Từ chuyện một tấm hình không xin phép trước
Đặng Vũ Chấn
Mấy ngày nay, vụ Mẹ Nấm
phiền hà Việt Tân (VT) lấy hình của bà để trong tấm bảng liệt kê những người
đấu tranh trong nước bị CSVN trù dập bỗng trở thành đề tài bàn cãi trên mạng.
Chuyện tưởng nhỏ bình thường, vì trước nay khi VT tiếp tay phổ biến bài viết
hay hình của ai đó v.d trên facebook VT mà người này tỏ ý không bằng lòng, thì
ngay lập tức ban phụ trách của VT liền lấy xuống với lời phân trần, giải thích
hay xin lỗi. Rồi cả hai bên thường thoải mái đóng lại chuyện đó, rồi tiếp
tục đi tới làm chuyện của mình. Lần này thì khác. Hình được in trên
pa nô, được trưng bầy trong thế giới thật trong một sinh hoạt đã qua, không thể quay lại xoá bỏ rút xuống như trên thế giới ảo,
nên chỉ có thể bị xoá bỏ, bôi đen trong những lần trưng bầy tới. Và
cung cách phiền hà của Mẹ Nấm đã cho 1 số đv VT cảm nhận là tổ chức mình đang bị
tấn công đả phá một cách đầy thiên kiến nên đã phải lên tiếng phản vệ. Từ
đó lời qua tiếng lại, kéo theo dư luận kẻ bênh người chống. Và khi dư
luận có nhiều người bênh VT, phê phán Mẹ Nấm thì lại dễ đưa đến ấn tượng là VT
lấy thịt đè người, là một tổ chức lớn ăn hiếp một người đàn bà đơn độc khiến có
người muốn trở thành hiệp sĩ anh hùng nhẩy vào bênh vực kẻ thế cô. Tranh
cãi từ đó mở rộng và kéo dài hơn.
Một đặc trưng của xã
hội mở , dân chủ, với đầy đủ quyền tự do ngôn luận, là chuyện gì cũng có thể là
đề tài tranh cãi thảo luận công khai., ai cũng có quyền và cơ hội bình đẳng nói
lên ý nghĩ của mình. Mặt tích cực của sự tranh cãi thảo luận, là việc này
là cơ hội cho chúng ta học hỏi lẫn nhau, cùng đào sâu mổ xẻ vấn đề từ nhiều góc
nhìn khác nhau để ít nhất có một cái nhìn chung quân bình hơn nếu không thể đưa
nhau đến gần chân lý hơn. Tranh cãi công khai cũng khiến cho các cá nhân
hay tập thể nào hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội chung khó có thể ngồi xổm
trên dư luận quần chúng, không đếm xỉa gì đến công luận, mà phải biết điều
chỉnh , rút tỉa kinh nghiệm để hoạt động tốt hơn, hữu hiệu hơn. Như thế mầm
mống độc tài sẽ khó phát triện Nhưng về mặt tiêu cực, nếu không
khéo, để sự tranh cãi mang nhiều cảm tính chủ quan, ta dễ có cảnh cãi vã bát nháo
, đưa đến bất hoà phân hoá, lăng mạ nhau.
Từ trước đến nay, tôi
thường thấy người Việt chúng ta khi có tranh cãi bất đồng là thường có khuynh
hướng tấn công đả phá chủ thể của ý kiến đối nghịch (cá nhân hay tập thể) vì
thường hay đồng hoá ý kiến = chủ thể có ý kiến đó, nên hay thương hoặc ghét các
chủ thể trên tuỳ theo ý họ có hợp với mình hay không. Từ đó muốn đánh đổ
ý kiến đối nghịch thì phải triệt hạ cá nhân hay phe nhóm chủ ý kiến đó. Nên
dễ sa lầy vào việc bới móc thậm chí chửi bới nhau, rồi quên đi cái chủ đề đang
cần bàn cãi thảo luận. Nếu đây được xem như là một nét văn hoá tiêu cực
của dân Việt ta, thì người đảng viên Việt Tân chúng tôi phải nguyện luôn nhắc
nhở nhau đừng theo thói quen Việt tính này, làm sao giữ được bất đồng nhưng không
bất hoà, trong tinh thần phải luôn tự canh tân chính mình để có thể hữu hiệu
góp phần canh tân xã hội và đất nước mình.
Trở lại việc tấm hình
không xin phép ở trên, ta hãy tạm gác ra ngoài chủ thể Mẹ Nấm và Việt Tân, để
giảm thiểu những phát biểu, lập luận nhiều cảm tính chủ quan, mà thử đặt vấn đề
rộng hơn để cùng nhau thảo luận sao cho rõ nét hơn một quy tắc hành xử
chung. Vấn đề ở đây là : Một tổ chức đấu tranh có thể và/hay có nên sử
dụng những tấm hình của những người ngoài tổ chức mà không xin phép, trong
những chiến dịch vận động mình đề xuất ra hay không?
(còn tiếp)
(tiếp theo)
Vấn đề ở đây là : Một tổ chức đấu tranh có thể và/hay có nên sử
dụng những tấm hình của những người ngoài tổ chức mà không xin phép, trong
những chiến dịch vận động mình đề xuất ra hay không?
Có ý kiến mạnh mẽ cho
rằng không thể được, làm như thế là phạm luật, phải bị kiện ra toà đòi bồi
thường. Ở các xứ pháp quyền nơi người dân tin tưởng vào luật pháp, ai
cũng có thể vác đơn thưa kiện về đủ mọi loại vấn đề tranh chấp. Kiện có
thắng được không hay là thua, tiền mất tật mang rồi có khi lại phải đền bù thì
giờ thiệt hại và chi phí luật sư của bị đơn, lại là chuyện khác tuỳ thuộc vào
tài năng của luật sư . Tôi không phải là luật sư để có thẩm quyền bàn về
mặt pháp lý, nên chỉ xin trình bày nhận định của mình trên căn bản tình lý
thông thường (common sense).
Trước hết, nếu hình của
cá nhân liên hệ là hình riêng tư chỉ chia sẻ trong giới hạn thân tình, và cá
nhân đó đang bình yên mà tổ chức đó cứ lấy đại và phổ biến không xin phép, thì
rõ ràng đó là việc sai quấy, tổ chức đó cần phải xin lỗi . Nếu hình
đó đã được cá nhân liên hệ đưa ra công khai để phổ biến share rộng rãi, thì
tổ chức đó chỉ thực sự sai quấy khi cá nhân này lên tiếng không bằng lòng cho
tổ chức lấy hình của mình, mà tổ chức này cứ vẫn tiếp tục đưa hình lên.
Nếu tổ chức đó dùng tấm
hình cá nhân trên để từ đó trực tiếp kiếm được thêm lợi nhuận, mà không xin
phép thì sự sai quấy này tương tự như việc vi phạm bản quyền của người khác.
Nếu tổ chức đó dùng hình cá nhân liên hệ để tự đánh bóng quảng cáo
mình cho thêm uy tín thì sao? Thoáng qua thì phải xin phép cho phải đạo. Nhưng
nghĩ lại thì một cá nhân mà chỉ một tấm hình của mình đủ giúp cho một tổ chức
thêm uy tín tiếng tăm, thì cá nhân này phải là một siêu sao, một người vô cùng
thế giá, ai cũng muốn bắt quàng làm họ; mà người như vậy phải là một gương mặt
của quần chúng, hình của họ đã được công chúng hoá trên báo chí truyền thông
thế thì có cần phải xin phép đưa hình họ lên không? Tất nhiên nếu
muốn cá nhân đó ưu ái tích cực quảng cáo cho tổ chức này thì đã phải có sự thoả
thuận hợp đồng nào đó giũa hai bên rồi.
Nếu một tổ chức sử dụng hình một cá nhân không xin phép để rồi vì
đó mà cá nhân đó bị thiệt hại về mặt nào đó, thì rõ ràng tổ chức đó phải chịu
trách nhiệm về sự sai quấy của mình.
Nhưng nếu một cá nhân
đó đang bị nguy khốn, trù dập bởi CSVN, thì một tổ chức tự nhận là đấu tranh
cho dân chủ nhân quyền phải có trách nhiệm làm cái gì đó để cứu cá nhân này,
nếu cần thì phải đưa hình họ lên để la làng báo động cùng thế giới. Lối
hành xử bình thường giữa người với người là khi ai đó bị nạn v.d như sắp chết
đuối hay đang bị cọp vồ cắn, không ai lại còn lề mề đứng đó hỏi người bị nạn có
cho phép mình hô hoán cứu họ không rồi đợi sự trả lời cho phép rồi mới hành
động.
Có ý kiến cho rằng đ/v những người đấu tranh đang bị CSVN cầm tù,
nếu không liên lạc xin phép được thì ít nhất phải thông qua gia đình họ khi
dùng hình ảnh họ.
Ý kiến này đánh giá thấp sự trưởng thành của người tù
nhân chính trị, quên đi rằng họ không còn là trẻ vị thành niên cần gia đình
quyết định cho họ, nhất là khi mà họ vẫn còn sống chưa chết mà chỉ bị cách ly,
và trong nhiều trường hợp họ đã dấn thân vào con đường đấu tranh bất chấp sự ngăn
cản của gia đình muốn yên ổn.
Bây giờ ta trở lại với VT và tấm hình của Mẹ Nấm. Có nằm vào
trường hợp nào kể trên không?
(còn tiếp)
(tiếp theo)
Bây giờ ta trở lại với VT và tấm hình của Mẹ Nấm. Có nằm vào
trường hợp nào kể trên không?
Nếu ta xét thấy nằm vào các trường hợp sai quấy đã liệt kê, thì VT
phải xin lỗi Mẹ Nấm thôi.
Cho tới nay có ý kiến
chính phê bình VT v/v này như sau: VT lợi dụng hình của Mẹ Nấm và các nhà
đấu tranh trong nước để tự quảng cáo mình, quảng bá cho đường lối đấu tranh bất
bạo động của mình:
Có thật là VT thu được mối lợi nào khi đăng hình Mẹ
Nấm không?
Thu thập hình người đấu tranh bị trù dập trong nước, lên khuôn
in ấn, thuê làm pa nô để trưng bày, là những chuyện đòi hỏi thì giờ và tiền bạc
phải chi từ cơ sở VT Nam Cali. Khá mất công và tốn kém (xin đừng tưởng
anh chị em VT toàn là đại gia) và có lẽ vì thế mà tấm pa nô đã cũ 5 năm rồi vẫn
được dùng lại mà không cập nhật thay đổi thường xuyên tấm khác, cho thêm hình
các người mới và xét lại xem Mẹ Nấm còn nằm trong diện bị CS trù dập nữa không
để mà giữ lại hay loại bỏ trong danh sách trên pa nô. Nếu muốn trách thì hãy
trách sự thiếu linh động cập nhật này.
Uy tín của VT có thực
sự tăng lên không nhờ các tấm hình như của Mẹ Nấm?: Một tổ chức đấu tranh
có uy tín, tư thế tốt xấu không phải bằng cách cột mình vào với hình các siêu
sao, nhân vật thế giá dù có là tổng thống nước Mỹ. mà bằng những hoạt động có
thực chất không, có tạo được áp lực lên chế độ độc tài không.
Trong khi đó, những
nhân vật có hình trên pa nô ở Nam Cali là những nạn nhân đang bị CS trù dập.
Chính họ mới là những người cần được chúng ta rọi đèn, la làng cho thế giới lưu
tâm đến họ để ép CS chùn tay ức hiếp, và nêu gương can trường của họ để
các bạn trẻ trong ngoài nước noi theo để dấn thân tranh đấu cho đông đảo hơn.
Nếu chúng ta, không riêng gì VT, thực sự muốn đóng góp vào cuộc đấu tranh nhiều
hơn là chỉ bằng những lời hô hào chửi bới CS suông, thì chúng ta cần phải sử
dụng vốn lực của mình, như VT đã và đang làm, để giúp nâng cao toả sáng hình
ảnh của họ, cho công cuộc chung.
Những tấm hình đó có
giúp quảng bá đường lối đấu tranh bất bạo động của VT không? Trước
hết cần minh định một điều: Đấu tranh bất bạo động không phải là sự sáng tạo có
bản quyền của VT. VT chỉ làm một điều là tiếp tay quảng bá một phương
pháp đấu tranh chung đã từng được áp dụng thành công tại nhiều nơi và đang được
nhiều cá nhân, tổ chức trong nước áp dụng, độc lập với VT.
Tôi không rõ
những hình trên có giúp gì cho việc quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động
hay không, xin chỉ cho tôi nếu có; và nếu có thì đó là điều đáng mừng vì phương
pháp này càng được phổ biến, hàng ngũ đấu tranh BBĐ càng đông, càng sớm đạt
hiệu quả chung.
Có thêm ý kiến cho rằng
VT nhập nhằng đánh lận con đen, đưa tấm pa nô đó ra với chữ ký VT để tạo
ấn tượng tất cả những người trong hình là người của mình, bất kể làm cho họ gặp
nguy hiểm vì dính tới mình, chỉ cốt sao lợi thanh thế cho mình:
Thứ nhất, một tấm
pa nô lớn với hình của nhiều người bằng xương bằng thịt không ảo không thể là
một tấm pa nô nặc danh. Tác giả làm ra nó phải minh danh để nhận trách
nhiệm giải quyết nếu có sự sai sót nào. Nhờ thế Mẹ Nấm mới biết là đó là do VT
làm để mà phiền hà đúng đối tương. Đây là văn hoá trách nhiệm(culture of
accountability) đang bị phai nhạt dưới chế độ VC mà ta cần phải phục hồi phát
huy.
Thứ hai tại sao lại bắt mọi người nghĩ rằng những ai mà VT đăng hình
lên phải là người của VT, hay bắt VT chỉ được đăng hình người của
mình? Anh chị em VT có thể bỏ ăn bỏ ngủ để lo ưu tiên giải cứu chiến hữu
của mình nhưng không thể ích kỷ mà bỏ quên những người thọ nạn khác, nhất là
khi họ đang là những người đồng hành với mình trên con đường đấu tranh chông
gai. Trước một kẻ địch chung còn nhiều ưu thế hơn, người đấu tranh bất kể
phe nhóm tổ chức nào cần nương tựa liên đới với nhau và tránh để cho địch phân
hoá cách ly tiêu diệt từng nhóm một. Vì thế, anh chị em VT chúng
tôi rất trân quý và biết ơn những đoàn thể tổ chức bạn đang tranh đấu cho những
nạn nhân bị CS trù dập bao gồm luôn cả chiến hữu chúng tôi, thay vì nhỏ mọn so
đo đặt vấn đề với họ tại sao cứ làm như người của chúng tôi là của các anh.
Thứ ba, có thật là vì
VT vơ hình của họ vào pa nô của mình mà họ bị nguy hiểm không? Họ bị CS
trù dập xâm phạm an ninh trước, vì thế họ mới có mặt trên pa nô. Rất
nhiều người hoàn toàn không dính gì tới VT cũng bị trù dập. Xin cảnh giác
đừng rơi vào bẫy CS. Địch muốn nhồi vào đầu óc bà con cái suy nghĩ rằng
cứ dính đến VT là gặp nguy hiểm, để cách ly, gạt VT ra khỏi khối đông để mà
tỉa, rồi cứ thế tới từng nhóm khác một, rồi lan rộng ra một tư duy rằng dính
đến tổ chức chính trị là gặp nguy hiểm phiền toái thôi ta tránh xa chuyện chính
trị để nhà nước lo. Ta ngược lại muốn bình thường hoá việc người dân quan
tâm đến chính trị, người dân đến gần tiếp xúc, tìm hiểu thậm chí tham gia các
tổ chức chính trị là quyền bình thường của họ.
Tóm lại, tôi phải cám
ơn Mẹ Nấm, nhờ bà lên tiếng phiền hà về vụ tấm hình của mình, mà chúng ta có
dịp nhìn lại cho rốt ráo một số quy tắc hành xử chung giữa một tổ chức và cá
nhân ngoài tổ chức. Xin Mẹ Nấm yên tâm, khi bà đã yêu cầu bỏ hình ảnh của
bà ra, thì anh chị em VT chẳng có lý do gì để mà giữ chân dung của bà trên mọi
tài liệu triển lãm thông tin của mình.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền