Thursday, March 31, 2016

Blogger Nguyễn Ngọc Già bị án 4 năm tù


----- Forwarded Message -----
From: "Dien bien hoa binh
To:
Sent: Wednesday, March 30, 2016 4:32 PM
Subject: [VN-Politics] Blogger Nguyễn Ngọc Già bị án 4 năm tù

 

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpgBa Đình vào Hội đồng Nhân quyền

Blogger Nguyễn Ngọc Già bị án 4 năm tù

  • 9 giờ trước
alt
Một bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già (trái) và hai bài về ông trên mạng
Một blogger thường viết về chính trị, nhân quyền bị kết án 4 năm tù vì tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự.

Ông Nguyễn Đình Ngọc, bị bắt tháng 12 năm 2014, được đưa ra xử tại TP. HCM ngày 30/3.

Theo thông tin chính thức, ông Ngọc, dùng bút danh Nguyễn Ngọc Già, có bố là đảng viên 50 năm tuổi Đảng, bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ là cơ sở cách mạng.
Tuy vậy, ông bị cáo buộc viết các bài trên mạng “chống phá Đảng, Nhà nước”.

Hội đồng xét xử nói bản án 4 năm tù đã xét đến nhân thân bị cáo, và bị cáo “cũng thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải”, theo báo Tuổi Trẻ.
Cáo trạng nói từ tháng Hai đến tháng 12 năm 2014, ông Ngọc đã gửi 26 bài tới các trang mạng khác nhau và được đăng 14 bài.

Giám định của công an nói có 22 bài “xuyên tạc, vu khống” lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Ngoài mức án 4 năm, ông Ngọc sẽ bị quản chế 3 năm tại địa phương.

Sau khi ông Ngọc bị bắt, vụ việc đã thu hút quan tâm của nhiều người trên mạng.
Cây bút Lê Diễn Đức nhận định ông Ngọc là “một cây bút đối lập, một người bất đồng chính kiến”.
Cùng thời gian ông Ngọc bị bắt, có blogger Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 và nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày 6/12.
Tuy vậy, vào tháng 10 năm 2015, cả hai ông nhận được quyết định đình chỉ điều tra.

Mạng lưới Blogger VN: Bản án tuyên cho Nguyễn Ngọc Già là bất công

RFA
2016-03-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
NguyenNgocGia-622.jpg
Blogger Nguyễn Ngọc Già
Courtesy DLB

Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm qua ra nhận định về bản án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên cho Blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi. Mức án phiên xử sở thẩm vào ngày 30 tháng 3 hôm qua là 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Thông cáo của Mạng lưới Blogger Việt Nam nêu ra 4 điểm. Trước hết đó là sự bất nhất và sai sự thật qua những thông tin sơ sài mà truyền thông Nhà nước loan về những điều bị cho là vi phạm của Blogger Nguyễn Ngọc Già.

Thứ hai là theo cáo trạng thì Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn vi phạm quyền riêng tư của công dân khi đọc nội dung thư từ của người sử dụng Internet thuê bao của công ty này.

Điểm thứ ba theo Mạng Lưới Blogger Việt Nam việc phiên tòa nêu ra nhân thân của Blogger Nguyễn Ngọc Già: có bà nội và cha là đảng viên Cộng sản Việt Nam, mẹ là ‘cơ sở cách mạng’ như tình tiết xem xét bản án/ chứng tỏ không có vấn đề mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật và hệ thống tòa án.

Cuối cùng Mạng Lưới Blogger Việt Nam nhận định rằng việc giấu kín toàn bộ thông tin từ bắt cho đến đưa ra kết án Blogger Nguyễn Ngọc Già, ngay cả cáo trạng chứng tỏ việc kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế là một sự áp đặt sai trái và bất công.



__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Vietnam jails 3 women for waving flags of former South


        

MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG

Vietnam jails 3 women for waving flags of former South


HANOI, Vietnam — A Vietnamese court has sentenced three women who held up the flags of the defeated U.S.-backed South Vietnam to up to four years in prison on charges of spreading anti-state propaganda, media reported Wednesday.
The women were convicted of holding anti-state banners, the flags and chanting anti-state slogans outside the United State diplomatic mission in Ho Chi Minh City in July 2014, Thanh Nien newspaper reported.
Their trial lasted half a day Wednesday. Ngo Thi Minh Uoc, 57, got four years, and Nguyen Thi Tri and Nguyen Thi Be Hai, both 58, were given three years in prison by the People’s Court in Ho Chi Minh City.
The newspaper said the three were also given two years of house arrest after serving their sentences.
It quoted the verdict as saying their action was “very serious, infringing on national security, distorting, instigating, causing suspicion and mistrust of the people in the (Communist) Party and state.”
Such open defiance of the government involving waving the flags of former South Vietnam in the former capital of Saigon is extremely rare.
The three women previously had been fined for disturbing public order by participating in illegal protests, it said.
The sentences came a week after a court in Hanoi sentenced a prominent blogger to five years in prison for posting anti-state writings.
International human rights groups and the U.S. and other governments often criticize Vietnam for jailing dissidents, but Hanoi maintains that it only punishes only those who break the law.
Copyright 2016 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.

                                                                                                                                                                      
__._,_.___

Posted by: Hieu Doan 

Wednesday, March 30, 2016

NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ ÔNG HOÀNG VĂN DŨNG BỊ NÉM MẮM TÔM!



http://www.vlink.com/hihoa/hihoaho_BoChinhTriCSVN.jpg

NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ ÔNG HOÀNG VĂN DŨNG BỊ NÉM MẮM TÔM!

Video, nguồn: FB Hoang Bui
18h20′ ngày 28-302916
___
Video, nguồn: FB Trần Bang
28-3-2016
Nền dân chủ mắm tôm, một loại dân chủ bốc mùi thối đặc trưng khi dính vào quần áo, da mặt của người dân để nói lên nền “dân chủ đến thế là cùng”.
“Tối nay 19h, 28/3/2016, tại Hội trường Trường Trung học Cơ sở Độc Lập, 94 Thích Quảng Đức, P5, Phú Nhuận, Tp HCM sẽ diễn ra buổi lấy ý kiến cử tri ở tổ dân phố dành cho người ứng cử ĐBQH Hoàng Văn Dũng.”
Những người hoạt động dân chủ, nhân quyền và một số bạn bè, người trợ giúp hợp pháp ứng viên ĐBQH cho Hoàng Dũng đều bị ngăn cản không cho vào trong cuộc hiệp thương ở địa chỉ trên. Dù ACE có đủ giấy tờ xác định tư cách công dân và đến đúng giờ, lịch sự, ôn hòa, trật tự…
Trong khi chờ đợi kết quả “đấu tố” HD ở cổng trường học với sự canh gác của AN, CA, bảo vệ, dân phòng…thì ACE dân chủ bị dính đòn mắm tôm của binh đoàn mắm tôm.
Bịnh đoàn mắm tôm đã được lực lượng chức năng sử dụng với Cha Phan Văn Lợi ở Huế, với mẹ con Trần Thị Thuy Nga ở Hà Nam… nay vào TP HCM.
Bị dính mắm tôm vào quần áo, da, mặt… mới thấy thương các cháu con cô Thúy Nga…
___

TP HCM: NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ ÔNG DŨNG BỊ NÉM MẮM TÔM

28-3-2016
Tối nay, bắt đầu từ 19h, 28/3/2016, tại Hội trường Trường Trung học Cơ sở Độc Lập, 94 Thích Quảng Đức, P5, Phú Nhuận diễn ra buổi lấy ý kiến cử tri ở tổ dân phố dành cho người ứng cử ĐBQH Hoàng Văn Dũng.
07h00: Ông Hoàng Dũng đã có mặt. Ông mặc sơ mi trắng, thắt cà vạt, đeo kính, khoác theo một chiếc túi. Hiện tại có rất đông bạn bè của ông đã có mặt ở cửa hội trường. Không khí khá nhộn nhịp.
Bà Sương Quỳnh, Ông Đinh Quang Tuyến, ông Hoàng Bùi và nhiều bạn bè đang trò chuyện với ông Hoàng Dũng. Nhiều an ninh, dân phòng đi lại bên cạnh.
Hiện tại mọi người không được cho vào hội trường. Đang có tranh luận nhỏ với nhân viên an ninh. Mọi người vỗ tay cổ vũ ông Hoàng Văn Dũng.
Ông Hoàng Dũng vào trong hội trường, và sau đó cửa đã khóa trái. 20 người bạn đứng ngoài đường. Người vợ bé bỏng của Hoàng Dũng đang mang bầu tháng thứ 6, sau một hồi trình bày thì cũng đã vào bên trong với chồng.
Mọi người đành thể hiện sự ủng hộ đối với ông Dũng bằng cách giơ ảnh ông lên ở bên ngoài phòng họp.
20h00: Có khoảng 40 người bạn ông Hoàng Dũng ở bên ngoài.
20h30: Bà Sương Quỳnh cho biết:
NÉM MẮM TÔM VÀO NGƯỜI ỦNG HỘ HOÀNG DŨNG
Chúng tôi đang chờ ứng cử viên Hoàng Dũng ra, đang nghe ý kiến tổ dân phố phường 5 Q Phú Nhuận thì một nhóm người phóng xe qua ném mắm tôm vào chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu công an phải trả lời vì sao cho người ném chúng tôi.
Những hình ảnh lúc 19h đến 20h00:

Tin cuối: Trong buổi lấy ý kiến cử tri ở tổ dân phố dành cho người ứng cử ĐBQH, ứng cử viên Hoàng Văn Dũng được 7% cử tri tổ dân phố ủng hộ.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, March 28, 2016

Trang Hạ và việc “Đấu tranh cho quyền bình đẳng” của phụ nữ Việt Nam


Trang Hạ và việc “Đấu tranh cho quyền bình đẳng” của phụ nữ Việt Nam

Hạ Vũ, thông tín viên RFA
2016-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
thu-con-lon-2-86f73-1213.jpg
Nhà báo, nhà văn, bloger Trang Hạ.
Courtesy of baogiaothong.vn

Nhà báo, nhà văn, bloger Trang Hạ có thể nói là một phụ nữ nổi tiếng, nhất là trong lĩnh vực văn học, báo chí đấu tranh cho “quyền phụ nữ” ở Việt Nam. Mọi phụ nữ Việt ủng hộ và tìm thấy chính mình trong những bài viết của cô. Cô được xem như người phụ nữ bị đàn ông ghét nhất Việt Nam. Mọi kênh truyền thông chính thống ở Việt Nam, từ báo chí tới truyền hình, truyền thanh... đều có hình ảnh của cô với những phát ngôn “gây sốc”, “để đời” thi thoảng lại trở thành những chủ đề “nóng” trên mạng xã hội cũng như các quán trà đá vỉa hè.

Cô đã phát ngôn những gì, vì sao chúng lại “gây sốc” và câu chuyện này, cho chúng ta thấy điều gì về phụ nữ Việt Nam hiện đại?

Mình tin rằng mỗi một người phụ nữ Việt Nam luôn có một sức mạnh ở bên trong, làm cho chúng ta luôn có thể vượt qua được tất cả và có thể nhìn thấy được sức sống rất mạnh mẽ, chỉ có điều chúng ta luôn thua đám đông, thua lối sống theo quán tính.

- Trang Hạ

Đây là đề tài trên trang phụ nữ kỳ này.

Trang Hạ  sinh năm 1975, từng tốt nghiệp khoa Tiếng Trung, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và đã tốt nghiệp Thạc sĩ truyền thông tại Đài Loan. Cô từng là phóng viên thường trú của báo Tiền Phong tại Đài Bắc. Công việc chính của Trang Hạ là viết văn, làm báo, phụ trách chuyên mục trên các tạp chí, viết kịch bản và quảng cáo. Năm 2002, Trang Hạ tiếp cận với blog và sau đó 1 năm khi cô sang Đài Loan, cô viết blog hằng ngày. 

Với nguồn văn học mạng vô tận ở Đài Loan, cô bắt đầu dịch truyện ngắn trên mạng và trở thành nhà văn, blogger nổi tiếng. Rất nhiều truyện dịch nổi tiếng do Trang Hạ thực hiện như: “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, “Mẹ điên”, “Những đống lửa trên vịnh Tây Tử”… Các tác phẩm dịch này của Trang Hạ thường đề cập đến thân phận phụ nữ, những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặc dù được đông đảo bạn đọc đón nhận, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, các tác phẩm mà Trang Hạ dịch không mang tính chất nghệ thuật, mà là những tác phẩm rẻ tiền.

Vượt qua tầm ảnh hưởng thông thường của một nhà văn, nhà báo, bloger nổi tiếng thông thường, Trang Hạ đối với phụ nữ Việt Nam giống như một “thần tượng”, người phụ nữ duy nhất dám “đấu tranh” cho quyền lợi của họ. Những “phát ngôn gây sốc” của cô như “chồng có là con chó, con lợn đâu mà phải giữ chân”; “ngoài chén rượu, đàn ông chẳng có gì hơn”; “đàn ông về nhà chỉ ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn”; “tôi thấy thương cho đàn ông mỗi dịp 8 – 3”; “tết – nỗi khổ nhục của phụ nữ”; “thà chồng ngoại tình còn hơn chơi gái”... thường xuyên trở thành đề tài bàn tán trên các mạng xã hội.

Cuộc tranh luận “nảy lửa” năm 2012 giữa cô và đạo diễn Lê Hoàng về đề tài “phụ nữ - đàn ông, ai rửa bát” không chỉ được cư dân mạng dành nhiều thời gian theo dõi, mà còn tiêu tốn không biết bao nhiêu là giấy mực, tiền bạc và công sức của các tòa báo chính thống.

Nói về việc lựa chọn đề tài Phụ nữ, Trang Hạ chia sẻ:
“Thực ra khi đó, là thời điểm năm 2009, Trang Hạ quyết định sẽ ở hẳn Việt Nam. Lúc đó mình không biết mình sẽ làm gì ở Việt Nam bởi vì sau khi học truyền thông ở nước ngoài thì đã thay đổi rất nhiều nhận thức về truyền thông. Trước đây, mục đích mình đi học thạc sỹ về truyền thông là để mình viết báo cuốn hút hơn. Thế nhưng sau khi học xong, mình tin rằng mình khó có thể làm được những thứ mà mình đã được học. Khi đó, mình nghĩ mình sẽ làm gì. 

Khi ở Đài Loan, mình đã làm một việc là trả lại giải thưởng cho nhà xuất bản Thanh niên của Hội nhà văn Việt Nam, khi đấy là giải thưởng văn học viết cho thanh niên. Họ trao giải thưởng về giá trị văn học nhưng họ không đồng ý xuất bản vì nó viết quá nhiều về tình dục đồng giới (LGBT), đó là cuốn “Những đốm lửa bên vịnh Tây tử”. Mình trả lại giải thưởng để mình in sách. Lúc đó, mình thấy xã hội Việt Nam đang thiếu một cái gì đó mà khi mình sống ở nước ngoài, mình thấy thực sự tự do, tự tại, mình được người ta nhìn vào rất nhiều ưu điểm của mình mà khi mình về Việt Nam, mình được nhìn thấy rất nhiều khuyết điểm.

Năm 2003 – 2008, mình đã làm rất nhiều thứ với từ khóa làm việc của mình là từ cảm động. Cho nên mình viết rất nhiều thứ như “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” rồi những “Bài báo triệu người rơi nước mắt”, “Em bé 8 tuổi lo hậu sự” hay là “Mẹ điên”. Trong đó có một số phận mà mình nghĩ rất nhiều, đó là một cô xuất khẩu lao động sang Đài Loan, sau đó cô bị tai nạn, trở thành một người tàn tật, rồi cô ấy về nước nhưng chỉ muốn tử tự thôi vì rất nhiều người dèm pha. 

Sau đó mình có hỗ trợ một chút học bổng để cô ấy học đại học tại chức ở Hà Nội. Mình cho là nên học để trốn cái nghèo. Và chỉ sau đó khoảng 4 – 5 năm thôi, cuộc đời của cô ấy đã hoàn toàn thay đổi. Với một người tàn tật ở quê, chỉ ra giếng giặt quần áo thôi đã là một nỗi đau khổ vì bị mỉa mai, thế mà cô đã lên Hà Nội làm tất cả mọi thứ để đi học và sau đó đã có một nghề lương thiện, giúp đỡ những người phụ nữ khác và có một mái ấm. Và mình biết ngay rằng người phụ nữ, người ta không sợ nghèo, không sợ khổ, không sợ tàn tật, không sợ dốt, vượt lên được số phận, nhưng người ta chỉ sợ mỗi một thứ là thị phi, miệng lưỡi của người đời hoặc cái nhìn của xã hội hay những lời nói cay đắng của cộng đồng. Và mình tin rằng mỗi một người phụ nữ Việt Nam, trong đó có cô Trang Hạ, luôn có một sức mạnh ở bên trong, làm cho chúng ta luôn có thể vượt qua được tất cả và có thể nhìn thấy được sức sống rất mạnh mẽ, chỉ có điều chúng ta luôn thua đám đông, thua lối sống theo quán tính. Chúng ta luôn sợ những lời dèm pha hơn là sợ cụt tay, tàn tật, không bằng cấp, ế chồng... chúng ta không sợ  hoàn cảnh mà chúng ta chỉ sợ những người ở ngoài cuộc đời chúng ta. Trang Hạ biết là nếu vậy thì từ khóa cho 5 năm tiếp theo, sau 3 năm làm các tác phẩm về đề tài cảm động, thì từ khóa của Trang Hạ là phụ nữ. Mình muốn có những người phụ nữ nghĩ theo nhiều cách, nhiều lựa chọn trong đời sống, sống theo nhiều cách khác biệt và được tôn trọng. 

Đó là lý do vì sao mình viết, đến bây giờ, là khoảng chừng 500 tản văn về phụ nữ và 6 – 7 quyển sách trong đó có quyển gần đây nhất là “Lấy chồng xứ lạ”. Trong đó có rất nhiều cách sống nhưng chúng ta luôn luôn tìm cách nào đấy để kháng cự lại một đời sống và một lối tư duy theo quán tính. Trang Hạ nghĩ là mình sẽ cố gắng để có được một lớp độc giả mà họ càng ngày càng nới rộng biên độ tiếp nhận của họ đối với đời sống, đấy, tất cả nó chỉ có giản dị thế thôi.”
tha.jpg
Trang Hạ và phát ngôn gây sốc của cô.

Sự nổi tiếng đến từ việc viết lách và phát ngôn các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ đã đưa Trang Hạ vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của một nhà văn, trở thành một nhân vật trong giới showbiz, được mời làm diễn giả, giám khảo, nhà bình luận trong rất nhiều show truyền hình, và các cuộc thi... Cô cũng trở thành nhân vật quảng cáo được nhiều nhãn hàng, tòa báo lựa chọn mỗi khi muốn thu hút một cuộc tranh luận nảy lửa về một vấn đề nào đó liên quan đến phụ nữ. 

Việc này đối với những người hoạt động vì nữ quyền, cô giống như một nỗi “bất lực” của họ bởi không ai hiểu vì sao, những bài viết không mấy trau chuốt về những đề tài “tầm thường”, những phát ngôn không có gì mới mẻ, chỉ được đưa ra với giọng điệu một chút “ngông cuồng” đó lại khiến phụ nữ Việt hả hê, đàn ông Việt tức tối, trong khi biết bao chiến dịch, xuất bản phẩm... đầy tính “nghiêm túc” của họ lại bị khán giả thờ ơ.

Trang Hạ cho hay:
Có người hỏi Trang Hạ là có phải viết về phụ nữ vì đề tài này rất nhiều nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho Trang Hạ, nhất là những quảng cáo về mỹ phẩm hay là nước rửa bát như là họ đã trả tiền trong một số năm vừa qua. Cũng có người hỏi Trang Hạ phải chăng viết về phụ nữ vì nó dễ viết, vì mình chỉ biết mỗi đề tài đó thôi. 

Có người cho rằng đó là bẩm sinh, giống như năng khiếu ấy, mỗi người một mảng. Trang Hạ tin rằng đề tài mình lựa chọn nó không xuất phát từ bẩm sinh, năng khiếu, nó xuất phát từ sự thay đổi trong nhận thức và Trang Hạ sẽ còn thay đổi nhận thức nữa, trong những thời gian tiếp theo. 

Trong một năm vừa qua thì Trang Hạ đã thay đổi đề tài và làm khá nhiều về người cao tuổi. Mình hầu như không làm gì về phụ nữ nữa. Và gần đây, khi chúc tết, mình có làm đề tài “nhận diện bạo lực với người cao tuổi tại Việt Nam” nhưng có lẽ là độc giả Việt Nam khá thờ ơ với người cao tuổi. Họ chẳng quan tâm đến võ cổ truyền, đến những người già đang làm gương sáng trong xã hội, nhiều người chẳng quan tâm đến những tuyến bài “người già hẹn hò trong cô đơn” hoặc là “bạo lực đối với cha mẹ” hoặc là “người già đi Phượt”... nên những tuyến bài về người già của Trang Hạ không được nổi tiếng như những tuyến bài của mình về phụ nữ.”

Trang, một “bà mẹ bỉm sữa” chia sẻ lý do vì sao cô “khoái” Trang Hạ:
Em thấy chị ấy là một người bảo vệ nữ quyền nhưng rất công tâm, có những phản ánh rất công bằng, không phải theo kiểu mù quáng.
- Trang
Tại vì chị ý Thẳng – Thô và Thật. Em thích những cái đơn giản, không cần phải uốn lượn. Em thích nhất bài nói “đàn ông Việt Nam là con lợn”. Thật luôn, chỉ có ngồi yên một chỗ thôi, chả làm cái gì cả thì khác gì con lợn, chỉ ăn rồi nằm trong khi có thể giúp đỡ vợ. Em thấy chị ấy là một người bảo vệ nữ quyền nhưng rất công tâm, có những phản ánh rất công bằng, không phải theo kiểu mù quáng.”

Thu – một phụ nữ trẻ mới từ quê lên Hà Nội làm nhân viên tạp vụ trong một quán ăn, không có nhiều thời gian và cơ hội tiếp cận báo mạng, truyền hình, mạng xã hội... cũng biết đến Trang Hạ, cô chia sẻ:

Em biết qua chương trình “Giai điệu tự hào”, cô ấy tham gia mấy lần ở ghế bình luận viên hay sao ấy. Hình như là chị ấy cũng có nhiều phát ngôn trên mạng nhưng em cũng ít đọc. Nhưng mà em cũng biết chị ấy là một nhà văn tiêu biểu, tham gia báo Hoa Học Trò, chị cũng là cây bút xuất sắc, hình như sinh năm 1975, có nhiều tác phẩm dịch thiên về bên tiếng Trung. Em nghĩ, ngày xưa nghe thì có vẻ hơi quá nhưng ngày nay thì là đúng. Nam nữ thì bình đẳng, con trai – con gái như nhau, con gái làm việc nhà được thì con trai cũng làm việc nhà được. Rồi những cái hủ tục có thể giản lược đi thì giản lược đi. Em khá là thích cô ấy và mong chị ấy đứng lên đòi quyền lợi của phụ nữ nhiều hơn.”

Mỗi phụ nữ ủng hộ Trang Hạ đều vì cô đã dám đưa bản thân ra trước dư luận để đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, và họ đều mong muốn cô đấu tranh nhiều hơn. Tuy nhiên, khi được hỏi về “quyền nhiều hơn của phụ nữ, ngoài những điều Trang Hạ đã nói, là những quyền gì”, Thu – cũng như rất nhiều phụ nữ Việt Nam khác – đều gãi đầu “Quyền gì được nhỉ?”. Có lẽ nào, các cô không biết mình còn có những quyền gì, khi mà chúng chưa được Trang Hạ viết hoặc nói ra?
Nói về vấn đề này, Trang Hạ chia sẻ:
Bạn biết rằng chúng ta dựa vào truyền thông để chúng ta tác động đến nhận thức của mọi người. Và qua rất nhiều kênh khác nhau đó, khi mà bạn đang ở Việt Nam, khi bạn viết các tuyến bài về phụ nữ thì bạn rất khó đề cập đến những vấn đề khác hơn ngoài việc ăn uống, chồng con... những thứ rất là vai trò liên quan đến phụ nữ. 

Trong khi đó nói về nữ quyền thì đó là một nội dung nằm trong nhân quyền, ví dụ như là LGBT – là một trong những nội dung về nữ quyền và nữ quyền cũng không phải chỉ có nội dung là được sống theo ý mình thích mà phải trở thành một người phụ nữ có trách nhiệm đối với cuộc sống, với xã hội này và thậm chí là đảm đương được vai trò dẫn dắt xã hội. 

Trang Hạ phải học, phải đọc rất nhiều tài liệu và phải gặp gỡ khá nhiều chuyên gia và làm việc với các tổ chức phi chính phủ để xác quyết rằng những điều mình làm, ít nhất về lý thuyết là không sai chứ không phải mình thích gì thì viết đó. Vì thế nên trong một giai đoạn mới, Trang Hạ hy vọng rằng khi nhận thức của xã hội được nhân cao lên, đơn giản nhất là trân trọng bản thân và yêu bản thân, sau đó Trang Hạ tin là sẽ có những điều kiện hoặc là môi trường tốt hơn để mình có thể truyền thông được những thông điệp mới mẻ và đầy đủ hơn về vai trò của một người phụ nữ trong xã hội.”

Nói chuyện Trang Hạ và việc đấu tranh cho nữ quyền ở Việt Nam ngày nay, lại nhớ Hồ Xuân Hương xưa đã “dơ tay với thử trời cao thấp – xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài” rồi bà huyện thanh quan “nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc, thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia” mà tiếc cho mấy trăm năm phát triển của văn minh nhân loại, của các phong trào đấu tranh vì nữ quyền trên khắp thế giới… 

Ở đây, trên đất nước ngàn năm văn hiến, khi những phong trào đấu tranh cho nữ quyền trên thế giới đang cổ vũ cho việc gia tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao nhất trong các nhà nước, cho các chính sách tạo thuận lợi cho việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc của phụ nữ và nam giới... những người phụ nữ của chúng ta, không hiểu vì sao, đã tự mình thu gọn những giấc mơ, tham vọng, quan niệm về “bình đẳng” của mình xuống gần với việc đấu tranh cho quyền được chia sẻ việc nhà, chung thủy một vợ một chồng… vốn là những điều từ lâu đã được xem là “đương nhiên”.

Tạp chí phụ nữ kỳ này kết thúc tại đây. Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: havu082008@gmail.com.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

VỢ ANH TRẦN MINH LỢI BỊ ÁP LỰC CŨA CSVN PHẢI TỪ CHỐI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

From: Quyet Nong <
 Sent: Sunday, March 27, 2016 9:12 AM
Subject: 1 DĐKTTG VỢ ANH TRẦN MINH LỢI BỊ ÁP LỰC PHẢI TỪ CHỐI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

VỢ ANH TRẦN MINH LỢI BỊ ÁP LỰC CŨA CSVN PHẢI TỪ CHỐI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Trưa nay, chị Phan Thị Thảo là vợ anh Trần Minh Lợi (Người chống tham nhũng bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt giam) gọi điện báo cho tôi biết là gia đình chị hiện nay bị áp lực từ nhiều phía nên đành phải từ chối tôi làm luật sư bào chữa cho anh Lợi, cho dù bản thân chị và gia đình rất yêu quý tôi.
Tôi hỏi lý do nào chị từ chối tôi bào chữa cho anh Lợi ? thì chị Thảo không trả lời cụ thể mà nói là vì lý do “nhạy cảm”. Chị Thảo cho biết là sẽ nhờ một luật sư khác bào chữa cho anh Lợi để khỏi bị áp lực.
Hai ngày trước chị Thảo và gia đình từ tỉnh Đắk Lắk đến nhà tôi hối thúc tôi làm thủ tục bào chữa cho anh Lợi, nhưng hôm nay đột ngột từ chối tôi bào chữa, chắc chắn là bị áp lực rất lớn từ phía công quyền.
Tôn trọng quyền lựa chọn luật sư của thân chủ, tôi khuyên chị Thảo nên hết sức thận trọng khi nhờ luật sư bào chữa cho anh Lợi, nếu nhờ một luật sư không chân chính thì sẽ bất lợi rất lớn cho anh Lợi và gia đình.
Tôi nhận bào chữa cho anh Trần Minh Lợi là hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn bị gia đình từ chối. Thật là khốn khổ khi phải làm người tử tế trong xã hội này !

Inline image 1






__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Sunday, March 27, 2016

BA ẾCH ĐANG LÀ VỊT QUÈ, GIẢ BIỆT THÀNH ĐÔ Y KÊU GỌI MỌI NGƯỜI, ĐẢNG DZIÊN NÊN SỐNG "LÀM NGƯỜI TỬ TẾ" VẬY LÀ GẦN 10 NĂM Y NGỒI Ì Ở GHẾ TỂ TƯỚNG, Y ĐÂU CẦN SỐNG TỬ TẾ, TỤI ĐẢNG DZIÊN CŨNG DZẬY, PHẢI HÔNG SÁU SỈN ? THẾ LÀ CHẾT TIÊU DÂN MÌNH !


         Hân hạnh Fw ACE, xin tiếp tay phổ biến, một đống con nuôi, 19 con thăng̀ thaí thú cậy quyền cậy thế cha già Tầu khưạ càng ngày càng gia tăng đàn aṕ độc ác với người yêu nước, bất chấp dư luận Thế giới Tự do. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Elvis Nguyen Tran <>
To:
Sent: Saturday, March 26, 2016 7:30 PM
Subject: “Anh Ba Sàm”


  

BA ẾCH ĐANG LÀ VỊT QUÈ, GIẢ BIỆT THÀNH ĐÔ

                  Y KÊU GỌI MỌI NGƯỜI, ĐẢNG DZIÊN NÊN SỐNG "LÀM NGƯỜI TỬ TẾ"

                                                            VẬY LÀ GẦN 10 NĂM Y NGỒI Ì Ở GHẾ TỂ TƯỚNG, 

                  Y ĐÂU CẦN SỐNG TỬ TẾ, TỤI ĐẢNG DZIÊN CŨNG DZẬY, PHẢI HÔNG SÁU SỈN ? 
                  THẾ LÀ CHẾT TIÊU DÂN MÌNH !


CSVN gia tăng độc tài, phi dân chủ, bất chấp sự ngở ngàng của 
Thế giới Tự do trong những phiên Tòa xử người chống đối, tranh đấu 
cho TDDC, Nhân quyền -

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định

về Thông tư 13/2016 của Bộ Công an


















Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Ngày 10/3/2016, Bộ Công an đã ra Thông tư số Số: 13/2016/TT-BCA về “Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân”. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 24/4/2016. Một trong những nội dung của Thông tư 13 là cho phép công an có quyền bắt những người dân tụ tập bên ngoài phiên tòa nếu không thể thuyết phục hoặc yêu cầu họ giải tán. Nhiều người cho rằng Bộ công an ra Thông tư này là nhằm vào giới đấu tranh cho nhân quyền trong nước.

Đã có rất nhiều người dân bị ngăn cấm, bị đánh đập hoặc bắt bớ chỉ vì muốn tham dự các phiên tòa xét xử những người bất đồng chính kiến được Nhà nước thông báo là “công khai”. Sự việc gần đây nhất là phiên tòa xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh, tức Blogger Anh Ba Sàm cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy. Một số người đã bị lực lượng công an cả thường phục lẫn sắc phục bắt đi ngay gần trụ sở phiên tòa và bị câu lưu trái phép chỉ vì những người này đến ủng hộ tinh thần cho hai nhà tranh đấu nổi tiếng trên. Nhiều người bảo vệ nhân quyền sau đó cũng đã bị công an gửi giấy mời với lý do “để làm rõ việc tụ tập đông người tại vỉa hè ngã tư Triệu Quốc Đạt -Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày 23/3/2016”- tức khu vực gần tòa án.


“Anh Ba Sàm”

By on March 26, 2016
“Anh Ba Sàm”
0SHARES

Đy đ và chân thc

Trước phiên tòa xét xử anh  Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh một ngày, nhà xuất bản Hà Nội trẻ đã tổ chức ra mắt cuốn sách có tên “Anh Ba Sàm” và thu hút được một số người yêu mến blogger này tham dự. Cuốn sách được mô tả như một cáo trạng tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam bằng cách tập trung các bài viết sau khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt và trang blog do anh tạo ra bị cáo buộc là tuyên truyền phản động. Cuốn Anh Ba Sàm hẳn nhiên không phải là một tác phẩm văn chương mà nó có thể xem là một tập hợp các tài liệu cho người đọc hiểu biết hơn về một con người, một nhân vật khá đặc biệt, chấp nhận từ bỏ mọi ưu đãi của chế độ để dấn thân vào con đường mở mang dân trí cho người dân trong lúc Internet đang thay đổi cuộc sống con người Việt Nam.

Cuốn sách nhỏ này được biên soạn và xuất bản với mong muốn phản ánh đến bạn đọc hình tượng một Anh Ba Sàm cũng như bản chất vụ án một cách đầy đủ và chân thực nhất. -Lời nhà xuất bản
Internet trở thành công cụ sắc bén dưới tay bloger Ba Sàm với trang blog của anh tập trung các bài viết khắp thế giới có liên quan trực tiếp đến tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước. Bên cạnh đó không thể không nói tới những bài viết có yếu tố Trung Quốc do các chuyên gia về Biển Đông hay từ các cây viết uy tín sắc sảo trong và ngoài nước. Những trang viết này đã có sức hấp dẫn lớn lao tới người Việt đến nỗi trong những thời khắc quan trọng nhất nó được hàng trăm ngàn lượt truy cập mỗi ngày.
Cuốn sách minh họa lại diễn tiến việc bắt giữ anh với các bài viết của Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Hoàng Xuân Phú cũng như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Lân Thắng, Lưu Văn Minh, Nguyễn Xuân Cần và Nguyễn Trung Dũng. Những bài viết với nhiêu góc cạnh từ luật pháp tới những kỷ niệm đời thường cộng với hình ảnh của anh Ba Sàm làm thành một bức tranh toàn cảnh một vụ án làm cả thế giới theo dõi.
Từ trang mở đầu, vợ anh Ba Sàm là chị Lê Thị Minh Hà có một bức thư, không phải để nói lên sự thương nhớ, đau khổ vì chồng mà chính bức thư này lại là tiếng chuông tố cáo chế độ của một người vợ, người bạn đồng hành cùng anh. Nói về “bức thư của một người vợ” chị Minh Hà cho biết:
“Xuất phát đầu tiên không phải là việc viết thư cho một ai đấy mà quan trọng nhất là lúc đó vào thời điểm tôi viết bức thư thì chưa có một ai vẽ ra được anh Ba Sàm là gì, anh Ba Sàm là ai. Thực ra bức thư ấy là diện mạo của anh Ba Sàm và tôi viết dưới dạng một bức thư để cho mọi người cùng hy vọng lúc ấy giới thiệu cho mọi người như các nghị sĩ trong lúc tôi đi vận động nước ngoài, cho các nghị sĩ ở Đức cũng như ở Mỹ thì tôi viết thư trong tâm trạng đấy.”
image003-620
Ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức đến VN tham dự phiên xử blogger Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự của ông là chị Nguyễn Thị Minh Thúy. (Ảnh chụp tại buổi ra mắt sách Anh Ba Sàm ở Hà Nội hôm 22/3/2016)
Trong Lời nhà xuất bản có một đoạn giới thiệu: “Cuốn sách nhỏ này được biên soạn và xuất bản với mong muốn phản ánh đến bạn đọc hình tượng một Anh Ba Sàm cũng như bản chất vụ án một cách đầy đủ và chân thực nhất. Nó bao gồm các bài viết của nhiều tác giả khác nhau, nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau của vụ án. Mục đích của nó cũng là hướng tới xóa bỏ sự sợ hãi để “Phá Vòng Nô Lệ”: Khi hiểu biết hơn, người ta sẽ bớt sợ hãi hơn.”
“Phá vòng nô lệ” được xem là slogan của trang blog Ba Sàm. Nô lệ từ ý thức cho tới thái độ, nô lệ hình thành từ thói quen sợ hãi và sự im lặng kéo dài. Nô lệ bởi sự cam chịu và tự trói mình trước những hành động phi pháp của nhà nước. Nô lệ khi không hiểu thế nào là quyền con người mà mỗi công dân đều đương nhiên có được mà không cần ai ban phát.
Anh Ba Sàm ý thức và tích cực chống lại vòng nô lệ ấy bằng cách dẫn lại những trang viết mà anh và cộng sự bỏ công sức, thời gian lẫn tiền bạc để người dân thấy rồi tự mình thoát ra cái vòng tròn ác nghiệt của sự cam chịu và đã quen dần với nó.

Cơ hi biết nhiu hơn v cán cân công lý VN

Cuốn sách dày 408 trang song ngữ Việt Anh với mục đích cho người ngoại quốc biết những diễn biến xảy ra tại Việt Nam qua vụ án Anh Ba Sàm. Ngoại trừ Giáo sư viện sĩ Hoàng Xuân Phú, 8 tác giả được trích lại trong cuốn sách hầu hết đều trẻ. Với lứa tuổi trên dưới 30, những bài viết của họ mạnh mẽ và sắc nét, tô đậm diện mạo vi phạm nhân quyền của nhà nước để từ đó người chưa hiểu rõ anh Ba Sàm có cơ hội biết nhiều hơn về cán cân công lý của Việt Nam. Nhà báo Đoan Trang tác giả của nhiều bài viết được trích đăng trong sách cho chúng tôi biết:
“Cuốn sách này có bài viết của nhiều tác giả khác nhau về vụ án Ba Sàm về góc độ pháp lý cũng như góc độ đời thường và góc độ lịch sử đấu tranh cho một nền dân chủ… Trong cuốn sách có một số bài viết đã từng được đưa lên mạng hay trên trang báo Luật khoa tạp chí hoặc là trên BBC Việt ngữ. Các bài đã đưa lên mạng rồi còn mục đích các tác giả trong cuốn sách thì em không biết các tác giả khác như thế nào còn em thì đây là vụ án rất là điển hình cho sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trong vụ án Ba Sàm xảy ra rất nhiều vi phạm nhân quyền khác nhau như là quyền tự do đi lại, quyền tự do hội họp, quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin, tự do báo chí, rồi quyền được xét xử công bằng. Vụ án này bên phía công an, cơ quan tố tụng tòa án và viện kiểm sát, đặc biệt là công an đã vi phạm rất nhiều, vi phạm tràn lan từ lúc bắt cho tới bây giờ.”
Trong bài viết “Sự nguy hiểm của điều 258” hai tác giả Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang đã cùng đi đến kết luận: 258 là một điều luật được đặt ra để che chở cho những kẻ tận dụng sức mạnh để áp đặt lên chính luật pháp. Điều 258 chẳng những trừu tượng ngay cả cách dùng chữ mà cho đến việc chứng minh người bị hại cụ thể là gì cũng không nêu ra được tính chất minh bạch và khả thi của nó. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, hai lần là đại biểu Quốc hội cho biết về những gì mà Quốc hội từng chú ý tới điều 258:
Những phái bộ ngoại giao đến tham gia người ta tỏ thái độ rất đồng cảm với bức xúc của người tham dự đấy về quyền tự do dân chủ bị kìm nén trong đất nước này. Họ ủng hộ cho trạng thái tinh thần, tâm thái mọi người nói chung rằng cuộc đấu tranh của các bạn chúng tôi ủng hộ. -Ông Phan Tất Thành
“Tôi thấy là trong khi bàn thảo quốc hội cũng có nhiều đại biểu cũng đã từng nói là những quy định như thế thì rất mơ hồ, dể bị vận dụng sai cho nên phải làm sao quy định cụ thể hơn ví dụ hành động chống nhà nước thì cụ thể như thế nào là chống? Còn nếu bây giờ mình nói một cách chung chung thì vận dụng rất khó.”
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng là luật sư bảo vệ cho anh Ba Sàm tại tòa án cho biết:
“Trong thời gian quốc hội đang bàn về sửa đổi bổ xung Bộ luật hình sự thì một trong những điều được đưa ra thảo luận là điều 258. Nó viết rất là chung chung cho nên đến mức mà Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói rằng nếu mà điều luật viết không cụ thể không rõ ràng thì không khéo chúng ta phát biểu cũng liên quan đến điều luật này. Điều đó cho thấy người lãnh đạo cao nhất của đất nước này cũng thấy điều luật rất chung chung. Mà điều luật chung chung thì rất nguy hiểm, nó nuốn diễn dịch như thế nào cũng được. Mà diễn dịch như thế nào cũng được thì hành lang pháp lý không an toàn. Đó là điều rất là không bình thường của pháp luật Việt Nam.”
Trong buổi ra mắt, “Anh Ba Sàm” đã thu hút nhiều đại diện của sứ quán nước ngoài tới tham dự. Ông Phan Tất Thành, một người yêu mến Ba Sàm kể lại:
“Buổi gặp gỡ hôm qua chừng có hơn 1 tiếng đồng hồ thôi nhưng trạng thái tinh thần của mọi người rất đoàn kết hòa đồng và trong tinh thần muốn đòi tự do cho Nguyễn Hữu Vinh. Mọi người đồng lòng thể hiện trong tư tưởng trong phát biểu, ngoài hành lang trong hội nghị không một ai không một người nào có một phiền não gì cả. Mọi người tham dự cuộc gặp này cảm thấy rằng ngày mai nếu mà ra để dự phiên tòa anh Vinh là một điều thỏa đáng cần thiết để tạo dư luận trả lại tự do cho Nguyễn Hữu Vinh.
Những phái bộ ngoại giao đến tham gia người ta tỏ thái độ rất đồng cảm với bức xúc của người tham dự đấy về quyền tự do dân chủ bị kìm nén trong đất nước này. Họ ủng hộ cho trạng thái tinh thần, tâm thái mọi người nói chung rằng cuộc đấu tranh của các bạn chúng tôi ủng hộ. Tôi cảm thấy điều đấy.”
“Anh Ba Sàm” là một tài liệu bạch hóa con người, công việc và cả những buồn vui của Nguyễn Hữu Vinh, một cán bộ an ninh sinh trưởng trong một gia đình cộng sản cao cấp và nhiều đóng góp với chế độ. Nếu nói về đóng góp thì Nguyễn Hữu Vinh đóng góp còn nhiều hơn chính thân phụ của anh là ông Nguyễn Hữu Khiếu, từng là ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong 2 khóa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Lao động Việt Nam, và là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.
Cha anh đóng góp cho Đảng cho nhà nước, còn anh trực tiếp đóng góp cho dân trí người Việt, cho những người đang sống trong tăm tối của sự nô lệ âm thầm nhưng rõ rệt. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng dân trí và sự đóng góp của anh bị chính quyền chặt đứt. Họ không muốn người dân phát hiện ra những sai lầm của hệ thống. Họ muốn hình ảnh cách mạng của 70 năm về trước vẫn nằm trong tâm trí người dân.
Anh Ba Sàm muốn làm ngọn đèn đêm đánh thức người dân chống lại sự độc ác của thù trong giặc ngoài và dĩ nhiên điều này nhà nước rất ngại và không hề muốn xảy ra.
RFA

--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

__._,_.___

Posted by: Phu Van 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List