Trọng Lú ngược đãi phụ nữ việt nam theo chỉ thị cuả xâm lược Tàu!
Vụ bà Thuý Nga: Y án 9 năm cho người mẹ hai con
- 22
tháng 12 2017
Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên y án đối với nhà hoạt động Thúy
Nga tại phiên phúc thẩm ngày 22/12.
Như vậy, bà Thúy Nga sẽ chịu mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản
chế như đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Bà Nga bị Công an tỉnh Hà Nam bắt và truy
tố hồi tháng Một theo Khoản 1 Điều 88 với tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước.'
Mức án 'khắc nghiệt'
Trao đổi với BBC từ TP Hồ Chí Minh ngày 22/12, Luật sư Phùng Thanh
Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế giới Luật pháp nhận định mức án này 'quá cao và quá
khắc nghiệt'.
"Khung hình phạt của Khoản 1 Điều 88 là từ 3 đến 12 năm. Nếu
không có thêm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì toà phải áp dụng mức trung
bình của khung hình phạt. Tức là 7 năm 6 tháng tù. Do đó, tòa án cấp phúc thẩm
tuyên y án 9 năm tù cho bà là quá cao và quá khắc nghiệt, khi mà hành vi của bà
không gây thiệt hại vật chất nào cho nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh bà Nga
còn phải nuôi hai con nhỏ," luật sư Sơn nói.
"Hiện nay, điều 88 Bộ luật Hình sự quy định về tội tuyên
truyền chống phá nhà nước toàn là định tính chứ không định lượng nên rất mơ hồ
và dễ lạm dụng," ông Sơn nói với BBC.
'Không bất ngờ'
Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 22/12 sau khi được thả từ đồn
công an, ông Phan Văn Phong chồng bà Thúy Nga cho biết 'không bất ngờ' vì đã lường
trước kết quả.
"Tuần tới gia đình sẽ tới trại giam để tìm hiểu xem khi nào
thì được vào thăm," ông Phong, người chưa từng được thăm vợ một lần kể từ
khi bà Thúy Nga bị bắt, cho biết.
Ông cũng nói thêm "Tôi mới gửi hoạt huyết dưỡng não vào trong
tù cho Nga theo yêu cầu Nga viết trong thư gia đình nhận được tuần trước."
Bắt 'câu lưu'
Bị tạm giữ
Một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền đã bị công an tỉnh Hà Nam
tạm giữ trước phiên phúc thẩm bà Thúy Nga.
Trong số những người bị bắt có chồng bà Nga, ông Phan Văn Phong.
Ông Phong cho BBC biết ông bị 'hốt lên xe' khi vào khoảng 08:00.
'Tôi vừa mua sữa ở cổng bệnh viện Hà Nam, đang đứng uống cách cách
hàng rào an ninh vài trăm mét thì bị hốt lêt xe,' ông Phong nói.
Cùng bị bắt với ông Phòng còn có khoảng 3 - 5 người nữa đều là các
nhà hoạt động nhân quyền. Tuy nhiên ông Phong cho BBC biết ông bị tách 'câu
lưu' ở một mình ở phòng riêng biệt, có người giám sát.
Ông Phong nói trước đó ông nhìn thấy hàng trăm cảnh sát cơ động
quanh tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam cùng rất đông cựu chiến binh đeo huân chương.
Các cựu chiến binh này được phép vào dự phiên tòa.
Ông Phong nói không ai trong gia đình ông được dự phiên tòa.
Trên Facebook cá nhân nhà báo và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
cũng đưa thông tin về vụ bắt giữ những người tới ủng hộ bà Thúy Nga sáng 22/12.
"Trong số người bị bắt, có các chị Mai Phương Thảo (Thảo
Teresa), Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Lan, các anh Trịnh Đình Hòa, Trương Văn Dũng…
Tất cả đều đi từ Hà Nội về Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, trong một nỗ lực bày tỏ
tình đoàn kết và sự ủng hộ với blogger Trần Thị Nga - người bị Tòa án Hà Nam
xét xử phúc thẩm hôm nay với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước."
Theo blogger Đoan Trang, những người này "bị công an đẩy lên
một chiếc xe 16 chỗ và đưa đi ngay khi chỉ mới xuất hiện trước cổng Tòa được
vài phút. Đa số bị đưa về trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo (địa chỉ: số 2 đường
Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý), riêng Thảo Teresa và Trương Dũng bị tách riêng và
chở đi đâu không rõ".
Bà Đoan Trang cũng cho hay cảnh sát và công an 'bao vây khu vực xử
án' và còn 'leo lên cả mái nhà để kiểm tra xem có flycam không'.
Trong sáng cùng ngày bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động, cũng
xác nhận trên Facebook cá nhân việc việc bà cùng một số người khác bị bắt.
BBC cố gắng liên lạc với bà Hạnh qua điện thoại nhưng không được.
Trả lời BBC hôm 19/12, chồng bà Thúy Nga cho biết vợ ông sẽ kiên
quyết không nhận tội tại phiên phúc thẩm.
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm bà Thúy Nga, tổ
chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi chính phủ Việt Nam "lập tức
phóng thích và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà".
Bà Trần Thuý Nga từng tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc,
bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, ngăn chặn án tử hình oan sai. Hai đứa con
trai nhỏ của chị, bé Phú và bé Tài, năm nay chỉ mới năm và ba tuổi.
Y án 9 năm tù đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga
22/12/2017
Nhà hoạt động Trần
Thị Nga, tại phiên xử phúc thẩm, ngày 22/12/2017.
Luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho bà Nga, cho
VOA biết ngay sau khi kết thúc phiên xét xử kéo dài một ngày:
“Kết quả là tòa tuyên y án sơ thẩm, tức là 9 năm tù và 5 năm quản
chế.”
Kết quả là tòa tuyên y án sơ thẩm, tức là 9 năm tù và 5 năm quản
chế.
Luật sư Hà Huy Sơn
Bà Trần Thị Nga bị bắt ngày 21 tháng Giêng năm 2017 vì tội “Tuyên
truyền chống nhà nước”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Bên ngoài tòa án ở Phủ Lý, các nhà hoạt động ủng hộ bà Nga bị lực lượng
an ninh theo dõi, ngăn cản không cho đến gần khu vực xét xử, hãng tin AP cho
biết.
Còn được biết đến qua tên Thúy Nga, bà Trần thị Nga là một nhà
hoạt động tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, và môi trường ở Việt Nam. Trước khi
bị bắt, bà phản đối hãng Formosa-Hà Tĩnh về thảm họa môi trường biển miền
Trung, và giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai.
Đại sứ Mỹ kêu gọi Việt
Nam phóng thích Trần thị Nga
0:01:18
0:00:00 /0:01:18
▶
Đường dẫn trực tiếp
Cũng giống như tại phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 25/7, Luật sư
Sơn nói việc tranh tụng và lời bào chữa của ba luật sư trong phiên tòa xét xử
“an ninh quốc gia” không được chấp nhận:
“Khi nghe các ý kiến bào chữa của ba luật sư thì ông chủ tọa cứ
gật gù, bảo là ghi nhận, nhưng khi tuyên bố bản án thì các ý kiến này ổng bỏ ngoài
tai. Tóm lại, ổng không chấp nhận cái gì cả.”
Trong phiên xét xử này nhân chứng là các cán bộ khu phố, như tổ trưởng
tổ khu phố, hội trưởng hội phụ nữ, những người chịu sự ảnh hưởng của chính
quyền, theo luật sư bào chữa.
Bà Trần Thị Nga
tại phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Hà Nam, ngày 25/7/2017. (Ảnh: VietnamNet)
Ông Phan Văn Phong, còn có tên là Lương Dân Lý, chồng của Thúy
Nga, không được phép dự phiên tòa và bị chính quyền tạm giữ trong suốt ngày diễn
ra phiên phúc thẩm.
Trao đổi với VOA vào chiều tối ngày 22/12, khi vừa được phóng
thích và đang trên xe từ Hà Nam trở về Hà Nội, ông nói:
“Đúng là họ không cho tôi vào dự phiên tòa. Tôi vừa được thả ra và
đang trên xe buýt từ Phủ Lý về lại Hà Nội.”
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng loan báo trên Facebook rằng ngoài
ông Lý, một số người đi ủng hộ bà Nga cũng bị tạm giữ như bà Nguyễn Thúy Hạnh,
Thảo Teresa.
Dù tòa tuyên bố đây là một phiên tòa công khai, nhưng người thân
và bạn bè của bà Nga không được vào phòng xét xử.
Theo Luật sư Sơn, bà Nga giữ nguyên quan điểm rằng bà vô tội, bà
chỉ chống bất công, chống tham nhũng mà thôi. Luật sư Sơn chia sẻ:
“Quan điểm của bà Nga là bà không làm gì có hại cho dân, cho nước.
Bà chỉ phản ánh các hiện tượng tiêu cực của xã hội thôi.”
Những người ủng
hộ bà Trần Thị Nga tọa kháng trước tòa án tỉnh Hà Nam, ngày 25/7/2017.
Trước đó luật sư Sơn nói với VOA rằng có nhiều khả năng bà Nga
phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”.
Hai ngày trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm đối với bà Nga, tổ chức
Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy “lập tức phóng
thích và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà”.
Giám đốc đặc trách Châu Á của HRW nói trong một thông báo hôm
20/12:
“Trần Thị Nga là một trong những mục tiêu mới nhất của đợt gia
tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam nhắm vào các nhà hoạt động và những người
chỉ trích chính phủ” và “thay vì xúc tiến đối thoại với những người lên tiếng
phê phán họ, chính quyền lại dùng những bản án nặng nề và các hình thức bạo
hành ngày càng thường xuyên hơn.”
Trần Thị Nga là một trong những mục tiêu mới nhất của đợt gia tăng
đàn áp của chính quyền Việt Nam nhắm vào các nhà hoạt động và những người chỉ
trích chính phủ.
Human Rights Watch
Bà Trần thị Nga, 40 tuổi, bị bắt ngày 21/1 với cáo buộc là có các hành
vi “phỉ báng chính quyền” và “gieo rắc tư tưởng phản động.” Tại phiên xử ngày
25/ 7, bà Nga bị cáo buộc là chia sẻ lên mạng các đoạn băng ghi hình và bài báo
“có nội dung phê phán chính quyền” bằng cách nêu bật các vụ vi phạm nhân quyền
đang tiếp diễn gắn với thảm họa môi trường và nạn tham nhũng trong hệ thống
chính trị.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin AP trích lời một thư ký
tòa án và truyền thông trong nước cho biết hôm 21/12, 5 người ở tỉnh An Giang
bị phạt tù từ 3 đến 5 năm vì tội "tuyên truyền chống nhà nước" sau khi
treo cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa tại một số địa điểm ở thành phố Châu Đốc.
Chính quyền Cộng sản Việt Nam xem cờ vàng là một biểu tượng gây
kích động và đã đã cấm sự dụng lá cờ này kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết
thúc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền