Tuesday, June 9, 2020

Fw: PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC



----- Forwarded Message -----
From: Mr. 
Đến hẹn lại lên, cụm từ "phân biệt chủng tộc" được sử dụng rộng rãi trong những ngày gần đây. Để hiểu vấn đề này, cần phải nêu ra các điều cơ bản trước:

1. Định nghĩa: phân biệt chủng tộc là hành vi phân biệt đối xử với người khác dựa vào màu da, sắc tộc, và nguồn gốc của họ.
2. Quốc gia, dân tộc, và cá nhân là các chủ thể khác nhau.
3. Các sự so sánh là tương đối.

George Floyd bị chết khi cảnh sát viên Derek Chauvin bắt giữ anh ta. Sau đó các cuộc biểu tình và bạo động xảy ra ở nhiều thành phố trên nước Mỹ lên án vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ, lan ra các nơi khác như châu Âu, Úc, Canada,… Ngay cả Nga, Tàu, … và rất nhiều người ở Việt Nam cũng lên án nước Mỹ phân biệt chủng tộc.

Sự thật thế nào? Chauvin đã bị bắt giữ. Anh ta sẽ bị điều tra và xét xử về tội giết người hoặc ngộ sát. Anh ta có các tội đó hay không, toà án sẽ phán xét. Nhưng có một điều tôi suy nghĩ mãi không ra, mấy người biểu tình, bạo loạn, và lên án nước Mỹ, người Mỹ nói chung và Chauvin nói riêng là "phân biệt chủng tộc", dựa vào đâu để nói đây là "phân biệt chủng tộc"? Để lên án Chauvin phân biệt chủng tộc, các bạn phải chứng minh được điều anh ta làm là do màu da, sắc tộc, và nguồn gốc của Floyd và nếu Floyd không phải da đen thì Chauvin không làm như thế. Các bạn dựa vào đâu để chứng minh điều đó? Do Chauvin là người da trắng? Nếu chỉ dựa vào màu da của Chauvin để kết tội anh ta, các bạn mới chính là người phân biệt chủng tộc.

Thế nước Mỹ có phân biệt chủng tộc không?

Nước Mỹ khi lập quốc đã đưa vào hiến pháp "con người sinh ra bình đẳng" do đó về tinh thần lập quốc là không phân biệt chủng tộc. Thế nhưng họ lại sử dụng nô lệ một thời gian dài trong quá khứ, cái thời mà, nô lệ và tầng lớp giống như nô lệ hiện hữu khắp nơi trên thế giới. Nếu quay lại cái thời đó mà xét, có mấy quốc gia không có phân biệt chủng tộc?

Nội chiến chính thức chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ vào năm 1865, cái thời mà, cả thế giới sống dưới chế độ thuộc địa, dân thuộc địa không khác gì nô lệ. Nhưng sau đó, người da đen vẫn không được đối xử bình đẳng cho mãi đến năm 1964, khi đạo luật Civil Rights Act ra đời bảo đảm bình đẳng trong xã hội về chủng tộc, giới tính, tôn giáo. Về mặt quốc gia, nước Mỹ chấm dứt phân biệt chủng tộc vào năm 1964. Năm 1972, Equal Employment Opportunity Act ra đời, cho phép bất kỳ người nào ở Mỹ kiện một công ty hay tổ chức nếu họ tin rằng có sự phân biệt trong tuyển dụng nhân sự về chủng tộc, giới tính, tôn giáo. Việc phân biệt chủng tộc trở thành bất hợp pháp ở Mỹ.

Nhưng còn người Mỹ thì thế nào?

Thật khó để nói thời điểm nào, đại đa số người Mỹ hết phân biệt chủng tộc. Nhưng một điều khá chắc chắn là nó xảy ra trước năm 2008, khi Obama đắc cử tổng thống Mỹ. Một quốc gia với 12% dân số là người da đen bầu cho một người da đen lên làm tổng thống, chứng tỏ đại đa số dân Mỹ không phân biệt chủng tộc. Các bạn thử hình dung, bao nhiêu năm nữa Tàu mới có tổng bí thư là người Hồi (Tân Cương) hay người Mông?

Từng cá nhân thì, đương nhiên, ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên.

Thật ra, một trong những lý do tôi qua Mỹ làm việc là để tránh vấn nạn phân biệt chủng tộc ở … Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp MBA, tôi về Việt Nam làm việc. Tôi phát hiện ra, người nước ngoài được trả lương cao hơn hẳn người Việt khi làm cùng một công việc. Tôi nhớ lần đầu tiên bị sốc là khi làm tư vấn cho một công ty ở Việt Nam. Sau khi khảo sát xong, tôi trình bày giải pháp. Họ rất thích giải pháp tôi đưa ra. Nhưng sau khi tôi giởi báo giá cho họ, họ gọi điện hỏi tôi là "sao anh người Việt Nam mà lấy giá cao quá vậy?" Chuyện như thế xảy ra cũng nhiều chứ không phải cá biệt. Đương nhiên là tôi từ chối làm việc với những người như thế. Nhưng trong lòng thấy không vui vì mình bị kỳ thị ngay trên chính quê hương của mình. Rồi tôi quan sát, mấy người nước ngoài nói thì dân ta nghe lời hơn là tôi nói mặc dù là nói cùng một thứ. Các công ty, trường học, bệnh viện, … cũng cứ đưa yếu tố nước ngoài vào là được coi trọng hơn, lấy giá cao hơn. Ngay cả nhà nước cũng ưu tiên các công ty và người nước ngoài hơn. Công ty nước ngoài thì được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và chính sách, họ cũng ít bị "làm luật" hơn. Người nước ngoài thì đóng thuế thu nhập ít hơn người Việt ở ngay trên Việt Nam. Sau khi qua Mỹ làm và sống ở 3 tiểu bang khác nhau, du lịch và công tác ở 30 tiểu bang khác, thì tôi không gặp những thể loại kỳ thị đó nữa.

Mà tôi thấy, nhiều người Việt, ở Việt Nam lẫn nước ngoài đang lên án nước Mỹ phân biệt chủng tộc ghê lắm trong vụ anh Floyd này (mà chẳng có chứng cứ gì cho thấy vụ này là do phân biệt chủng tộc cả, ngoài định kiến của mấy người lên án nó, những người thật ra rất phân biệt chủng tộc). Thế nhưng, không thấy họ nói gì về tình trạng phân biệt chủng tộc ở Việt Nam. Hông lẽ đối với họ, dân da đen ở Mỹ cao quý hơn đồng bào họ ở Việt Nam nên họ phải đấu tranh cho dân da đen ở Mỹ còn người Việt ở Việt Nam thì họ làm lơ? Mà như vậy, có phải là họ đang phân biệt chủng tộc hay không?

Còn các bạn châu Âu, Úc, Canada, … các bạn có thể không biết tình trạng ở Việt Nam nhưng các bạn cũng biết hàng triệu người Hồi (Tân Cương) đang bị đàn áp bên Tàu chứ? Sao hông thấy mấy bạn đi biểu tình phản đối? Hông lẽ đối với các bạn, dân da đen ở Mỹ cao quý hơn người Hồi ở Tàu nên các bạn phải đấu tranh cho dân da đen ở Mỹ còn người Hồi ở Tàu thì các bạn làm lơ? Mà như vậy, có phải là các bạn đang phân biệt chủng tộc hay không?

Cuối cùng thì, "chống phân biệt chủng tộc" đã trở thành một công cụ để các cá nhân mưu cầu lợi ích như cướp phá, lên mặt đạo đức, tự sướng, dạy đời, tìm kiếm danh lợi, … và các đảng phái chính trị dùng để mua phiếu và dìm hàng đối thủ. Và đương nhiên, một bộ phận không nhỏ chỉ đơn giản là bị dắt mũi. Có mấy ai quan tâm "phân biệt chủng tộc" thật sự là cái gì nữa đâu!
--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List