Thầy Đỗ Việt Khoa 'cô đơn' đấu
tranh
- 23
tháng 11 2015
Chỉ
còn vài tháng nữa là đúng 10 năm, thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo gian lận thi cử
trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Hà Tây. Ông cũng đã lên tiếng
trong nhiều vụ gian lận ở các năm thi sau này. Ông Đỗ Việt Khoa dành cho BBC
Tiếng Việt cuộc trò chuyện sau thời gian nhiều biến động đó.
BBC:Trong
một chương trình truyền hình gần đây, ông nói mình sốc vì nhân tình thế thái,
về đồng nghiệp, vì sao lại như vậy?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Vụ đầu tiên tôi tố cáo
tệ nạn gian lận thi cử năm 2006, sự việc sau khi xảy ra, trên thực tế là cả hội
đồng gần 100 người coi thi nhưng không ai ủng hộ mình. Một số giám thị coi thi
bị ảnh hưởng, nhắc nhở, họ xoay ra ghét mình, tố ngược mình.
Trong đó có 2 giám thị sở giáo dục đào tạo đã chọn 2 giám thị là 2
giáo viên cùng trường công tác với tôi. Một là cô bình, thầy Ngân, họ đưa 2
giáo viên ra kỷ luật cảnh cáo vì tội là để phòng thi nhiều bài thí sinh chép
bài của nhau giống nhau hết. Trong khi đó cả hội đồng giả bài tập thể là họ
thừa nhận rồi, lẽ ra phải hủy kết quả cuộc thi cho thi lại, khiển trách thì
phải khiển trách cả hội đồng, cảnh cáo là cảnh cáo cả hội đồng. Chứ ở đây họ
lại nhặt ra có 2 giám thị duy nhất là giáo viên trường mình để cảnh cáo. Hai
giáo viên này bị cảnh cáo thì họ cũng ghét mình lắm.Trong đó có một cô còn lên
án mình trong cuộc họp, cô bảo tôi là vạch áo cho người xem lưng, người đương
thời này được đài truyền hình trao nhầm...
Có rất nhiều tin nhắn gửi đến đe dọa khủng bố tôi qua đường bưu
điện. Địa phương thì chẳng biết thế nào có người đe dọa giết tôi. Họ đi qua
nhà, họ ném đá ném chất bẩn vào nhà. Lúc đó rất căng thẳng.
BBC:Sau
khi tố cáo, nhiều người bỏ cuộc vì mệt mỏi trước áp lực và căng thẳng. Vậy ông
vượt qua sự căng thẳng thế nào?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Đối với tôi tình trạng
gian lận là trện cả nước. Địa phương nào, tỉnh nào cũng bị, cũng có. Giáo viên
chỗ này bị dính án kỷ luật thì giáo viên ở chỗ khác họ cổ vũ mình. Nhưng cổ vũ
thầm trong bụng. Rất nhiều thầy cô gọi điện đến chia sẻ, động viên, chỗ em cũng
thế, không biết làm thế nào để đấu tranh.
Lúc đó ông bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đến nhà động viên.
Những cái đó bản thân mình cũng xác định trước rồi. Mình đấu tranh sẽ không vì
mục đích đạt được cái gì cho bản thân hết, và cũng chuẩn bị tinh thần nếu họ
gây áp lực quá thì mình cũng sẵn sàng đối diện với trò trù dập của họ để chiến
đấu tiếp.
Sau khi xác định sẵn trong người như thế rồi thì mọi áp lực đối
với tôi là không đáng kể. Đều sẵn sàng đối phó để vượt qua qua. Áp lực của việc
tố cáo kỳ thi đó không nghiêm trọng bằng áp lực của việc ngay sau khi tổ chức
thi cử gian lận bị phanh phui, Hà Tây đã cử về trường tôi một hiệu trưởng.
Tay hiệu trưởng này thuê xã hội đen đánh tôi, ở trường hắn trù dập
tôi, cô lập tôi, hắn nhiều năm không nâng lương. Ngân sách góp về xây trường cả
chục tỷ đồng, mà trường xây xong cầm từng viên gạch trên tường kéo được ra.
Mình cũng quay video lại hết gửi các cấp nhưng không cấp nào giải
quyết.
Có những chuyện họ dựng đứng lên như là, tay hiệu trưởng này chỉ
đạo nhân viên dưới quyền mình bố trí hiệu phó, thư ký, chủ nhiệm và bí thư đoàn
trường ép năm học sinh trên lớp ký vào năm cái đơn họ đánh máy sẵn tố cáo thầy
Khoa đánh học sinh gây thương tích.
Mà thực tế thì mình chưa bao giờ đánh học sinh. Họ dựng đứng lên
rất nhiều chuyện hãm hại mình.
'Bị cô lập'
BBC: Thế
còn thông tin dư luận nói ông mê kiện cáo, đi ghi âm tất cả mọi người thì sao?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Có tờ báo tung tin Đỗ
Việt Khoa lúc nào cũng kè kè cái máy ảnh Nikon D70 đi chụp ảnh mọi người. Đó là
chuyện vô lý, làm gì có chuyện tôi lúc nào cầm cái máy to đùng nặng gần 1,5kg
như thế đi khắp nơi.
Thứ hai là họ tung tin để mọi người cô lập tôi là Đỗ Việt Khoa lúc
nào cũng ghi âm mọi người.
Chuyện đó là không hề có. Mình cũng im lặng thôi, và chấp nhận.
Cũng có nhiều giáo viên sợ hãi, không dám ngồi cạnh mình.
Nhưng phải xác định trước là đấu tranh là không thể chống được các
trò bẩn thỉu, sẵn sàng chấp nhận những chuyện đó.
BBC:Khi
ông làm việc đấu tranh, nhưng càng ngày càng có nhiều sai phạm diễn ra ở nhiều
nơi và không giải quyết được, ông có thấy mệt nên ngừng lại cuộc đấu tranh này?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Tôi cũng chưa bao giờ
có suy nghĩ như thế, chưa bao giờ tôi nghĩ phải ngừng lại cái gì cả. Bởi quan
điểm của tôi là trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của người thầy đứng lớp
là làm cho cái ngành của mình, chỗ của mình trong sạch phần nào.
Tệ nạn giáo dục cũng chỉ là một phần trong những tệ nạn khác của
đất nước thôi. Mỗi công dân đều im lặng, không ai đấu tranh thì đất nước sẽ đi
đến đâu?
Cái xấu sẽ bùng nổ, bung bét thế nào? Mà hiện nay cái xấu rất
nhiều, nó tác oai tác quái ở mọi nơi.
Sau những cái bùng nổ như thế, chẳng lẽ chúng ta lại buông xuôi,
lại nhắm mắt làm ngơ? Nếu mỗi người chúng ta đều đấu tranh, góp phần nào thì
cái xấu sẽ phải khuất phục. Thật tiếc là số người đấu tranh ít quá, đó là điều
thất vọng nhất hiện nay.
BBC:Vậy
ông có phải là một người chồng, người cha công bằng không, khi vợ con ông cũng
phải chịu những áp lực vì việc ông đấu tranh?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Lúc đầu tôi cũng chủ
quan về lĩnh vực này. Tôi cho rằng việc của mình thì mình cứ làm, còn vợ con ở
nhà thì cứ lo công việc của mình. không ngờ áp lực lên vợ con rất căng thẳng.
Nhất là tay hiệu trưởng trường tôi lúc đó hắn thuê xã hội đen đến
tận nhà đánh tôi, cướp máy ảnh, khủng bố gia đình tôi ngay trong nhà, gây ra sự
hoảng loạn cho vợ con mình.
Nhưng khi đưa ra báo chí, đưa ra công luận thì không một cấp nào
giải quyết cho cả. Đến hiện nay cũng không ai giải quyết hết. Đấy là một cái
mình không lường được.
Mình cứ nghĩ người ta có thể bao che sai phạm, chứ việc côn đồ hóa
họ sẽ phải giải quyết.
Dẫu sao thì tôi vẫn không buông xuôi cho họ. Tôi vẫn làm trong
phạm vi mình có thể làm được.
Ngoài tiếp tục đấu tranh với sai phạm của chính cơ quan mình, tôi
cũng đã tham gia vào những việc khác, như đưa sai phạm thi cử của trường Đồi
Ngô (Bắc Giang) lên báo chí năm 2012, đưa cái vụ tiêu cực thi cử 2014 ở Nam Lương
Sơn (Hòa Bình) lên cho các cấp giải quyết.
Tôi tư vấn giúp đỡ các thầy cô đấu tranh, bàn với họ về cách đối
phó với những sai phạm của lãnh đạo, để các thầy cô có chỗ dựa tinh thần và
pháp lý.
Tôi giúp đỡ các em học sinh bị trù úm, bị gây sốc, như vụ em Đỗ
Quang Thiện ở trường THPT Ban Mê Thuột bị công an đến tận trường bắt giam một
cách oan ức. Sau đó thì phụ huynh của em kêu gào khắp tỉnh nhưng không cấp nào
giải quyết. Phụ huynh của em cũng đã nhờ tôi hướng dẫn.
Chúng tôi cũng đã đưa vụ việc ấy lên tòa án tối cao và đưa ra công
luận. May mắn là người ta đình chỉ vụ án và thả em này ra. Chúng tôi sẽ và vẫn
đang góp phần vào những việc như vậy, và chúng tôi sẽ còn làm nữa. Cho dù áp
lực đến đâu chúng tôi cũng làm.
Đau lòng nhất là vợ tôi cũng không hoàn toàn thông cảm. Có lúc cô
ấy mắng tôi là đồ thích kiện cáo, rồi cuộc sống nhà rất nghèo, nhà tôi dột tung
lên. Vợ tôi phàn nàn nói những lời khá cay nghiệt.
Gần đây nhất thì cô ấy bỏ ngoại cũng được hơn chục ngày rồi, khiến
cho ba bố con ở nhà hết sức là vất vả.
BBC:Nếu
người ta nói ông tại sao không lo chuyên môn, sao không đi dạy học mà tối ngày
kiện tụng?
Ông
Đỗ Việt Khoa: À, việc dạy học là việc
vui thì mời các bạn lên báo vui mà đọc. Báo chỉ có những chuyện vui chuyện cười
thôi. Chúng tôi cũng sống trong nhiều niềm vui chứ.
Cá nhân tôi cũng mỗi lần lên lớp, gặp các em học sinh. Chúng là
những đứa trẻ rất trong sáng. Chúng tôi mang hết mình ra để dạy và chúng rất
quý thầy cô. Đó là niềm vui mà tôi có.
Khi về nhà thì được quan tâm, hòa mình vào công việc bận rộn của
gia đình, đó cũng là niềm vui tôi có.
Đừng nghĩ chúng tôi chỉ lôi những chuyện buồn ra thôi. Không có
đâu ạ! Nếu chỉ buồn thôi thì căng thẳng chịu làm sao được?
BBC:Khi
đấu tranh, ông mong chờ gì cho tương lai của người trẻ, ví dụ tương lai con của
ông chẳng hạn?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Trước hết là tôi mong
đất nước thay đổi. Tôi mong làm sao đất nước này cái xấu giảm bớt đi, cuộc sống
công bằng, dân chủ hơn, văn minh hơn. Những kẻ tác oai tác quái không còn lộng
hành được nữa.
Tôi cũng mong là các con tôi nó nhìn thấy những việc bố làm, nó
cũng sống thẳng, nó cũng ngẩng cao đầu, và sống làm một người tốt. Đó là cái mà
tôi mong chờ.
BBC:Còn
những em học trò đã bị phanh phui sau vụ đó, ông có nghĩ thế hơi bất công cho
họ, vì họ bị phạt và không thể có bằng tốt nghiệp, còn bao nhiêu kẻ gian lận
khác vẫn vào đời và có bằng tốt nghiệp? Ông có thấy áy náy gì với những em học
sinh đó không?
Có chứ. Một kỳ thi làm cực kỳ nghiêm túc thì chỉ đỗ được 10% học sinh.
Chúng tôi đã có những kỳ thi thử trước khi thi thật, tỷ lệ đỗ đạt yêu cầu chỉ
9%, còn 91% trượt. Đến khi thi thật thì lại đỗ đến 99% - 100%, do chúng gian
lận. Kỳ thi "Hai không" đầu tiên năm 2007, trường Vân Tảo tôi đỗ có
29%, cũng có gian lận nhưng cũng cố gắng phần nào, trượt 71%. Trường Nguyễn
Trãi bên cạnh cũng đỗ có 31%, trượt 69%. Tỷ lệ trượt nhiều lắm.
Nhưng mà số trượt đông quá, những học sinh ấy cũng giận tôi lắm.
Một số giận dỗi nhưng cũng phải thừa nhận là sức học chỉ có thế thôi. Và không có
phụ huynh học sinh nào cụ thể trút sự căm phẫn lên tôi đâu. Nhưng tôi cũng áy
náy là tỷ lệ trượt nhiều quá.
Báo chí họ phàn nàn khắp nơi, đưa tin những trường đỗ tốt nghiệp
0%. Có trường như trường Đinh Tiên Hoàng, thi mấy lần liền, hai năm liền đều đỗ
0%, khiến họ vắt chân lên cổ.
Vài ba năm sau, bộ thấy căng thẳng, bộ rút thanh tra đi, không
giám sát kỳ thi nữa, thế là mọi việc trở lại như cũ, gian lận vẫn như xưa. Đó
là điều hết sức đáng tiếc.
Nếu như chúng tôi làm nghiêm, các em học sinh cũng tự tin, chăm
học hơn, thầy cô chúng tôi cũng đỡ áp lực hơn khi gặp học sinh học yếu kém.
Nhưng tất nhiên là chúng ta phải chấp nhận tỷ lệ trượt tốt nghiệp THPT nhiều
lên. Nói đúng ra là các em có bằng mấy mà trách nhiệm không có thì trượt tốt
nghiệp cũng là chuyện nên vui vẻ chấp nhận. Sự thật nó thế.
Nhưng thật tiếc nó không công bằng trên cả nước, chỗ làm nghiêm,
chỗ làm không nghiêm. Đấy là điều tôi áy náy nhất.
Cô đơn khi đấu tranh
BBC:Có
học trò nào tỏ ra phẫn nộ và ghét ông?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Tôi chưa gặp học sinh
nào như thế. Có cháu tôi đây này, ở trên làng, thi tốt nghiệp năm lần đều
trượt. Đến hôm nay cháu vẫn không có bằng tốt nghiệp THPT.
Không biết cháu nó có giận tôi không, không thấy nó thể hiện.
Nhưng bố nó chửi tôi.
Có phụ huynh chửi tôi nói con tôi muốn có bằng thôi, muốn gian lận
đóng nhiều tiền chúng tôi cũng đóng, chỉ cần con tôi có được cái bằng. Đi học là
phải có bằng. Thầy đã làm cái việc có tội với chúng tôi.
Đấy là ý kiến của phụ huynh, còn học sinh chưa em nào nói thẳng
vào mặt thầy như thế cả, có thể các em cũng sợ thầy.
BBC:Bây
giờ ông kiếm sống cho gia đình bằng cách nào, mà vẫn có thể theo đuổi công việc
chống tiêu cực?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Tôi bị trù dập nhiều năm không nâng lương. Bây
giờ lương thấp quá, hệ số 3,99, thấp nhất trong số các giáo viên cùng thời gian
công tác 22 năm. Nguyên nhân là do bị ngành giáo dục đào tạo Hà Nội trù dập,
nhiều năm không nâng lương.
Một tháng chúng tôi chỉ có vài triệu để sống đó thôi, nên chúng
tôi hết sức tiết kiệm. Với thói quen tiết kiệm của nông thôn, chúng tôi cũng
xoay sở đủ kiểu để sống.
Ngoài dạy học, tôi về nhà cũng chăm cửa hàng, bán nước nôi, chụp ảnh,
làm ảnh phục vụ cho khách, đánh máy thuê, photo, in ấn... Có rất nhiều việc tôi
làm kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống.
Biết là rất vất vả, nhưng đó là sức lao động của mình, tôi vẫn cố
gắng làm.
BBC: Thời
điểm nào ông cảm thấy cô đơn nhất?
Ông
Đỗ Việt Khoa: Ở trường, chuyện tôi bị
cô lập triệt để như thế là sự cô đơn nhất. Thế nhưng cũng đôi khi về đến nhà có
những giai đoạn vợ tôi không không thông cảm, lên án việc tôi đấu tranh gây
thiệt hại cho gia đình.
Có lẽ lúc này, mấy ngày gần đây, vợ tôi dỗi bỏ lên ngoại, khiến 3
cha con tôi rất vất vả, đó là những giai đoạn sợ hãi nhất của cuộc sống.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền