LS Lê Công Định: Không có lý do
gì để thay đổi lý tưởng.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-03-01
2016-03-01
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Luật sư Lê Công Định
trả lời phỏng vấn AFP tại nhà riêng ở Saigon hôm 10/4/2015.
Tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định trở thành công dân tự do vào
hôm mùng 7 tháng 2 năm 2016 sau khi thụ án tù giam và án quản chế theo Điều 79
của Bộ Luật hình sự VN với tội danh "hoạt động lật đổ chính quyền".
Hôm nay, luật sư Lê Công Định dành cho đài ACTD cuộc trao đổi về án lệnh quản
chế đối với cá nhân ông cũng như đối với các tù nhân lương tâm tại VN.
Những khó khăn, trở ngại
Hòa Ái: Xin chào Luật sư Lê Công Định. Trước hết, xin
được gửi lời chúc mừng ông được hoàn toàn trở thành một công dân tự do sau
nhiều năm bị vướng vào vòng lao lý. Câu hỏi của Hòa Ái là trong suốt thời gian
3 năm bị quản chế, luật sư phải đối diện với những khó khăn nào trong cuộc
sống?
Luật sư Lê Công Định: Tôi gặp nhiều khó khăn lắm, nhất là về vấn đề đi lại. Họ hạn chế
tôi chỉ trong phường thôi nên việc đi lại và sinh hoạt của tôi phải nói là rất
trở ngại. Tôi muốn đi thăm những người đau yếu bệnh tật mà tôi quen thân cũng
không được. Họ cho rằng việc đi thăm những người đó không phải là lý do chính
đáng. Cho nên trong 3 năm vừa rồi, tôi không thể nào gặp gỡ những người đó.
Hòa Ái: Như vậy về phía chính quyền địa phương thì ông
có gặp những rắc rối, trở ngại nào do họ gây ra hay không; chẳng hạn có những
việc rất quan trọng mình phải đi mà họ không cho phép thì mình có phải bị phạt
vạ hay như thế nào, thưa luật sư?
Tôi nghĩ rằng đi dự đám hỏi hay đám cưới là lý do chính đáng của
mình thôi nhưng sự chính đáng đó lại tùy thuộc vào sự đánh giá và cho phép của
nhà cầm quyền. Tôi thấy đó là sự bất tiện và là sự trở ngại lớn.
- Luật sư Lê Công Định
- Luật sư Lê Công Định
Luật sư Lê Công Định: Tôi đã bị phạt 3 lần. Lần đầu thì cảnh cáo. Hai lần sau họ phạt
tiền. Những lúc đi đó thì cũng gấp gáp quá và không có cách gì để báo cho họ
biết trước được. Trong những lần đó họ có theo dõi tôi và có quyết định phạt
tôi. Có một lần đám hỏi cháu tôi thì họ không cho tôi đi nhưng sau đó đám cưới
thì tôi lại được dự. Tôi nghĩ rằng đi dự đám hỏi hay đám cưới là lý do chính
đáng của mình thôi nhưng sự chính đáng đó lại tùy thuộc vào sự đánh giá và cho
phép của nhà cầm quyền. Tôi thấy đó là sự bất tiện và là sự trở ngại lớn.
Hòa Ái: Hòa Ái cũng ghi nhận có nhiều tù nhân lương tâm
bị án quản chế như luật sư, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin phép đi ra
khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm hay đi khám chữa bệnh. Trường hợp mới nhất
đối với nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành cho biết phải sống trong hoàn
cảnh bất tuân dân sự vì cuộc sống của họ quá bế tắc về kinh tế lẫn tinh thần.
Thậm chí trường hợp anh Trần Minh Nhật thì gia đình còn bị đốt nhà hay anh còn
bị ném đá đổ máu đầu, nguy hiểm đến tính mạng. Theo luật sư nhận định như thế
nào về các trường hợp mới nhất vừa nêu?
Luật sư Lê Công Định: Thứ nhất về vấn đề chung, tất cả những tù nhân còn đang bị án phụ
gọi là án quản chế thì tất cả đều bị cản trở về phương diện mưu sinh. Thí dụ
như tôi chẳng hạn, tôi không thể nào đi ra khỏi nơi cư trú của mình để làm việc
và sinh sống. Do đó, thu nhập của tôi trong 3 năm vừa rồi rất khó khăn và mình
phải chấp nhận tình trạng đó như bao anh em khác.
Ngoài ra đối với từng trường hợp thì họ có những chính sách riêng,
có hành động cứng rắn hơn như trường hợp anh Trần Minh Nhật. Tôi thấy rất là
phi lý. Thậm chí tôi cho đó là vi phạm pháp luật một cách ngiêm trọng. Bởi vì
không ai có quyền gây tổn hại về mặt tài sản và tính mạng của người công dân
bình thường chứ đừng nói đến những người tù nhân lương tâm.
Tức nhiên khi chính quyền làm như vậy thì họ không trực tiếp công khai
làm và họ làm với những hình thức giấu diếm và mình không biết người chủ mưu
cũng như đối tượng gây ra hành động vi phạm luật pháp đó là ai.
Lẽ ra đứng về góc độ chính quyền và luật pháp thì họ phải tìm hiểu
và điều tra sự việc nhưng chính quyền hòan toàn im lặng trong những trường hợp
như vậy. Cho nên chúng ta có quyền nghi ngờ rằng nhiều khi cũng có chính họ
đứng sau lưng những hành động trấn áp những tù nhân lương tâm đang bị án quản
chế.
Để khẳng định câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của chị đó là
một hành động vi phạm pháp luật cần phải bị truy tố xét xử và cần phải bị lên
án.
Hòa Ái: Thưa luật sư, Hòa Ái cũng được biết, ông có dự
định trở lại nghề tư vấn luật, luật sư có nhận thấy theo luật pháp VN, trong
tình huống những tù nhân lương tâm quyết định chọn con đường bất tuân dân sự
thì họ sẽ gặp những rủi ro nào đối với chính quyền hay không?
Luật sư Lê Công Định: Bất tuân dân sự là một hành động phản kháng ôn hòa và đáng được
khuyến khích cho nên tôi không nghĩ đó là hành động vi phạm pháp luật hay vi
phạm những chuẩn mực văn minh xã hội gì cả mà tôi thấy ở một tầm chuẩn mực văn
minh cao nhất của xã hội. Bởi vì một chính quyền không nhận được sự phản biện
và phản ứng của người dân thì chính quyền đó không thể nào lành mạnh và bình
thường để họ cai trị quốc gia được. Họ sẽ trở nên độc đoán ngày càng nhiều hơn.
Vì là lý tưởng nên tôi đã không dừng lại và cho đến ngày hôm nay
sau khi đã trả giá rất nhiều rồi thì không có lý do gì để tôi phải thay đổi điều
đó cả.
- Luật sư Lê Công Định
- Luật sư Lê Công Định
Tôi tiếc là nhà cầm quyền không nhìn ra được vấn đề để giải quyết những
yêu cầu và nguyện vọng của người dân mà họ quay lại có những hành động cứng rắn
là trấn áp hoặc gây những khó khăn, quấy nhiễu người dân. Bởi vì VN đang bước
vào hệ thống kinh tế thế giới và bắt đầu áp dụng những chuẩn mực văn mình của
cộng đồng quốc tế thì lẽ ra VN phải tôn trọng những chuẩn mực văn minh như vậy.
Nhà cầm quyền lại nghĩ theo hướng bảo vệ quyền lực và quyền lợi của mình nhiều
hơn nghĩ đến người dân.
Còn về cá nhân tôi thì tôi dự định trở lại nghề tư vấn luật vì tôi
không còn nghề nghiệp nào khác. Đó cách cách duy nhất tôi có thể mưu sinh thôi.
Như chị đã biết là tôi bị rút giấy phép hành nghề luật sư lúc tôi bị bắt cách
đây hơn 7 năm. Theo luật thì tôi rất khó khăn để có thể nhận lại giấy phép hành
nghề đó. Tuy nhiên, những viên chức chính quyền tôi tiếp xúc họ có hứa với tôi
sẽ lấy lại giấy phép đó với điều kiện thái độ của tôi đối với chính quyền trong
những ngày sắp tới như thế nào thì họ sẽ cân nhắc. Và dĩ nhiên khi họ nói như
vậy thì không hy vọng 1,2,3 năm gì cả mà có thể trong rất nhiều năm.
Nếu nhà nước lắng nghe...
Hòa Ái: Theo
như chia sẻ có thể thẻ hành nghề luật sư của ông không biết bao giờ mới được
chính quyền trả lại nhưng ông tuyên bố luôn kiên định với lý tưởng hướng theo
cách thay đổi đất nước, xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Những
ngày tới đây, ông nghĩ rằng con đường ông đi gặp nhiều chông gai không?
Luật sư Lê Công Định: Lý tưởng thì tôi không bao giờ thay đổi. Bởi vì đó là lý tưởng
tôi nghĩ rằng đúng. Tôi đã hình thành nên lý tưởng từ những năm tôi còn là
thiếu niên và đã trải qua hơn 30 năm tôi kiên định đi theo con đường đó ngay cả
lúc xã hội hoàn toàn chưa thông thoáng, chưa mở rộng và tôi biết những hiểm
nguy trong lựa chọn của tôi.
Vì là lý tưởng nên tôi đã không dừng lại và cho đến ngày hôm nay
sau khi đã trả giá rất nhiều rồi thì không có lý do gì để tôi phải thay đổi điều
đó cả. Bởi vì tôi thấy xây dựng nên một nhà nước pháp trị dân chủ thực sự là
cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như mang lại những ích lợi cho
người dân. Tôi nghĩ chính Nhà nước họ cũng thấy điều đó nhưng họ có nhưng quyền
lợi cao hơn nên cách tiếp cận của họ nghiêng về phía bám víu vào quyền lực,
quyền lợi đó để họ thực thi nhưng cải cách. Do đó những người dân như chúng ta
nhìn vào sự cải cách này quá chậm chạp mà không hiệu quả bao nhiêu, trái lại
tốn kém quá nhiều các nguồn lực quốc gia. Tôi nghĩ rằng nếu Nhà nước có sự cầu
thị lắng nghe thì chắc chắn việc cải cách sắp tới của Nhà nước cũng sẽ trùng
hợp với lý tưởng mà tôi đã và đang thực hiện đó thôi.
Tôi mừng là ngày nay có nhiều bạn trẻ, nhiều người dân trong xã
hội, giới luật sư và những giới khác, đặc biệt giới doanh nhân họ cũng ý thức
được vấn đề.
- Luật sư Lê Công Định
- Luật sư Lê Công Định
Hòa Ái: Dạ thưa câu hỏi cuối, Hòa Ái xin được hỏi hồi
trước một trong những người dấn thân như luật sư rất là đơn độc nhưng sau một
thời gian dài thì có nhiều luật sư khác cũng dấn thân. Luật sư có thấy đó là
một viễn ảnh tươi sáng cho xã hội VN về phía luật sư cũng như về phía công
chúng là họ cũng chủ động để dấn thân thay đổi xã hội thành xã hội dân sự và
pháp trị hay không?
Luật
sư Lê Công Định: Câu hỏi rất hay vì nói
thật là vào thời điểm tôi bắt đầu quan tâm đến xã hội, đất nước nhiều hơn và
chấp nhận dấn thân thì tiếng nói của những người như tôi rất ít ỏi. Tức nhiên trước
tôi cũng đã có một vài người nhưng họ cũng gặp những trả giá rất lớn, thậm chí
cả về tính mạng nhưng họ không chùn bước và tôi cũng vậy. Phải nói thật vào lúc
đó chúng tôi rất đơn độc.
Sau khi ở tù ra, xã hội hoàn toàn khác rồi. Tôi mừng là ngày nay
có nhiều bạn trẻ, nhiều người dân trong xã hội, giới luật sư và những giới khác,
đặc biệt giới doanh nhân họ cũng ý thức được vấn đề. Họ bắt đầu lên tiếng và họ
làm các công việc rất cụ thể và hữu ích. Và họ ngày càng tranh đấu cho sự dân
chủ hóa và xây dựng một nhà nước pháp trị thật sự ở VN.
Tôi tin với sự đồng lòng của toàn xã hội rồi đây chúng ta sẽ có
những kết quả ngày càng lớn hơn nữa. Và tôi tin Nhà nước cũng sẽ nhìn ra vấn đề
và chấp nhận có những thay đổi mạnh mẽ hơn.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của luật sư với đài ACTD. Xin được chúc
cho những dự định cũng như đời sống trong những ngày sắp tới của luật sư được
như ý và bình an.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền