Sunday, January 15, 2017

Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp.

 


Anh chị em đảng viên Việt Tân và thân hữu chờ đón Đặng Xuân Diệu
 

PARIS (CTM Media) – 7giờ Sáng ngày Thứ Sáu 13/1/2017, ông Hoàng Tứ Duy đại diện Đảng Việt Tân, cùng các anh chị em thành viên Việt Tân tại Paris và thân hữu, đã có mặt tại phi trường quốc tế Charles de Gaulle Paris, tại cổng chờ hành khách chuyến bay đến từ VN, để chuẩn bị đón anh Đặng Xuân Diệu, một tù nhân lương tâm vừa bị nhà cầm quyền CSVN trục xuất thẳng từ nhà tù Xuyên Mộc đến Paris.
Anh ĐXD đã không được ngay cả một giây phút ngắn ngủi để gặp mặt người mẹ già và từ giã thân nhân và gia đình tại Nghệ An, những người mà anh Diệu đã không gặp mặt kể từ khi anh bị đi tù từ năm 2011.
Những người có mặt tại phi trường, sau nhiều giờ đồng hồ chờ đợi vẫn chưa thấy anh ĐXD ra, thì cuối cùng nhận được tin từ đại diện bộ ngoại giao Pháp cho hay là anh ĐXD không được ‘phép’ đón tiếp trọng thể, đã được đưa ra bằng một ngõ ngách khác, với sự ‘mặc cả’ của phía nhà cầm quyền CSVN ?



Về việc rời nước của anh ĐXD, có thể có người sẽ nghĩ rằng vì nhân đạo nên chính quyền Pháp nhượng bộ; có thể người khác sẽ bất bình, cho là Đảng CSVN bất nhân và hành động trơ trẽn đến thế là cùng ! Cho dù nghĩ cách nào thì Đảng CSVN cũng đã tự bôi đen thêm bộ mặt của chính họ vì Đặng Xuân Diệu sẽ là một nhân chứng sống cho việc Đảng CSVN chà đạp quyền con người!

Có thể những người có mặt đi đón Diệu sáng ngày hôm nay đã buồn vì chưa được trực tiếp gặp Diệu, nhưng chắc chắn họ sẽ vui khi biết rằng Diệu đã được thật sự tự do bắt đầu từ ngày hôm nay, Thứ Sáu 13/01/2017, khi đặt chân tới nước Pháp này.
(TNĐ – Paris)

Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp.

Nguyễn Tường Thụy Blog RFA - 14.01.2017


Đặng Xuân Diệu (thứ hai hàng đầu từ phải sang) và các bạn tù tại tòa
Thông tin mới nhất, Đặng Xuân Diệu đã rời Việt Nam lúc 23 giờ 40 phút ngày 12/1/2017 và sẽ tới Pa ri, Thủ đô nước Pháp vào lúc 7h30 giờ địa phương tức 13h30 ngày 13/1/2017 giờ Việt nam. Ra sân bay chỉ có Đặng Xuân Diệu và rất nhiều công an. Gia đình không thể có mặt và không được gặp Diệu trước khi đi vì họ thông báo theo kiểu đánh đố.
Trước đó, ngày 10/1/2017, Trương Minh Tam thông báo trong một nhóm nhỏ, Đặng Xuân Diệu sẽ đi Pháp trong 2 ngày tới. Hôm sau, anh thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về sự việc này. Với tôi, Trương Minh Tam cho biết Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp từ một tháng trước, tuy nhiên khi ấy chưa biết thời điểm cụ thể.
Đặng Xuân Diệu sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Anh bị bắt ngày 30 tháng 7 năm 2011 khi vừa đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất cùng với Hồ Đức Hòa và Nguyễn Văn Oai khi về Việt Nam. Anh và Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất  là 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Vụ án này nhà nước cộng sản gọi là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trương Minh Tam từng bị giam ở Trại giam số 5 cùng với Đặng Xuân Diệu. Sau khi ra tù, anh luôn luôn đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Anh có măt đều đặn trong mỗi kỳ thăm nuôi Diệu. Tinh thần Đặng Xuân Diệu và cái án tới 13 năm của Diệu luôn luôn ám ảnh Trương Minh Tam khiến anh đau đáu về một giải pháp đối với Đặng Xuân Diệu. Trong cuộc vận động cho Đặng Xuân Diệu, anh giữ một vai trò quan trọng.
Xung quanh sự kiện này, Trương Minh Tam đã dành cho tôi một buổi nói chuyện.
Phóng viên (PV): Ngày 11/1/2017, trên mạng xã hội, anh chính thức thông báo Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp. Đây là một tin vui trước hết đối với gia đình Diệu và anh chị em đấu tranh cho nhân quyền trong cũng như ngoài nước. Để giải quyết được việc này, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và các chính khách như thế nào?
Trương Minh Tam (TMT): Có khoảng 30 tổ chức quốc tế và  các chính khách đã bảo trợ cho tiến trình vận động đối với trường hợp này. Trong đó có thể kể tên đến một số tổ chức, cá nhân quan trọng như: Tổ hợp văn phòng Luât sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod, là một trong 5 tổ hợp luật sư lớn nhất Canada; Khoa Luật  trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đứng đầu là Luật sư, giáo sư Allen Weiner; ông Ngô Thanh Hải dân biểu Canada; Dân biểu Loretta Sanchez và dân biểu  Alan Lowenthal ở Hoa Kỳ; Đài Việt Nam Tự do vùng New Orleans Hoa Kỳ, do Giáo sư Vương Kỳ Sơn làm giám đốc; Các Đại sứ quán Úc, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Pháp, Na Uy...; Tổ chức phi chính phủ Freedom House; Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
PV: Như vậy, có vẻ như trường hợp Đặng Xuân Diệu được nhiều sự quan tâm hơn cả?
TMT: Đúng vậy, vì trường hợp của Diệu khá đặc biệt. Suốt 3 năm cho đến thời điểm tôi ra tù và đến nay là 5 năm, Diệu là một tù nhân bị giam giữ hết sức đặc biệt. Những tổ chức này không chỉ quan tâm đến Diệu dưới góc độ một tù nhân chính trị mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam mà Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo.
PV: Vai trò của anh và anh em hoạt động nhân quyền khác như thế nào?
TMT: Sự quan tâm, bảo trợ của các tổ chức quốc tế là rất quan trọng nhưng sự lên tiếng hưởng ứng của anh chị em trong ngoài nước không thể xem nhẹ. Ở đây phải kể đến sự đồng hành của Hội Bầu bí Tương thân, Tổ chức Con đường Việt Nam (CĐVN), chị Nguyễn Ngọc Thu (Rạng Đông Sóc), chị Vũ Thị Khiếu (CHLB Đức), chị Đỗ Thị Thu (Úc), chị Thanh Tâm Nguyễn (Hoa Kỳ)… trong việc giúp đỡ, an ủi gia đình tù nhân, truyền tải thông tin để vụ việc của Diệu đến được các cơ quan quốc tế. Cá nhân tôi chỉ giữ vai trò như một đầu mối tập hợp các thông tin, tư vấn luật cho gia đình. Đây là một công việc mà tôi thấy cần thiết phải làm. Ngoài tình cảm cá nhân nó còn là mục tiêu tôn chỉ của CĐVN về bảo vệ quyền con người cho dù người ấy là ai, không phân biệt tổ chức nào. Ngoài ra có hàng ngàn bạn trẻ ở Canada và Châu Âu viết thư thăm hỏi, động viên thân nhân của Đặng Xuân Diệu; viết thư gửi vào trại giam cho Diệu cũng là những việc làm tôi cho là có tác dụng thúc đẩy rất tốt đến tiến trình vận động nhân đạo này.
PV: Trường hợp Đặng Xuân Diệu không phải là lần đầu tiên. Trước đây đã có Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần đều được  phóng thích nhưng bị trục xuất sang Mỹ. Đặng Xuân Diệu là tù nhân lương tâm thứ 5 được phóng thích ra nước ngoài nhưng lại tị nạn chính trị ở Pháp chứ không phải là Mỹ như các tường hợp khác. Anh giải thích về việc này như thế nào?
TMT: Trước đây, Các tổ chức đều dành sự quan tâm như nhau cho Diệu trong đó có toà Đại sứ Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ có những quan tâm khác cũng rất quan trọng (Trần Huỳnh Duy Thức) nên sau đó EU và đặc biệt là Pháp đã quyết định nhận bảo trợ chính cho hồ sơ này.
Quá trình đàm phán và bảo trợ diễn ra rất phức tạp và nhiều lúc tưởng bế tắc. Ngay như việc khi tới Pháp, tù nhân này ở đâu cũng là chuyện cần lưu tâm và mất rất nhiều thời gian làm việc, bởi vì EU và Pháp rất quan tâm, lo ngại cho cuộc sống của Diệu sau khi sang Pháp. Với những gì họ tìm hiểu được thì Diệu cần phải có một bác sĩ riêng và một nơi tĩnh tâm trong thời gian dài để phục hồi cơ thể và sức khoẻ tâm thần.
PV: Ý kiến chính thức của nhà cầm quyền về việc phóng thích và trục xuất Đặng Xuân Diệu như thế nào?
TMT: Về việc phóng thích tù nhân lương tâm Đăng Xuân Diệu cho thấy Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong nhận thức và hành động.
Đã có rất nhiều cuộc phóng thích tù nhân lương tâm ra nước ngoài nhưng tất cả các cuộc phóng thích đó họ đều giữ bí mật tuyệt đối cho đến khi tù nhân sang tới nước đón nhận nhưng lần này, họ khá cởi mở. Trước hết đó là việc họ đồng ý cho gia đình thân nhân Đặng Xuân Diệu được vào gặp anh vào ngày 9/1. Tuy nhiên do một vài lý do mà cuộc gặp ấy đã không thành công. Tiếp đó chiều ngày 11/1, họ cũng đã cử người đến tận nhà thông báo chuyến bay dự kiến vào đêm 12. Ngày 12/1, vào lúc 10 giờ, thông qua đoàn ngoại giao, họ lại "cởi mở " cho gia đình được vào gặp Diệu vào lúc 11 giờ. Nhưng thử hỏi, với khoảng cách 1500 km liệu thân nhân Diệu có khả năng từ Nghệ An  bay tới Vũng Tàu trong 1 giờ đồng hồ để hưởng những ban phát nhân đạo này của nhà nước Việt Nam?
Điều đó thể hiện sự láu cá của Nhà nước này. Họ đủ hiểu nhưng họ chưa sẵn sàng cho những thực tâm của mình mà vẫn luôn tìm cách bày ra những trò vặt để thể hiện uy quyền của mình. Đặc biệt là họ không thông báo là Diệu đi Pháp theo diện gì.
PV: Nhưng nhận biết của anh như thế nào về lý do họ phóng thích Đặng Xuân Diệu sang Pháp?
TMT: Cảm nhận của tôi là Diệu sang Pháp theo diện chữa bệnh nhân đạo. Bệnh của Đặng Xuân Diệu là hậu quả của qua trình giam cầm tra tấn vô nhân đạo nên họ mới không dám thông tin. Chứ nếu cho đi chữa bệnh như ông Cù Huy Hà Vũ họ đã sẵn sàng loan tin thể hiện mình rất nhân đạo.
PV: Anh là người bị giam cùng Trại giam số 5 với Đặng Xuân Diệu. Khi ấy, sức khỏe của Diệu thế nào?
TMT: Năm 2015 khi tôi được ở gần Diệu thì anh đã bị suy dinh dưỡng dài ngày do tuyệt thực và bỏ bữa tới 6 tháng trong 2 năm bị giam cầm. Theo lời anh Thời người bị giam cùng kể lại với tôi, Diệu bị thoái hoá các khớp xương, bị còng gù, cân nặng chỉ còn khoảng 43kg. Anh còn bị bệnh đường ruột nặng.
Sau khi tôi lên tiếng thì tháng 12/2014, họ chuyển anh vào Xuyên Mộc, từ đó tôi không có nhiều tin tức. Nhưng may mắn có một số tù hình sự ra tù báo cho biết, tại Xuyên Mộc mặc dù họ không tra tấn anh nhưng tình trạng giam cầm vẫn rất tồi tệ. Nhiều tù nhân cho rằng sức khoẻ tâm thần của anh có một số biểu hiện xấu.
PV: Đã có một thời gian bị giam cùng trại với Đặng Xuân Diệu, anh có những ấn tượng gì về anh ấy?
TMT: Tôi không ở chung buồng nhưng tôi có những xúc cảm rất đặc biệt với Diệu qua những gì anh ấy đang làm trong lao tù. Chưa nói về tính kiên định đấu tranh mà chỉ nói đến tinh thần bác ái của anh với anh em tù nhân cũng đủ làm tôi xúc động. Sự suy tàn thân thể cũng là do anh không chấp nhận an phận trong lao tù mà đã dùng chính sức khoẻ của mình làm phương tiện đấu tranh đòi quyền sống cho người khác mà quên đi bản thân mình. Điều đó làm tôi vô cùng khâm phục. Khu biệt giam tại Trại giam số 5 đã có sự cải thiện là kết quả đấu tranh bằng chính mạng sống của anh. Tôi kiên trì đấu tranh cho Diệu cũng chính là ở lẽ sống này của anh.
PV: Anh có điều gì muốn nói với các tổ chức quốc tế và cá nhân đã góp phần giải quyết vụ việc này và với bạn đọc quan tâm?
TMT: Tiến trình vận động cho Đặng Xuân Diệu đã kết thúc. Tôi xin thay mặt Đặng Xuân Diệu và gia đình anh cảm ơn tất cả mọi cá nhân và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng được biết Hồ sơ của anh không đơn thuần dừng lại việc vận đông  phóng thích cho anh.  Được biết các tổ chức và cá nhân khác vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc giam giữ hai người còn lại của vụ án này là Hồ Đức Hoà với án tù 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn án 8 năm. Hồ sơ vụ án Đặng Xuân Diệu sẽ còn được họ sử dụng trong những năm tới như một bằng chứng về tình trạng bắt người, xét xử, giam cầm và tra tấn người một cách tùy tiện vô luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay.
PV: Xin cảm ơn Trương Minh Tam. Dù sao thì đây cũng là một niềm vui chung của giới đấu tranh dân chủ. Qua đó  thấy rõ thêm rằng, trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chúng ta không hề đơn độc.
***
Sau khi có thông tin chính thức về việc Đặng Xuân Diệu được phóng thích, đã xuất hiện những luận điệu cho rằng, việc phóng thích Đặng Xuân Diệu là do Nhà nước mở lượng khoan hồng cho Diệu đi chữa bệnh nhưng lại cho rằng đây là một cuộc trốn chạy, Diệu cố tình hủy hoại sức khỏe để được đi tị nạn; rằng nói Việt Nam phải chấp nhận vì sự ép buộc, thúc ép của các tổ chức nhân quyền là một sự xuyên tạc… Những luận điệu này không có gì mới lạ. Nội dung trả lời phỏng vấn của Trương Minh Tam trên đây đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu này.
Với giới đấu tranh dân chủ, đây là một tin vui tuy rằng không trọn vẹn. Cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian nguy và còn nhiều người tiếp bước. Vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở Đặng Xuân Diệu và những người trong trường hợp như anh. Trong cuộc đấu tranh này, việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho những tù nhân lương tâm phải đặt lên trên hết. Đó là tính nhân văn của những người đấu tranh vì một xã hội nhân bản với đầy đủ những giá trị phổ quát của thế giới văn minh.
13/1/2016
Nguyễn Tường Thụy thực hiện


GNsP (13.01.2017) – Bạn trẻ Nguyễn Văn Hóa, một thanh niên Công giáo thường xuyên đưa tin về các vụ biểu tình phản đối Formosa tại khu vực Hà Tĩnh và Nghệ An, đã bị công an Hà Tĩnh bắt cóc hai ngày nay, từ ngày 11.01.2017.
Vào ngày 11.01, ngư dân Dũ Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh xuống đường biểu tình, Văn Hóa đã từ Nghệ An vào khu vực này để hỗ trợ truyền thông cho bà con, nhưng đã bị công an Hà Tĩnh bắt đưa đi đâu không rõ.
Hiện nay, ngày 13.01.2017, gia đình bạn trẻ này vẫn chưa có bất kỳ một thông tin gì về bạn.
Nhiều bạn trẻ ở Nghệ An quen với Văn Hóa và cho GNsP biết, Văn Hóa là một người trẻ nhận thức rõ những sai trái, bất công trong xã hội do giới cầm quyền cộng sản gây ra. Bạn tích cực trong việc đưa tin tức về các cuộc lên tiếng của các nạn nhân biển Miền Trung trên các trang mạng xã hội.

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List