PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG NHÂN
QUYỀN CHO VIỆT NAM 2015
Gần 20 tổ chức
xã hội dân sự và hàng trăm người Việt trong và ngoài nước cùng ký tên kêu gọi mọi
người tham gia chiến dịch kết nối trong-ngoài vận động cho nhân quyền Việt Nam
2015.
‘We are One
2015’ (Chúng ta là một) vừa được phát động rộng rãi trên các trang mạng xã hội
là cuộc vận động kéo dài suốt năm nay với nhiều sinh hoạt tại Việt Nam và ở nước
ngoài nhằm đánh động sự quan tâm của quốc tế về tình hình vi phạm nhân quyền tại
Việt Nam và gia tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các quyền căn bản của
công dân.
Chiến dịch vận
động đề ra bốn bước gồm huy động 100.000 chữ ký trên trang nhanquyen2015.net cho thỉnh nguyện thư gửi Hội đồng Nhân quyền
Liên hiệp quốc trình bày về thực trạng nhân quyền trong nước, tổ chức các cuộc
tọa kháng-tuyệt thực-thắp nến cả trong và ngoài nước để kêu gọi phóng thích
tù nhân lương tâm, gặp gỡ chính giới các nước đề nghị nêu cao yếu tố nhân quyền
khi giao thương-hợp tác với chính phủ Việt Nam.
Chiến chiến dịch
kết thúc với Ngày Mặc Áo Trắng xuống đường của người Việt khắp nơi với các khẩu
hiệu về dân chủ, nhân quyền, và chủ quyền ngay đúng ngày Quốc tế Nhân quyền
10/12.
Có thể nói đây
là lần đầu tiên có một chiến dịch kéo dài suốt năm, vượt ngoài giới hạn quốc
gia, huy động sự tham gia của người Việt trong và ngoài nước hướng về nhân quyền
Việt Nam.
Nhà hoạt động
nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam, linh mục Phan Văn Lợi, một trong những người
ký tên đầu tiên vào thư kêu gọi mọi người tham gia chiến dịch ‘We are One 2015’
cho VOA Việt ngữ biết:
“Điểm đặc
biệt của lần này thứ nhất là lá thư gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để Hội
đồng biết tình hình tại Việt Nam trong khi nhà nước Việt Nam đang là thành viên
của Hội đồng. Thứ hai, đây là chiến dịch dài gồm nhiều bước. Thứ ba, chiến dịch
này quy tụ rất nhiều xã hội dân sự tại Việt Nam và người Việt cả trong lẫn
ngoài nước cùng tham gia.”
Linh mục Phan
Văn Lợi, một trong những người ký tên đầu tiên vào thư kêu gọi mọi người tham
gia chiến dịch ‘We are One 2015’
Những người khởi
xướng chiến dịch nói đã đến lúc mọi người Việt, bất kể đang ở đâu, phải bắt tay
nhau giải quyết vấn nạn nhân quyền Việt Nam, biến 2015 thành năm của hành động,
của sự kết hợp giữa người Việt trong-ngoài vì nhân quyền của người dân và chủ
quyền của đất nước.
Nhà hoạt động
Phan Văn Lợi bày tỏ kỳ vọng:
“Điều chúng
tôi mong trứơc nhất là khơi dậy ý thức đồng bào Việt Nam để họ thấy nhà cầm quyền
cộng sản càng ngày càng vi phạm nhân quyền, càng ngày càng đẩy đất nước tới những
bế tắc về xã hội, kinh tế, an ninh-quốc phòng. Thứ hai, khi kêu gọi đồng bào
tham gia, chúng tôi muốn họ thấy rằng bây giờ toàn dân phải cố gắng để nhập cuộc.
Không ai còn có thể dửng dưng trước vận nước, trứơc sự thao túng ngày càng lộng
hành và nhiều tác hại của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Chúng tôi không hy vọng
nhà cầm quyền sẽ trả lời, nhưng chúng tôi hy vọng rằng dân chúng sẽ càng ngày
càng nhập cuộc để đòi nhà cầm quyền trả lại tất cả mọi quyền cho dân tộc Việt
Nam.”
Trong thỉnh
nguyện thư gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, các tổ chức xã hội dân sự Việt
Nam yêu cầu Hội đồng và các nước thành viên theo dõi chặt chẽ chính sách nhân
quyền của Hà Nội, áp lực chấm dứt các vi phạm lan tràn về quyền con người, và
chất vấn về việc tuân thủ các cam kết nhân quyền với quốc tế.
Việt Nam là
thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Tuần trước,
Cao ủy trưởng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Zeid Ra’ad Al Hussein, trong bản
báo cáo trước Hội đồng hôm 3/3 về vi phạm nhân quyền trong năm 2014 đã nhắc tới
Việt Nam là một trong các nước thu hẹp dân chủ cần quan tâm.
Ông Hussein
nói tại Việt Nam, các ngòi bút độc lập và những nhà hoạt động nhân quyền phải đối
mặt với sách nhiễu của công an và nhà cầm quyền bằng nhiều hình thức từ bắt bớ,
giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt, tới các cáo buộc hình sự và những bản án
nặng tay theo các điều luật có nội dung mơ hồ về ‘chống nhà nước’.
Cao ủy trưởng
Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc cũng nhận xét rằng nhà nước Việt Nam ngăn chặn,
cấm cản truyền thông độc lập, kiểm soát chặt chẽ phương tiện truyền thông cũng
như giới hạn tiếp cận internet.
Đáp lại, đại sứ Việt Nam Phạm Quốc Trụ nói ông Hussein ‘có lẽ đã dựa vào những thông tin không kiểm chứng và không đáng tin cậy để đưa ra những bình luận tiêu cực về Việt Nam’.
Đáp lại, đại sứ Việt Nam Phạm Quốc Trụ nói ông Hussein ‘có lẽ đã dựa vào những thông tin không kiểm chứng và không đáng tin cậy để đưa ra những bình luận tiêu cực về Việt Nam’.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền