Tuesday, November 17, 2015

Dự luật tôn giáo tiếp tục bị chỉ trích

 
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là nhằm thay thế cho Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành cách đây hơn 10 năm. Khi trình bày dự luật này trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 29/10, bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, qua 10 năm được thực hiện, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo “vẫn còn nhiều bất cập” do các quy định “chưa phù hợp tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam.

Dự luật này còn được mô tả là nhằm “đổi mới” cơ chế quản lý Nhà nước nhằm tạo sự “thông thoáng, minh bạch”, tạo cơ chế pháp lý nhằm “tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo”.

Thế nhưng, theo báo chí Việt Nam, ngay cả các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm đó đã cho rằng dự thảo chưa “ hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo”. Các thành viên này nhận thấy là việc quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo “vẫn còn nặng nề”, “chỗ nào cũng thấy đăng ký, cấp phép".

Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 03/11/2015, gần 30 tổ chức, trong đó có một số tổ chức nhân quyền quốc tế nổi tiếng, như Ân xá Quốc tế, cho rằng dự thảo luật tôn giáo của Việt Nam « đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ». Các tổ chức này khuyến nghị chính phủ Việt Nam tu chỉnh toàn bộ dự luật này để « thực hiện đúng đắn » các nghĩa vụ của Việt Nam đối Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Bản tuyên bố của các tổ chức nói trên nêu lên một số điểm bị xem là đi ngược lại với công ước quốc tế :
Thứ nhất là điều kiện đăng ký khó khăn, với cơ chế « Xin-Cho », cho thấy có sự hiểu lầm trầm trọng về vai trò của chính quyền trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng theo luật pháp quốc tế.

Thứ hai là chính quyền kiểm soát và can thiệp quá đáng vào sinh hoạt và điều hành nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
Thứ ba là dự luật có những từ ngữ quá bao quát và mơ hồ, có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử đối với các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số, các nhóm tôn giáo độc lập và nhóm có tôn giáo và tín ngưỡng bị xem là « có nguồn gốc từ nước ngoài » và ưu đãi các tổ chức tôn giáo được Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận.

Về phía các tổ chức tôn giáo trong nước thì có phản ứng như thế nào về bản dự thảo mới của Luật tín ngưỡng và tôn giáo, mời quý vị nghe ý kiến của linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo hội Công giáo Việt Nam, và Hoà thượng Thích Không Tánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tức Giáo hội không được Nhà nước thừa nhận :
LM Phan Văn Lợi 16/11/2015 Nghe

HT Thích Không Tánh 16/11/2015 Nghe


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List