Friday, March 13, 2015

Kêu gọi Tham gia Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do-Dân chủ-Nhân quyền 2015

Kêu gọi Tham gia Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do-Dân chủ-Nhân quyền 2015

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-03-11 

Kêu gọi Tham gia Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do-Dân chủ-Nhân quyền 2015 
 Courtesy photo 
Your browser does not support the audio element. 

Gần 20 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và 160 người trong cũng như ngoài nước vừa phổ biến ‘Lời kêu gọi Tham gia Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do- Dân chủ- Nhân quyền 2015’.
Nội dung chính

Lời kêu gọi nhắc lại năm nay đánh dấu 40 năm chính quyền cộng sản giành quyền cai trị trên khắp đất nước Việt Nam và hiện đang chuẩn bị nhân sự lãnh đạo sẽ được đưa ra vào kỳ đại hội đảng lần thứ 12.

Tuy nhiên theo những tổ chức và người ký tên thì những quyền căn bản của người dân về tự do, dân chủ nhân quyền lâu nay không được đáp ứng khiến cho ngay cả việc bảo vệ chủ quyền đất nước mà người dân muốn tham gia cũng không được. Một số điều luật thuộc Bộ Luật Hình sự như 79, 88, 258 sẵn sàng bỏ tù những tiếng nói góp ý chân thành với nhà nước về các vấn đề như chủ quyền, độc lập của đất nước, hay phê bình chính sách ngoại giao của chính phủ…

Những hội đoàn xã hội dân sự và những cá nhân tham gia ký tên trong lời kêu gọi nêu ra tình trạng sợ hãi của nhiều người dân trước biện pháp trấn áp mạnh tay của chính quyền. Nay họ cần phải vượt qua nổi sợ đó tham giá ký tên vào ‘Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và các Cơ chế Nhân quyền Quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và chiến dịch Vận động Tự do- Dân chủ- Nhân quyền 2015 cho Việt Nam’.

Chính động thái của các xã hội dân sự: các lần lên tiếng, các đề tài lên tiếng cũng làm cho nhà cầm quyền cộng sản thấy lòng dân và họ phải lo sợ; họ phải thấy rằng người dân càng ngày càng nhận định đúng đắn và càng ngày càng đòi hỏi, càng khao khát dân chủ tại Việt Nam. 

-LM Phan Văn Lợi

Mục tiêu được đưa ra là thu thập cho được 100 ngàn chữ ký tại địa chỉ nhanquyen2015.net.

Đó là bước đầu của chiến dịch, sang bước thứ hai sau khi có được 100 ngàn chữ ký là hoạt động tuyệt thực- thắp nến, cũng như đấu tranh bằng những hình thức khác tổ chức vào khoảng cuối tháng 5 tới đây để tranh đấu cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù vì chính kiến và hoạt động vì dân chủ, nhân quyền của họ. Bước thứ ba của chiến dịch được cho biết là tiến hành công tác ngoại vận đối với các tổ chức quốc tế, phái đoàn ngoại giao nước ngoài, các vị dân biểu, nghị sĩ tại những quốc gia có người Việt sinh sống. Bước cuối cùng là nhiều người cùng công khai xuống đường đòi hỏi quyền tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.

Thực tế đấu tranh
Linh mục Phan Văn Lợi thuộc Ban Điều hành Khối 8406, một trong những nhóm tham gia đưa ra lời kêu gọi vừa nói cho biết đây là tiếp nối những công việc mà những nhóm xã hội dân sự tại Việt Nam thực hiện lâu nay:

“Từ lâu nay chúng ta thấy phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam có những bước tiến, đó là sự xuất hiện các xã hội dân sự càng lúc càng thêm. Thứ hai nữa những xã hội dân sự đó bây giờ đứng chung với nhau không còn những tiếng nói riêng rẽ nữa. Và một khi những xã hội dân sự cùng đứng chung với nhau như thế thì trở thành tiếng nói lớn hơn để thấu đến người dân Việt Nam. Và chúng ta thấy rằng người dân Việt Nam, các giới đã đồng lòng, có những hoạt động cũng như những hỗ trợ rất tích cực cho các xã hội dân sự.

Rồi chúng ta cũng thấy chính động thái của các xã hội dân sự: các lần lên tiếng, các đề tài lên tiếng cũng làm cho nhà cầm quyền cộng sản thấy lòng dân và họ phải lo sợ; họ phải thấy rằng người dân càng ngày càng nhận định đúng đắn và càng ngày càng đòi hỏi, càng khao khát dân chủ tại Việt Nam. Và Đảng cộng sản nói chung và thành phần lãnh đạo đảng đang luôn luôn bị người dân dò xét, bị người dân chất vấn buộc nhà cầm quyền phải trả lời và phải làm những gì họ nói; bởi vì trong thực tế cộng sản nói một đàng mà làm một ngả. Nhất là Đảng cộng sản đang phải xét lại sự tồn tại, tính chính danh của mình. Đó là những gì mà tôi thấy xã hội dân sự nói riêng và phong trào tranh đấu nói chung đã làm được trong lúc này.”

Đề nghị cần làm
Tuy nhiên theo luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù chính trị vừa mãn hạn quản chế vào đầu tháng ba vừa qua, cho rằng lâu nay đã có nhiều thư kêu gọi ký tên rồi và nhiều người tham gia ký trên mạng nhưng trong thực tế vẫn chưa có những hành động cụ thể; do vậy cần có cách làm mang tính thực chất hơn để có thể đạt được mục tiêu mong muốn. Luật sư Nguyễn Văn Đài phát biểu:
Để cho nhà cầm quyền có những thay đổi theo chiều hướng tích cực thì chúng tôi nghĩ rằng cần có những cuộc xuống đường. Bây giờ các xã hội dân sự có thể đóng vai trò là men trong các nhóm quần chúng để làm sao các giới đồng bào từ công nhân, nông dân, trí thức phải xuống đường được. 

-LM Phan Văn Lợi

“Mỗi một tổ chức xã hội dân sự hay mỗi một người đấu tranh, mà như tôi đã vào các diễn đàn như của BBC, Việt Tân, Người Việt Yêu nước, hay những nhóm tranh luận khác, tôi thấy nhiều bạn trẻ vào đó bấm ‘like’, họ có những ‘comments (bình luận) rất tích cực. Cho nên chúng ta phải dành thời gian để liên kết, kết bạn với họ rồi từ đó có thể tiến hành gặp mặt rồi kết nối lại với nhau từ không gian mạng đó sẽ trở thành không gian thực tế. 

Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể giúp cho những người đó vượt qua sự sợ hãi thông qua sự chia xẻ kinh nghiệm của những người đi trước và những kiến thức mà chúng ta có được. Như vậy hiệu quả sẽ đi vào thực chất. Chứ như bây giờ chúng ta chỉ vào mạng kêu gọi, post bài như vậy mà trong khi đó rất nhiều bạn trẻ đã có thay đổi rồi mà chúng ta không kết nối được với họ như vậy chúng ta đã lãng phí đi tài nguyên, lãng phí đi thời gian để tập trung vào những việc có hiệu quả.”

Lời kêu gọi tham gia Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do-Dân chủ-Nhân quyền 2015 nêu rõ ‘Nỗi đe dọa lớn nhất mà đất nước Việt Nam đang đối diện chính là sự sợ hãi của từng cá nhân’. 

Như lời linh mục Phan Văn Lợi vừa trình bày thì chính quyền Hà Nội cũng đang lo sợ khi người dân có những nhận định đúng đắn hơn về xã hội; nên theo ông để nhà cầm quyền thực hiện những đổi thay thì cần có sự tham gia của đông đảo người dân. 

Ông nói:
“Để cho nhà cầm quyền có những thay đổi theo chiều hướng tích cực thì chúng tôi nghĩ rằng cần có những cuộc xuống đường. Bây giờ các xã hội dân sự có thể đóng vai trò là men trong các nhóm quần chúng để làm sao các giới đồng bào từ công nhân, nông dân, trí thức phải xuống đường được và càng đông đảo chừng nào cả hằng trăm ngàn người lúc đó mới có cơ làm cho nhà cầm quyền phải thay đổi. 

Còn bao lâu mà chưa có những cuộc xuống đường như thế, người dân chưa ý thức, người dân chưa liên kết, và chưa có tác động mạnh mẽ hơn nữa của xã hội dân sự để có những cuộc biểu tình vĩ đại như chúng ta đã thấy ở bên Đông Âu trước đây, cũng như vừa rồi bên Trung Đông, thì nhà cầm quyền cộng sản vẫn ngoan cố để bảo vệ quyền lực.”

Kết nối những người lâu nay đang tham gia đấu tranh cho quyền con người, cho tự do-dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam là một yêu cầu mà theo luật sư Nguyễn Văn Đài cần phải làm cho được hiện nay. Ông cũng cho rằng ngoài biện pháp kết nối, những nhân tố này cần làm sao để có thể phát triển theo cấp số nhân mạng lưới hoạt động của họ thì mới mong có thể tiến nhanh đến mục tiêu mong ước.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/call-participation-2015-hr-for-vn-ampaign-gm-03112015140644.html

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List