Tuesday, January 10, 2017

Pháp quyền hay chuyên quyền


http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpghttp://thongtinberlin.de/thoisu/photo/2415463370043093582S425x425Q85.jpg

Pháp quyền hay chuyên quyền

05.01.2017

Thể chế chính trị Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng. Đó là một đảng độc quyền nhà nước đứng trên pháp luật. (Ảnh minh họa)
Thể chế chính trị Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng. Đó là một đảng độc quyền nhà nước đứng trên pháp luật. (Ảnh minh họa)
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Vừa qua, trong một buổi họp tổ dân phố ở chỗ tôi, ông tổ trưởng tổ dân phố có phổ biến là đảng ủy phường đã ra nghị quyết là mọi khu phố đều phải gắn camera an ninh để phòng tránh tội phạm.
Ông tổ trưởng tổ dân phố cũng nhấn mạnh rằng “trên” đã quyết thì “dân đen” bắt buộc phải đóng tiền mua camera, sớm hay muộn cũng phải làm.
Tôi không tranh luận về chuyện gắn camera an ninh đúng hay sai. Nhưng kinh nghiệm cho thấy tất cả những dự án đại trà, “hoành tráng” kiểu như đề án Chính phủ điện tử 112, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 661, v.v. đều thất bại thảm hại, là “vứt tiền vào vũ trụ” như lời nói của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân.
Nghị quyết của đảng ủy phường là cái gì?
Ở đây, tôi chỉ muốn nói về giá trị pháp lý của cái gọi là “nghị quyết” của một đảng.
Điều 46 của Hiến pháp 2013 do đảng Cộng sản tự ý ban hành mà không thông qua phúc quyết của toàn dân có ghi rõ: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”. Những khẩu hiệu, pa-nô cổ động chăng đầy đường cũng chỉ ghi “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Thế là đã rõ, “nghị quyết” của một đảng hoàn toàn chẳng có giá trị pháp lý gì để người dân phải chấp hành. Thế nhưng, ông tổ trưởng tổ dân phố lại gọi “đảng ủy phường” là “trên” và cho rằng “trên” đã quyết thì “dân đen” phải chấp hành.
Tôi không hiểu nổi cái tư duy nô lệ đó. Nếu bây giờ “dân đen” như chúng tôi không đóng tiền để mua camera thì “trên” dựa vào cái gì để chế tài chúng tôi? Chẳng lẽ lại khép chúng tôi vào tội “lật đổ chính quyền” hay “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong Bộ luật hình sự? Hay là khép tội chúng tôi vào tội không tuân thủ cương lĩnh của đảng cộng sản, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, hay không chấp hành điều nào đó của chủ nghĩa Mác - Lênin?
Điều này cho thấy thể chế chính trị Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng. Đó là một đảng độc quyền nhà nước đứng trên pháp luật. “Nghị quyết” của một đảng ủy cấp phường cũng có giá trị như luật pháp, buộc dân phải chấp hành. Điều này hoàn toàn phủ nhận các thiết chế dân cử có chức năng làm luật như Quốc hội. Dù hiện tại Quốc hội ở Việt Nam cũng không chính danh vì đại biểu Quốc hội được bầu ra qua bầu cử độc đảng, dân mất quyền lựa chọn lãnh đạo.
Dân chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhưng Hiến pháp và pháp luật đó phải chuẩn mực, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân, cộng sản cũng như không cộng sản.
Tư duy của người dân đã thay đổi và không còn chấp nhận chuyện tuân theo “nghị quyết” nữa. Chủ trương, chính sách của bất kì đảng nào cũng đều phải được cụ thể qua các bộ luật. Nếu đảng cầm quyền không thay đổi tư duy thì sẽ bị đào thải theo thời gian.
‘Cấp trên’ của dân là ai?
Một chuyện nữa rất nghiêm trọng mà tôi muốn nói là tư duy coi “đảng ủy” của đảng Cộng sản là “trên” hay “cấp trên” của “dân đen”.
Cũng theo điều 2 Hiến pháp 2013: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”
Dân làm chủ thế thì tại sao dân lại còn có “cấp trên”? Mọi lãnh đạo đều do dân bầu ra và phải phục vụ người dân chứ tại sao lại tự coi mình là “cấp trên” của nhân dân? Bản thân các lãnh đạo của đảng cộng sản cũng luôn hô hào: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”.
Dân là chủ nên bất kì cá nhân hay đảng phái nào muốn lãnh đạo thì đều phải thông qua sự tín nhiệm của người dân qua bầu cử tự do và công bằng, có đầy đủ mọi thành phần, đảng phái trong xã hội tham dự. Việc một đảng tự nhận là lãnh đạo quốc gia mà không thông qua bầu cử là vi phạm quyền làm chủ của người dân, vi phạm chính điều 2 Hiến pháp 2013.
Rõ ràng rằng cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã bị phản bội. Quyền làm chủ đất nước từ tay thực dân Pháp đã không về tay nhân dân mà về tay một đảng độc quyền.
Đoàn kết để tạo dựng nền tảng pháp luật chuẩn mực
Điều cần thiết hiện nay là người Việt, kể cả các đảng viên cộng sản, cần phải đoàn kết với nhau để tiếp nối sự nghiệp của cuộc cách mạng năm xưa còn dang dở. Đó là chuyển quyền lực quốc gia từ tay một đảng độc quyền về tay của nhân dân.
Cụ thể hơn là phải tạo dựng nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản Hiến pháp của toàn dân, cụ thể hóa và bảo đảm quyền làm chủ bình đẳng của người dân, chấm dứt tình trạng chuyên quyền của một đảng mà xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự.
Chỉ khi đó mới có thể tạo dựng được một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh”, và cũng chỉ khi có nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực mới có thể bắt đầu nghĩ đến “dân giàu, nước mạnh” như mục tiêu đề ra của đảng Cộng sản.
Các lãnh đạo đảng Cộng sản nên ra nghị quyết bắt buộc đảng viên phải học tập tư duy pháp quyền và chấm dứt tư duy chuyên quyền đang cắm rễ trong “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên”, như vậy sẽ giúp đảng cộng sản nói đi đôi với làm.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Tiến Trung

Thạc sỹ tin học Nguyễn Tiến Trung, cựu tù nhân chính trị, hiện vẫn đang bị quản chế, sinh sống tại Sài Gòn.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List