Kéo dài thời hạn tố tụng để mặc cả
Người Buôn Gió
Cùng
tác giả:
- Hỗn
loạn vô chủ
- Tổng
thống Mỹ, nhân dân Việt Nam và ĐCSVN
- 5
năm tù cho điều 258 và chiến dịch bảo vệ tư tưởng
Vào tháng 10 năm 2015, ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan quân đội Việt
Nam bị bắt giữ tại nhà riêng. Ông Kim bị gán tội vào điều 79 đó là hoạt động
lật đổ chính quyền Việt Nam. Ông là người trước đó đã phải chịu mức án 5 năm tù
về tội danh này.
Hai tháng sau, vào ngày 16 tháng 12 tại nhà riêng ở Hà Nội, luật
sư Nguyễn Văn Đài bị an ninh Việt Nam bắt và khép vào điều luật 88 tuyên truyền
chống phá nhà nước Việt Nam. Luật sư Đài trước đây cũng từng bị nhà nước Việt
Nam cộng sản bắt bỏ tù với tội danh này.
Tiếp đó vào tháng 6 năm 2016 an ninh Việt Nam bắt bà Cấn Thị Thêu
tại nhà riêng, với một tội danh mà bà đã từng bị cộng sản VN tống vào tù trước
đó là điều 245 tội gây rối trật tự công cộng.
Cả ba vụ bắt bớ này đều có những đặc điểm giống nhau như:
– Thứ nhất cả ba người đều đã từng bị bắt trước và kết án tù trước
đó.
– Thứ hai cả ba đều cùng tội danh trước đó đã bị kết án
– Thứ ba , tất cả đều bị bắt ở nhà riêng.
Thông thường những người đã từng bị tù rất ít khi bị bắt lại với
tội danh trước đó. Nhưng cả ba người này đều bị bắt với tội danh mà họ đã từng
bị kết án. Qua đó cũng thấy việc bắt giữ ba người này của chế độ Việt Nam có
nhiều vấn đề. Việc bắt giữ tại gia chứng tỏ âm mưu bắt giữ là có tính toán từ
trước của cơ quan an ninh, nó không giống như vụ bắt giữ vì vụ việc nào đó vừa
xảy ra hoặc bắt tại tại hiện trường.
Nếu như bắt tại hiện trường, như cách thông thường nói là bắt quả
tang, bắt nóng thì cách bắt giữ ba người trên gọi là bắt nguội. Bắt nguội nằm trong
một chủ ý sẵn có là đưa người bị bắt vào danh sách bắt và đến thời điểm cần
phục vụ mưu đồ nào đó thì mới bắt. Còn khi chưa cần, vẫn để đó.
Với kiểu bắt nguội ba người trên, sẽ khiến những người đấu tranh
khác phải lo sợ, vì họ không biết mình sẽ bị bắt bao giờ, vì tội gì. Nhưng đấy
chỉ là công dụng phụ của việc bắt giữ ba người này. Bởi hầu hết những người đấu
tranh bây giờ không còn e sợ đến chuyện bị bắt tù.
Mục đích việc bắt giữ ba người này của an ninh Việt Nam là việc
bắt để có cái đàm phán với phương Tây về nhân quyền, nhân đó đòi hỏi những yêu
sách về viện trợ kinh tế, cho vay.
Bắt nguội còn là cơ hội để các tướng lĩnh an ninh cần có thành
tích để chứng tỏ sự hữu ích của mình. Trước tiên các tướng lĩnh an ninh cho dư
luận viên thổi phồng về mức độ nguy hiểm của các lực lượng đối kháng là mối đe
doạ của chế độ, sau đó tiến hành bắt vài người. Tiếp đó đưa những báo cáo xuyên
tạc và thổi phồng về những người này để chứng tỏ mình với những đồng chí trong
Đảng.
Nhưng đánh giá chung thì việc bắt ba người trên nằm trong ý đồ
chính trị thời điểm nhiều hơn. Đây là thời điểm mà vị thế Việt Nam xuống rất
xấu, các chiêu bài mà Việt Nam đưa ra để quốc tế chú ý đến mình đều không đạt
được kết quả. Không chứng minh được những tiến bộ để thế giới hy vọng và giúp
đỡ. Chế độ Việt Nam quay sang lối mòn thủ đoạn đầy tiêu cực đã làm bao nhiêu
năm qua, là tiếp tục bắt người đấu tranh nhân quyền, cho quốc tế phải quan tâm
đến nhân quyền tại Việt Nam và qua đó Việt Nam có những đòi hỏi xin xỏ về kinh
tế.
Tuy nhiên quốc tế đã quá nhàm chán với trò bất nhân này của chế độ
cộng sản, họ có lên tiếng đòi tha những người bị bắt, nhưng không nhún mình
nhường nhịn yêu sách của cộng sản Việt Nam ở việc bắt người như trước kia.
Quốc
tế đã nhận ra một điều rằng với những kẻ táng tận lương tâm như chế độ Việt
Nam, thì việc sốt sắng can thiệp và thoả hiệp yêu sách với chế độ CSVN sẽ không
làm chế độ này thức tỉnh nhân bản hơn. Trái lại, càng khiến CSVN càng nghĩ rằng
việc bắt giữ người là món hời dễ khai thác và cứ thế tiếp tục.
Cộng sản VN bắt người như những kẻ bắt cóc tống tiền, không thấy
người đến xin chuộc dù đánh tiếng các kiểu. Bởi thế chúng giam giữ những người
trên như kiểu giam con tin và không hề đưa ra xét xử hoặc có tiến triển gì theo
trình tự tố tụng. Đến nay thì Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài vẫn bị giam giữ
trong cái gọi là thời hạn điều tra bất tận, như trước đây nhà báo Nguyễn Hữu
Vinh tức Ba Sàm từng bị cảnh tương tự.
Ở vụ án trước luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng 2 năm 2007,
đến tháng 5 năm 2007 đã có phiên xử toà xử anh cùng với Lê Thị Công Nhân. Tính
từ thời điểm bị bắt đến khi xử có 2 tháng. Còn ông Trần Anh Kim ở vụ bắt giữ
trước vào tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 bị đưa ra toà xét xử, tính từ
khi bắt giữ đến khi xử là 5 tháng. Tại lần bắt này tính đến nay, luật sư Nguyễn
Văn Đài đã bị giam giữ hơn 6 tháng mà không hề có kết luận điều tra, ông Trần
Anh Kim đã 8 tháng cũng không có kết luận điều tra, tuy cả hai đều bị cáo buộc
tội danh mà họ đã từng bị cáo buộc trước đó.
Sự khác biệt về diễn tiến tố tụng bị kéo dài ở lần này so với lần
trước, đã khẳng định mục đích bắt giam những người trên của chế độ cộng sản
Việt Nam là muốn có thời gian để cò kè, mặc cả với quốc tế. Nếu không chúng đã
mang họ ra xử nhanh chóng như trước kia chúng đang được quốc tế sẵn lòng cho
vay tiền.
Minh chứng thêm là việc kéo dài quá hạn thời gian xét xử phúc thẩm
đối với anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Điều 242 của luật tố tụng hình sự Việt Nam
quy định việc kháng cáo trong trường hợp Nguyễn Hữu Vinh là 90 ngày, trước đó
15 ngày phải có thông báo cho luật sư, viện kiểm sát và bị cáo. Nhưng đơn kháng
cáo của Nguyễn Hữu Vinh toà án đã nhận vào ngày 7 tháng 4 năm 2016, đến hôm nay
là ngày 27 tháng 6, tức đã 80 ngày toà án nhận được đơn kháng cáo. Nhưng vẫn
chưa có thông báo xử phúc thẩm. Trong khi lẽ ra từ 5 ngày trước theo luật định
toà án đã phải có thông báo lịch xét xử phúc thẩm.
Việc kéo dài thời gian tố tụng và xâm phạm thời hạn tố tụng cũng
là một chiêu trò để gây chú ý dư luận quốc tế của chế độ CSVN. Hòng trông mong
kiếm chác được gì qua sự quan tâm của quốc tế. Nhưng càng làm vậy càng khiến dư
luận quốc tế thấy rõ bộ mặt xảo trá và gian hiểm của chế độ CSVN. Cách thu hút
quan tâm kiểu như thế này đã lỗi thời, nó vẫn được sử dụng chẳng qua vì phù hợp
với bản chất độc ác của chế độ. Nếu là một chế độ có chút tự trọng, cộng sản
Việt Nam nên chọn cách thả những người này vô điều kiện. Cách đó chắc chắn sẽ
gây chấn động sự quan tâm thế giới theo cách tích cực, khiến dư luận và chính
phủ các nước quan tâm và hy vọng sự đổi mới của chế độ Việt Nam nhiều hơn. Còn
cứ tiếp tục trò bỉ ổi như vây, cộng sản Việt Nam chỉ như con thú đôc ác đang
dẫy dụa trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời.
Ở một khía cạnh khác nhìn về những người bị bắt trên, họ đều đã
từng bị tù đày vì tội danh như thế trước đó. Điều ấy khiến những người dân càng
cảm phục vì sự dấn thân của họ, những người đã chiến đấu không khoan nhượng,
không sờn lòng để theo đuổi lý tưởng của mình. Nhà tù và gông cùm lao lý, luật
pháp bẻ cong… không làm cho họ chùn bước. Họ xác định được chân lý, được con
đường đúng đắn mà dân tộc này cần phải theo đuổi và khẳng định, bất chấp hạnh
phúc cá nhân mình, bất kể những tai hoạ do việc mình làm. Cũng như nhà khoa học
đứng trước giàn thiêu vẫn khẳng định định lý ”trái đất quay”.
Những người bị
cộng sản Việt Nam cầm tù hôm nay nêu trên cũng đã hiên ngang đón nhận hình phạt
của chế độ cộng sản Việt Nam này, để khẳng định chân lý cộng sản Việt Nam không
bao giờ đem lại điều tử tế cho dân tộc Việt Nam.
Họ là những người bất khuất, kiên cường. Chúng ta hãy luôn nhớ đến
họ.
Nguồn: Blog
Người Buôn Gió
Ngoại trưởng 6 nước sáng lập Liên Hiệp Châu Âu:
Luxembourg, Ý, Đức, Bỉ, Pháp, Hà Lan trong cuộc họp báo tại Berlin ngày
25/06/2016.REUTERS/Axel Schmidt
Luân Đôn bị tố cáo bắt cả Liên Hiệp Châu Âu làm « con tin ». Trong
cuộc họp khẩn hôm thứ Bảy 25/06/2016, Ngoại trưởng sáu thành viên sáng lập Liên
Hiệp Châu Âu thúc giục Anh Quốc nhanh chóng tiến hành thủ tục «
ly dị », để sang trang sử mới.
Hai ngày sau khi phe « Brexit » chiến thắng
trong cuộc trưng cầu dân ý, ngoại trưởng sáu nước sáng lập Liên Hiệp Châu Âu
họp khẩn tại Berlin vào ngày hôm qua 25/06. Cùng với năm đồng nhiệm Pháp, Ý, Hà
Lan, Bỉ, Luxembourg, Ngoại trưởng Đức Franck-Walter Steinmeier tuyên bố không
muốn Liên Hiệp Châu Âu bị sa lầy. Ông nói thêm là Luân Đôn phải nhanh chóng áp
dụng điều khoản 50 của Hiệp ước Lisboa, khi một thành viên đơn phương và tự
nguyện rút lui.
Trong khi đó, thủ tướng Anh sau khi đưa đất nước vào cuộc phiêu
lưu bất trắc, cho biết sẽ từ chức vào tháng 10 để cho người kế nhiệm đàm phán
với Bruxelles.
Một cách thẳng thừng hơn, hai vị chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
Jean-Claude Juncker và chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schultz công kích trực
tiếp thủ tướng Anh David Cameron cố tình kéo dài thời gian. Tuyên bố trên đài
truyền hình Đức, ông Jean-Claude Juncker nhận định dường như Anh Quốc không
muốn một cuộc « ly dị có thỏa thuận »,
tại sao phải chờ đến tháng 10 mà không gửi ngay bây giờ thông báo «
ly hôn ». Còn chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schultz thì lên án
ông David Cameron bắt cả Châu Âu là « con tin » khi nói là phải chờ đến tháng
10.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cũng kêu gọi thủ tướng Anh
nhanh chóng trao quyền cho người mới trong khi đồng nhiệm Hà Lan kêu gọi sang
trang sử mới.
Theo AFP, các thành viên Liên Hiệp Châu Âu lo ngại Luân Đôn chơi
trò
« mèo vờn chuột » vì không ai trong Liên Hiệp Châu Âu có thẩm quyền
buộc Anh Quốc thực thi điều khoản 50 trong Hiệp ước Lisboa.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền