Cái giá của dân chủ nhân quyền
Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2015-11-18
2015-11-18
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Người dân bỏ chạy hôm
xảy ra vụ khủng bố ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015.
AFP
Nước Pháp và cả thế giới một lần nữa chấn động bởi bọn khủng bố không
biết tanh máu người. Một trăm hai mươi chín thân xác gục xuống dưới những viên
AK47 tàn bạo nhắc nhở loài người một sự thật luôn đi kèm với đời sống bất cứ ở
nước nào trên thế giới này: không bao giờ có hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại.
Những viên đạn làm cháy lên các viên đạn khác khắp nơi, từ Iraq
tới Yemen cho tới Syria hay Afganistan. Chiến dịch săn đuổi khủng bố tổng lực
của Pháp và Mỹ không làm cho người ta yên tâm hơn mà trái lại câu hỏi bén như
dao vẫn làm cho chính phủ các nước dân chủ mất ăn mất ngủ: liệu chính sách mở
cửa cho người tỵ nạn có giúp làm cho bọn khủng bố thêm đất đai để tiếp tục giết
hại chính người mở cửa cho chúng tràn vào?
Phương Tây vẫn không ngừng lớn tiếng tranh đấu cho những con người
khốn khổ vì chiến tranh, vì bất công đày đọa. Phương Tây không mở cửa sẽ bị
chính người dân của họ phản đối và những phản đối ấy kéo theo các phản ứng dây
chuyền khác của kẻ chống người bênh. Ngay cả việc nghe lén điện thoại vì lý do
an ninh cũng bị phản ứng dữ dội và sinh ra con quái vật Snowden, đẩy sự chống
đối việc nghe lén lên tới đỉnh điểm.
Người Pháp có thể đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu vụ bắn giết nữa xảy
ra trên đất nước này khi mà sự căm thù của bọn Nhà nước Hồi giáo ngày một tăng
cao tỷ lệ thuận với những chuyến không kích vào sào huyệt của chúng.
Chúng ở ngay nước Pháp, dưới chân tháp Eiffel, dưới những trạm xe điện
ngầm và ngay cả trong Vương cung thánh đường Notre Dame de Paris. Người dân
Paris nếu được hỏi có nên cô lập tất cả các sắc dân từ các vùng có quân khủng
bố đang sinh sống tại Pháp hay không thì chắc chắn câu trả lời sẽ là không.
Bởi, bọn chúng không đại diện cho tất cả các sắc dân mang cùng tôn giáo hay
quốc tịch với chúng. Nạn nhân của chúng là những tấm lòng đã mở ra gói chúng
vào trong và họ không hề tin rằng một hôm nào đó những con rắn cõng kinh
Coran trên lưng ngoác rộng miệng ra cắn vào chính người nuôi dưỡng chúng.
Đặc điểm của sự mâu thuẩn này không bao giờ có lời giải đáp toàn
vẹn cũng như bất cứ giải pháp nào nhằm chống lại những con người đang tỵ nạn trong
lòng nước Pháp đều sẽ làm dấy lên hỗn loạn. Nhân quyền sẽ được mang ra và đấy
cũng là cái cớ cho bọn khủng bố tận dụng chống lại hệ thống dân chủ của Tây
phương: Nhân quyền bị chà đạp vì nhân danh bảo vệ cho người dân chính quốc, sẽ
là câu slogan khiến giới tả khuynh nắm chặt trong tay như bùa, và lá bùa ấy vừa
làm cho nước Pháp được vinh danh vừa tưới thêm máu người dân lên dân chủ, nhân
quyền vốn là ánh sáng dẫn đường cho dân tộc Pháp.
Nhân
quyền càng thắm máu thì giá trị của nó lại càng tăng cao.
Ý thức nhân quyền của công dân trong các nước dân chủ thực sự có
vượt qua được cuộc chiến với khủng bố IS hay không cón phải chờ thời gian trả
lời. Sự mệt mỏi vì bị tấn công trường kỳ có thể làm biến dạng cách mà các chính
phủ tôn trọng nhân quyền nhưng chắc chắn sẽ không vì vậy mà biến thái hay méo
mó như những chính phủ độc tài vẫn áp dụng cho người dân của họ. Nhân quyền vẫn
sẽ là thước đo cho từng biện pháp đối phó với khủng bố kể cả phải cô lập một
cộng đồng, một khuynh hướng cũng phải không được bất cẩn với hai chữ nhân
quyền.
Thế giới phương Tây có lúng túng cách nào vẫn có thể đối phó với khủng
bố được bởi ý thức của từng người dân và sự tôn trọng sự đóng góp của họ trong
tinh thần dân chủ. Lo ngại việc khủng bố trà trộn vào dân chúng, vào các cộng
đồng hồi giáo dù có làm cho dân chúng sợ hãi nhưng sẽ không làm cho họ phản ứng
như đối với kẻ thù. Lý do là họ đang sống chung với những cộng đồng có cùng lo
âu như họ và không ai nỡ mang xiềng xích vây bủa làng xóm mà mình biết chắc là
lương thiện như mình.
Chỉ có độc tài mới cho rằng mọi biện pháp đều cần thiết, kể cả
việc chà đạp nhân quyền hay dân chủ cũng tốt miễn là đạt được mục đích cuối
cùng.
Khủng bố tại các nước cộng sản như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên
hay Việt Nam đều mang dạng thức chà đạp nhân quyền để đạt mục đích được rêu rao
là giữ gìn an ninh công cộng. Những cái chết âm thầm trong trại giam, những con
người bị lôi sềnh sệch tại Tây Tạng, Tân Cương hay Hà Nội đều giống nhau vì họ
tranh đấu cho nhân quyền, cho quyền làm người phổ quát mà ai cũng được quyền
hưởng. Họ tập trung vì bất cứ lý do gì cũng được xem như chống lại nhà nước và
vì vậy nhà nước dùng biện pháp khủng bố lên tinh thần họ để gìn giữ an ninh cho
đám đông mà nhà nước cho là cần phải được bảo vệ.
Đám đông mỗi nơi một khác nhưng tại Việt Nam mọi đám đông đều được
nhìn như nhau, được định nghĩa là tụ tập với hàm ý xấu và do đó cách đối phó
không khác gì nhau.
Anh đi biểu tình chống Trung Quốc hay chỉ là dự định đi biểu
tình chống lại công an không công bằng với những luật sư nạn nhân của côn đồ đều
giống nhau. Luật Sư Trần Vũ Hải không khác với kỹ sư Trần Bang, một người bị
khủng bố bê bết máu trên mặt một người bị khủng bố bê bết vết nhơ giả dối trên
hồ sơ hành nghề. Hai cách khủng bố không chết ai ấy nhưng lại có tác dụng như
IS trong lòng Paris: làm cho người dân Việt Nam tê cứng trong sợ hãi.
Cái giá của dân chủ nhân quyền không bao giờ là nhỏ và cách ứng xử
của người dân mỗi nước vì vậy cũng khác nhau. Pháp thừa hưởng dân chủ nhân
quyền đầy đủ và công dân của Xanh Trắng Đỏ sẽ tỉnh táo nhưng không khoan nhượng
với IS. Trong khi đó, người dân Việt sẵn
lòng im lặng khi bị khủng bố bởi họ nằm trong chiếc kén kiên cố của những
chú nhộng không bao giờ thành bướm, và những con nhộng ấy không hề có cảm giác chiếc
kén của mình ngày một nhỏ hơn bởi chính sách đàn áp của chính quyền mỗi ngày
một căng phồng ra.
*Nội
dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền