Hội chứng về vườn
Phạm Thanh
Nghiên (Danlambao) - Chiều ngày 19/2/2016, ông Trương Tấn Sang đã có bản Dự thảo báo
cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 đọc trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Trong đó, ông Sang với cương vị Chủ tịch nước đã
khẳng định mình “có phần trách nhiệm trước những hạn chế, yếu kém của đất nước
hiện nay".
Không chỉ dưới thời ông Sang làm Chủ tịch nước,
mà trong suốt thời kỳ đảng cộng sản Việt Nam cai trị, đất nước đã trở nên yếu
kém và tụt hậu đủ mọi mặt. Đó là một thực tế không thể bao biện hay chối cãi.
Chín năm trước, tôi đã từng khẳng định điều tương tự trong một bài viết. Và chi
tiết này cũng được Tòa án thành phố Hải Phòng dẫn chứng để kết tội tôi “Tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Nguyên văn câu ấy như sau: “Chính sách này
(của ĐCSVN) đã làm cho người dân thấp kém cả về dân trí lẫn dân khí, đẩy cộng
đồng vào tâm thế ỷ lại, phó mặc”.
Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới - qua tường
thuật của bà Phạm Chi Lan- từng nhận xét “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu
phát triển!”
Một số hình ảnh của trẻ em miền núi phía Bắc
trong mùa đông 2015 (nguồn hình: Báo lề đảng)
Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ông Lý
Quang Diệu trong một lần thăm Việt Nam và gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bày
tỏ mong muốn hai mươi năm sau đất nước ông sẽ phát triển và giàu có bằng một
phần Sài Gòn. Câu chuyện này khiến cho bất cứ người Việt Nam nào còn quan tâm
tới vận mệnh của đất nước phải hổ thẹn và xót xa, đau đớn. Cho đến bây giờ,
nhiều người vẫn còn thảng thốt với những câu hỏi “Tại
sao...?”. Tại sao người cộng sản lại có thể đưa cả một Dân tộc bước
những bước thụt lùi với tốc độ đáng kinh ngạc đến vậy? Bao nhiêu năm nữa, đời
sống của người dân Việt Nam thời cộng sản sẽ bằng đời sống của người dân Miền
Nam thời Việt Nam Cộng Hòa của mấy chục năm về trước? Và cần bao nhiêu năm nữa
để Việt Nam đạt được những thành tựu như của Singapore hôm nay? Định mệnh thật
khéo chọn dân tộc này để giáng xuống một đòn lịch sử tàn khốc và trớ trêu, dị
hợm như thế. Hai chữ “giải phóng” đã trở thành một
cụm từ dơ dáy, tục tĩu mà một người tử tế, có lương tâm, có hiểu biết sẽ không
bao giờ dùng để chỉ ngày 30/4/1975.
Một số hình ảnh Sài Gòn trước 1975:
Quay trở lại với phát biểu của ông Trương Tấn
Sang. Không biết ông Sang nhìn rõ với mức độ thế nào về cái “hạn chế” và “yếu kém” của đất nước trên cương vị
người đứng đầu Nhà nước mà ông tự thấy mình “có một phần trách nhiệm”? Điều này
lại một lần nữa khiến tôi... tủm tỉm cười khi nghĩ đến cái bình thường và cái không bình thường của giới cầm quyền
xứ ta lẫn xứ người. Xứ người, tức ở những nước văn minh, ông tổng thống, thủ
tướng hay bất kể một ông/bà lãnh đạo nào nếu để đất nước bị tụt hậu, yếu kém sẽ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người dân. Để rồi nhẹ thì phải từ
chức, nặng thì bị truy tố và ngồi tù tùy thuộc mức độ, hậu quả gây ra. Đấy là
điều bình thường.... ở xứ người. Ở xứ ta, điều bình thường này không được áp
dụng. Hình thức phổ biến nhất là... phê và tự phê (nghe qua tưởng dân chơi
thuốc phiện), cùng lắm là kỷ luật về mặt... đảng.
Và khi “đồng chí” lãnh đạo nào đó lâu lâu nổi
hứng phát biểu vài câu mang tính chất “tự kiểm điểm” thì báo chí tha hồ mà phấn
khởi múa bút khen tài, khen cương trực thẳng thắn và liêm khiết. Phải tự mình
phê bình mình trước quốc dân đồng bào để thiên hạ thấy cái chế độ này “dân chủ
gấp triệu lần tư bản”. Hơn nữa, cái sự đồng thuận trăm phần trăm, tốt toàn phần
toàn diện bây giờ đã trở nên lỗi thời rồi. Tốt quá dân nó nghi. Phải cho dân
thấy rằng đảng và các vị lãnh đạo đảng tuy vĩ đại nhưng rất gần gũi và thẳng
thắn. Trong một trăm phần trăm cái tuyệt đối đúng cũng có 1 đến 2 phần trăm cái
chưa được chứ. Thế nó mới giống sự thật!
Cho nên có người nói: chưa có thời nào làm quan
sướng như thời cộng sản. Và cũng chưa có thời nào làm dân khổ như thời cộng
sản.
Ông Sang, cũng giống như nhiều người tiền nhiệm,
đồng chí của ông. Tức chỉ khi xế chiều mới phát biểu những câu ra vẻ thẳng thắn
hay mạnh mẽ. Mục đích để làm gì thì đã được nhiều người phân tích.
Gọi tên thêm một ông nữa cho bài viết được phong
phú. Đó là chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hùng đã phát biểu về
dự án Luật báo chí (sửa đổi) sáng 18/2/2016 như sau: “Quyền tự do ngôn luận là quyền hiến
định... Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân.
“Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý mà để hiểu rằng siết
lò xo lại không cho người ta làm cái gì là vi phạm Hiến pháp đấy. Nếu chúng ta
đưa ra những điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ, và cấm cái
gì thì phải đưa vào luật.
“Tôi hỏi các đồng chí là Cụ Hồ lúc ở Pháp viết báo thì sao đây,
Đảng ta khi còn hoạt động bí mật viết báo thì sao đây, Bác Hồ hoạt động bí mật
ở Quảng Châu ra báo Thanh Niên thì sao đây? Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở.
Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”.
Cả ông Sang lẫn ông Hùng đều không có tên trong
danh sách Bộ chính trị lẫn Ủy viên Trung ương khóa 12. Cả hai sẽ về vui thú
điền viên sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 5/2016.
Đấy, vì thế cho nên tôi gọi những thể loại trên
là “hội chứng về vườn”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền