Trần Thị Nga: Tôi
khẳng định việc mình làm là đúng pháp luật, đúng với đạo đức của con người.
- Bởi Sapphire
948
lượt đọc
08/03/2015
1
phản hồi
Dân
Luận tổng hợp
Nhân
ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 năm nay, đài Á Châu Tự Do (RFA) đã cho tái bản cuốn
sách với nhan đề "It's not OK". Cuốn sách này giới thiệu về 17 người
phụ nữ anh hùng ở Châu Á bị chính quyền vi phạm về nhân quyền. Đặc biệt trong
lần tái bản này, Việt Nam có 2 gương mặt được vinh danh là chị Trần Thị Nga và
cựu Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Dân Luận đã có cuộc trò chuyện với chị
Trần Thị Nga
Hình
ảnh chị Trần Thị Nga và con trai trong bộ sách
DL: Chào chị Thúy Nga, vừa qua, đài Á Châu Tự Do
đã cho tái bản quyền sách với tiêu đề là It's not OK, viết về những người phụ
nữ anh hùng của Châu Á đấu tranh cho nhân quyền tại cộng đồng của họ. Đặc biệt lần
này, có người phụ nữ VN là chị Trần Thị Nga và Đỗ Thị Minh Hạnh được vinh danh
trong cuốn sách. Chị có thể cho mọi người biết cảm giác của mình khi là một
trong 2 người đó không ạ?
Trần Thị Nga: Tôi rất bất ngờ khi được đài RFA bình chọn. Tôi vẫn biết mình là
một người phụ nữ bình thường, còn rất nhiều thiếu sót. Tôi cũng xin cảm ơn ban
biên tập của đài RFA đã bình chọn cho tôi cùng với Minh Hạnh trong số 17 người
phụ nữ ở Châu Á khác.
DL: Chị có thể mô tả một cách vắn tắt những gì
mà đài Á Châu Tự Do viết về chị không ạ?
Trần Thị Nga: Thực ra trong công cuộc đấu tranh này thì bước đầu tôi là nạn
nhân. Tôi đã phải tự đấu tranh để đòi quyền lợi cho mình. Khi đã biết được
những quyền chính đáng cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của một người công dân
thì tôi cũng đã dành những kinh nghiệm đó để giúp đỡ những người hoạn nạn khác
ở Việt Nam. Đặc biệt là những người bị chính quyền vi phạm nhân quyền. Ngoài
ra, tôi cũng có tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo
của Việt Nam.
DL: Thời gian qua có rất nhiều vụ việc đã xảy ra
với chị như là: anh ninh mật vụ đánh chị gãy chân. Hay mới đây, công an khu vực
Phủ Lý, Hà Nam đã tới nhà chị để sách nhiễu bằng hình thức là kiểm tra hộ khẩu.
Khi gặp những khó khăn như vậy thì có bao giờ chị cảm thấy nản chí hay không
thể tiếp tục trên con đường tranh đấu?
Trần Thị Nga: Tất cả sự việc mà chính quyền gây ra cho tôi như cho 5 người công
an mặc thường phục, giả dạng côn đồ dùng hung khí, tuýp sắt truy sát khiến tôi
bị gãy chân và thương tật đầy mình. Họ cũng thường rải truyền đơn đe dọa giết,
đổ mắm tôm vào nhà. Cũng như mới đây, ngày 2/3/2015, công an Phủ Lý Hà Nam và
một số người mặc thường phục đã đến để kiểm tra hộ khẩu trong khi không có quy
định pháp luật nào quy định là bạn bè đến chơi vào ban ngày mà công an lại đến
kiểm tra hộ khẩu như vậy. Đó chỉ là cái cớ kiểm tra để họ đàn áp tinh thần
thôi. Công an đã cướp xe máy của tôi và tôi đã đi đòi rất nhiều lần, đã gởi tất
cả các thủ tục lên tóa án, viện kiểm sát và công an đều bị họ làm ngơ, từ chối
trả lời. Chính vì vậy, tôi phải dùng mọi biện pháp để đòi lại tài sản của mình.
Nhưng
những hành vi đó không làm tôi nản chí bởi vì tôi là người đấu tranh cho sự
thật, cho quyền con người. Luật pháp phải được thực thi một cách công bằng chứ
không phải cứ lấy cớ công an, chính quyền để đàn áp, cướp tài sản của người
dân. Đó là điều phi lí nên dù công an có đàn áp, khủng bố tin thần cũng không
làm tôi nản chí. Tôi khẳng định việc mình làm là đúng pháp luật, đúng với đạo
đức của con người.
DL: Kế hoạch hoặc những việc làm sắp tới của chị
để tiếp tục thúc đầy quyền con người ở Việt Nam là gì?
Trần Thị Nga: Tôi vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực như từ trước đến nay để hỗ trợ về hồ
sơ, pháp lí cho những người dân oan mất đất và tất cả những người bị chính
quyền hành hung, đàn áp. Ngoài ra, chúng tôi còn phải lên tiếng, kêu gọi quốc
tế can thiệp, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thực thi tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền mà họ đã kí. Chính quyền Việt Nam không được xâm phạm tài sản và thân thể
của người dân như hiện nay.
DL: Cùng với chị, chúng tôi được biết ở Việt Nam
có rất nhiều phụ nữa cũng đấu tranh cho nhân quyền và nữ quyền. Chị đánh giá
thế nào về phong trào của những người phụ nữ?
Trần Thị Nga: Thực ra người phụ nữ đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam rất
nhiều. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi nhân thấy những người phụ nữ này đều rất
can đảm. Mọi người đều xác định được việc làm này là chân chính.
Cảm ơn chị rất nhiều. Chúc chị có 1 ngày 8/3
thật hạnh phúc và vững tin trong việc đấu tranh cho nhân quyền.
Chủ đề: Chính trị - xã hội
Từ khóa: Trần Thị Nga, It's not OK, công an đàn áp
inShare
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền