Ân xá quốc tế quan ngại tình
hình nhân quyền VN
Việt Hà, phóng viên RFA
2016-02-24
2016-02-24
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Logo của Tổ chức Ân xá quốc tế
Screen capture
Tổ chức Ân Xá Quốc tế trong báo cáo về nhân quyền thế giới năm 2015
được công bố hôm 24 tháng 2 đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam đã
gia tăng việc đàn áp người dân thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và
biểu tình ôn hòa. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn bà Janice Beanland, chuyên
gia về Lào, Campuchia và Việt Nam thuộc Tổ chức Ân Xá Quốc tế về báo cáo này.
Ngăn cản các quyền tự do căn bản
Việt Hà: Thưa bà, trước hết xin bà cho biết tình
hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2015 theo báo cáo mới của tổ chức Ân Xá Quốc
tế có điểm gì đáng chú ý?
Janice Beanland: Nói về Việt Nam tôi nghĩ là trong năm 2015 đã có những hạn chế
rất ngặt nghèo đối với tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Bằng
cách này chính phủ đã ngăn cản được các nhà hoạt động xã hội thực hiện các
quyền tự do căn bản của mình như viết blog hay kêu gọi sự chú ý của mọi người
đến việc đòi hỏi công lý trong các trường hợp mà họ quan tâm.
Nói về Việt Nam tôi nghĩ là trong năm 2015 đã có những hạn chế rất
ngặt nghèo đối với tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Bằng cách
này chính phủ đã ngăn cản được các nhà hoạt động xã hội thực hiện các quyền tự
do căn bản của mình.
-Janice Beanland
-Janice Beanland
Việt Hà: Vậy thì so với năm trước đó, có những gì
đã được cải thiện và có gì xuống dốc?
Janice Beanland: Chúng ta đang nói đến năm 2015, nếu so với năm 2014 thì điều mà
chúng tôi thấy là có sự giảm xuống trong con số những vụ xét xử những người
thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tuy nhiên, điều này đối lại với
sự gia tăng trong các vụ tấn công đối với các nhà hoạt động xã hội. Một số tấn
công rất nghiêm trọng và khiến chúng tôi quan ngại.
Việt Hà: Bà có thể cho biết những con số cụ thể về
tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2015?
Janice
Beanland: Chúng tôi biết là trong
năm 2015, hiện vẫn còn ít nhất 45 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam
sau những phiên tòa không công bằng tức là trong số này có những người đã bị
kết án từ những năm trước và vẫn đang phải thụ án tù. Trong năm 2015, chúng tôi
thấy có những vụ tấn công bạo lực nhắm vào gần 70 cá nhân. Đó là một con số rất
lớn… Một số trường hợp bị tấn công bởi cảnh sát mặc đồng phục, một số bị tấn
công bởi những người mặc thường phục và người ta nhận ra đó là những cảnh sát
mặc thường phục hoặc là những người mặc thường phục nhưng chưa xác định có phải
là cảnh sát hay không.
Việt Hà: Năm 2015 chúng ta đã thấy Việt Nam kết
thúc đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương với các nước khác,
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Theo bà những biến chuyển này có tạo sức
ép đáng kể nào lên việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm
qua?
Janice Beanland: Việt Nam trong nhiều năm qua đã thay đổi, nhưng thật đáng tiếc là
họ không có thay đổi trong cách chính phủ nhìn nhận về bất cứ ai có những phê
bình đối với chính phủ hay có ý kiến khác chính phủ. Tức là mọi người không thể
có ý kiến của mình khác với chính phủ vì theo chính phủ đó là một mối đe dọa
đối với chính phủ. Đây là điều hết sức đáng thất vọng. Theo tôi Việt Nam đã
tránh được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
So với các nước khác, Việt Nam ít bị
chỉ trích hơn bất chấp thực tế là đã có rất nhiều quan ngại về vấn đề nhân
quyền ở Việt Nam. Tổ chức Ân xá quốc tế muốn cộng đồng quốc tế nên thẳng thắn hơn
với những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi thấy Việt Nam đã ký
TPP nhưng chúng tôi không thấy có nhiều những cải thiện.
Đúng là trong năm
ngoái, chúng tôi đã chứng kiến nhiều tù nhân lương tâm được trả tự do nhưng
phần lớn là do họ đã xong án tù cho nên đó không phải là cải thiện về nhân
quyền. Còn với những tù nhân lương tâm nổi tiếng như blogger Tạ Phong Tần thì
cô ấy bị trục xuất khỏi Việt Nam. Điều này không cho thấy là Việt Nam đã cải
thiện trong vấn đề nhân quyền và theo tôi điều này là rất đáng buồn cho những
tù nhân lương tâm bị trục xuất từ nhà tù sang nước ngoài.
Với báo cáo này chúng tôi muốn lôi kéo sự chú ý vào vấn đề nhân
quyền ở Việt Nam, đưa ra báo cáo tình hình năm vừa qua ở Việt Nam để nói với
thế giới rằng có vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và cần phải được nhìn nhận.
-Janice Beanland
Việt Hà: Đảng cộng sản Việt Nam vừa có hội nghị
toàn quốc bầu những lãnh đạo mới. Với những thay đổi đang diễn ra ở Việt Nam,
liệu bà có hy vọng chính phủ sẽ có sự nới lỏng trong việc hạn chế người dân thực
hiện các quyền căn bản của mình?
Janice
Beanland: Luôn luôn có hy vọng
là họ sẽ bớt hạn chế đối với việc thực hiện các quyền con người. Những nhà hoạt
động xã hội dám nói lên tiếng nói về công lý, đa đảng và dân chủ là điều đáng
khích lệ. Luôn có hy vọng là họ sẽ không bị đe dọa khi dám làm những điều này. Nhưng
theo tôi hiện tại vẫn chưa có chỉ dẫn nào cho thấy những điều mà chúng ta hy
vọng sẽ xảy ra. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng là chúng ta sẽ thấy có những ngạc
nhiên.
Việt Hà: Với báo cáo này, tổ
chức Ân xá Quốc tế hy vọng đạt được điều gì?
Janice Beanland: Với báo cáo này chúng tôi muốn lôi kéo sự chú ý vào vấn đề nhân
quyền ở Việt Nam, đưa ra báo cáo tình hình năm vừa qua ở Việt Nam để nói với
thế giới rằng có vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và cần phải được nhìn nhận.
Chúng tôi mong muốn được thấy có những sức ép lên chính phủ Việt Nam để giảm
những hạn chế lên quyền tự do của người dân, cho phép họ được thực hiện các
quyền của mình mà không phải lo sợ bị bắt giam, hay bị tấn công, cho phép người
dân được thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã
dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền