Monday, November 30, 2015

Khách 'bị ngăn đến đám hỏi Thanh Nghiên'


Khách 'bị ngăn đến đám hỏi Thanh Nghiên'

  • 28 tháng 11 2015
Bà Phạm Thanh Nghiên và ông Huỳnh Anh Tú đều từng bị tù vì đấu tranh cho dân chủ
Đám hỏi của nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đã diễn ra ‘gần như trọn vẹn’ ở Hải Phòng dù một số khách mời ở Hà Nội bị an ninh ngăn không cho đi dự.
Bà Phạm Thanh Nghiên, 38 tuổi, từng bị án tù giam bốn năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước, mãn hạn tháng 9/2012.
Bà kết duyên với ông Huỳnh Anh Tú, cựu tù chính trị mãn án 14 năm tù năm 2013.
Hôm 28/11, trả lời phỏng vấn của BBC, Phạm Thanh Nghiên nói: “‘Đám hỏi của tôi diễn ra gần như trọn vẹn, dù một số khách mời như luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội… không đến được vì an ninh ngăn cản.”
Bà nói thêm là dù công an giao thông, mật vụ, an ninh… canh gác các ngả đường dẫn vào nhà bà nhưng ‘không có việc gì xảy ra ngoài ý muốn'.

“Tôi và anh Tú đến với nhau, ngoài chuyện cùng chung lý tưởng còn là tôn trọng nhân cách của nhau," bà nói.

Những ‘kỷ lục’ buồn

Trước đó, bà Nghiên viết trên Facebook: “Nếu chính quyền ngăn chặn cả đoàn xe của chú rể thì tôi sẽ lập một số kỷ lục sau:
  • Người đầu tiên tọa kháng chống Tàu ngay trong nhà mình mà bị bắt và kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế
  • Một trong những người tù nhân lương tâm bị triệu tập nhiều nhất trong thời gian quản chế: khoảng 40 lần.
  • Mẹ tôi qua đời năm 2014 nhưng khi mang tro cốt xuống nghĩa trang thì chính quyền địa phương ra lệnh "không được chôn vì liên quan đến chính trị".
"Cảm ơn vì đã lập kỷ lục cho tôi, những ‘kỷ lục’ không ai muốn lập và không một xứ tử tế nào muốn có.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài (trái) viết trên Facebook cá nhân: "Hai sỹ quan an ninh... mời tôi đi uống cà phê để vận động tôi không đi đám hỏi ở Hải Phòng"
Hôm 24/11, ông Tú chia sẻ một status dành cho vợ: “Dù quen biết em chỉ hơn một năm, nhưng ít nhiều anh cũng cảm nhận được bao thăng trầm sóng gió mà em đã gánh chịu suốt mấy mươi năm trời. Tuy là thế, nhưng em luôn giữ được thái độ lạc quan yêu đời, luôn quan tâm và lo lắng đến mọi người. Với anh, em chính là món quà thiêng liêng mà Chúa đã ban tặng cho anh. Anh hứa sẽ trân trọng và gìn giữ món quà này bằng cả trái tim của mình.”

Hôm 27/11, luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những khách mời không đến được, gửi lời cáo lỗi và cho biết thêm trên Facebook: “Hai sĩ quan an ninh, một của bộ, một của sở mời tôi đi uống cà phê để vận động tôi không đi đám hỏi ở Hải Phòng. Tôi hỏi họ lý do tại sao? Thì họ trả lời do có đông người tới dự nên tình hình nhạy cảm và phức tạp."
"Tôi nói với họ đám cưới nào cũng đông người cả, đám hỏi chị Nghiên chắc chỉ vài chục người là cùng. Tôi nói tiếp với họ: Các anh ngăn chặn tôi thế này vừa vi phạm Hiến pháp, pháp luật vừa đi ngược lại truyền thống đạo đức của người Việt Nam."
"Họ im lặng chấp nhận là những người chà đạp hiến pháp và vi phạm đạo đức.”

Trong cuộc phỏng vấn trước đây với BBC, Phạm Thanh Nghiên nói bản án đối với bà là ‘bất công’ và nói thêm: "Tôi hoàn toàn vô tội. Những gì tôi nói hoàn toàn xuất phát từ sự thật và những gì tôi làm xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm."
Sau khi ra tù, bà vẫn tiếp tục các hoạt động như chiến dịch Nhân quyền 2015, Công dân tự do, Cà phê nhân quyền, Chúng tôi muốn biết...
Bà được tổ chức Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman/Hammett năm 2009.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, November 28, 2015

Bản lên tiếng của các tổ chức xã hội chính trị VN về vụ án và phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 24-11-2015 tại Thạnh Hóa, Long An


28/11/2015

Bản lên tiếng của các tổ chức xã hội chính trị VN về vụ án và phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 24-11-2015 tại Thạnh Hóa, Long An

clip_image002          Kính gởi
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế
          Dư luận quốc dân và quốc tế chưa hết phẫn nộ về phiên sơ thẩm bất công và man rợ tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An kết án 12 dân oan vào các tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” hôm 15-16/09/2015 với mức tổng án 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo, thì ngày 24-11-2015, tòa án cộng sản tại huyện này lại kết án Em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30-3-2000) 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích” và phải bồi thường cho “bị hại” 42,600,000 VND.

          Trước vụ án và phiên tòa này, các tổ chức xã hội và chính trị ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố
          1- Đây là sự kéo dài một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ), khiến họ chẳng còn có thể kiếm lại chỗ trú thân sinh sống. Hành xử bất công và phi pháp này của nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm quyền có nhà ở của công dân theo Khoản 1, Điều 17, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Khoản 1, Điều 11, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.
          2- Phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn đáng lên án vì:

- coi việc tự vệ chính đáng và phản ứng phẫn nộ đột xuất của bị can vị thành niên này trước cảnh hàng trăm công an hành hung dã man cha mẹ bà con và đốt cháy căn chòi tạm trú là vi phạm pháp luật nghiêm trọng (trong khi hành vi đánh dân đến trọng thương của lực lượng cưỡng chế hôm đó thì không bị truy tố).

- từ khước yêu cầu của luật sư đòi triệu tập hai giám định viên để tranh tụng hầu xác định mức độ thương tích gây ra cho bị hại. (Đang khi hai viên chức này lại thuộc cơ quan giám định pháp y địa phương, tính khách quan khó bảo đảm; ngoài ra, văn bản giám định của họ cũng chứa nhiều điều phi lý, cho thấy ý đồ nâng mức độ thương tích lên 35% để có thể truy tố bị can).

- ngăn chận từ xa (cả thời gian lẫn không gian) các bạn bè thân hữu, không cho họ vào phòng xử, lại còn dẹp bỏ những cách thức bày tỏ thái độ ủng hộ bị can của họ (giật biểu ngữ) và đuổi xe đã chở họ tới, gây khó khăn cho họ trên đường về. Thậm chí dân oan hiệp thông đồng hành từ Hà Nội cũng bị đàn áp.

- tuyên án nặng nề cho một trẻ vị thành niên chỉ vì “tội” bênh vực gia đình, bảo vệ công lý, tố cáo cường quyền, để rồi gây cho em thương tổn tâm lý, khiến tương lai em ra mờ mịt đang khi lại giam tù cả cha lẫn mẹ của em, đó là vi phạm Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (năm 1990) mà Việt Nam đã ký kết.

          3- Phiên tòa ngày 24-11-2015 cũng như phiên toà ngày 16-09-2015 thực chất chỉ là sự trừng phạt những công dân dám đứng lên giành lại quyền sống chính đáng, sự hỗ trợ cho hành vi cướp bóc tham nhũng của nhà cầm quyền địa phương, sự bao che cho thói bạo hành bất nhân của lực lượng tay sai mù quáng, sự làm giàu cho những tay tư bản đỏ.
          4- Những phiên tòa trắng trợn xử dân oan đòi nhà cửa đất đai như thế (hàng trăm ngàn vụ trong mấy thập niên nay) chỉ là để củng cố quy định bất công, vô lý và ngang ngược của chế độ là “Mọi tài nguyên đất đai trong nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước”, tức của đảng Cộng sản Việt Nam.
          Quy định quái đản này đã đẻ ra nạn dân oan chưa từng có trong Việt sử với con số cả triệu người, đã tước đi quyền sống, quyền an cư lạc nghiệp của toàn dân, đã gây nên bao thảm trạng, tệ nạn và nguy cơ cho xã hội và đất nước.
          Tuyên bố tại VN ngày 27-11-2015
          Tổ chức ký tên
1- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
2- Ban Vận đông Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà thơ Bùi Chát
3- Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Chủ nhiệm Huỳnh Kim Báu
4- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.
5- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
6- Đảng Việt Tân. Đại diện: GS Phạm Minh Hoàng
7- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Chánh thư ký Lê Quang Hiển.
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn Trội
9- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Hà Thị Vân
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy và Trần Thị Nga
12- Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Võ văn Quang, Trần Ngọc Sương, Trần Quốc Tiến.
13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
14- Lao Động Việt. Đại diện : Đỗ Thị Minh Hạnh
15- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
16- Nghị hội Toàn  quốc Người Mỹ gốc Việt. Đại diện: GS Nguyễn Ngọc Bích.
17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Vũ Quốc Ngữ đồng ý ký tên
18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Phan Văn Lợi.
19- Phong trào Liên đới dân oan tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
20- Sài Gòn Báo. Đại diện: Lm. Lê Ngọc Thanh
21 Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
          Cá nhân ký tên
Nguyễn Minh Cần, Nhà báo, Nga
Lê Quang Du, Mục sư, Sài Gòn
Chu Vĩnh Hải, Nhà báo độc lập,
Huỳnh Bá Hải, Nhà báo độc lập, Norway
Phan Tấn Hải, Nhà văn, Hoa Kỳ
Hoàng Văn Hùng, Kỹ sư. Hà Nội
Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.
Kha lương Ngãi, Nhà báo, Sài Gòn
Phùng Hoài Ngoc, Thạc sỹ, An Giang
Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo độc lập, Bình Dương
Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn
Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
Đào Đức Thông, Nhà báo độc lập, Hà Nội
Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo, Hà Nội.
Nguyễn Trung Tôn, Mục sư, Thanh Hóa
Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn.
Phạm Mạnh Tuân,
Lê Thanh Tùng, Nhà báo độc lập, Saigon.
Nguyễn Trung, Nhà báo độc lập
J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo độc lập, Hà Nội
Trần Phong Vũ, Nhà báo độc lập, California, Hoa Kỳ.
Joint Statement of Vietnam’s independent civil and political organizations on the trial against Nguyen Mai Trung Tuan by Thanh Hoa district’s People’ Court on November 24
          To
          - Vietnamese people in the country and abroad
          - Land petitioners in Vietnam
          - Democratic Governments worldwide
          - International human rights bodies
          While domestic public and international community are still concerned about the results of the unfair and barbaric trial of the People’s Court of Thanh Hoa district, Long An province on September 15-16 in which the court sentenced 12 land petitioners to a total of 26.5 years in prison and seven years on probation on the charge of "resisting persons in the performance of their official duties" under Article 257 of the Penal Code, the People’s Court of the same locality on November 24 sentenced Nguyen Mai Trung Tuan, who was born on March 30, 2000, to four years and half in jail for “intentionally inflicting injury on state officials” under Article 104 of the same law. The boy was forced to pay a compensation of VND  42.6 million ($1,880).
          In response to the verdict, the undersigned independent civil and political organizations in Vietnam jointly declare:
          1. The trial is part of the unfair case against the two families who rose up to protest the land seizure by the Thanh Hoa district authorities which agreed to pay only low compensation for their land (the compensation price is VND300,000/square meter compared with the market price of VND22 million/square meter). The land grabbing by Thanh Hoa district authorities has violated the citizens’ right to residence enshrined in Clause 1, Article 17 of the International Covenant on Civil and Political Rights as well as Clause 1, Article 11 of the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights.
          2.   The trial against Nguyen Mai Trung Tuan must be condemned because:
          - The communist government considers the legitimate self-defense and the unexpected indignant reaction of the 15-year-old boy to the harassment of hundreds of policemen and militia against his parents and relatives and the burning of his house as a serious crime while the policemen who severely beat the land owners remain unpunished.
          -  The judges refused the request of Tuan’s lawyer to summon two officials who did the test to determine the injuries of the attacked officials to the court in order to determine the injury rates of the attacked officials. The objectiveness of the test results is under question since the officials conducting the tests are local officers. In addition, their testing results consist of illogical conclusions which aimed to raise the infirmity rate to 35% so the attacker can be prosecuted.
          - Security forces in Long An barred the defendant’s relatives, his family’s friends and social activists from entering the courtroom. Police also did not allow activists to express their support for the defendant and harassed them both on their way to the court and the way home. Even the land petioners in Ha Noi are repressed in their communion with the defendant.
          - Heavy sentence imposed on the child who tried to protect his family and justice as well as objecting to local authorities. The long-term sentence will affect his psychological well-being and his future given the fact that both his mother and father are imprisoned. The move violates the UN Convention on the Rights of the Child to which Vietnam is a state party.
          3. The court on November 24 and the court on September 15-16 aimed to threaten those people who want to stand up to demand for the right to live, and supported the land-grabbing by local authorities, red capitalists and police forces.
          4. The trials against land petitioners in the past decades aimed to protect the illogical regulation of the communist government, that all land belongs to the communist state.
          5.  The communist government's barbaric regulation on land ownership has rendered millions of Vietnamese landless and resulted in high social instability in the country.
          Viet Nam, November 27, 2015
          Organisations
1- Independent Caodaist Church, Tay Ninh, represented by Hua Phi, Nguyen Kim Lan, Bach Phung
2- Campaign Committee for Independent literary body, represented by Bui Chat
3- Le Hieu Dang club, represented by Huynh Kim Bau
4- Vietnam Bauxite forum, represented Pham Xuan Yem
5- Civil societies forum, represented Nguyen Quang A
6- Viet Tan party, represented Pham Minh Hoang
7- Hoa Hao Buddhist Purist Church, represented by Le Quang Hien.
8- Brotherhood for Democracy, represented by Pham Van Troi
9- Association to protect Freedom of Religion, represented by Ha Thi Van.
10- Association of Bau Bi fellowship, represented by Nguyen Le Hung
11- Vietnamese Women for Human Rights, represented by Huynh Thuc Vy and Tran Thi Nga
12- Caodaist Nhon Sanh Bloc, represented by Vo Van Quang, Tran Ngoc Suong and Tran Quoc Tien
13- Bloc 8406 for Freedom and Democracy, represented by Do Nam Hai.
14- Viet Labor, represented by Do Thi Minh Hanh
15- Vietnam Blogger Network, represented by Nguyen Ngoc Nhu Quynh
16- National Congress of Vietnamese Americans, represented by Nguyen Ngoc Bich
17- Defend the Defenders, represented by Vu Quoc Ngu
18- Nguyen Kim Dien Priests group, represented by Phan Van Loi
19. Movement of Land Petitioners Fighting for Justice, represented by Tran Ngoc Anh
20- Saigon Newspaper, represented by Le Ngoc Thanh
21- Sangha of Vietnamese United Buddhist Church, represented by Thich Khong Tanh
          Individuals
Nguyễn Minh Cần, Journalist, Russia.
Lê Quang Du, Pastor, Sai Gon, Viet Nam
Chu Vĩnh Hải, Independent Journalist,
Huỳnh Bá Hải, Independent Journalist, Norway
Phan Tấn Hải, Writer, USA.
Hoàng Văn Hùng, Engineer, Ha Noi
Lê Anh Hùng, Independent Journalist, Ha Noi.
Nguyễn Mạnh Hùng, Pastor, Sai Gon
Hoàng Hưng, zPoet, Sai Gon.
Kha lương Ngãi, Independent Journalist, Sai Gon
Phùng Hoài Ngoc, M.A., An Giang
Nguyễn Thiện Nhân, Independent Journalist, Binh Duong
Ý Nhi, Poet, Sai Gon
Bùi Minh Quốc, Independent Journalist, Da Lat
Đào Đức Thông, Independent Journalist, Ha Noi
Nguyễn Tường Thụy, Independent Journalist, Ha Noi.
Nguyễn Trung Tôn, Pastor, Thanh Hoa
Phạm Đình Trọng, Writer, Sai Gon.
Phạm Mạnh Tuân
Lê Thanh Tùng, Independent Journalist, Sai Gon.
Nguyen Trung, Independent Journalist,
J.B Nguyễn Hữu Vinh, Independent Journalist, Ha Noi
Trần Phong Vũ, Independent Journalist, California, USA.


Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 08:15
Nhãn: Dân oan
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, November 27, 2015

VN bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền


http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpg

VN bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền

  • 26 tháng 11 2015
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền.
Ngày thứ Tư 25/11, sau phiên họp "căng thẳng", Ủy Ban số 3 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết lần cuối về những người bảo vệ Nhân quyền.
Thông cáo từ Liên Hiệp Quốc cho biết phiên họp đã diễn ra với "thảo luận căng thẳng hàng loạt vấn đề", Ủy ban chuyên trách các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa đã thông qua dự thảo nghị quyết về những người bảo vệ nhân quyền, sẽ trình lên Đại Hội Đồng vào Tháng 12.
Đại diện từ Na Uy là người giới thiệu nội dung văn bản dự thảo trong cuộc họp. Nước này cho biết trong các phiên họp trước, 'Đại Hội Đồng đã thể hiện mối quan tâm khẩn cấp đối với những cuộc tấn công nhắm vào người bảo vệ nhân quyền'.
Bản dự thảo mạnh mẽ lên án bạo lực và đe dọa chống lại người bảo vệ nhân quyền. Với văn bản này, Đại Hội Đồng sẽ 'mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia kiềm chế các hành vi đe dọa hay trả đũa chống lại những người bảo vệ nhân quyền'. Văn bản này cũng 'nhấn mạnh vai trò của mọi tập đoàn doanh nghiệp tôn trọng quyền của những nhà bảo vệ nhân quyền'.

"Thiếu rõ ràng"?

Trong phiên họp, đã có 117 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 nước bỏ phiếu chống và 40 nước bỏ phiếu trắng.
Việt Nam bỏ phiếu trắng với dự thảo nghị quyết này.
Giải thích lý do bỏ phiếu trắng, thông cáo của Liên Hiệp Quốc dẫn lời người đại diện Việt Nam nói đoàn Việt Nam "đã tham vấn đầy đủ các cấp" và "vì lý do nghị quyết thiếu rõ ràng và cân bằng", Việt Nam quyết định bỏ phiếu trắng.
Trung Quốc bỏ phiếu chống vì cho rằng: "Các nước phương Tây đã sử dụng việc bảo vệ người bảo vệ nhân quyền là lý do để can thiệp vào nội bộ các nước đang phát triển".
14 quốc gia bỏ phiếu chống dự thảo nghị quyết gồm Burundi, Kenya, Nga, Syria, Myanmar, Nigeria, Ả Rập Saudi, Zimbawe, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nam Phi, Iran, Pakistan, Sudan.
Trước khi phiên họp ngày 25/11 diễn ra, Tổ chức quốc tế chống tra tấn OMCT và Phong trào nhân quyền thế giới FIDH đã gửi thư thỉnh nguyện đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu công nhận vai trò của những nhà đầu tranh nhân quyền và việc bảo vệ họ.
Thư của OMCT viết:"Người bảo vệ nhân quyền thường phải đối mặt với hàng loạt sự xâm phạm và lạm dụng dưới bàn tay của nhà nước và các tổ chức phi nhà nước.Các quốc gia phải công nhận vai trò của người bảo vệ nhân quyền, những nguy cơ đặc thù họ phải đối mặt, và cam kết bảo vệ họ."



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Phạm Minh Vũ: “Tôi sẽ không từ bỏ con đường tranh đấu cho đến khi VN đa đảng”.



 
Phạm Minh Vũ: “Tôi sẽ không từ bỏ con đường tranh đấu cho đến khi VN đa đảng”.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-11-24



Nghe Audio   Phần âm thanh 
MInh-620
Cựu tù nhân Phạm Minh Vũ
RFA photo
Cùng với Lê Thị Phương Anh và Đỗ Nam Trung bị Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Đồng Nai truy tố tội theo điều 258 Bộ Luật Hình sự VN hồi tháng 2 năm 2015, Phạm Minh Vũ là người trẻ nhất và thụ án tù lâu nhất. Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với cựu tù nhân lương tâm sinh viên, 23 tuổi này để nghe chia sẻ của anh về lý tưởng đấu tranh tự do dân chủ cho VN.
Hòa Ái: Xin chào Phạm Minh Vũ. Trước hết, thay mặt ban Việt ngữ đài RFA, Hòa Ái gửi lời chúc mừng bạn được tự do sau khi thụ án 18 tháng tù  vì tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Bạn có thể cho biết trong đợt biểu tình rầm rộ của công nhân chống Trung Quốc hồi tháng 5 năm ngoái, bạn có mặt ở Bình Dương với mục đích gì?
Phạm Minh Vũ: Khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc kéo sang VN, tôi nhận được thông tin ở Sài Gòn có cuộc biểu tình lớn nhưng ở Bình Dương, Đồng Nai lại có sự đập phá cho nên tôi thấy tình hình như vậy nên tôi muốn đến để đưa tin. Tôi đã vào Sài Gòn và xuống Đồng Nai trong ngày 15 tháng 5 năm 2014. Vừa xuống thì bị bắt giữ cho đến kết án luôn.
Hòa Ái: Vậy khi ra tòa, bạn bị buộc tội theo Điều 258 với những bằng chứng nào?
Phạm Minh Vũ: Người ta dùng những bằng chứng chẳng hạn tôi có nhận sự trợ giúp của anh em vì có kêu gọi anh em cùng làm từ thiện. Tôi nhận sự trợ giúp khi ốm đau và tôi có hoàn cảnh. Rồi, có những phát ngôn trên Facebook. Đây là 2 lý do chính để người ta kết án tôi.
Hòa Ái: Và trong đợt biểu tình của công nhân chống Trung Quốc mà bạn có mặt thì tòa không có bằng chứng cụ thể nào để chứng minh bạn “chống phá Nhà nước” phải không”?
Phạm Minh Vũ: Dạ vâng. Tôi đến đó chỉ để quan sát và cập nhật thông tin chứ không có làm gì khác.
Hòa Ái: Bạn là người phải chịu bản án cao nhất trong nhóm 3 người bị xét xử cùng với Lê Thị Phương Anh và Đỗ Nam Trung. Trong suốt 18 tháng thụ án, bạn gặp những trở ngại khó khăn nào?
Phạm Minh Vũ: Theo tôi nghĩ thì trong nhà tù VN thì hầu như ở đâu cũng thế. Vì VN không có nhân quyền cho nên chẳng phải nói nhiều hơn nữa. Có rất nhiều khó khăn ạ.
Hòa Ái: Thời gian thụ án của bạn đã kết thúc. Thông tin ra tù của bạn cũng được loan đi trên các trang mạng xã hội và được nhiều người quan tâm. Bên cạnh những lời chia sẻ chúc mừng, Hòa Ái ghi nhận cũng có không ít các bạn thanh niên trẻ trong nước nhận xét không tốt về bạn vì bạn là hình ảnh xấu, gây ảnh hưởng không tốt cho giới sinh viên…Nếu như được cơ hội tiếp xúc với họ, bạn sẽ nói gì?
Phạm Minh Vũ: Dạ, tôi nghĩ mỗi người có quan điểm riêng. Người ta nhìn vấn đề nếu chưa sát vì chỉ nhìn theo góc độ từ bên ngoài. Tôi nghĩ đa số sinh viên VN đều có sự giáo dục từ mầm non cho đến học ở cấp cao hơn trong quá trình nhồi nhét  tư tưởng cho nên phản ứng của họ như vậy là bình thường. Nếu tôi được gặp những người như thế thì tôi sẽ giải thích những hành động việc làm của tôi hầu như không sai trái. Mục đích của tôi chỉ nhằm muốn VN tiến bộ hơn. Đơn giản tôi chỉ chống Trung Quốc nhưng nhà cầm quyền lại bắt tôi. Theo tôi đó là hành động đàn áp.
Hòa Ái: Theo Hòa Ái biết, bạn từng theo học trường về lãnh vực phát thanh truyền hình, bạn có thể chia sẻ một chút rằng bạn chọn học ngành truyền thông vì ngành này đang phát triển mạnh ở VN, có thể nói là một trong những ngành thời thượng hay bạn chọn vì bạn muốn sử dụng truyền thông như một phương tiện để cất lên tiếng nói trung thực trong thời buổi VN hiện nay?
Phạm Minh Vũ: Khi tôi suy nghĩ và quyết định học Trường Phát thanh- Truyền hình I thì tôi có suy nghĩ đắn đo nhiều. Tôi mong muốn VN có tự do báo chí hơn nên tôi muốn tham gia học ở trường đó để có tư tưởng lập trường trung lập khi phát ngôn hoặc những đóng góp trong vấn đề định hướng dư luận ở VN được thẳng thắn hơn chứ không phải bị  theo kiểu của “Dư luận viên” đưa vào “văn hóa-quy củ” của Đảng cầm quyền.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng là nhà trường nơi bạn học không đồng ý cho bạn đến học nữa và thân phận của bạn là một cựu tù nhân lương tâm, bạn nhận thấy con đường mình chọn đi để thay đổi VN được dân chủ hóa hơn, văn minh hơn mà bị tù đày, điều này có khiến cho bạn bị nản lòng không? Hay sau bản án tù này thì bạn càng mạnh mẽ để dấn thân?
Phạm Minh Vũ: Xã hội VN là một xã hội chuyên quyền độc tài do Đảng CSVN cầm quyền, cai trị. Chỉ khi nào Đảng CSVN từ bỏ quyền lực, chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì lúc đó tôi mới ngừng con đường đấu tranh.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của bạn Phạm Minh Vũ dành cho đài ACTD. Ngay trước khi bạn bị bắt, Hòa Ái được biết thân phụ của bạn vừa qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo. Nhân đây, Hòa Ái kính lời chia buồn cùng bạn và gia đình. Cầu chúc bạn sức khỏe và mọi sự bình an.








__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Thursday, November 26, 2015

Trung Quốc: Một nhà báo đấu tranh vì dân chủ kháng án

Trung Quốc: Một nhà báo đấu tranh vì dân chủ kháng án




Trung Quốc: Một nhà báo đấu tranh vì dân chủ kháng án

media
Chân dung nhà báo Gao Yu, bị kết án 7 năm tù về tội "tiết lộ bí mật quốc gia".REUTERS/Tyrone Siu
Ngày 24/11/2015, một nhà báo lão thành, rất kiên trì trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, hiện đang bị giam cầm, đã đưa đơn kháng án trước một tòa án tại Bắc Kinh. Năm nay 71 tuổi, bà Cao Du đã bị kết án 7 năm tù về tội « tiết lộ bí mật quốc gia », một bản án từng bị giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ.
 
Theo hãng tin Pháp AFP, hàng chục công an đã được huy động để ngăn chặn lối vào Tòa án Nhân dân Bắc Kinh, nơi bà Cao Du ra hầu tòa. Nhà báo, cùng với hơn một chục nhà ngoại giao nước ngoài đã không được đến gần.

Phiên tòa xử kín kéo dài hai tiếng đồng hồ và luật sư biện hộ của bà Cao Du cho rằng đơn kháng án sẽ không được chấp nhận. Cũng theo vị luật sư này, sức khỏe hiện nay của bà không mấy tốt, do bị bệnh tim từ khi bị giam cầm.

Bà Cao Du, được trao giải thưởng Thế giới về Tự do báo chí của Unesco năm 1997, đã bị bắt giữ vào tháng 4/2014, và đến mùa Xuân vừa qua thì bị kết án về tội « chuyển bí mật quốc gia cho người nước ngoài ». Cụ thể là bà bị cáo buộc là đã chuyển một tài liệu lưu hành nội bộ trong đảng Cộng sản Trung Quốc cho một hãng truyền thông Hồng Kông.

Bà Cao Du đã luôn phủ nhận cáo buộc trên, khẳng định là bà vô tội. Các nước phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã chỉ trích gay gắt bản án. Washington đã kêu gọi trả tự do « ngay lập tức » cho nhà báo cao niên, trong lúc Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng đòi « xem xét lại » bản án.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, việc đàn áp các tiếng nói bất đồng đã gia tăng mạnh, hàng trăm người, từ luật sư, giáo sư, cho tới nhà báo, đã bị câu lưu, và nhiều người như bà Cao Du bị kết án tù. Giới báo chí truyền thông bị kiểm duyệt rất chặt chẽ.

Trong bản xếp hạng về tự do báo chí năm 2015 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Trung Quốc xếp hạng 176 trên 180 quốc gia.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, November 25, 2015

Thầy Đỗ Việt Khoa 'cô đơn' đấu tranh

 

Thầy Đỗ Việt Khoa 'cô đơn' đấu tranh

  • 23 tháng 11 2015
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Chỉ còn vài tháng nữa là đúng 10 năm, thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Hà Tây. Ông cũng đã lên tiếng trong nhiều vụ gian lận ở các năm thi sau này. Ông Đỗ Việt Khoa dành cho BBC Tiếng Việt cuộc trò chuyện sau thời gian nhiều biến động đó.
BBC:Trong một chương trình truyền hình gần đây, ông nói mình sốc vì nhân tình thế thái, về đồng nghiệp, vì sao lại như vậy?
Ông Đỗ Việt Khoa: Vụ đầu tiên tôi tố cáo tệ nạn gian lận thi cử năm 2006, sự việc sau khi xảy ra, trên thực tế là cả hội đồng gần 100 người coi thi nhưng không ai ủng hộ mình. Một số giám thị coi thi bị ảnh hưởng, nhắc nhở, họ xoay ra ghét mình, tố ngược mình.
Trong đó có 2 giám thị sở giáo dục đào tạo đã chọn 2 giám thị là 2 giáo viên cùng trường công tác với tôi. Một là cô bình, thầy Ngân, họ đưa 2 giáo viên ra kỷ luật cảnh cáo vì tội là để phòng thi nhiều bài thí sinh chép bài của nhau giống nhau hết. Trong khi đó cả hội đồng giả bài tập thể là họ thừa nhận rồi, lẽ ra phải hủy kết quả cuộc thi cho thi lại, khiển trách thì phải khiển trách cả hội đồng, cảnh cáo là cảnh cáo cả hội đồng. Chứ ở đây họ lại nhặt ra có 2 giám thị duy nhất là giáo viên trường mình để cảnh cáo. Hai giáo viên này bị cảnh cáo thì họ cũng ghét mình lắm.Trong đó có một cô còn lên án mình trong cuộc họp, cô bảo tôi là vạch áo cho người xem lưng, người đương thời này được đài truyền hình trao nhầm...
Có rất nhiều tin nhắn gửi đến đe dọa khủng bố tôi qua đường bưu điện. Địa phương thì chẳng biết thế nào có người đe dọa giết tôi. Họ đi qua nhà, họ ném đá ném chất bẩn vào nhà. Lúc đó rất căng thẳng.
BBC:Sau khi tố cáo, nhiều người bỏ cuộc vì mệt mỏi trước áp lực và căng thẳng. Vậy ông vượt qua sự căng thẳng thế nào?
Ông Đỗ Việt Khoa: Đối với tôi tình trạng gian lận là trện cả nước. Địa phương nào, tỉnh nào cũng bị, cũng có. Giáo viên chỗ này bị dính án kỷ luật thì giáo viên ở chỗ khác họ cổ vũ mình. Nhưng cổ vũ thầm trong bụng. Rất nhiều thầy cô gọi điện đến chia sẻ, động viên, chỗ em cũng thế, không biết làm thế nào để đấu tranh.
Lúc đó ông bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đến nhà động viên. Những cái đó bản thân mình cũng xác định trước rồi. Mình đấu tranh sẽ không vì mục đích đạt được cái gì cho bản thân hết, và cũng chuẩn bị tinh thần nếu họ gây áp lực quá thì mình cũng sẵn sàng đối diện với trò trù dập của họ để chiến đấu tiếp.
Các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây tại Việt Nam có tỷ lệ đậu thường trên 90%
Sau khi xác định sẵn trong người như thế rồi thì mọi áp lực đối với tôi là không đáng kể. Đều sẵn sàng đối phó để vượt qua qua. Áp lực của việc tố cáo kỳ thi đó không nghiêm trọng bằng áp lực của việc ngay sau khi tổ chức thi cử gian lận bị phanh phui, Hà Tây đã cử về trường tôi một hiệu trưởng.
Tay hiệu trưởng này thuê xã hội đen đánh tôi, ở trường hắn trù dập tôi, cô lập tôi, hắn nhiều năm không nâng lương. Ngân sách góp về xây trường cả chục tỷ đồng, mà trường xây xong cầm từng viên gạch trên tường kéo được ra.
Mình cũng quay video lại hết gửi các cấp nhưng không cấp nào giải quyết.
Có những chuyện họ dựng đứng lên như là, tay hiệu trưởng này chỉ đạo nhân viên dưới quyền mình bố trí hiệu phó, thư ký, chủ nhiệm và bí thư đoàn trường ép năm học sinh trên lớp ký vào năm cái đơn họ đánh máy sẵn tố cáo thầy Khoa đánh học sinh gây thương tích.
Mà thực tế thì mình chưa bao giờ đánh học sinh. Họ dựng đứng lên rất nhiều chuyện hãm hại mình.

'Bị cô lập'

BBC: Thế còn thông tin dư luận nói ông mê kiện cáo, đi ghi âm tất cả mọi người thì sao?
Ông Đỗ Việt Khoa: Có tờ báo tung tin Đỗ Việt Khoa lúc nào cũng kè kè cái máy ảnh Nikon D70 đi chụp ảnh mọi người. Đó là chuyện vô lý, làm gì có chuyện tôi lúc nào cầm cái máy to đùng nặng gần 1,5kg như thế đi khắp nơi.
Thứ hai là họ tung tin để mọi người cô lập tôi là Đỗ Việt Khoa lúc nào cũng ghi âm mọi người.
Chuyện đó là không hề có. Mình cũng im lặng thôi, và chấp nhận. Cũng có nhiều giáo viên sợ hãi, không dám ngồi cạnh mình.
Nhưng phải xác định trước là đấu tranh là không thể chống được các trò bẩn thỉu, sẵn sàng chấp nhận những chuyện đó.
BBC:Khi ông làm việc đấu tranh, nhưng càng ngày càng có nhiều sai phạm diễn ra ở nhiều nơi và không giải quyết được, ông có thấy mệt nên ngừng lại cuộc đấu tranh này?
Ông Đỗ Việt Khoa: Tôi cũng chưa bao giờ có suy nghĩ như thế, chưa bao giờ tôi nghĩ phải ngừng lại cái gì cả. Bởi quan điểm của tôi là trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của người thầy đứng lớp là làm cho cái ngành của mình, chỗ của mình trong sạch phần nào.
Học sinh Việt Nam thường đi xin được điểm tốt trước kỳ thi
Tệ nạn giáo dục cũng chỉ là một phần trong những tệ nạn khác của đất nước thôi. Mỗi công dân đều im lặng, không ai đấu tranh thì đất nước sẽ đi đến đâu?
Cái xấu sẽ bùng nổ, bung bét thế nào? Mà hiện nay cái xấu rất nhiều, nó tác oai tác quái ở mọi nơi.
Sau những cái bùng nổ như thế, chẳng lẽ chúng ta lại buông xuôi, lại nhắm mắt làm ngơ? Nếu mỗi người chúng ta đều đấu tranh, góp phần nào thì cái xấu sẽ phải khuất phục. Thật tiếc là số người đấu tranh ít quá, đó là điều thất vọng nhất hiện nay.
BBC:Vậy ông có phải là một người chồng, người cha công bằng không, khi vợ con ông cũng phải chịu những áp lực vì việc ông đấu tranh?
Ông Đỗ Việt Khoa: Lúc đầu tôi cũng chủ quan về lĩnh vực này. Tôi cho rằng việc của mình thì mình cứ làm, còn vợ con ở nhà thì cứ lo công việc của mình. không ngờ áp lực lên vợ con rất căng thẳng.
Nhất là tay hiệu trưởng trường tôi lúc đó hắn thuê xã hội đen đến tận nhà đánh tôi, cướp máy ảnh, khủng bố gia đình tôi ngay trong nhà, gây ra sự hoảng loạn cho vợ con mình.
Nhưng khi đưa ra báo chí, đưa ra công luận thì không một cấp nào giải quyết cho cả. Đến hiện nay cũng không ai giải quyết hết. Đấy là một cái mình không lường được.
Mình cứ nghĩ người ta có thể bao che sai phạm, chứ việc côn đồ hóa họ sẽ phải giải quyết.
Dẫu sao thì tôi vẫn không buông xuôi cho họ. Tôi vẫn làm trong phạm vi mình có thể làm được.
Ngoài tiếp tục đấu tranh với sai phạm của chính cơ quan mình, tôi cũng đã tham gia vào những việc khác, như đưa sai phạm thi cử của trường Đồi Ngô (Bắc Giang) lên báo chí năm 2012, đưa cái vụ tiêu cực thi cử 2014 ở Nam Lương Sơn (Hòa Bình) lên cho các cấp giải quyết.
Tôi tư vấn giúp đỡ các thầy cô đấu tranh, bàn với họ về cách đối phó với những sai phạm của lãnh đạo, để các thầy cô có chỗ dựa tinh thần và pháp lý.
Các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây của Việt Nam thường có tỷ lệ đậu rất cao
Tôi giúp đỡ các em học sinh bị trù úm, bị gây sốc, như vụ em Đỗ Quang Thiện ở trường THPT Ban Mê Thuột bị công an đến tận trường bắt giam một cách oan ức. Sau đó thì phụ huynh của em kêu gào khắp tỉnh nhưng không cấp nào giải quyết. Phụ huynh của em cũng đã nhờ tôi hướng dẫn.
Chúng tôi cũng đã đưa vụ việc ấy lên tòa án tối cao và đưa ra công luận. May mắn là người ta đình chỉ vụ án và thả em này ra. Chúng tôi sẽ và vẫn đang góp phần vào những việc như vậy, và chúng tôi sẽ còn làm nữa. Cho dù áp lực đến đâu chúng tôi cũng làm.
Đau lòng nhất là vợ tôi cũng không hoàn toàn thông cảm. Có lúc cô ấy mắng tôi là đồ thích kiện cáo, rồi cuộc sống nhà rất nghèo, nhà tôi dột tung lên. Vợ tôi phàn nàn nói những lời khá cay nghiệt.
Gần đây nhất thì cô ấy bỏ ngoại cũng được hơn chục ngày rồi, khiến cho ba bố con ở nhà hết sức là vất vả.
BBC:Nếu người ta nói ông tại sao không lo chuyên môn, sao không đi dạy học mà tối ngày kiện tụng?
Ông Đỗ Việt Khoa: À, việc dạy học là việc vui thì mời các bạn lên báo vui mà đọc. Báo chỉ có những chuyện vui chuyện cười thôi. Chúng tôi cũng sống trong nhiều niềm vui chứ.
Cá nhân tôi cũng mỗi lần lên lớp, gặp các em học sinh. Chúng là những đứa trẻ rất trong sáng. Chúng tôi mang hết mình ra để dạy và chúng rất quý thầy cô. Đó là niềm vui mà tôi có.
Khi về nhà thì được quan tâm, hòa mình vào công việc bận rộn của gia đình, đó cũng là niềm vui tôi có.
Đừng nghĩ chúng tôi chỉ lôi những chuyện buồn ra thôi. Không có đâu ạ! Nếu chỉ buồn thôi thì căng thẳng chịu làm sao được?
BBC:Khi đấu tranh, ông mong chờ gì cho tương lai của người trẻ, ví dụ tương lai con của ông chẳng hạn?
Ông Đỗ Việt Khoa: Trước hết là tôi mong đất nước thay đổi. Tôi mong làm sao đất nước này cái xấu giảm bớt đi, cuộc sống công bằng, dân chủ hơn, văn minh hơn. Những kẻ tác oai tác quái không còn lộng hành được nữa.
Tôi cũng mong là các con tôi nó nhìn thấy những việc bố làm, nó cũng sống thẳng, nó cũng ngẩng cao đầu, và sống làm một người tốt. Đó là cái mà tôi mong chờ.
BBC:Còn những em học trò đã bị phanh phui sau vụ đó, ông có nghĩ thế hơi bất công cho họ, vì họ bị phạt và không thể có bằng tốt nghiệp, còn bao nhiêu kẻ gian lận khác vẫn vào đời và có bằng tốt nghiệp? Ông có thấy áy náy gì với những em học sinh đó không?
Có chứ. Một kỳ thi làm cực kỳ nghiêm túc thì chỉ đỗ được 10% học sinh. Chúng tôi đã có những kỳ thi thử trước khi thi thật, tỷ lệ đỗ đạt yêu cầu chỉ 9%, còn 91% trượt. Đến khi thi thật thì lại đỗ đến 99% - 100%, do chúng gian lận. Kỳ thi "Hai không" đầu tiên năm 2007, trường Vân Tảo tôi đỗ có 29%, cũng có gian lận nhưng cũng cố gắng phần nào, trượt 71%. Trường Nguyễn Trãi bên cạnh cũng đỗ có 31%, trượt 69%. Tỷ lệ trượt nhiều lắm.
Nhưng mà số trượt đông quá, những học sinh ấy cũng giận tôi lắm. Một số giận dỗi nhưng cũng phải thừa nhận là sức học chỉ có thế thôi. Và không có phụ huynh học sinh nào cụ thể trút sự căm phẫn lên tôi đâu. Nhưng tôi cũng áy náy là tỷ lệ trượt nhiều quá.
Báo chí họ phàn nàn khắp nơi, đưa tin những trường đỗ tốt nghiệp 0%. Có trường như trường Đinh Tiên Hoàng, thi mấy lần liền, hai năm liền đều đỗ 0%, khiến họ vắt chân lên cổ.
Giáo dục Việt Nam thường bức xúc vì vấn đề thi cử, bằng cấp
Vài ba năm sau, bộ thấy căng thẳng, bộ rút thanh tra đi, không giám sát kỳ thi nữa, thế là mọi việc trở lại như cũ, gian lận vẫn như xưa. Đó là điều hết sức đáng tiếc.
Nếu như chúng tôi làm nghiêm, các em học sinh cũng tự tin, chăm học hơn, thầy cô chúng tôi cũng đỡ áp lực hơn khi gặp học sinh học yếu kém. Nhưng tất nhiên là chúng ta phải chấp nhận tỷ lệ trượt tốt nghiệp THPT nhiều lên. Nói đúng ra là các em có bằng mấy mà trách nhiệm không có thì trượt tốt nghiệp cũng là chuyện nên vui vẻ chấp nhận. Sự thật nó thế.
Nhưng thật tiếc nó không công bằng trên cả nước, chỗ làm nghiêm, chỗ làm không nghiêm. Đấy là điều tôi áy náy nhất.

Cô đơn khi đấu tranh

BBC:Có học trò nào tỏ ra phẫn nộ và ghét ông?
Ông Đỗ Việt Khoa: Tôi chưa gặp học sinh nào như thế. Có cháu tôi đây này, ở trên làng, thi tốt nghiệp năm lần đều trượt. Đến hôm nay cháu vẫn không có bằng tốt nghiệp THPT.
Không biết cháu nó có giận tôi không, không thấy nó thể hiện. Nhưng bố nó chửi tôi.
Có phụ huynh chửi tôi nói con tôi muốn có bằng thôi, muốn gian lận đóng nhiều tiền chúng tôi cũng đóng, chỉ cần con tôi có được cái bằng. Đi học là phải có bằng. Thầy đã làm cái việc có tội với chúng tôi.
Đấy là ý kiến của phụ huynh, còn học sinh chưa em nào nói thẳng vào mặt thầy như thế cả, có thể các em cũng sợ thầy.
BBC:Bây giờ ông kiếm sống cho gia đình bằng cách nào, mà vẫn có thể theo đuổi công việc chống tiêu cực?
Ông Đỗ Việt Khoa: Tôi bị trù dập nhiều năm không nâng lương. Bây giờ lương thấp quá, hệ số 3,99, thấp nhất trong số các giáo viên cùng thời gian công tác 22 năm. Nguyên nhân là do bị ngành giáo dục đào tạo Hà Nội trù dập, nhiều năm không nâng lương.
Một tháng chúng tôi chỉ có vài triệu để sống đó thôi, nên chúng tôi hết sức tiết kiệm. Với thói quen tiết kiệm của nông thôn, chúng tôi cũng xoay sở đủ kiểu để sống.
Giáo dục Việt Nam đòi hỏi nhiều thay đổi
Ngoài dạy học, tôi về nhà cũng chăm cửa hàng, bán nước nôi, chụp ảnh, làm ảnh phục vụ cho khách, đánh máy thuê, photo, in ấn... Có rất nhiều việc tôi làm kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống.
Biết là rất vất vả, nhưng đó là sức lao động của mình, tôi vẫn cố gắng làm.
BBC: Thời điểm nào ông cảm thấy cô đơn nhất?
Ông Đỗ Việt Khoa: Ở trường, chuyện tôi bị cô lập triệt để như thế là sự cô đơn nhất. Thế nhưng cũng đôi khi về đến nhà có những giai đoạn vợ tôi không không thông cảm, lên án việc tôi đấu tranh gây thiệt hại cho gia đình.
Có lẽ lúc này, mấy ngày gần đây, vợ tôi dỗi bỏ lên ngoại, khiến 3 cha con tôi rất vất vả, đó là những giai đoạn sợ hãi nhất của cuộc sống.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List