Monday, March 9, 2015

Những phụ nữ hoạt động dân chủ ở VN


Những phụ nữ hoạt động dân chủ ở VN

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-03-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những phụ nữ hoạt động dân chủ ở VN Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg8584638.jpg
Một nhóm nông dân từ một huyện ngoại thành Hà Nội bị mất đi đất đai biểu tình bên ngoài văn phòng chính phủ hôm 29/8/2012.
AFP photo

Vừa qua tại Washington D.C., một cuốn sách phác hoạ chân dung của 17 phụ nữ hoạt động vì dân chủ ở châu Á được xuất bản nhân dịp này Quốc tế phụ nữ tháng 3. Cũng trên tinh thần đó, đài Á châu Tự do trò chuyện với một số phụ nữ trẻ ít được nhắc tới trên báo chí chính thống ở Việt Nam trong tạp chí phụ nữ tuần này. Họ là những người dám đưa ra những ý kiến khác biệt và đấu tranh cho những quyền cơ bản của con người trên đất nước họ.

Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ ở Việt Nam tham gia các phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Phát biểu về xu hướng này tại lễ ra mắt cuốn sách “It’s not OK” về 17 phụ nữ châu Á, bà Nguyễn Thể Bình, nhận định rằng những phụ nữ trẻ ở các nước này đang ngày càng nhận thấy rằng đã đến lúc phải lên tiếng và chính bản thân họ có thể thay đổi vận mệnh của mình. Chính vì thế, những phụ nữ này ngày càng xông xáo hơn trong hoạt động cũng như trong phát biểu về các vấn đề họ thấy rằng cần thay đổi. 

Bà Thể Bình nói:
Ngày càng nhiều phụ nữ hoạt động tích cực trong mọi mặt trận từ quyền sở hữu đất đai, quyền lao động, báo chí … Những phụ nữ này giờ cũng bị giới an ninh Việt Nam nhắm tới giống như những nhà hoạt động nam giới. Tuy vậy, nhiều phụ nữ cho thấy rằng đây là sứ mệnh của họ, đây là việc họ phải làm để bảo vệ quyền của những người anh em, chị em, hay chồng của họ. Rõ ràng ngày càng nhiều phụ nữ đứng lên đấu tranh. Đây là một xu hướng mới ở Việt Nam và ngay cả ở Trung Quốc nữa.

Ngày càng nhiều phụ nữ hoạt động tích cực trong mọi mặt trận từ quyền sở hữu đất đai, quyền lao động, báo chí …
- Bà Thể Bình
Cùng với sự giúp đỡ của Internet, họ cũng tìm thấy lý tưởng của mình cũng như những người đồng chí hướng. Chị Phạm Thanh Nghiên, 37 tuổi, một nhà hoạt động ở Hải Phòng, giải thích về nguyên dân khiến chị dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ. Một phần động lực cũng là vì Internet. 

Chị Nghiên nói:
Khoảng cuối năm 2006, đầu năm 2007 tức là lúc đó tôi đã 30 tuổi rồi, thì một cơ duyên đã dẫn tôi vào màn hình máy tính, với internet nối mạng toàn cầu với những sự thật rất là khác đã mở ra trước mắt tôi. Sự kiện này đã chấm dứt thời tuổi trẻ chán nản, bế tắc của tôi. Những sự thật về cuộc chiến và đặc biệt sự kiện năm 1975, về nhân văn giai phẩm về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh hay của nhiều ông lãnh đạo cộng sản đặc biệt là cuộc cải cách ruộng đất, nhất là sự thật về thế chiến thứ hai nữa.

Nhà báo Đoan Trang thì cho biết con đường hoạt động vì dân chủ của chị là cả một quá trình. Chị cho biết:
Tôi làm báo nên tôi nghĩ những hoạt động ít nhất là ủng hộ quyền được biết người dân là tôi đã làm từ lâu rồi từ năm 2001, quyền được biết của người dân, của độc giả. Nếu đi sâu và các hoạt động bảo vệ nhân quyền khác thì là quyền tự do ngôn luận tự do biểu đạt, tự do sáng tạo, tự do tư tưởng, có khi muộn hơn. Năm 2011, với cuộc biểu tình ở Hà Nội và sài Gòn, thì tôi mới nghĩ đến quyền được tự do tập hợp, hội họp của người dân, và tiếp đó tôi mới nghĩ đến quyền không bị bắt giữ tùy tiện, quyền được tự do thân thể, gần đây mới nghĩ đến quyền được xét xử công bằng, quyền được tiếp cận với luật sư. Có nghĩa là đó là một quá trình dài. Thực gọi là thực sự quan tâm thì có lẽ là từ lâu rồi, từ khi làm báo. Tôi nghĩ nhà báo luôn luôn có thể nhà hoạt động nhân quyền.

Những khó khăn
Những phụ nữ làm dân chủ ở Việt Nam cũng gặp gỡ những khó khăn giống như những người cùng chí hướng nam giới. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải khó khăn do giới tính nữ của họ.
Bà Nguyễn Thể Bình cho biết, trong thời gian đầu, những phụ nữ đấu tranh dân chủ không bị đàn áp về thân thể, vì chính phủ lo ngại rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của họ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, qua thời gian, họ bị đối xử không khác gì những nhà hoạt động nam giới. Tổ chức quan sát Nhân quyền Human Rights Watch năm 2015 đưa ra báo cáo cho biết tình trạng các nhà hoạt động nhân quyền bị côn đồ hành hung trở nên phổ biến. Những tên côn đồ này được cho là do lực lượng an ninh thuê.

Chị Thanh Nghiên từng bị côn đồ chặn xe và đánh giữa đường như vậy vào năm 2008. Khi đó, chị đâm đơn kiện chính quyền thành phố Hà Nội không cho phép biểu tình. Chị kể lại:
Khi tôi làm việc như thế tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhất trong việc tự do đi lại và tôi cũng đã bị hành hung trong  lần tôi từ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa về nhà. Thì tôi đi xe đạp gặp 4 thanh niên lại mặt đi trên 2 xe gắn máy, 2 người ngồi sau đã nhẩy xuống bắt ngờ đánh tôi và đấp túi bụi vào người tôi, cái kính cận của tôi văng ra, tôi ngã trên xe đạp. Bạn phải tượng tượng là người tôi rất là nhỏ, thể trạng tôi rất yếu khi họ đánh họ đấm vào đỉnh đầu vào thái dương tôi đổ ra họ lại tiếp tục dựng tôi dậy, họ túm vào áo tôi để tôi không bị ngã để họ tiếp tục đánh. Đoạn đường cũng khá là vắng, có một ông già đến can thì họ đe nẹt và ông cũng không dám can ngăn nữa.
PhamThanhNghien-chungtoimuonbiet-danlambao-03-400.jpg
Cô Phạm Thanh Nghiên
Không chỉ bị hành hung, chị Nghiên cho biết chị còn bị “khủng bố” về tinh thần với sự can thiệp của nhiều cơ quan địa phương. Chị Thanh Nghiên phải thụ án 4 năm tù giam sau sự kiện này và mới mãn án được hai năm nay. Trong suốt thời gian này, chị vẫn chịu quản thúc của chính quyền địa phương, bị cấm đi lại. Chị Nghiên dẫn lời các chuyên gia cho biết đây là bản án hết sức nặng nề, thậm chí còn nặng hơn việc tống giam.

Là phụ nữ, những nhà hoạt động này còn bị đe doạ bằng một số hình thức về tinh thần khác nữa. Chị Đoan Trang, một nhà báo, blogger, cho biết:
Lần đe dọa gần đây nhất thì kéo dài từ tháng 6, tháng 7 năm 2014 khi tôi đang học bên Mỹ, đến tận giao thừa. (Họ) cứ gửi thư dọa đăng ảnh riêng tư của tôi từ lâu lắm tung lên mạng, họ thách thức nhiều thứ, tôi nghĩ đó là một dạng đe dọa, nó kéo dài đến sát giao thừa âm lịch, khi mà tôi buộc lòng phải có phản ứng. Dư luận viên thì là những người chuyên dùng biện pháp là đánh dưới thắt lưng, đánh vào đời tư, moi móc chuyện đời tư. Ví dụ như chuyện ảnh riêng tư của tôi. Nếu tôi là đàn ông thì người ta không làm như thế.

Giúp đỡ của cộng đồng
Rất may dù bị giới an ninh theo dõi sát sao và quấy rối cũng như đàn áp bằng nhiều hình thức, những người như chị Đoan Trang và Thanh Nghiên được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng.

Chị Thanh Nghiên phải thụ án 4 năm tù giam sau sự kiện kiện chính quyền thành phố Hà Nội. Chị cho biết trong thời gian ở tù, chị nhận được vô số sự ủng hộ của cộng đồng trong nước và ngoài nước. Chị nói:
Trước kia cũng như bây giờ nhiều người hoạt động cho nhân quyền bị sức ép và bị cơ quan đuổi việc rồi bị gây khó dễ, o ép nhiều bề. 

- Cô Đoan Trang
Trong thời gian đấu tranh ở ngoài thì tôi thường nhận được sự giúp đỡ của cá nhân đồng bào ở hải ngoại thường là những người mà tôi không biết họ thường giúp đỡ tôi từ những khó khăn hàng ngày chẳng hạn, đặc biệt khi tôi ở tù thì có nhiều sự hỏi thăm động viên, lên tiếng đòi thả tự do cho tôi có thể là tực tiếp hay qua email, thư từ.

Chị Đoan Trang cũng có ý kiến tương tự. Chị nói:
Trước kia cũng như bây giờ nhiều người hoạt động cho nhân quyền bị sức ép và bị cơ quan đuổi việc rồi bị gây khó dễ, o ép nhiều bề. ngay cả khi tôi không làm ở đó nữa thì mọi người vẫn rất là quan tâm ủng hộ, giúp đỡ tôi, ít nhất về mặt tinh thần. Ngoài ra thì có hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp báo khác họ cũng rất là tốt, quan tâm chia sẻ thông tin, chia sẻ nhiều thứ, rồi kể cả những lực lượng khác, những thành phần khác. Như những dân oan bọn tôi cũng có đến gặp viết bài làm tin ngày trước thì họ rất bảo vệ. Như có lần tôi đến Văn Giang buổi tối mới về thì bà con đưa xe máy ra tít tận đường cái, vì mọi người sự con đồ lạ, thành ra họ bảo vệ, bà con hộ tống ra tận đường cái, tôi rất là biết ơn điều đấy.

Phong trào đấu tranh vì dân chủ ở Việt Nam ngày càng lên cao tuy nhiên Đoan Trang cho rằng những nhà đấu tranh dân chủ cần không ngừng học hỏi, nâng cấp kiến thức về luật pháp, chính trị, xã hội, thậm chí là văn hoá nghệ thuật thì mới mong phong trào phát triển lên cao. Đặc biệt là những phụ nữ đấu tranh dân chủ cần bớt “cứng” đi một chút để tạo hình ảnh tốt đẹp hơn cho phong trào.

Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý thính giả đã quan tâm theo dõi. Mọi ý kiến đóng góp về bài vở của trang tạp chí, xin quý thính giả email về theo địa chỉ phamn@rfa.org hoặc gửi tới trang Facebook tại www.facebook.com/haininhrfa.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List