Đại sứ Mỹ gặp Giám mục Nguyễn Thái Hợp
20/10/2017
Giám mục Nguyễn
Thái Hợp và Đại sứ Mỹ Ted Osius tại Hà Nội. (Ảnh chụp từ Facebook Ted Osius)
Hôm 19/10 đại sứ Mỹ thông báo trên Facebook: “Thật là tuyệt vời
được tiếp đón Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp từ giáo phận Vinh.”
Nhà ngoại giao Mỹ không tiết lộ chi tiết nội dung trao đổi với
giám mục, nhưng không loại trừ khả năng hai bên nói về vụ giáo dân khiếu kiện nhà
máy Formosa Hà Tĩnh vì gây ô nhiễm môi trường và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt
Nam.
Năm năm trước đây, Đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm, David Shear, khi họp
với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, Nam California nói rằng vào tháng 9 năm
2012 ông có vào Nghệ An để thăm đức giám mục Hợp nhưng khi đến nơi, ông được
chính quyền thông báo là “cuộc gặp sẽ không diễn ra được.”
Trước đây, giám mục Hợp đã công du châu Âu và Đài Loan, vận động
quốc tế, đồng hành cùng các ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có giáo dân ở
giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vụ ô nhiễm môi trường biển do
nhà máy Formosa gây ra.
Giám mục Nguyễn Thái Hơp vào tháng 8 năm nay, viết thư cho Tổng
thống Đài Loan Thái Anh Văn, đại diện cho gần 600,000 giáo dân trong Giáo Phận
Vinh, bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nói: “Chúng tôi là nạn
nhân trực tiếp của thảm trạng gây ô nhiễm của công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày
6/4/2016.”
Sau biến cố ô nhiễm khủng khiếp này, Giáo phận đã thành lập Ban Hỗ
Trợ Nạn nhân Ô nhiễm Môi trường Biển với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho các nạn
nhân Formosa Hà Tĩnh đòi lại công bằng, công lý.
Trong thư, người đứng đầu giáo phận Vinh yêu cầu chính phủ Đài
Loan xem xét sự nghiêm trọng của vấn đề này nhằm đảm bảo các quyền con người và
tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trả lời phỏng vấn VOA vào tháng 5, giám mục Nguyễn Thái Hợp nói
những câu hỏi rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của
nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại…
vẫn chưa được chính quyền trả lời thỏa đáng.
“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu
trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Có những người trả lời một cách
vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó
tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu.”
Đại sứ Ted Osius 'ở lại Việt Nam'
22/10/2017
Đại sứ Ted Osius
trong một sự kiện ở Hà Nội đầu năm 2015.
Cổng thông tin chính phủ Việt Nam đưa tin rằng ông Ted Osius hôm 17/10
đã đến chào từ biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân sắp kết thúc nhiệm kỳ ba
năm công tác ở Việt Nam từ 2014 tới 2017.
Theo VnExpress, ông Osius đã “bày tỏ tình cảm sâu sắc với Việt
Nam” và “hy vọng sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai nước, nhất là trong lĩnh
vực giáo dục”.
VPG News dẫn lời ông Phúc nói rằng ông Osius “đã có một nhiệm kỳ thành
công tại Việt Nam”, nổi bật là tổ chức nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao
hai bên, nhiều nhất trong nhiệm kỳ một đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ trước đến
nay.
Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ông Osius đã “góp phần nâng tầm quan
hệ song phương, tạo nền tảng tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam -
Hoa Kỳ đi vào chiều sâu, lên mức cao hơn trong thời gian tới, trên cơ sở tôn
trọng thể chế chính trị của nhau”.
Về phần mình, Đại sứ Osius hy vọng chuyến thăm Việt Nam sắp tới
của Tổng thống Donald Trump sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5.
Tối 22/10, VOA Việt Ngữ chưa thể liên lạc ngay được với ông Osius
để hỏi thêm về kế hoạch ở lại và tham gia lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam nhằm thúc
đẩy quan hệ hai nước.
Trên trang Facebook của mình hôm 18/10, ông đã dẫn lại bài báo về việc
ông sẽ ở lại Việt Nam, nhưng không đưa ra bất kỳ bình luận gì thêm.
Ở phía dưới đường dẫn chia sẻ, nhiều người sử dụng mạng xã hội này
sau đó đã để lại nhiều lời bình luận, trong đó ủng hộ quyết định của ông Osius.
Facebooker có tên Cao Việt viết bằng tiếng Anh có nội dung rằng
“ông đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để làm việc ở đây và học tiếng Việt. Xin
hãy ở lại đây để hưởng thụ cuộc sống và dạy chúng tôi tiếng Anh. Những người
trẻ cần sự giúp đỡ của ông!”
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ
song phương Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc
hồi cuối tháng Năm có đoạn: “Hai bên cũng cho rằng, với hơn 21.000 sinh viên
Việt Nam đang học tập trong các chương trình đại học tại Hoa Kỳ, mối quan hệ
học thuật giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và sẽ được tăng cường thông qua
việc Việt Nam hỗ trợ khai trương trường Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí
Minh”.
“Phía Hoa Kỳ hoan nghênh ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam tới
học tập tại Hoa Kỳ và duy trì cam kết cấp visa nhanh chóng, bao gồm visa cho sinh
viên trên cơ sở luật pháp Hoa Kỳ. Hai bên cũng hoan nghênh việc thành lập
Chương trình Hòa bình để thúc đẩy việc học tập tiếng Anh tại Việt Nam”, tuyên
bố viết tiếp.
Không rõ là sắp tới ông Osius có tham gia vào hoạt động của Đại
học Fulbright hay không.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền