Quyền tự do đi lại bị xâm phạm
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-24
2016-02-24
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Công an
ngăn cản đám đông ủng hộ đòi tự do, công bằng cho LS Lê Quốc Quân bên ngoài Tòa
án nhân dân Hà Nội sáng 18 tháng hai năm 2014. Ảnh minh họa.
AFP photo
Your browser does not support the audio element.
Cấm công dân xuất cảnh mà không có lý do chính đáng đang là mối quan
tâm của rất nhiều người, đặc biệt những ai tranh đấu cho dân chủ nhân quyền. LS
Lê Quốc Quân là một trong những người bị áp đặt lệnh cấm xuất cảnh vì lý do an
ninh quốc gia cũng như hàng trăm người khác mà không có bất cứ một bằng chứng
thuyết phục nào. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa Mặc Lâm và LS Quân
chung quanh đề tài này.
Vi phạm hiến pháp
Mặc Lâm: Trong nhiều năm gần đây hiện tượng cấm công dân xuất cảnh ngày
càng nhiều với những lý do rất mơ hồ. Việc này tạo nên dư luận là chính quyền
không tôn trọng hiến pháp vốn cho phép mọi công dân có quyền tự do đi lại trong
cũng như ngoài nước. Là một luật sư ông có ý kiến gì về việc này?
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh và một số người là chuyện này vi phạm
pháp luật, vi phạm hiến pháp. Điều 23 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ là công
dân có quyền tự do đi lại trong và ngoài nước được cư trú có quyền ở lại trong
nước và nước ngoài.
-LS Lê Quốc Quân
-LS Lê Quốc Quân
LS Lê Quốc Quân: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh và một số người là chuyện này vi phạm
pháp luật, vi phạm hiến pháp. Điều 23 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ là
công dân có quyền tự do đi lại trong và ngoài nước được cư trú có quyền ở lại
trong nước và nước ngoài. Chính quyền Việt Nam luôn lớn tiếng nói rằng hiến
pháp 2013 đảm bảo tất cả các quyền của con người. Hiến pháp ghi nhận như thế
nhưng trong thực tiễn thì rất nhiều người bị ngăn cản không cho đi ra nước
ngoài và thậm chí mang hộ chiếu Việt Nam vẫn không cho về Việt Nam nữa. Rất
nhiều trường hợp như vậy và theo tôi thì nó đã sai và vi phạm hiến pháp.
Mặc Lâm: Vấn đề cấm công dân ra nước ngoài không phải riêng Việt Nam mới có
tuy nhiên ở các nước dân chủ pháp quyền thì người bị cấm xuất cảnh được chính
phủ chứng minh rõ ràng những gì họ vi phạm luật xuất cảnh. Ở Việt Nam có những
quy định nào cũng như cách áp cụng của nó ra sao?
LS Lê Quốc Quân: Thực tế thì đúng như anh nói thì việc đi ra nước ngoài bao giờ nó
cũng được quy định theo luật mà theo luật pháp Việt Nam thì nó có 7 lý do về
việc không được đi ra nước ngoài. Ví dụ như đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự của một vụ án nào đó. Vi phạm hành chính hay bị các chứng bệnh lây lan… có
đến 6 -7 điều như vậy. Riêng về mục số 6 mà chính cá nhân tôi cũng bị nên tôi
nhớ rất rõ đó là vì lý do “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Căn cứ vào luật xuất cảnh đấy nó có nghị định 136 đã ban hành từ năm 2007 nó đưa
ra lý do cấm xuất cảnh là an ninh quốc gia.
Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8
tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội.
Tuy nhiên nó rất khác với các quốc gia khác như tôi được biết vì ở
đây họ hành xử rất tùy tiện. Nó tùy tiện ở chỗ tất cả những người bị cấm xuất
cảnh thì có người có biên bản, ghi rõ lý do và có những người không lập biên
bản.
Có người không bị tịch thu hộ chiếu và có người lại bị tịch thu và
có những người họ không đưa ra lý do mà họ bảo là ông không được xuất cảnh và
dừng lại.
Cho nên lý do “an ninh quốc gia” áp dụng tại Việt Nam rất là mơ hồ
và rõ ràng theo tôi những vấn đề đó không thể hiện xu hướng xây dựng một nhà
nước pháp quyền nữa mà rất tùy tiện do sự chỉ đạo của cấp trên hoặc do quyết
định rất là ngẫu hứng của các cá nhân phụ trách xuất nhập cảnh.
Đòi lại công bằng
Mặc Lâm: Như luật sư vừa trình bày thì cơ quan trách nhiệm đã vượt qua cái
khung của pháp lý quy định, là một luật sư và bản thân cũng đang bị cấm xuất
cảnh ông có dự định nào tự tranh đấu cho quyền đi lại của mình thưa luật sư?
LS Lê Quốc Quân: Tôi nghĩ đây là một quyền cơ bản của công dân cho nên trước sau gì
thì cá nhân tôi và những người bị cấm xuất cảnh cũng phải tiến hành những thủ
tục để mình có thể đòi lại cái quyền của mình. Đầu tiên thì chắc cũng phải làm
đơn. Cá nhân tôi nghĩ mình phải làm đơn là như thế này, mới đây có một nhân
viên ngoại giao nước ngoài cho tôi biết là họ đã nói với Bộ công an tại sao cấm
xuất cảnh đối với tôi thì Bộ công an trả lời là họ không biết và ông Quân không
có đơn từ gì về vấn đề này. Cho nên gì thì gì tôi vẫn phải làm đơn ghi rõ và
đúng ngày thì phải giải quyết theo luật. Thậm chí trong đơn mình cũng nói rõ
luôn là trong vòng bao nhiêu ngày đó nếu không giải quyết thì mình sẽ công bố
chuyện này và gửi lên cơ quan Liên Hiệp Quốc, cơ quan bảo vệ nhân quyền để nói
rõ trường hợp của mình.
Tôi nghĩ đây là một quyền cơ bản của công dân cho nên trước sau gì
thì cá nhân tôi và những người bị cấm xuất cảnh cũng phải tiến hành những thủ
tục để mình có thể đòi lại cái quyền của mình.
-LS Lê Quốc Quân
-LS Lê Quốc Quân
Như vậy nó có một bằng chứng rất cụ thể về việc họ ngăn cản mình
một cách mơ hồ không có lý do. Mình làm đơn xem cách mà họ giải quyết họ có ỉm
đơn hay không. Nếu họ giải quyết không đúng luật thì mình tiến hành thủ tục
khởi kiện họ ra tòa hành chính.
Nhưng quả thực rằng riêng cá nhân tôi thì tôi thấy tất cả thủ tục
này họ sẽ dẫn mình đi vào cái mê hồn trận rất mất thời gian, công sức và mỏi
mệt với cái cơ chế hành chính này. Dù sao là một luật sư tôi sẽ không từ bỏ
chuyện này và nếu tôi tập hợp được đủ một số lượng anh em có trường hợp bị cấm
xuất cảnh như tôi và họ có lòng nhiệt tình thậm chí không sợ mất thời gian sẽ
cùng nhau đồng thuận để mà đòi lại cái quyền công dân. Tôi nghĩ đó là những
hành động chính đáng mà những người yêu mến pháp luật, mong muốn pháp quyền ở
Việt Nam phải làm.
Mặc Lâm: Nếu nhiêu khê và vòng vo quá nhiều thời gian như vậy tại sao những
người cùng bị cấm xuất cảnh không tập trung làm một lá đơn chung yêu cầu họ
giải quyết? Hay là việc tập trung như vậy vi phạm quy định của pháp luật?
LS Lê Quốc Quân: Công dân làm điều đó thì không vi phạm luật thế nhưng nguyên tắc
của pháp lý thì cá nhân hóa trách nhiệm cho nên khi họ tiến hành giải quyết thì
họ chỉ giải quyết cho từng cá nhân mà thôi. Từng cá nhân đó có ngày giờ cấm
xuất cảnh khác nhau, lý do cũng có thể khác nhau và biên bản cũng khác nhau cho
nên khi đi vào giải quyết cụ thể trên mặt kỹ thuật thì luật pháp quy định cá
nhân hóa từng người và họ chỉ giải quyết với từng người, trong từng trường hợp.
Tuy nhiên tôi hoàn toàn đồng ý với anh là để đánh động dư luận
chung và để cho người ta thấy rõ ràng tại sao có nhiều trường hợp khác nhau nhưng
họ cứ nói một cách mơ hồ là vì an ninh quốc gia? Việc đứng cùng với nhau tạo ra
một cái đơn khiếu nại chung thì rất tác động về mặt truyền thông, ý nghĩa xã
hội và đánh động dư luận.
Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền