Tuesday, October 31, 2017

Có cần giảm gởi tiền về giúp thân nhân, và ngưng du hí Việt Nam?


Good article, please shares to the public

Begin forwarded message:

On Sunday, October 29, 2017, 2:08 AM, Nang nangtheky21> wrote:
 
Có cần giảm gởi tiền về giúp thân nhân, và ngưng du hí Việt Nam? 

Trong những lần ngồi uống cà phê và “lai rai” nơi hải ngoại, một số anh em vẫn thường nói chuyện về VN:
-Việt nam bây giờ tốt hay xấu? Phát triển hay càng ngày càng lụn bại? Và sắp sa vào vực thẳm? Nhất là quan tâm nói về đồng đội, chiến hữu, và bà con dân chúng sinh sống ở quê nhà.

Một anh bạn, không được vui: - Tôi qua đây (qua Mỹ) gần 30 năm, không lúc nào là không nghĩ về VN, nhất là bà con, anh em giòng họ. Họ khổ, mình giúp họ. Tôi gởi tiền và quà đều chi: Gởi cho để làm ăn sinh sống. Gởi tiền mỗi khi có thân nhân đau yếu, bệnh hoạn. Gởi tiền xoay xài, cả gởi để cất nhà, sửa nhà, mua sắm đồ đạc, mua xe v.v… Nhưng mà, hầu như gởi giúp hoài mà vẫn thiếu. Tôi cũng hết hơi.

-Một anh bạn khác: Gởi thì họ xài, và càng xài, càng mong muốn gởi thêm. Xài phí và còn đua đòi với người khác, làm sao mà đủ được. Tuổi trẻ (cả người lớn) ở VN bây giờ cũng đều ăn chơi hưởng thụ mịt mù. Tụi nó so sánh với nhau, đua đòi với nhau.
-Một anh khác: Thôi các ông ơi. Cái đám sâu dân mọt nước, cái đám đại gia và con cháu đại gia: ăn xài trời long đất lở. Việt kiều mà về ăn xài còn thua, đừng nói là con cháu bên nhà. So sánh, đua đòi với tụi nó, chỉ có nước chết…

Đại khái là vậy. Lời ra tiếng vào. Nói toàn là nếp sống ở VN trong những năm gần đây. Một đất nước đã thật sự đổi khác - đổi thay mọi thứ - Đưa đất nước đến băng hoại, phí phạm của tiền, cuộc sống ăn chơi, đua đòi: cứ chạy, cứ bơi, cứ bay, cứ nhãy, và… cứ lủi - lủi vô… ngõ cụt.
Một số anh có ý quan tâm lo lắng, đặt vấn đề: Tại vì sao? Tụi CS, tụi cầm quyền thì khỏi cần bàn. Chúng nó bây giờ, tất cả đều trở thành quỉ - có đứa đã thành tinh – tàn ác, cướp bóc, gian manh, xảo trá, hút máu người. Mọi thứ xấu xa, nhơ bẩn gì đều có cả… đã và đang rước thêm loài “quỉ chúa” về để đầu độc, giết hại toàn dân (Ý muốn nói là bọn Tàu đã được đưa vào khắp nước, và tàn phá dân tộc, quê hương).

Thôi, bây giờ không bàn tới cái lũ ôm chân Tàu bán nước. (Sẽ nói vào lúc khác). Bây giờ, nếu ai thấy có lòng thì nên nghĩ đến dân mình. Nghĩa là: hiện giờ dân mình đói khó, khổ nghèo không bao giờ dứt. Mình - đồng bào hải ngoại - phải nên tiếp tục làm gì? Tiếp tục gởi tiền và giúp thân nhân. Tiếp tục làm từ thiện, cứu trợ bão lụt, nhân tai xã lũ mất mùa. Giúp bà con, thân nhân để tiếp tục mà sống. Có nên tiếp tục không? Và, nếu giúp, thì giúp thế nào?
Một câu hỏi cho một bài toán khó. Nghe đơn giản mà khó tìm giải đáp. Rất khó trả lời?

Trên 40 năm rồi – có người sớm, có người muộn - hầu như không lúc nào đồng bào hải ngoại, không ngớt giúp đở và đùm bọc quê nhà. Trải qua những tháng ngày khốn khổ - phải nói là sinh tử - để vượt thoát chế độ, vượt thoát đất nước, vượt thoát gông cùm. Nếu đưọc may mà sống, được định cư ở quốc gia nào đó. Thời gian đầu thì vất vả và khổ, nhưng rồi lại chóng qua, và chí thú đổ công gầy dựng, có được yên ổn cơ ngơi và một ít của tiền thì: dù chưa là đủ, cũng dành dụm, nhín nhúc mà gởi tiền về giúp thân nhân, ruột thịt ở quê nhà. 

Vì họ đang khốn khó, và khổ hơn mình. Có cái thì giúp qua cơn thắt ngặt, hiểm nghèo như: ốm đau, bệnh hoạn, hoặc cùng kiệt, khốn đốn. Giúp cho 5-3 trăm, 1,000 đô, coi như là đáng giá. Và cũng vì “ý nghĩa cao đẹp” này mà từng người, từng nhóm, từng gia đình đều có đở đần giúp đở. Rồi dần khá hơn nữa thì giúp cuộc sống yên ấm, có nhà cao đẹp, đồ đạc đủ đầy, để không phải kém chi ai. Và từ đó, đi đến “lạm dụng”. Một gia đình không cần làm, con cái cứ ăn chơi, hàng tháng chờ của gởi về giúp. 

Tốt có, xấu có, hay có, dở có, đã kéo dài hàng 3-40 năm. Để rồi, đến bây giờ, cũng chẳng mấy khả quan, êm thấm. Có khi xin mà không được thỏa mản lại giận hờn, trách móc. Quen tính ỷ lại, trông chờ. Không chịu lo, không phấn đấu. Càng tệ hại hơn là nhờ có vun vít của tiền, lại đua đòi - chạy theo lũ quỉ “nhà kia” - đi vào sa đọa. Một xã hội băng hoại, một đám người (đại đa số) mất tính tự chủ, tự túc, mất lòng tự trọng - sống ích kỷ, tàn độc, vô luân, mất nhân tính. Đầy dẫy những xấu xa, chỉ biết hưởng thụ, tranh đoạt. Chỉ biết của tiền, sung sướng tấm thân là trên hết. Trong số này, góp phần không ít là thân nhân, bà con thân thiết Việt kiều.

Có phải chăng sự giúp đở không ngừng, không cần suy tính, đã “vô tình” góp phần cho bao nhiêu là tệ hại? Được giúp đở và hưởng thụ đầy đủ, thân nhân đâu gặp nỗi khốn khổ (như bao người khác), đâu biết được oan ức bất công, thống khổ, đọa đày, đói rách lầm than của người dân đang bị áp bức, bị bốc lột đói khổ, để sẵn sàng hòa mình vào cuộc đấu tranh chung. Đang hưởng thụ, đang được đủ đầy thì cứ lo hưởng thụ, đâu cần phải đấu tranh? Cứ mặc kệ! Trước viễn ảnh một đất nước, dân tộc sắp vào vòng nô lệ?

Lại nữa, những đồng “đô la” (ngoại tệ từ nước ngoài) vô tình góp “cứu nguy” cho chế độ đang hồi suy kiệt (kinh tế) để cứ vững vàng và tồn tại. Từ hơn 40 năm qua là như vậy. Đàn “bò sữa” Việt kiều nặng lòng với thân nhân ruột rà máu thịt đã dưỡng nuôi cho bầy quỉ dữ mập mạnh để tồn tại, để có thêm sinh lực đàn áp người dân. Đã đến lúc cần ngưng ngay “dòng sữa ngọt” Việt kiều, từ lâu đã góp phần dưỡng nuôi chế độ.
Có khốn khổ đồng đều, có bị áp bức, có phải bị chịu đựng toàn diện, thì sức đấu tranh mới đồng loạt. Chiếc “đòn bẩy” một khi đã bị dồn nén cùng cực, thì sức bật mới tối đa. Tự nhiên là thế. Hãy cố nén tình thương (đối với thân nhân) - trước mối nguy dân tộc – hãy tiếp tay làm suy kiệt kinh tế. Tức là góp phần làm cho chế độ CSVN sớm tiêu vong.

Sự việc thứ hai: Việt kiều về quê hương vui chơi hưởng thụ.
-Một anh (cấp tá QLVNCH củ trước kia) về quê hương VN, xum xuê với bộ dáng khá bảnh và sang trọng. Đi bên là một “cô bé” mới vừa quen biết vằ dắt đi chơi một số nơi từ mấy ngày nay. Tại một khu resort khá thanh lịch. Anh và nàng vun vít - một cặp “nhân tình” tuổi đáng cha con. Anh đi qua một đám (ba tên): một xe lăn cụt một tay, tay kia với xấp vé số để thành xe, mời mọi người giúp dùm mua vé số. 

Một anh chống nạng, cái thùng thuốc lá với quai dây choàng qua cổ, chân cà nhắc lê la chào mời người mua. Và anh thứ ba quảy chùm xâu nem, nhanh nhẹn. Mời quí ông: mua vé số - mua thuốc lá, mua nem… Trông dáng gầy gò, có phần tôi nghiệp. Những gương mặt sau trên 40 năm, bây giờ đã hoàn toàn thay đổi. Phong độ người lính ngày nào mất hết. Chỉ còn những tấm thân lam lũ vĩa hè. Nhìn họ, phần nào cảm thông, thương hại động lòng. Người lính VNCH mình bây giờ, nếu còn đều rất thương tâm – đâu khác mấy “ông” ngày nào.

-Này các anh! Các anh có thể lại đây. Tôi muốn hỏi thăm – anh bảnh bao VK lên tiếng –
-Xin lỗi, các anh là lính, quân nhân quân đội VNCH trước kia?
Anh vé số nhìn lên. Anh bán nem ngó lại. Và anh bê tùng thuốc bằng 2 đây mang qua cổ cũng quày quả tới. Không ai nói lên lời gì để xác nhận.

Anh (thiếu tá) nhướn mắt dò la hướng về một anh, và được trả lời: - Không, chúng tôi không là quân nhân, không là lính VNCH. Mà là kẻ đi bán vé số, bán thuốc dạo, bán nem chua để kiếm sống qua ngày. Người lính VNCH không còn nữa.
-Không. Nhìn một trong ba anh. Một người tôi thấy hơi quen. Có phải anh là Trung sĩ… Tiểu đoàn… Biệt động quân? Tôi là thiếu tá… tiểu đoàn trưởng đây.
-Không phải. Th/tá… TĐT/BĐQ… Tôi nghe nói ông ấy đã chết rồi. TĐ…/BĐQ ngày ấy tan rả, và ông ta đã chết.
-Không. Chính tôi là th/tá… đây!

Ba anh lần lượt bỏ đi. Ông th/tá cố đi theo và móc bóp (từ chiếc túi xách tay của cô nàng), móc ra trao tặng các anh mỗi người tờ giấy 500.000 VNđồng. Xin tặng các anh đây.
-Xin lổi! Chúng tôi không cần đâu. Chúng tôi tự lây lất kiếm sống được. Ông nên để tiền mà đi du hí.

Anh (th/tá) tự cảm thấy một nỗi buồn - buồn xót xa - Gặp một “thằng em” đồng đội – nói chung là cả ba đứa - vẫn là đồng đội, chiến hữu sinh tử ngày xưa. Bây giờ muốn giúp tụi nó, tụi nó đang khổ, đang cơ hàn, thiếu thốn. Có ý giúp mà không giúp được. Không đứa nào chịu nhận. Thà là nó chịu số phận đói khổ lang thang, lê lếch kiếm sống bằng sức lực với tấm thân còm cỏi, không lành lặn Tụi nó đã mất hết - mất mọi thứ… ngày xưa. Bây giờ thì cũng chẳng có gì, ngoài tính khí ngang tàn và lòng tự trọng.

Anh (th/tá) bỏ cuộc vui du hí với em bé trẻ đẹp nõn nà (đáng tuổi con mình). Đã mất đi, và mất hết: tính ngang dọc tự hào - tự hào hồi xưa là vang lừng một thuở. Mất cái tính cách của cấp chỉ huy ngày trước đồng cam cộng khổ, cùng sinh tử với đồng đội, được kính yêu thương mến. Mất hẳn, mất hết. Có chăng là tự hào, tự mản, cái thứ của ngày hôm nay là sang cả một Việt kiều - Vun vít, vui chơi và hưởng thụ.

Nỗi xót xa, buồn bã cứ đeo đuổi lân la, theo ông về khách sạn với một đêm không ngủ được. Đau buồn, hổ thẹn, tiếp tục cùng ông về lại đất nước định cư… Bây giờ, ông là kẻ sang giàu. Nhưng sang giàu, mà chưa chắc đã làm tròn “sứ mạng”…
Chuyện của ông được kể tại một quán cà phê Một vài bình luận cho vui:
-Bình luận thứ nhất: Đã đi du hí, vui chơi sao lại buồn? Nhất là đi chơi với “cháu gái” VN còn măng trẻ bên cạnh. Xá gì mấy thằng “đồng đội” cơ hàn. Cho tặng một ít tiền đã là thể hiện chút tình chiến hữu. Rất tiếc là tụi nó… chê ít?

-Bình luận thứ hai: Làm như vậy, tạo nên những phản cảm: 
Thứ 1: gây tủi buồn, bất bình cho những người lính. Trong sa cơ thất thế, sống vất vả khổ nghèo, sống lê la và nhìn thấy cấp trên của mình - một thời hết dạ hết lòng cùng chiến đấu. Nay được giàu có vẻ vang sang cả, về vun vít ăn chơi. Bỏ ra một ít tiền gọi là cho (một hình thức như là bố thí) tự nhiên như gợi lên cái gí như là thương hại, hơn là giúp (đồng đội) thành tâm, chí nghĩa chí tình.

Thứ 2: đối với đồng bào dân chúng đang đói nghèo khốn khổ dưới một xã hội tàn bạo, rẻ rúng người dân. Sự hiện diện của những Việt kiều (cùng là đồng bào mình) ăn xài phung phí, ăn chơi vun vít, khiến người ta nghĩ đến cái loại người xa lạ, vô tình, vô nghĩa, mất gốc, quên cả giống nòi. Thà nhìn thấy như người ngoại quốc, mà ít thấy đau. Đàng này, cũng là con người cùng một dân tộc như mình, bây giờ giàu sang ăn chơi hưởng thụ (trước cảnh khốn khổ như họ). Họ thấy bất mản, bất bình, họ xa lánh, khinh thị, cũng là phải thôi. Không chửi, không nguyền rủa đã là phúc.

Thứ 3: Việt kiều tung tiền về nước ăn chơi làm lợi cho ai? Cái lợi trước nhất là giúp chế độ - một chế độ tàn ác với dân – Giúp chúng có thêm tiền để sung sướng, để củng cố quyền hành, phương tiện, để tiếp tục đàn áp, thống trị người dân. Vô tình, giúp sức làm khổ thêm dân tộc.

Thứ 4: Tiếp tay cho đám trẻ (phần đông là con cháu đại gia, con cháu cấp lãnh đạo) ăn chơi sa đoạ, làm xấu xa, băng hoại xã hội. Quí VK có nhìn thấy ra được không? Hay là, ỷ có tiền thì cứ thỏa thích vui hưởng, bất kể gì đến những tổn hại gây nên.
Đối với bọn cầm quyền. Hồi trước thì chúng chửi bới, lên án kết tội: bọn chạy theo ôm chân đế quốc để hưởng bơ thừa sữa cặn. Bây giờ, thấy có tiền, thì tụi nó ve vản o bế tưng tiu nói tốt. Càng bỏ tiền nhiều, càng về vui thú ăn chơi vun vít (với bao thứ mà chúng tạo ra cho). Được hưởng thụ, được vui sướng thì quên đi mọi thứ: đánh mất lương tâm, mất đi tính người, mất lòng tự trọng, để thỏa mản vì những thứ dục vọng thấp hèn. Vinh sang hay là điếm nhục? Nhìn từng đám VK kéo nhau về quê hương VN ăn chơi hưởng thụ, người ta không khỏi đau lòng, nguyền rủa rẻ khinh.

Ngững năm tháng gần đây, kinh tế bạo quyền đang đi vào sa sút. Cạn kiệt đồng tiền, nợ nước ngoài chồng chất. Chúng nó làm mọi cách để vơ vét (đô la, vàng bạc) - những thứ có khả năng trả nợ, và cứu vãn một chế độ bị lệ thuộc và trên đà suy vong – Thì: những đồng đô la nước ngoài - ngoại tệ mạnh – là thứ mà chế độ rất cần. Và Việt kiều lại là mục tiêu rất được chế độ chiếu cố. Chúng đang bằng mọi cách để chiêu dụ VK, mời gọi VK về Việt Nam. Quí vị nghĩ sao? Đất nước (trong cơn hấp hối) đang rất cần quí vị đó? 

Những VK yêu nước. Những khúc ruột ngàn dặm yêu thương? Về nước vun vít ăn chơi. Về nước với mọi ân cần ưu ái. Về với sự hân hoan đón mời… Bạo quyền đang rất là mong mõi. Chưa kể: bao chất độc hại do bọn Tàu cộng “thoải mái” đưa vào trên khắp đất nước VN.

Thì như vậy: Đã đến lúc Việt kiều nên ngưng về quê hương ăn chơi hưởng thụ. Chỉ thêm góp phần duy trì sự khổ đau cho dân tộc, tàn hại đất nước VN ta.
“Hiệp ước Thành Đô” do đảng ta (CSVN) ký kết với Tàu cộng từ năm 1990 (4/9/1990), hứa giao nạp đất nước Việt Nam trong thời hạn 30 năm, để cứu lấy Đảng, để được sống còn và để được củng cố quyền lực thống trị. Tin tức, dầu rằng Đảng luôn bưng bít, ém nhẹm. Nhưng, hôm nay, thì đã được loan tải khắp cùng. Hầu như không một ai là không hay biết. Khẳng quyết đó là sự thật. Nhìn về đất nước, từ 10 – 20 năm qua, và cho đến hôm nay: Đảng CSVN và bạo quyền đã nhượng bộ cho Tàu mọi thứ: biên giới, biển đảo (ngoài khơi). 

Những cơ sở, nhà máy của Tàu, hay do Tàu hợp đồng xây dựng trên khắp đất nước VN. Những khu, vùng “tự trị”. Những bóng dáng người Tàu có mặt, sinh sống ở đều khắp mọi nơi. Chúng muốn làm gì thì làm, không ai dám động, không ai dám cản. Bạo quyền đảng ta thì “hèn với giặc, ác với dân”. Sẵn sàng đánh đập, bắt bớ, nhốt tù mọi hành vi dân ta nổi lên chống lại Tàu cộng…

Người ta đang nhìn về đất nước Tây tạng của hôm nay, và từ 58 năm về trước (từ ngày Tây tạng thuộc Tàu – 1959). Và bao người tự hỏi: Rồi đây, đất nước dân tộc Việt Nam ta về đâu? Và rồi sẽ ra sao? Mọi việc sẽ được “đảng và nhà nước lo”. Nếu toàn thể dân tộc Việt nam ta vẫn cứ yên tâm - vẫn chờ, vẫn đợi.

Tháng 10/17 – N.D. 
(Facebook Dan Nguyen)
__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Tìm đường nào để... sống?



Tìm đường nào để... sống?

Vũ Thạch

Cùng tác giả:

Không chỉ những người hoạt động xã hội có tên trong sổ đen mà cả phần lớn dân chúng khi bị "mời" vào các đồn công an gần đây đều phải nghe câu hạch hỏi: "Tại sao lại nghe lời phản động xúi giục?"
Người bị hỏi thường giật mình thắc mắc. "Phản động" là ai và đã xúi giục họ những gì.
Thực tế là mỗi người dân bình thường như họ chỉ thấy:
- Lãnh đạo đảng càng phản đối TQ vi phạm chủ quyền biển đảo VN, lại càng cho từng sư đoàn "công nhân" TQ vào sâu trong đất liền, và đẩy hàng trăm ngàn lao động VN ra nước ngoài kiếm việc. Lãnh đạo càng vạch trần các công trình xây dựng cẩu thả, nguy hiểm do nhà thầu TQ thi công, lại càng giao các gói thầu mới cho TQ. Người dân nào chỉ ra sự vô lý đó là nghe theo "phản động"?
- Lãnh đạo ngày càng bình thường hóa việc cán bộ cạo vét tài sản quốc gia vào túi riêng rồi hạ cánh an toàn. Sau các màn kịch trừng phạt hùng hổ, chưa cán bộ tham nhũng nào phải trả lại núi tài sản phi pháp của họ. Giữa một đất nước nghèo gần cuối bảng xếp hạng thế giới lại sản sinh liên tục các quan chức tỷ phú, triệu phú đô la như thế, thì người dân còn gì để sống, chứ chưa nói gì đến phát triển đất nước? Ai nhìn thực tế đó mà bực mình là bị "phản động" xúi giục?
- Lãnh đạo đảng đang từng bước cho phép các ngân hàng, các quĩ bảo hiểm thản nhiên quịt tiền của dân đã gởi. Rồi vẫn cố suy tính tìm mọi cách dụ dỗ cho số vàng và đô của dân trồi lên để "huy động". Và nay lại đang rục rịch ý định đổi tiền ngay trên báo lề phải. Theo kinh nghiệm đổi tiền trong quá khứ, ai cũng biết đây là cách cào bằng, cướp trắng. Mỗi người dân chỉ được nhận lại một số giới hạn tiền mới. Số còn lại phải để cho nhà nước giữ giùm. Và ai còn giấu tiền cũ trong nhà sẽ trở thành giấy vụn sau ngày "hết hạn đổi tiền". Với những đe dọa liên tục như thế, còn người dân nào cảm thấy an toàn? Nhưng ai chuyển gấp tiền đồng qua các dạng tài sản khác là bị "phản động" giật dây?
- Lãnh đạo Đảng cho hãng xưởng ngoại quốc vào xả thải tàn phá môi sinh tới mức độ kinh hoàng. Lãnh đạo nhận sai, đem vài quan chức ra xử sơ sài, rồi cho chính các hãng xưởng đó TIẾP TỤC XẢ THẢI và cho phép thêm nhiều hãng nữa cũng làm như vậy. Nay có hãng xì hơi độc ra ngay giữa TpHCM đến độ chó, gà lăn ra chết hàng loạt nhưng chẳng bị tội vạ gì. Người dân nên ngồi chờ chết như cá, gà, chó để khỏi bị xem là "phản động"?
- Đảng lãnh đạo nhà nước kiểm soát mọi đường vận chuyển hàng hóa vào VN. Lãnh đạo Đảng biết rất rõ hầu hết các hóa chất độc hại đều đến từ TQ. Thế nhưng lãnh đạo cứ để dòng hóa chất đó chảy cuồn cuộn qua biên giới hàng ngày, hàng giờ và lan tràn vào mọi ngõ ngách cả nước, rồi lâu lâu đi bắt một vài nơi sử dụng chế biến thức ăn để đăng báo chụp hình. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư tại VN đã đứng đầu thế giới, với 315 người chết mỗi ngày. Vậy người dân nên chọn chết ngay như cá, gà, chó hay chết dần bởi ung thư? Ai đòi đóng ngay ống vận chuyển hóa chất kinh hồn đó là nghe theo "phản động"?
- Các quan chức đang nắm quyền, từ công sở đến trường học đến nhà thương, đẻ ra hàng trăm thứ thuế, phí mới; rồi đến cả các quan chức đã về hưu rồi cũng cùng gia đình họ mở những "dịch vụ bắt buộc" đòi dân đóng tiền, như các trạm BOT có công an đủ loại bao quanh,... Người dân bị tứ bề vặt lông như thế họ còn gì để sống, để nuôi gia đình? Những con vịt nào gào thét kêu đau là những con có máu "phản động"?
- Gia đình những nạn nhân bị chết tại nhà thương, chết vì xả lũ, chết vì bê-tông rớt giữa trường học, chết vì thuốc giả, ... đòi truy tố những quan chức trách nhiệm, những kẻ được trả lương bằng tiền thuế của dân, thì họ đều bị liệt vào loại nghe theo "phản động"? Vậy không phản động nghĩa là chỉ biết câm lặng đi chôn người thân?
- Gia đình những nạn nhân bị tàn tật suốt đời, bị chết "vì tự tử", bị mổ xẻ tử thi, bị cắt gần lìa cả đầu... tại các đồn công an mà lên tiếng kêu gào trên mạng là nghe theo "phản động"? Ngay cả những trường hợp công an nhận tội đánh chết người đều lãnh những bản án từ nhẹ đến "đùa". Nghĩa là chẳng có cậu công an nào ngán sợ để dừng tay. Những người dân không phản động là những người chỉ ngoan ngoãn ngồi chờ giấy công an gọi đến nhận xác?
Và còn vô số thực tế khác cứ đánh tới tấp vào mặt, vào đầu, vào thân thể người dân hàng ngày.
Đến mức này, có còn cần ai xúi bẩy thì người dân mới nhận ra: Nếu muốn chết trọn gói - chết cả mình, cả gia đình mình, và cả nước - thì cứ đi theo hướng của đảng, hay chỉ cần nhắm mắt để đảng dẫn đi. Còn muốn sống thì người dân buộc phải bỏ chạy theo hướng ngược lại.
Rõ ràng đại khối người dân chẳng biết "phản động" là ai và muốn gì. Những con người Việt Nam khốn cùng chỉ khao khát tìm đường sống khi mà chính sách của lãnh đạo đảng đã quá rõ: ÉP DÂN QUYẾT TỬ ĐỂ ĐẢNG QUYẾT SINH.

Tìm đường nào để... sống?

Không chỉ những người hoạt động xã hội có tên trong sổ đen mà cả phần lớn dân chúng khi bị mời vào các đồn công ...


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Sunday, October 29, 2017

Lá thư của bé Nấm con người tù lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gửi Phu nhân Tổng thống Trump



Lá thư của bé Nấm con người tù lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gửi Phu nhân Tổng thống Trump

500 anh em ơi, làm thế nào để bức thư của bé Nấm đến được với phu nhân Tổng thống Mỹ?
clip_image002
Bản dịch của Hoang Quang Lam:
Dear Mrs Melania Trump,
My name is Nấm (Mushroom) (daughter of Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Blogger Mother Mushroom), this is the fourth letter I have written to you to ask for your help to unite my family. When writing the previous letters, I always asked my Grandma and wondered if you have received my letters, but she only replies with “we’ll just have to be hopeful”.
I’ve read on the social media and knew that your family will be visiting Vietnam during APEC summit. My birthday is only a few more days away. It’s going to be another birthday that my brother Gấu (Bear) and I will have to be without my Mom. We love Mommy very much and just want Mommy to be home with us.
Please help unite my family since I know my Mom did not do anything wrong and furthermore, you were the one to give her the “International Women of Courage” award. My family and I would like to say thank you once more.
I am strongly believing in you. Please help bring my Mom back to us. Best wishes to you and your family and good bye.
Yours,
Nguyễn Bảo Nguyên
24 Đặng Tất
Nha Trang, Vietnam

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <


 


THÔNG CÁO BÁO CHÍ VÀ THƯ GỬI TỔNG THỐNG TRUMP[clip_image002%5B5%5D]


clip_image004
clip_image006
clip_image008
Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Củ Khoai Yên Bái



----- Forwarded Message -----
From: Bê Ta wrote
Sent: Thursday, October 26, 2017 4:38 PM
Subject: Củ khoai Yên Bái

Củ Khoai Yên Bái

                            


... Phước nhìn tôi mỉm cười :
– Cậu đói lắm hay sao mà thúc vợ cậu làm cơm dữ vậy ?
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về. Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và trở lại được hành nghề bác sĩ tại Melbourne. Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà. Tiếng cuời vẫn vui, tiếng nói vẫn sang sảng, như ngày nào chúng tôi cùng ở chung nhà, học thi để lên lớp cuối năm, đã ba mươi mấy năm trước.
Phước nhấp ngụm nước :
– Trong khi đợi vợ cậu làm cơm, để tôi kể cho cậu nghe chuyện tôi ở tù sau ngày Phước Long thất thủ.
– Ừ ! Nghe cậu kêu đói, tôi sẽ tả cho cậu biết cái đói thực sự nó ra thế nào.
Phước có tài kể chuyện. Tôi nhớ đến những ngày xưa cũ, khi ở chung, Phước kể chuyện rất có duyên. Những câu chuyện được xếp đặt thứ tự, mạch lạc đầu đuôi, có mở đầu, dẫn nhập, rồi vào chuyện, chi tiết lớp lang như theo một dàn bài. Tôi nhìn Phước, hít một hơi dài, mắt lim dim như muốn tìm đầy đủ những kỷ niệm, những cảm xúc của năm xưa. Phước như người cẩn thận, ngăn nắp tôi từng biết, không muốn mất đi một ký ức nào đã ghim sâu vào tâm khảm, như người hằng ba mươi mấy năm nay đã chờ đợi để ngày hôm nay gặp lại, kể cho tôi nghe những câu chuyện của đời mình đã trải qua.
Phước cất tiếng :
– Cậu biết không ? Cuộc đời có những ngã rẽ không thể ngờ được. Ai cũng có định mệnh của mình. Không thể nào tránh khỏi được.
Nhiều đêm sau này trong tù tôi vẫn nghĩ đến điều đó. Là nếu tôi không nhất định giữ đúng ngày phép hạn định của mình, ở lại Sài Gòn, không trở lại Phước Long, tôi đâu có bị những hoạn nạn kinh khủng đến như vậy. Cậu còn nhớ hồi ra trường, cậu đi Tây Ninh còn tôi đi bệnh viện Phước Long. Tôi được đi phép một tuần về Sài Gòn trước ngày Việt Cộng đánh Phước Long. Vợ tôi khóc quá mức khi thấy tôi nhất định giữ đúng ngày phép, ra trình diện lại ở Cục Quân Y. Bố vợ tôi cũng ngăn, nói tình hình nguy kịch quá rồi, ở nhà luôn đi, đừng lên Phước Long nữa.
Phước thở dài :
– Cậu biết, tính mình hồi đó còn tuổi trẻ, bồng bột, đâu biết tính toán gì. Tôi không thích làm điều gì sai quấy, hạn phép nghỉ chỉ một tuần, hết hạn là mình ra trình diện, không muốn trốn ở lại.
Tôi đến Cục Quân Y lúc đó là buổi chiều. Chiếc trực thăng đậu trong bãi đáp đang sửa soạn để cất cánh bay chuyến chót, bổ sung người cho bệnh viện tiểu khu Phước Long. Toán sĩ quan trợ y, Y tá đã ngồi đầy không còn một chỗ trống trên đó Trung tá Y sĩ Liễn đích thân đưa tôi ra và hạ lệnh cho trực thăng khoan cất cánh. Ông chỉ tay vào người sĩ quan trợ y ngồi sát bìa :
– Em đi xuống để chỗ cho bác sĩ Phước lên.

Người thiếu úy trợ y khuôn mặt trẻ măng chắc mới ra trường vội vàng đi xuống, không dấu được vẻ mừng rỡ. Tôi sửa soạn để trèo lên trực thăng và ánh mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi nhìn được sự sung sướng của người trợ y, như một kẻ sắp bước chân vào địa ngục được trở lại trần thế. Ai cũng biết Phước Long sắp mất trong nay mai và bị gọi để đi lên Phước Long được coi như lãnh án tử hình. Vận mệnh của chúng tôi đã trao đổi cho nhau trong giây phút đó, trong luồng ánh mắt gặp nhau buổi chiều hôm đó !
Tôi không hiểu người thiếu úy trợ y được thoát chuyến bay cuối cùng đi lên bệnh viện tiểu khu sau này ra sao? Anh có thoát được những hiểm nghèo khác không trong những ngày sau chót của cuộc chiến? Anh đã chết trong một trận đánh nào khác? Hay anh đã bình yên và an lành sống một cuộc đời hiền hòa ở Hoa Kỳ, ở Úc hay một chỗ nào đó trên khắp quả địa cầu? Nhưng tôi biết, tôi đã lấy chỗ của anh để bước chân vào địa ngục. Vì vận mệnh của tôi đã sắp đặt để sự việc xảy ra như thế, để tôi phải bị đọa đầy trong mấy năm trời đằng đẵng, dài như cả một đời người!
Phước ngồi thừ một lúc, không nói gì. Một lúc sau Phước bật cười :
– Ừ ! Cậu biết không ? Tôi lâu lâu vẫn nghĩ có ngày nào mình đi đâu đó, rồi gặp lại anh chàng trợ y mình đã hoán đổi định mệnh ba mươi mấy năm trước. Mình muốn biết anh chàng sau này ra sao ? Cuộc đời hắn thế nào ? Cũng hay đấy chứ nhỉ ?
Phước lắc lắc đầu mấy cái, như muốn đánh đuổi ý nghĩ đó ra khỏi đầu :
– Để tôi kể tiếp cho cậu nghe. Cậu còn nhớ Trần Kim Phẫn không ? Nó ra trường về cùng bệnh viện tiểu khu với tôi. Chắc cậu không biết điều này vì nó dấu kín với tất cả mọi người. Chỉ tôi ở với nó trên Phước Long mới được biết. Cậu không thể ngờ được là nhà nó nghèo đến thế nào. Ba nó đạp xích lô nuôi nó ăn học. Phẫn vào được trường y khoa, nó học rất giỏi vì chỉ ở trong nhà thương không bao giờ về nhà. Lý do là nhà nó kinh khủng quá, ở trong nhà thương ăn ở đầy đủ, lại có cơ hội thực hành nhiều, nên nó không về nhà nữa. Tôi đã nghĩ chỉ mình mới gặp nhiều hoạn nạn, nhưng Phẫn, định mệnh của nó còn thê thảm hơn nhiều. Cậu còn nhớ tuy nó là người bạn tốt, nhưng lại có biệt danh kỳ quái là Phano vì lúc nào cũng dễ phẫn nộ. Nhưng trong sự giận dữ của Phẫn tôi thấy một niềm đau đớn nào đó. Có lẽ Phẫn đã linh cảm được cái chết sắp đến của mình.
Chiều hôm đó, chiếc trực thăng vừa đáp xuống bệnh viện tiểu khu, tôi đã thấy Phẫn vội chạy ra. Thấy tôi bước xuống, Phẫn nhào lại nắm lấy vai tôi lắc mạnh :
-Trời ơi ! Mày sao ngu quá vậy Phước ! Tao đã mừng tưởng mày được đi phép là thoát rồi. Sao không ở lại luôn lên làm gì ?
Phẫn la hét chửi tôi, cơn tức giận không dấu được như bừng bừng bốc lửa. Phẫn đánh mạnh vào tay tôi làm tôi đau điếng. Phẫn như người cuồng điên, sự phẫn nộ tràn ra ào ạt. Nhưng trong ánh mắt giận dữ của Phẫn, tôi thấy được những lo âu, sợ hãi... Những xúc cảm mãnh liệt của Phẫn không dấu được sự kinh hoàng của người biết trước được định mệnh của mình, nhưng hầu như còn được chút an ủi là người bạn thân đồng khóa đã may mắn được về phép trước khi Việt Cộng tấn công Phước Long, tưởng là thoát khỏi hiểm nghèo. Nay thấy tôi đột nhiên xuất hiện trên chuyến trực thăng chót đưa người lên bệnh viện tiểu khu, đưa đầu vào chỗ chết, bảo sao Phẫn không nổi điên lên được !
Phước không nói nữa. Một lúc sau, Phước nghẹn ngào, nói ngắn gọn :
– Đêm đó, Việt Cộng tấn công, Phẫn chết ngay trong đợt pháo kích đầu tiên.
Phước nhìn tôi, lắc đầu :
– Tôi định kể cho cậu câu chuyện về đói cơ mà ! Vợ cậu chắc làm cơm sắp xong. Những chuyện khác trong trận đánh Phước Long, tôi sẽ lần lượt kể sau cho cậu nghe, nhưng trong đêm Phẫn chết đó, tôi cũng bị thương nặng ở đùi. Và trở thành tù binh, cùng với bao nhiêu người lính khác bị Việt Cộng bắt sau trận đánh. Chúng tôi bị giam, bị bỏ đói, tôi không biết bao nhiêu ngày nữa. Vết thương đùi của tôi làm độc, tôi không còn hơi sức, nằm một chỗ, nhức nhối đau đớn đến cùng cực. Đàn ruồi bay vo ve theo tôi hàng mấy ngày rồi vì mùi thịt thối xông lên nồng nặc. Những người tù binh khác đều dạt ra xa vì không muốn phải ngửi mùi kinh khủng này. Chính tôi lúc nào cũng buồn nôn muốn ói vì cái mùi ghê tởm ngày đêm bao phủ lấy mình. Tôi không đi được, phải dùng hai cùi chỏ để lết. Nhưng sau cùng lết cũng không được vì mấy ngày không ăn đã kiệt lực không còn hơi sức. Tôi chỉ còn cách nằm yên, nhắm mắt lại, cố gắng để quên cái đau và cơn đói đang hành hạ.
Bỗng dưng một mùi thơm lạ lùng thoảng vào mũi tôi. Chừng như mùi hôi thối từ vết thương đùi cũng không đánh át được mùi thơm này. Tôi mở mắt ra và thấy một anh lính địa phương quân tù binh đang được người mẹ cho ăn cháo. Bà mẹ nấu ít cháo đem đến cho con ăn. Tôi không hiểu sao bà được Việt Cộng cho phép vào và đến thăm đứa con. Nhưng tôi không muốn tìm hiểu gì thêm. Vì cơn đói như được mùi cháo thơm làm bùng dậy mạnh mẽ. Cái đói cồn cào, thôi thúc, còn hơn cả cơn đau vết thương đang hành hạ. Tôi không thể nhịn được và như trong cơn mơ, tôi thấy tôi lết lại dần chỗ có mùi thơm kỳ diệu kia. Mắt tôi không thể rời ra khỏi tô cháo anh lính đang đưa vào miệng húp. Cơn đói càng lúc càng tăng lên làm tôi run bần bật. Mắt tôi hoa lên, mồ hôi ra ướt đẫm trán nhưng tôi cố gắng để chặn mình không mở miệng ra xin ăn cháo. Cả đời tôi chưa bao giờ bị đói. Và tôi chưa hề một lần mở miệng xin xỏ ai, dù là bất cứ điều gì. Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi, đến tổ tiên dòng họ, ngay thẳng chân chính, không hề quỵ luỵ ai, lúc nào cũng giữ lưng cho thẳng, có bao giờ mở miệng van xin dù có chết đi chăng nữa. Và tôi đang nằm đây, mắt không chớp nhìn vào tô cháo, đánh nhau với chính mình, cố gắng bậm môi đến gần bật máu để không mở miệng xin ăn cháo.
Nhưng cái đói không để yên, sự hành hạ đã quá mức, tôi không thể chịu nổi nữa. Tôi nghe tiếng mình nói, thều thào : “Cho… xin… chút… cháo !” Anh lính Địa phương quân tù binh không quay đầu lại, tiếp tục húp cháo. Nhưng bà mẹ quay sang tôi, hung dữ :
– Cháo này tôi cho con tôi, thừa đâu cho anh !
Bà bĩu môi, hất tay như muốn xua tôi đi chỗ khác. Tôi thấy quay cuồng, cơn đói, cơn đau vết thương và nỗi nhục nhã uất ức như cùng nhau hợp vào, ùa đến như làn sóng thần phủ chụp. Nước mắt tôi chảy ra dàn dụa. Anh lính lúc đó mới quay đầu lại, chừng như bất nhẫn, nhìn bà mẹ một hồi rồi ngập ngừng đưa tôi tô cháo đang húp dở.. Tôi giơ tay cầm tô cháo. Mùi thơm ùa vào mũi và như một phản xạ không kiềm chế được, tôi há miệng để dòng cháo chảy vào. Nhưng nước mắt tôi càng lúc càng chảy ra nhiều hơn. Cái đau tinh thần đã thay thế cho tất cả những nỗi đau thân thể và cơn đói hành hạ. Tôi thấy tôi. Một Bác sĩ vừa ra trường, cả đời chỉ lo học hành, đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc đời, muốn giúp người, cứu người... Và chỉ trong mấy tháng vừa qua sau khi ra trường làm việc tại Bệnh viện Tiểu khu này, tôi đã cứu được nhiều thương bệnh binh và cũng được nhiều người kính phục Tại sao tôi lại ở đây, khổ sở, đau đớn, điên cuồng vì đói để bị sỉ nhục, khinh khi chỉ vì cái đói kinh khủng đã làm tôi phải mở miệng để xin ăn cháo! Dòng cháo thơm tho, nuôi sống, đã vào miệng rồi nhưng cơn nghẹn ngào và nước mắt tuôn rơi làm tôi không thể nuốt nổi. Cổ họng tôi như thắt lại và dù cơn đói thôi thúc, tôi nhả ra và trao lại tô cháo cho anh lính. Tôi cố gắng dùng tàn hơi để bắt mình lết dần sang một chỗ khác, để không thấy, không nghe tiếng húp cháo nữa, dù mùi cháo thơm tiếp tục bay đến hành hạ như không bao giờ ngơi nghỉ.

* * *
Phước nhìn tôi. Phước hỏi nhưng mắt mơ màng như vẫn còn đang sống trong kỷ niệm của ba mươi mấy năm về trước :
– Cậu nghe đã sợ cái đói thực sự như thế nào chưa ? Nhưng khoan ! Trước khi vào ăn cơm, để tôi kể nốt cho cậu nghe câu chuyện đói khác. Chuyện này có hậu hơn. Tôi biết cậu thích chuyện gì cũng phải có hậu mà phải không? Tôi sẽ kể thêm những chuyện trong trại tù binh ở miền Nam cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi nhảy sang chỗ tôi bị chuyển ra Bắc, bị đưa ra trại Yên Baí Sĩ quan khác bị đưa ra Bắc, đoàn xe của chúng tôi chạy suốt quãng đưòng dài, dân chúng miền Bắc như được lệnh, thấy mặt chúng tôi là sỉ vả, nguyền rủa. Tôi có nhiều chuyện lắm cho cuộc hành trình này, tôi sẽ lần lượt kể cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi kể chuyện này khi gần đến Yên Bái.
Lúc đó trời đã về chiều, đoàn xe dừng lại. Những tên bộ đội đi xuống kiếm chỗ đi tiểu hay ăn uống. Chỗ này đã gần đến Yên Bái và đã có ít căn nhà thưa thớt của dân dọc hai bên đường. Một người đàn bà dáng đã già tiến lại hỏi mấy tên bộ đội về đoàn xe. Được nghe giải thích đây là những tù binh từ miền Nam bị bắt đưa ra trại giam Yên Bái, bà ta tiến lại chỗ chúng tôi. Bà hoa chân múa tay bắt đầu chửi :
– Tiên sư bố chúng mày ! Cho chúng mày chết hết đi ! Đáng đời chúng mày !
Bà càng chửi càng hăng hơn. Bộ đội thích thú cười. Chúng tản mát ra kiếm chỗ để lấy đồ ngồi ăn và uống nước. Một lúc không thấy tên bộ đội nào lảng vảng gần đó nữa, bà cụ già tiến lại gần hơn chiếc xe tôi đang nằm trên cáng. Mặt bà dịu lại, vẻ dữ tợn biến đâu mất. Trên khuôn mặt nhăn nheo, sạm nắng và cặp mắt trũng sâu, chỉ còn lòng trắc ẩn. Bà lại gần tôi, nhìn vào vết thương đùi không lành đã mấy tháng nay, lúc nào cũng đầy mủ và bắt đầu có dòi. Bà nói nho nhỏ:
– Tội nghiệp con ! Làm sao để ra nông nỗi này. Chúng nó khốn nạn quá !
Rồi bà rút trong ngực áo ra một củ khoai, dúi vào tay tôi :
– Con ăn đi cho đỡ đói !
Bà vừa nói vừa láo liên nhìn về phía bọn bộ đội. Thấy một tên đi xăm xăm lại, bà quay người đi ngay. Tôi ngẩn người nhìn theo bà lão. Dù đang đói lả, cơn đói như cào xé lấy ruột gan, tôi không ăn ngay được. Cho đến khi bóng bà lão khuất sau hàng dậu thưa của căn nhà bên đường và tên bộ đội trở lại chỗ ngồi cũ, tôi mới ngoạm vào củ khoai còn nóng. Miếng khoai ngọt ngào trôi vào trong cổ họng, thơm ngon và ấm áp. Nuớc mắt tôi ứa ra, nhớ lại bát cháo ngày nào ở Phước Long. Miếng cháo cũng thơm ngọt, nhưng dù có sắp chết tôi không thể nào nuốt trôi Còn miếng khoai này, đầy ắp tình người, đã nuôi sống tôi buổi chiều hôm đó, cũng như giúp tôi trải qua những đọa đày cùng cực của ba năm giam cầm ở trại giam Yên Bái.
Vì cậu thấy không ? Trong chốn địa ngục của trần gian đó, chỉ còn hy vọng là điều ngăn cách giữa cái sống và cái chết, giữa lương tri và ác độc, giữa chịu đựng và buông xuôi. Và tình người của bà lão Yên Bái đã giúp cho tôi còn chút hy vọng, khi đã tuyệt vọng không cùng, khi chỉ còn muốn nhắm mắt để vĩnh viễn ra đi. Củ khoai của bà đã nuôi sống tôi đến tận bây giờ đó cậu ạ.

Nguyễn Đình Phùng – Phạm Hữu Phước
thế mà nói chuyện hoà hợp- hòa giải  






__._,_.___

Posted by: hungthe 

Saturday, October 28, 2017

Người bị Việt Nam tước quốc tịch được đề cử Giải Tự do Báo chí quốc tế


Người bị Việt Nam tước quốc tịch được đề cử Giải Tự do Báo chí quốc tế

27/10/2017

Phạm Minh Hoàng bị Chủ tịch nước Việt Nam tước quốc tịch và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào tháng 6.
Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ bị Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất hồi tháng 6 năm nay, là một trong số những cá nhân và đoàn thể được đề cử Giải thưởng Tự do Báo chí 2017 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF.


Tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng này cho biết 18 nhà báo, nhà báo công dân và cơ quan truyền thông trong danh sách đề cử 2017 được lựa chọn dựa trên cơ sở “tính chuyên nghiệp, sự độc lập và quyết tâm theo đuổi tự do truyền thông.”

Ba đại diện từ ba nhóm phân loại của giải thưởng này sẽ nhận Giải Tự do Báo chí RSF-TV5 Monde ở thành phố Strasbourg của Pháp vào ngày 7 tháng 11 tới đây.
Ông Hoàng từng mang song tịch Việt-Pháp nhưng bị Hà Nội tước quốc tịch và trục xuất sau các hoạt động của ông cổ súy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Hiện ông đang sống lưu vong ở Pháp. Ông được RSF mô tả là một “blogger cương trực và một người bảo vệ quyền tự do cung cấp thông tin ở một đất nước mà nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ người dân và truyền thông.”

Cựu giảng viên Đại học Bách Khoa TPHCM bị bắt vào năm 2010 và bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” một năm sau đó vì những bài blog chỉ trích thực trạng giáo dục, môi trường và tham nhũng. Năm 2012, ông được trả tự do sau khi được giảm phân nửa bản án ba năm tù.
Đầu tháng 6 năm nay, ông đăng một bức tâm thư lên Facebook cho biết ông được Tổng lãnh sự quán Pháp báo tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của ông vào ngày 17 tháng 5. 

Ông bị đưa lên một chuyến bay trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 24 tháng 6.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với VOA, ông Hoàng nói rằng chính quyền muốn tước quốc tịch nhằm "trả thù" các hoạt động cổ súy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của đảng Việt Tân.

Khi đặt chân trở lại Pháp, ông Hoàng nói với hãng tin AFP rằng ông rất buồn nhưng tuyên bố sẽ tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Phóng viên Không biên giới lên án hành động của nhà chức trách Việt Nam và nói rằng vụ trục xuất ông Hoàng cho thấy Việt Nam tiếp tục sa sút trong việc thể hiện sự tôn trọng đối với quyền tự do thông tin trong nước.

Việt Nam là một trong những nước có điểm số thấp nhất trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của RSF, đứng thứ 175 trên 180 nước.

Người bị Việt Nam tước quốc tịch được đề cử Giải Tự do Báo chí quốc tế

Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ bị Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất hồi tháng 6 năm nay, là một t...



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, October 27, 2017

Houston “HÁT CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC 2017”

 


Houston "HÁT CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC 2017" | Chân Trời Mới Media

HÁT CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC 2017 tại Houston với chủ đề: HẢI NGOẠI CÙNG CẢ NƯỚC ĐẤU TRANH. *** Một lần nữa đêm văn ng...


Houston “HÁT CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC 2017”
Thực Hiện
Bureau CTM Media - Á Châu
-
25/10/2017

HÁT CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC 2017

tại Houston với chủ đề: HẢI NGOẠI CÙNG CẢ NƯỚC ĐẤU TRANH.

***

Một lần nữa đêm văn nghệ gây quỹ Hát Cho Người Yêu Nước, được tổ chức (lần thứ tư) bởi Câu lạc bộ thân hữu Việt Tân và cơ sở Việt Tân tại Houston, đã kết thúc trong lời ca tiếng nhạc sôi động của nhạc phẩm Dậy Mà Đi, với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ được phất lên từ những cánh tay giơ thẳng cao đầy cương quyết. Những người mặc áo màu xanh dương, hoà cùng vào đám đông khách tham dự, cùng chia sẻ niềm tin tất thắng trong lời ca tiếng nhạc kêu gọi con dân VN đứng lên, dậy mà đi núi sông đang chờ.
Tất cả bắt đầu từ hơn 6 tháng trước, với cuộc họp thành lập ban tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ HCNYN 2017. Sau nhiều góp ý thảo luận, chủ đề đã được chọn: Hải Ngoại cùng Cả Nước Đấu Tranh. Không lâu sau đó, đồng hương Houston đã thấy xuất hiện vào mỗi chủ nhật những người mặc áo xanh dương tại khu Hong Kong Mall, trung tâm sinh hoạt của cộng động VN tại Houston. Họ kiên nhẫn trình bày với các đồng hương qua lại về mục đích của chương trình HCNYN, và mời gọi sự ủng hộ với những tờ vé số và những chiếc nón, những chiếc áo t-shirt màu xanh dương. Có lẻ phải tả thêm về cái áo t-shirt đặc biệt này. Phía trước áo được in hình năm nắm tay đưa lên từ khắp năm châu của trái đất, bao bọc xung quanh bản đồ Việt Nam. Bên trên có dòng chữ Hải Ngoại cùng Cả Nước Đấu Tranh. Nhìn vào, người ta thấy được ngay tình yêu nước và sự kiên cường. Phía sau lưng áo là logo của Câu lạc bộ thân hữu Việt Tân: một trái tim tạo ra từ 1 cánh hoa trắng. Chính tình yêu dân tộc phát xuất từ triệu trái tim mà chương trình HCNYN đã ra đời.
Và rồi ngày 22 tháng 10 đã đến. Thật ra thì hai tuần trước đó tiếng chuông điện thoại, tín hiệu báo có tin nhắn hay email mới đã “nhộn nhịp” hơn rất nhiều. Tối 21 tháng 10 đã có một số “thợ tình nguyện” có mặt tại nhà hàng Ocean Palace để chuẩn bị dựng sân khấu, trong tiếng nhạc vang vọng từ buổi tiệc đám cưới ở nữa bên kia khán phòng. Đã phải cần thêm vài tiếng đồng hồ đập búa, cưa cây, leo thang và…vịn thang nữa vào ngày hôm sau, thì sân khấu HCNYN 2017 mới hoàn tất. Và kết quả thật như ý làm cho các “thợ dựng sân khấu” quên đi mệt nhọc. Tấm phông đã được tô màu lại trông như mới, các câu biểu ngữ đã được sửa lại cho phù hợp với thời sự. Những tấm banners đã được treo theo sáng kiến mới nên rất thẳng, rất ngay ngắn. Tất cả nhờ công của anh trưởng ban kỹ thuật Đỗ Tĩnh.
Khoảng 5:30 chiều, khách tham dự đã bắt đầu đến. Những người mặc áo xanh, đủ mọi lứa tuổi, ở khắp khán phòng, bỗng chốc trở nên “bận rộn” hơn, những bước chân nhanh nhẹn hơn. Những tiếng chào hỏi, cảm ơn vang lên rộn rả. HCNYN đã trở thành một sự kiện thường niên tại Houston được nhiều đồng hương biết đến, và luôn có sự tham dự của các thành viên ban đại diện cộng đồng, các đại diện các đoàn thể hội đoàn. Năm nay, đã có sự tham dự của ông bà chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc gia tại Houston Trần Quốc Anh. Ngoài ra còn có rất nhiều nhân vật đại diện các tổ chức đoàn thể tại Houston, như ông Huỳnh Quốc Văn Chánh Văn phòng của nghị viên Steve Lê, bà Lili Trương uỷ viên khu học chánh Alief, ông bà Lê Phát Minh nguyên chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, ông Lê Văn Sanh, hội trưởng hội Pháo Binh, ông Nguyễn Thực hội trưởng hội cựu tù nhân chính trị Houston, ông Văn Đình đại diện hội đồng cố vấn cộng đồng Houston, ông Trịnh Du uỷ viên hội đồng giám sát cộng đồng Houston… Các cơ quan tryền thông cũng đã đến để quay lại những hình ảnh của sự kiện, như Đài Việt TV, đài Việt radio, đài ABTV, TNT Media Houston, Báo Trẻ, Báo Thế giới…
Đúng 6:15, phần “warm-up” bắt đầu với 2 tiết mục đơn ca và 1 tiết mục múa của các em thiếu nhi Tuổi Ngọc. Người xem cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy thế hệ tương lai của người Việt Hải Ngoại hát, múa những bài hát ca ngợi quê hương trong niềm hãnh diện là người Việt Nam.
Bước vào chương trình chính, các MC đã mời mọi người cùng chuẩn bị nghiêm chỉnh để làm các nghi thức chào quốc kỳ, mặc niệm. Quan khách tham dự bên dưới đã đứng nghiêm, nhưng trên sân khấu các ca sĩ vẫn còn chưa lên hết…vì năm nay HCNYN đã có được sự góp mặt của rất nhiều ca sĩ và các nhóm hợp ca. Trong phần phát biểu khai mạc chương trình, anh trưởng ban tổ chức Lê Hải đã nói về mục đích gây quỹ để hỗ trợ cho các nhà đấu tranh trong nước, và trân trọng cảm ơn những đóng góp của các mạnh thường quân, các hội đoàn, đoàn thể, của các ca sĩ, các “thợ tình nguyện” và của đồng hương.
Rồi lần lượt các bài ca đấu tranh đã được các ca sĩ cất tiếng hát. Cả nước đấu tranh, Thiên thần trong Bóng tối, Trả lại cho Dân, Cho đồng bào tôi, Nhân quyền ở đâu, Đừng Sợ nữa, Hãy Đứng Lên, và còn nhiều nữa… Tiếng hát của các ca sĩ Mai Hoa, Kim Loan, Anh Chi, Anh Trinh, Anh Việt, Hoàng Tường, Hoàng Quân, Xuân Liễng, Thu Hà cùng các ban hợp ca Anh Thư Thiện Nguyện và Tuổi Ngọc, quyện vào tiếng đàn của nhạc sĩ Phan Thanh, đã gởi những lời ca đấu tranh, những lời ca tình yêu quê hương dân tộc, đến cho khán giả trong khán phòng, cũng như tất cả đồng bào trong và ngoài nước theo dõi chương trình qua mạng internet, với đầy sự tha thiết trong lời kêu gọi mọi con dân Việt Nam trên khắp 4 phương trời đừng quên quê mẹ VN đang cần sự góp sức của tất cả để thoát khỏi thảm hoạ cộng sản, để có thể canh tân và vươn lên trong tự do, dân chủ. Trong khi bên dưới, khán giả vừa vẫy cờ, vừa hát theo như để đáp lời kêu gọi của tổ quốc. Tất cả 16 bài hát trong chương trình tuy không mới, nhưng chắc chắn không cũ, bởi vì ngày nào cuộc tranh đấu dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN chưa thành công, ngày nào người dân VN chưa có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thì những lời ca tiếng kêu gọi, nung nấu lòng người yêu quê hương yêu dân tộc vẫn sẽ tiếp tục vang lên.
Nhà báo tự do, và cũng là một cựu tù nhân lương tâm ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tình cờ có mặt tại Houston vào cuối tuần vừa qua, cũng đã đến tham dự. Ông đã nói về tình hình phong trào đấu tranh bị đàn áp mạnh mẽ từ đầu năm 2017. Ông đã kể về hai nhà hoạt động bị bắt gần đây, anh Phan Kim Khánh và chị Trần Thị Xuân. Ông cho biết, tuy bị đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh trong nước vẫn đang ngày càng lan rộng, vì có được sự hỗ trợ của đồng bào hải ngoại.
Nhìn lại trong suốt hơn 42 năm qua, người Việt Nam ở Hải ngoại vẫn luôn hướng về quê hương, đồng bào trong nước, vẫn luôn là 1 hậu phương vững chắc, hỗ trợ cho quốc nội trong từng giai đoạn biến chuyển của đất nước. Từ những khúc vải, chai thuốc được gởi về để cứu sống người dân trong nước trong những năm đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 75, khi CSVN kéo cuộc sống của người dân xuống đến tận cùng khốn khổ. Để rồi ngày nay, những món quà gởi về cho quê hương là những lời ca tiếng hát, những hình ảnh biểu tình chống CS, hay các buổi vận động chính giới, bên cạnh những đồng tiền quyên góp, để hỗ trợ tinh thần cũng như tài lực cho phong trào đấu tranh đòi dân quyền, dân chủ trong nước.
Sự thành công của chương trình Hát Cho Người Yêu Nước tại Houston cũng như ở khắp nơi khác trên thế giới là minh chứng cho việc Hải Ngoại vẫn đang cùng Cả Nước Đấu Tranh cho một đất nước VN tự do dân chủ.
VTClub Houston tường trình.
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM

  •  
  •  
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List