Chánh Trị Sự Cao Đài ở Đức
Trọng kêu cứu quốc tế vì bị sách nhiễu
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-11-21
2015-11-21
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hội đồng Liên tôn Việt
Nam thăm Chánh trị sự Hứa Phi (thứ hai từ trái) tại Đức Trọng, Lâm Đồng, tháng
2/2015.
Citizen photo
Ông Hứa Phi, chánh Trị Sự Cao Đài châu đạo Đức Trọng, được Hội Đồng
Liên Tôn Việt Nam cử đi dự hội nghị về tự do tôn giáo khu vực Châu Á Thái Bình
Dương ở Thái Lan, bị tịch thu hộ chiếu ngày 28/9/2015 khi làm thủ tục xuất
cảnh.
Sau 4 lần bị liên tục mời đi làm việc mà hộ chiếu vẫn không được
trả lại, ông Hứa Phi thảo một thư gởi đến các nơi như đặc phái viên Liên Hiệp
Quốc về tự do tôn giáo Thế Giới Heiner Bielefeltd, Ủy Hội Luật Gia Quốc Tế ICJ,
các tổ chức nhân quyền và tự do tôn giáo trên thế giới, nói rõ là ông đang bị
đối xử như tội phạm mà không biết đã phạm vào luật nào.
Bị đối xử như tội phạm
Trả
lời Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do, ông Hứa Phi cho biết:
Hứa
Phi: Tôi được Hội Đồng Liên
Tôn Việt Nam đề cử đi dự hội nghị tôn giáo khu vực Thái Bình Dương . Vào ngày
28/9/2015 tôi đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thì bị giữ hộ chiếu. Người ta
nói tôi vi phạm Nghị Định 136 của chính phủ cho nên phải tịch thu hộ chiếu và
gởi vê công an Lâm Đồng để trình diện.
Thanh
Trúc: Sau khi người ta yêu cầu ông trở về công an địa phương
để làm việc thì ông có lên công an để khiếu nại và xin lại hộ chiếu không?
Tôi nói chúng tôi nghĩ rằng cầm cái hộ chiếu là chúng tôi có quyền
đi rồi, còn ra mà nói theo lời của chính quyền thì tất nhiên là người dân không
có quyền tự do, cho nên tôi dứt khoát không đăng ký một khoản gì phía sau.
-Hứa Phi
-Hứa Phi
Hứa
Phi: Tôi có lên công an Lâm
Đồng để đòi lại hộ chiếu. Ngày 9 tháng Mười 2015 tôi lên đó nhưng người ta
không trả hộ chiếu, người ta mời tôi vô một phòng trong đó có 6 người công an,
hỏi tôi về các vấn đề đi đâu, làm gì này kia. Vì người ta làm việc chi li và
người ta nói nặng lời, tôi bức xúc quá cho nên lên huyết áp và bị xỉu thì người
ta đưa tôi về.
Cái giấy mời thứ hai là ngày 12/10/2015, tới công an huyện Đức
Trọng để làm việc cũng vấn đề hộ chiếu. Nhưng khi đó vì sức khỏe chưa bình phục
cho nên tôi không đi.
Giấy mời thứ ba là ngày 13/10/2015, do ông Trần Thái An ký, kêu đi
tới công an huyện Đức Trọng để gặp ông Phạm Văn Thiều nhằm giải quyết vấn đề
liên quan đến xuất cảnh.
Thanh
Trúc: Công an mời lần thứ ba thì ông có đi hay không?
Hứa
Phi: Tôi không đi được mà ủy
quyền cho vợ tôi đi. Người ta nói người ta chỉ cần gặp tôi mà thôi, còn vợ tôi
lên người ta không giải quyết.
Tiếp theo đó thì người ta gởi giấy mời lần thứ bốn, ngày 29/10/2015,
cũng tới công an huyện Đức Trọng, cũng gặp ông Phạm Văn Thiều để giải quyết vấn
đề xuất nhập cảnh.
Ngày đó tôi lên thì họ không đi thẳng vào vấn đề hộ chiếu mà hỏi
đi Thái Lan làm gì, do ai mời. Tôi nói các ông mời tôi lên để nói về vấn đề trả
lại hộ chiếu nhưng xoay qua vấn đề khác thì tôi không trả lời.
Thế thì người ta nói là “ông đã vi phạm vào Nghị Định điều 136.
Tôi hỏi 136 là như thế nào thì người ta nói mỗi khi đi xuất cảnh thì phải lên
báo cáo với Cơ Quan Xuất Nhập Cảnh của tỉnh , đi ra nước ngoài thì phải nói
theo những điều đã cam kết thế nào và thế nào đó.
Tôi nói chúng tôi nghĩ rằng cầm cái hộ chiếu là chúng tôi có quyền
đi rồi, còn ra mà nói theo lời của chính quyền thì tất nhiên là người dân không
có quyền tự do, cho nên tôi dứt khoát không đăng ký một khoản gì phía sau.
Hội đồng Liên tôn Việt Nam thăm Chánh trị sự Hứa Phi tại Đức
Trọng, Lâm Đồng, tháng 5/2015. Citizen photo.
Thanh
Trúc: Với lần mời thứ tư đó, họ kết luận như thế nào
để vẫn không trả lại hộ chiếu cho ông?
Hứa
Phi: Có 6 công an ngồi tại
nơi đó, nói rằng phải đăng ký theo Nghị Định 136, đi ra nước ngoài phải nói
theo khoản nào thì mới cho phép. Tôi nói rằng tôi có hộ chiếu là tôi có quyền
tự do đi lại vì có quyền công dân theo luật pháp.
Thanh
Trúc: Sau đó thì ông quyết định như thế nào thưa ông?
Hứa
Phi: Tôi quyết định rằng, từ
tháng Chín cho đến hôm nay là tháng Mười Một, tôi muốn nhà cầm quyền phải giải
quyết trả lại hộ chiếu cho tôi. Chờ mãi không thấy cho nên buộc lòng phải viết
một bản thông báo cho tất cả mọi người biết rằng Hiến Pháp nói có tự do tôn
giáo, tự do đi lại nhưng người ta đưa ra cái nghị định nhằm triệt tiêu đường đi
lại của công dân. Tôi thảo một bức thư, trong đó có những văn bản và một đoạn
video clip, gởi lên những cơ quan chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc, Ủy Hội Luật Gia
Quốc Tế và sau đó chúng tôi cũng có liên lạc với Hội Thánh Cao Đài Em ở hải
ngoại.
Thanh
Trúc: Từ lúc bị giữ hộ chiếu cho tới bây giờ thì trong
thời gian đó ông có gặp khó khăn gì trong cuộc sống hay sinh hoạt trong đạo
không?
Hứa
Phi: Lúc nào chúng tôi cũng
bị công an hay an ninh chìm theo dõi tại vì người ta nói chúng tôi là một tôn
giáo độc lập không theo chủ trương đường lối của đảng cộng sản cho nên người ta
gây khó khăn. Không riêng gì bản thân tôi mà cả gia đình những đồng đạo của chúng
tôi ở địa phương người ta cũng gây khó khăn luôn.
Chính quyền không trả lời
Thưa
quí vị, sau cuộc nói chuyện vừa rồi thì đường dây được nối về công an huyện Đức
Trọng, gặp người trực tiếp làm việc với ông Hứa Phi là ông Phạm Văn Thiều:
Thanh
Trúc: Ông Phạm Văn Thiều công an Lâm Đồng phải không
ạ?
Việc đúng hay sai thì tôi không thể trả lời chị. Muốn hỏi vấn đề
này thì liên lạc trực tiếp với phát ngôn viên công an tỉnh Lâm Đồng.
-Phạm Văn Thiều
-Phạm Văn Thiều
Phạm
Văn Thiều: Vâng.
Thanh
Trúc: Thanh Trúc là phóng viên Đài Á Châu Tự Do, xin ông
vui lòng giải thích về trường hợp Chánh Trị Sự Cao Đài Hứa Phi bị được mời đi
làm việc tới 4 lần mà vẫn không trả lại hộ chiếu. Thưa ông, ông Hứa Phi có bị
quản thúc tại gia hay tại quản thúc tại địa phương gì không mà bị như vậy?
Phạm
Văn Thiều: Tôi là cán bộ công an
tỉnh Lâm Đồng, về trường hợp chỗ ông Hứa Phi thì để mà trao đổi theo cái nội
dung chị hỏi thì về thẩm quyền chúng tôi không phải là phát ngôn viên của công
an tỉnh Lâm Đồng cho nên chị vui lòng là tôi không thể trả lời được.
Thanh
Trúc: Nhưng ông Hứa Phi nói ông được trực tiếp làm
việc với ông Phạm Văn Thiều nên tôi nghĩ ông là người có thể giải thích...
Phạm
Văn Thiều: Vâng, tôi là người trực
tiếp làm việc với ông Hứa Phi đó, nhưng còn việc trao đổi cho các cơ quan rồi
các đài báo thì qui định của chúng tôi là có phát ngôn viên. Muốn tìm hiểu thì
xin mời liên hệ với phát ngôn viên của công an tỉnh Lâm Đồng. Phát ngôn viên là
đồng chí giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng.
Chúng tôi thực hiện theo pháp luật của nhà nước Việt Nam, những
văn bản này được công khai trên các trang web chính phủ.
Thanh
Trúc: Vậy theo ý ông Phạm Văn Thiều, quyết định thu
giữ hộ chiếu của Chánh Trị Sự Cao Đài Hứa Phi là đúng hay là sai?
Phạm
Văn Thiều: Việc đúng hay sai thì tôi
không thể trả lời chị. Muốn hỏi vấn đề này thì liên lạc trực tiếp với phát ngôn
viên công an tỉnh Lâm Đồng.
Thanh
Trúc: Xin chào và cám ơn ông rất nhiều.
Đài
chúng tôi đã gọi về số máy của người mà ông Phạm Văn Thiều gọi là ‘đồng chí
giám đốc’ tức phát ngôn viên công an tỉnh Lâm Đồng nhưng không có ai bắt máy.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền