Có nhiều người Phật
Giáo Việt Nam đã lên tiếng tố cáo là VC nằm vùng trong Phật Giáo, mà chính
Thích Huyền Quang và Thích Trí Quang đã xác nhận rõ ràng, còn chính Tướng Tôn
Thất Đính,Tổng Trấn Saigon lúc đó, sau khi phản bội ông Diệm, gạt ông Diệm
"đề nghị đem quân tấn công vào các chùa ĐỂ BẮT VC" để kích động cho
to chuyện... Sau khi thành công lật đổ được ông Diệm, Tôn Thất Đính "hứng
chí" khoe rằng đã gạt ông Diệm để đem quân tấn công các chùa... Chuyện này
ngày đó đã được báo chí và radio loan báo, ai muốn biết cứ chịu khó lục
tìm trong các lưu trữ báo chí và phim ảnh thì sẽ thấy. Ông Ngô Đình Diệm đã
giúp xây chùa Xá Lợi của cụ Mai Thọ Truyền (trên đường Bà Huyện Thanh Quan, bên
cạnh nữ Trung Học Gia Long) và chùa Vĩnh Nghiêm của Thượng Tọa Thích Tâm Giác.
Còn ngoài Huế, ông Ngô Đình Cẩn thì ông Ngô Đình Cẩn giúp Thích Trí Quang và
đóng góp cho các chùa Từ Đàm và Thiên Mụ rất nhiều.... Chính Đỗ Thọ, cháu của Đỗ
Mậu, một tùy viên quân sự cũa ông Diệm đã viết rất rõ trong Nhật Ký Đỗ Thọ (ấn
bản 1964). Sau này, ấn bản Nhật Ký Đỗ Thọ tái bản bởi nhà xuất bản Đại Nam ở Nam
California đã cắt bỏ rất nhiều chi tiết mà Đỗ Thọ đã viết (nhân tiện cũng xin
cám ơn các bạn… sau này ở Mỹ đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, trong đó có Nhật
Ký Đỗ Thọ mà Đại Nam đã cắt xén, thay đổi rất nhiều tài liệu, nhờ vậy tôi mới
biết chuyện gian manh của nhà xuất bản Đại Nam (và tôi đã nhiếu lần viết trên
internet chuyện này). Mới đây, LS Lê Trọng Quát đã nhắc lại chuyện ấy…
On Tuesday, November
26, 2019, 06:31:37 AM PST, VIETLONG NGUYEN <t> wrote:
BÀI HỌC SUY GẪM NHÂN LỄ TẠ ƠN
Nhân Lễ Tạ Ơn, những
ai đang chủ trương phá bỏ đạo lý truyền
thống, là cái gốc làm NGƯỜI, đã từng mê man đảo lộn cương thường,
sau khi đã vươn lên khỏi bản chất nguyên thủy động vật của mình trong cái nôi
của Mẹ Thiên Nhiên, và trong cõi đời ô trọc đầy thủ đoạn tranh danh đoạt lợi,
cướp chính nghĩa, bôi nhọ thanh danh...xin cùng nhau đọc, nghiền ngẫm về THÂN PHẬN
và SỐ PHẬN MÌNH để bớt đi những nanh vuốt
sắc nhọn, những nọc độc phun ra từ bóng đêm cuộc đời mình, từng cấu cào tình
thân và tình bằng hữu.
Cũng Tạ ơn Đời, Tạ ơn
Người đã cho ta những cay đắng mở mắt, những mất mát nghiệt ngã làm bài học
khôn ngoan trong "chợ
đời huyết nhục, đồng môn bằng hữu "...để thành THÂN khi
không phải "Nuôi Thân sinh Nô Tài", khi không phải vùi đầu
trong bãi cát tham ô, trong đống bạc vàng phù phiếm cướp đoạt được, và trong
chuỗi vu khống thóa mạ hả dạ súc sinh.
Một khi Thân Phận đã vươn cao khỏi Số Phận bị
đọa đày bởi lòng tham lam ích kỷ, bởi manh tâm cướp đoạt thủ tiêu chính khí,
bởi lòng dạ ác độc bóp cổ lương tâm chính trực từng bị mê hoặc bởi "nén
bạc Giu Đa" ...thì tâm thức con người sẽ sáng lên như một hào quang dẫn
lối, đưa con người lạc vào tiên cảnh thế trần...
Xin mời đọc để cảm
nghiệm thêm ý vị của đời sống.
Nguyễn đăng Trình
Mỹ đức truyền thống dạy người ta làm người ra sao?
Vậy thì rốt cuộc văn hoá truyền thống mang lại cho người ta những giá trị gì? Câu trả lời rất đơn giản, đó là những đạo lý dạy người ta:
Làm một người hiếu thuận
Hiếu
thuận là căn bản để làm người. Người xưa nói “Trăm nết hiếu đứng đầu”, tất cả
các thiện hạnh đều khởi đầu từ chữ Hiếu. Một người nếu không biết hiếu kính cha
mẹ thì không thể tử tế với người ngoài được.
Làm một người thiện lương
Lão
Tử nói: “Đạo Trời không thân với người nào mà thường gia ân cho người thiện”. Đại
Đạo, phép tắc của trời đất đều như thế này: không thân quen xa lạ với ai, nhưng
thường đem quả thiện cho người thiện.
Làm một người chuyên cần
Cần
lao là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là căn bản để chúng ta làm việc,
lập nghiệp. Từ xưa đến nay, người trong thiên hạ đều do lười nhác mà dẫn đến thất
bại. Thành tựu vĩ đại đều tỷ lệ thuận với chuyên cần. Tích tiểu thành đại, hết
ngày này đến tháng khác, lâu dần thì kỳ tích sẽ được sáng tạo ra.
Làm một người khoan dung
Người
xưa nói: “Có bao dung thì trở nên vĩ đại”. Một người nếu có một cái tâm khoan
dung, có thể dung nạp những chuyện khó dung nạp trong thiên hạ, thì ắt phải là
người vĩ đại.
Làm một người thành thực
Thành
thực là cái gốc lập thân, thành thực là một mỹ đức. Người không thành thực thì
không thể kết giao. Muốn đảm đương việc lớn thì ắt phải chân thành và trung thực..Một người không thành thực, không chân thành thì sẽ lừa gạt người khác, thực ra cũng chính là lừa dối chính mình.. Họ không thể quy chính cái tâm mình, không thành thực với suy nghĩ của mình thì chẳng thể nào tu thân được, chẳng thể nào được người khác tin tưởng, chẳng thể nào có chỗ đứng trong xã hội được.
Làm một người khiêm nhường
Khiêm
nhường là một bộ phận cấu thành nên nhân cách. Chu Dịch viết rằng, người quân tử
ẩn giấu tài năng, đợi thời cơ mà hành động. Một người chín chắn sẽ ẩn giấu tài
năng sắc sảo của mình, làm một người khiêm nhường. Họ biết vào thời cơ nhất định
thì mới triển hiện tài hoa.Một người khiêm nhường điềm đạm, ung dung, ôn hòa, đôn hậu, yên tĩnh, giống như đất luôn luôn đặt mình nơi thấp kém nhưng không ai dám phủ nhận sự rộng lớn của nó. Người có thể giữ vững mình ở dưới thấp, cẩn trọng, kín đáo, giống như biển cả, luôn đặt mình nơi thấp kém nhưng không có ai dám phủ nhận sự thâm sâu của nó.
Làm một người chính trực
Nhất
chính áp bách tà. Người có thân chính tâm an thì ma tà cũng phải tránh xa. Phẩm
hạnh đoan chính thì làm mới mới có tự tin, làm việc mới có bền lòng. Trong lòng
vô tư thì trời đất rộng mở, trước sau như một thì tấm lòng rộng lớn.Làm người cần chính Đạo chính hành, làm việc cần quang minh lỗi lạc. Mạnh Tử có nói: “Ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không thẹn với người”. Làm người, làm việc, nhất định phải chính đại quang minh, xử thế lỗi lạc, không được ngấm ngầm làm tổn hại lợi ích của người khác.
Làm người chính trực thì nhất định phải “thận độc” – cẩn thận, thận trọng ngay cả khi ở một mình. Một mình ngồi tĩnh tọa, thường suy nghĩ về những sai lầm thiếu sót của bản thân, khi nhàn đàm thì chớ bàn luận chuyện thị phi của người khác.
Làm một người thủ tín
Khổng
Tử nói: “Con người mà không có chữ Tín thì không biết làm sao có thể có chỗ đứng
trong xã hội được. Giống như xe lớn không đòn, xe nhỏ không ách, làm sao mà đi
được?”.Thủ tín là sức cuốn hút nhân cách mà không thể dùng tiền bạc mua được. Làm người một cách đường đường chính chính, làm việc một cách minh bạch rõ ràng thì sẽ không bao giờ bị mất chữ Tín. Khi người khác tin tưởng bạn thì đó chính là bạn có giá trị trong lòng họ. Thất tín là sự phá sản lớn nhất của đời người. Thủ tín mới đắc nhân tâm.
Làm một người lạc quan
Đời
người việc không như ý thì có 8, 9 phần, không thể nào việc gì cũng đều thuận lợi.
Ngày tháng cứ tiến ào ào về phía trước, đẹp tốt cũng chỉ một ngày, phiền não
cũng một chỉ ngày, thế nên hãy nhìn mặt tốt đẹp trong cuộc sống, để mình sống
vui vẻ an lành.Khi cuộc đời long đong lận đận, vận mệnh gian truân, hãy nghĩ khoáng đạt, không than thở, buồn rầu, không oán Trời trách người. Giữ được nội tâm yên tĩnh, tìm hứng thú với thiên nhiên như leo núi ngắm cảnh, ngắm hồ nước ngâm thơ, luôn luôn nỗ lực tìm niềm vui trong cuộc sống, vui với thiên nhiên, mỉm cười với vận mệnh.
Làm một người nhân hậu
Nhân
hậu là nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa. Quẻ Khôn trong Chu Dịch có viết
rằng: “Địa thế Khôn, người quân tử dùng đức dày để nâng đỡ mọi vật”. Hậu đức tải
vật chính là dùng đức dày để bao dung vạn vật. Đất có đức lớn dày, nâng đỡ bao
dung vạn vật.Người quân tử nên thuận theo đức của đất, hậu đức tải vật. Hậu đức là một tấm lòng tỏa sáng, có thể bao dung những người bất đồng, ý kiến bất đồng, bao dung cả những sai trái, lỗi lầm của người khác.
Nhân hậu là nhân phẩm tốt nhất, là sáng suốt cao nhất. Một người nhân hậu thì ai ai cũng muốn chung sống, muốn kết giao, và cảm thấy hoàn toàn tin tưởng.
Đan Thanh
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền