Chùa Liên Trì trước tin bị
cưỡng chế
- 23
tháng 6 2016
Hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở TP Hồ
Chí Minh sau khi có tin 'nơi này bị chính quyền cưỡng chế' hôm 23/6.
Tuy nhiên cho tới giờ phút này, việc cưỡng chế giải tỏa dường như
chưa được thực hiện.
Hội đồng Liên Tôn Việt Nam từ nhiều tổ chức tôn giáo ra thông cáo
vào thứ Năm 23/6 đánh giá rằng "do áp lực của công luận của quốc tế",
nhà chức trách đã "tạm thời chưa thực hiện chờ cơ hội thuận tiện".
Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong
các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975,
giáo hội không được chính phủ thừa nhận.
Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, được cho là
nhân vật bất đồng chính kiến. Năm 1995, ông cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ bị
Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt mỗi người 5 năm tù về tội phá hoại
chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.
Trước đó Hội đồng Liên Tôn đã phát đi thông báo khẩn về việc chùa
Liên Trì có khả năng bị cưỡng chế giải tỏa ngày 23/6.
“Việc giải tỏa Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền đã có dự tính từ
lâu nhằm triệt hạ những cơ sở tôn giáo độc lập không chịu nằm dưới sự kiểm soát
của chính quyền”, thông báo viết.
‘Làm từ thiện ngoài luồng’
Hôm 22/6, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh
nói: “Ngay lúc tôi đang nói chuyện điện thoại thì ngoài cổng chùa đang có 3, 4 công
an canh gác. Từ mấy năm nay, chính quyền tìm mọi cách cô lập và ngăn cản Phật
tử đến chùa và họ nói đây là chùa ‘phản động’.
“Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng
chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát
quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt
các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”.
“Phía công an nói là không thích những việc này và nhiều lần đề
nghị nhà chùa không tiếp tục làm. Tuy vậy, chúng tôi thấy đây là những việc
nhân đạo, ích lợi cho xã hội nên không thể không ủng hộ”.
“Trong các cuộc họp trước, chính quyền đã đề nghị bồi thường đến 6
tỷ đồng để di dời chùa đến một mảnh đất hẻo lánh giáp ranh tỉnh Đồng Nai”.
“Nhưng nhà chùa có phản hồi là bồi thường 100 tỷ cũng không chuyển
đi, vì chúng tôi muốn duy trì một cơ sở tôn giáo đã tồn tại trên 70 năm ở mảnh
đất và tiếp tục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong khu vực”.
Hôm 23/6, BBC liên hệ Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm để hỏi thêm thông
tin nhưng người trực tổng đài báo “lãnh đạo đang họp với bên Thành ủy”.
Trong khi đó, điện thoại của Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng
quận 2 thường xuyên trong tình trạng bận máy.
Hôm 22/6, BBC gọi cho ông Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân quận 2 nhưng ông nói ngắn gọn: “Tôi không trả lời vấn đề này” rồi cúp máy.
Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ
Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền