các tổ chức bảo vệ nhân quyền gửi đến tổng
thống Barack Obama trước khi ông lên đường công du Lào, để yêu cầu chủ nhân Nhà
Trắng đề cập tới hồ sơ này. Bản thân bà Shui Meng cũng đã chính thức kêu gọi
tổng thống Mỹ lưu ý đến trường hợp của chồng bà khi hội đàm với các giới chức ở
Vientiane. Giới thân cận với tổng thống Obama có hứa là sẽ không quên vế nhân
quyền, kể cả vụ ông Sombath Somphone mất tích.
Nhưng liệu rằng tổng thống Obama có công khai nhắc tới tình trạng
nhân quyền tại nước Lào trong cuộc họp báo hay không, hay ông chỉ đề cập tới
trong những buổi làm việc riêng với các lãnh đạo ở Vientiane ? Trước mắt không thể
trả lời câu hỏi này. Nhưng chắn chắn là các phóng viên sẽ chất vấn tổng thống
Mỹ trong cuộc họp báo.
RFI : Arnaud Dubus, anh vừa mô tả Lào như một chế độ chuyên chế và
chủ trương đàn áp các tiếng nói bất đồng, nhưng liệu có một sự thay đổi nào hay
không trong guồng máy lãnh tạo Vientiane thưa anh ?
Arnaud Dubus : Vâng đúng như vậy. Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng Cộng sản
Lào ông Boonheuang Vorachit còn thuộc thế hệ lãnh đạo cũ, nhưng thủ tướng Thongloune
Sisoulith thuộc thành phần trẻ hơn và ông hiện là nhân vật số hai trong Ban
Chấp hành Trung ương Đảng. Nội các Sisoulith cũng gồm nhiều bộ trưởng tương đối
trẻ.
Thế hệ lãnh đạo này ý thức được là Vientiane cần cải thiện hình
ảnh của mình với cộng đồng quốc tế, ít ra là để thu hút đầu tư nước ngoài, mở
mang kinh tế.
Thủ tướng Sisoulith đã công khai đề cập đến một vấn đề lớn của Lào
là nạn tham nhũng. Ông cũng đã lên tiéng chống lại hiện tượng phá rừng bất hợp
pháp, đánh bắt và mua bán các loài động vật quý hiếm.
Một sự thay đổi đang thực sự diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo Lào,
và điều đó đang làm dấy lên hy vọng. Nhưng giai đoạn chuyển tiếp là một công
trình dài hơi. Không thể chờ đợi Lào nhanh chóng có những bước đột phá.
Nguyên thủ Mỹ thăm Lào, hỗ trợ giải quyết hậu
quả chiến tranh Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack
Obama tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày 06/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Trong chuyến viếng thăm lịch sử ngày 06/09/2016 tại Vientiane,
tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu ra
« nghĩa vụ tinh thần » đối với Lào, đất nước gánh chịu nhiều trận
bom trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ viện trợ 90 triệu đô la để tháo gỡ
bom mìn chưa nổ trên đất Lào và hỗ trợ các nạn nhân.
Là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào, ông Barack
Obama tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ
tinh thần phải giúp đỡ nước Lào hàn gắn các vết thương ». Ông loan
báo viện trợ 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà
Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại.
Lào đã chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ năm
1964 đến 1973, Không quân Mỹ đã thả xuống trên hai triệu tấn bom, nhằm cắt
đường tiếp tế của quân Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam. Khoảng 30% trong số đó
không nổ, nhưng từ đó đến nay, đã sát hại và làm bị thương trên 20.000 người.
Tổng thống Mỹ nhìn nhận «
cuộc chiến tranh bí mật » đã khiến «
Lào trở thành nước gánh chịu một lượng bom nhiều nhất thế giới, hơn cả Đức và
Nhật » nếu tính theo đầu người. Ngày mai ông Obama đi thăm một
trung tâm giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn tại Vientiane. Phía chính phủ Lào
tuyên bố sẽ gia tăng nỗ lực tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt
Nam.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Lào, quốc gia theo chế độ cộng sản, đã hạ
nhiệt sau nhiều năm căng thẳng. Đến Vientiane tham dự hội nghị ASEAN, mà Lào
đang là chủ tịch luân phiên, đối với ông Obama đây là cơ hội nhằm thúc đẩy quan
hệ với các nước Đông Nam Á trong khuôn khổ chính sách «
xoay trục », trước sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <
Bắc Kinh cảnh
cáo các tân dân biểu Hồng Kông đòi độc lập
TQ cảnh báo giới dân chủ Hong Kong
'Ý tưởng ly khai'
Posted by: Dien bien hoa binh
Bắc Kinh cảnh
cáo các tân dân biểu Hồng Kông đòi độc lập
Ứng viên Nathan Law- La
Quán Thông đắc cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Ảnh ngày 05/09/2016.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 04/09/2016, lần
đầu tiên 5 ứng cử viên có chủ trương Hồng Kông tự trị hay độc lập với Hoa lục, lọt
vào nghị viện. Ngay lập tức, Bắc Kinh lên tiếng cấm các tân dân biểu này « vận
động độc lập cả ở trong lẫn ngoài nghị trường ».
Ngày 05/09/2016, tức ngay sau khi có những kết quả bầu cử đầu
tiên, phát ngôn viên Văn phòng Hồng Kông và Macao sự vụ dọa trước là không tha thứ
« bất
kỳ ai đề cập đến độc lập bên trong cũng như bên ngoài viện Lập Pháp
».
Theo Tân Hoa xã, Bắc Kinh « cực
lực chống lại mọi hoạt động có liên quan đến (chủ trương) Hồng Kông độc lập
dưới mọi hình thức, bên trong cũng như bên ngoài Hội Đồng Lập Pháp
» và « ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Hồng Kông để trừng phạt
(những dân biểu vi phạm) theo quy định của pháp luật ».
Trung Quốc lo ngại các dân biểu trẻ tuổi Hồng Kông xuất thân từ
phong trào cách mạng Dù Vàng sẽ biến nghị trường thành diễn đàn tranh đấu sau
khi chiến dịch chiếm đóng đường phố gây áp lực chính trị vào năm 2014 thất bại
trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh.
Bản thông cáo lên án các ứng cử viên « lợi
dụng bầu cử để cỗ vũ công khai » cho xu hướng đòi độc lập. Hành động
này, theo quan điểm của Bắc Kinh là « đi
ngược lại quyền lợi » của tất cả người dân Kồng Kông, vi phạm Hiến
pháp Trung Quốc và Hồng Kông, theo như trích dẫn của Tân Hoa xã .
Theo AFP, cuộc bầu cử hôm Chủ nhật xảy ra trong bối cảnh người dân
địa phương ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh muốn giới hạn mọi quyền tự do tại nhượng
địa cũ của Anh Quốc. Cử tri đi bầu đông đảo đạt mức kỷ lục 58%.
Cho dù chính quyền thân Trung Quốc đã cấm 6 ứng cử viên có xu hướng đòi độc lập tranh cử nhưng phe đối lập vẫn giành thêm ghế và củng cố thiểu số có quyền phủ quyết nhất là các dự luật được xem đi ngược lại các quyền tự do.
Cho dù chính quyền thân Trung Quốc đã cấm 6 ứng cử viên có xu hướng đòi độc lập tranh cử nhưng phe đối lập vẫn giành thêm ghế và củng cố thiểu số có quyền phủ quyết nhất là các dự luật được xem đi ngược lại các quyền tự do.
TQ cảnh báo giới dân chủ Hong Kong
- 6
tháng 9 2016
Trung Quốc cảnh báo bất kỳ ai ủng hộ để Hong Kong đứng độc lập có
thể bị bị trừng phạt, truyền thông nhà nước đưa tin.
Thông điệp mạnh mẽ được ra sau khi các nhà hoạt động ủng hộ dân
chủ trẻ tuổi giành ghế trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Legco).
Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh lập trường " kiên quyết phản
đối " của mình đối với bất kỳ hoạt động độc lập nào trong hội đồng hoặc
bên ngoài hội đồng này.
Nhiều người ở Hong Kong ngày càng lo ngại về sự can thiệp của Bắc
Kinh vào nền chính trị của họ.
30 ứng viên ủng hộ dân chủ đã được bầu vào Hội đồng Lập pháp Hong
Kong với 70 ghế vào hôm Chủ Nhật, tăng từ 27 ghế trước đây, và điều này có
nghĩa là họ duy trì khả năng phủ quyết các thay đổi lớn về hiến pháp.
Ít nhất sáu ứng viên trẻ, những người ủng hộ quyền tự quyết hoặc
một mức độ độc lập lớn hơn cho Hong Kong, giành được ghế vào hội đồng này.
Trong số này có Nathan Law, 23 tuổi, người đã đóng vai trò nổi
trội trong "Cuộc Biểu tình Dù" năm 2014.
Một số ứng viên đã bị cấm ra tranh cử trong các cuộc bầu cử vì
không chứng minh được rằng họ không còn ủng hộ Hong Kong đứng độc lập.
Chính phủ Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc để Hong Kong độc lập
hơn về chính trị.
'Ý tưởng ly khai'
Trong một tuyên bố, Văn phòng Sự vụ Hong Kong và Macau của Trung
Quốc nói các ứng viên đã được công khai ủng hộ cho độc lập trong suốt chiến
dịch tranh cử.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Đặc khu Hành chính xử
phạt theo pháp luật", Tân Hoa Xã đưa tin.
Tờ China Daily hôm thứ Ba nói kết quả cuộc bầu cử có thể dẫn đến
việc để "ý tưởng ly khai" trôi nổi trong Hội đồng Lập pháp, hãng tin
AFP cho hay.
Là Đặc khu Hành chính thuộc Trung Quốc nhưng Hong Kong được điều
hành theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Thỏa thuận này cho phép lãnh thổ vốn là cựu thuộc địa của Anh
hưởng mức độ tự trị cao và cho phép Hong Kong bảo vệ hệ thống kinh tế và xã hội
của mình cho đến năm 2047.
Cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật là hoạt động bỏ phiếu đầu tiên trên lãnh
thổ kể từ khi có các cuộc biểu tình đường phố năm 2014, khi khu vực trung tâm
Hong Kong bị tê liệt trong nhiều tuần do biểu tình với chủ yếu người tham gia
là giới trẻ kêu gọi quyền tự chủ nhiều hơn từ Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền