Wednesday, December 4, 2019

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu vận động cho ông Châu Văn Khảm tại Quốc Hội Liên Bang Úc



Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu vận động cho ông Châu Văn Khảm tại Quốc Hội Liên Bang Úc

Thực Hiện
-

Phái đoàn đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu chụp hình lưu niệm cùng các vị dân cử Quốc Hội Liên Bang Úc sau phiên điều trần hôm 25/11/2019. Ảnh: Như Trúc

Thứ Hai ngày 25 tháng Mười Một, 2019 Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức cuộc vận động cho ông Châu Văn Khảm tại Canberra, thủ đô Úc Châu. Cuộc vận động này là một phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng người Việt trước sự kiện CSVN giàn dựng phiên tòa vu khống ông Châu Văn Khảm, ông Nguyễn Văn Viễn, và anh Trần Văn Quyền tội “khủng bố” và kết án họ nhiều năm tù.
Khoảng 250 thân hữu, đồng bào đã quy tụ về thủ đô Canberra tham dự các hoạt động vận động kéo dài suốt ngày thứ Hai trong khi Quốc Hội Liên Bang Úc nhóm họp theo định kỳ. Phái đoàn Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu về Canberra đã tổ chức hai hoạt động chính.
Thông điệp của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu gởi đến Quốc Hội Liên Bang Úc trong cuộc vận động hôm 25/11/2019. Ảnh: Như TrúcThông điệp của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu gởi đến Quốc Hội Liên Bang Úc trong cuộc vận động hôm 25/11/2019. Ảnh: Như Trúc
Bên trong Quốc Hội, phái đoàn đại diện gồm có ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu; ông Paul Nguyễn, Chủ Tịch CĐNVTD NSW; bà Kate Hoàng, Phó Chủ Tịch CĐNVTD NSW; ông Lê Công, Chủ Tịch CĐNVTD ACT cùng đại diện CĐNVTD Nam Úc và Queenland. Ông Đỗ Hoàng Điềm đến từ Hoa Kỳ và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đại diện đảng Việt Tân.
Phái đoàn đại diện đã tiếp xúc các dân biểu và thượng nghị sĩ đồng thời tổ chức cuộc điều trần trước chính giới và Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Úc. Cuộc điều trần đã tạo được sự quan tâm và tham dự của một số thành viên lưỡng viện Quốc Hội Úc.
Phái đoàn đại diện Cộng Đồng đã tiến hành hai phiên điều trần trong Quốc Hội. Thứ nhất, phiên điều trần trước 8 dân biểu, thượng nghị sĩ; sau đó điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội.
Trong khi đó, phái đoàn thân hữu và đồng bào tổ chức mít tinh trước tiền đình Quốc Hội để hỗ trợ cho phái đoàn bên trong cũng như tạo sự quan tâm dư luận và truyền thông Úc.
Mít tinh trước tiền đình Quốc Hội để hỗ trợ cho phái đoàn bên trong cũng như tạo sự quan tâm dư luận và truyền thông Úc. Ảnh: Như TrúcMít tinh trước tiền đình Quốc Hội để hỗ trợ cho phái đoàn bên trong cũng như tạo sự quan tâm dư luận và truyền thông Úc. Ảnh: Như Trúc
Dân Biểu Chris Hayes đã ra tận ngoài tiền đình Quốc Hội Úc tiếp đón phái đoàn Cộng Đồng. Tóm tắt lời phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes trước cuộc mít tinh: “Quý vị tới đây bày tỏ tinh thần ủng hộ tự do dân chủ trước quốc hội của chúng ta và cũng trong tinh thần hỗ trợ một công dân Úc. Ông Châu Văn Khảm không phải là khủng bố. Tôi không thể nào tin được chuyện ông Khảm bị giam cầm hơn sáu tháng không có luật sư. Ông ấy chỉ được gặp người đại diện pháp lý hai tuần trước khi bị xử án. Chúng ta sẽ gửi thông điệp cho tất cả mọi người về quyền tự do dân chủ và sự tôn trọng nhân quyền. Chúng ta sẽ phải đem ông Khảm về nhà với gia đình vợ con…”
Các đại diện CĐNVTD Úc Châu và đại diện đảng Việt Tân phát biểu tại cuộc mít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc trong ngày CĐNVTD Úc Châu vận động cho ông Châu Văn Khảm 25/11/2019. Ảnh: Như Trúc / viettan.org editedCác đại diện CĐNVTD Úc Châu và đại diện đảng Việt Tân phát biểu tại cuộc mít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc trong ngày CĐNVTD Úc Châu vận động cho ông Châu Văn Khảm 25/11/2019. Ảnh: Như Trúc / viettan.org edited
Hai cơ quan truyền thông quốc gia Úc là ABC và SBS đã thực hiện phóng sự tường thuật cuộc mít tinh, tiếp xúc và phỏng vấn nhiều tham dự viên.
Vào buổi chiều, phái đoàn đại diện Cộng Đồng cũng có cuộc tiếp xúc riêng một cách trực tiếp với năm dân biểu, thượng nghị sĩ Quốc Hội Úc.
– Chris Hayes, Dân Biểu Liên Bang, đại diện vùng Fower, đặc trách tổ chức đảng đối lập tại Hạ Viện;
– Julian Hill, Dân Biểu Liên Bang, đại diện vùng Bruce;
– Jason Clare, Dân Biểu Liên Bang, đại diện vùng Blaxland kiêm bộ trưởng đối lập gia cư (shadow minister);
– Milton Dick, Dân Biểu Liên Bang, đại diện vùng Oxley; và
– Thượng Nghị Sĩ James Paterson,  Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chánh và Hành Chánh Thượng Viện Úc. Vị thượng nghị sĩ này là một trong những người phản đối Trung Cộng mạnh mẽ trước công luận Úc. Ông và một đồng nghiệp vừa bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.

Truyền thông Úc tác nghiệp. Ảnh: Như TrúcTruyền thông Úc tác nghiệp. Ảnh: Như Trúc
Nhìn chung phái đoàn CĐNV Úc Châu trong chuyến về Canberra kỳ này đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và chính giới cũng như truyền thông Úc. Sắp tới đây, trong phiên tòa phúc thẩm của ông Châu Văn Khảm, Bộ Ngoại Giao Úc sẽ có thêm nhiều dữ kiện hơn để phản ứng, can thiệp trước hành vi xét xử tùy tiện, vu khống của CSVN.
Cuộc vận động chính thức kết thúc vào lúc 6:00 giờ chiều cùng ngày.
Vũ Hào tường thuật
Một vài hình ảnh khác trong ngày vận động:
Mít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như TrúcMít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như Trúc Mít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như TrúcMít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như Trúc Mít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như TrúcMít tinh trước tiền đình Quốc Hội Úc. Ảnh: Như Trúc Các phái đoàn thân hữu chụp hình lưu niệm. Ảnh: Như TrúcCác phái đoàn thân hữu chụp hình lưu niệm. Ảnh: Như Trúc


6 dân biểu Thụy Sĩ nhận bằng Thành Viên Danh Dự Đảng Việt Tân

Vào chiều ngày 20 tháng Mười Một, 2019, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM) tổ chức buổi cơm gây quỹ cho các gia đình Tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Trong đêm đó, có sự hiện diện khoảng 100 thân hữu. Về phía quan khách người Thụy Sĩ, có sự hiện diện của 2 vị bộ trưởng tiểu bang Geneva, ông Pierre Maudet và Ông Serge Dal Busco, cũng như ông thị trưởng thành phố Grand Saconnex Jean-Marc Comte và một số tổ chức phi chính phủ như ACAT (Tổ chức Thiên Chúa Giáo đòi bãi bỏ nạn tra tấn, Thụy Sĩ).
Về phía quan khách Việt Nam có sự hiện diện của các hội đoàn địa phương và đặc biệt có sự hiện diện của nhà giáo Phạm Minh Hoàng đến từ Paris. Nhân dịp này, nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã trình bày tóm lược và nói lên hậu quả của thảm hoạ môi trường tại miền Trung Việt Nam do công ty Formosa gây ra.
Hằng năm, cứ vào dịp cuối thu thì Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam tổ chức buổi cơm gây quỹ cho các gia đình Tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây cũng là dịp để người Thụy Sĩ, đặc biệt là chính giới Thụy Sĩ có cơ hội cập nhật tình hình tại Việt Nam, trao đổi với những cựu Tù nhân lương tâm để mắt thấy, tai nghe những câu chuyện thật của họ. Và cũng là dịp cho người Việt chúng ta cảm ơn những người bản xứ, trong nhiều năm qua đã yểm trợ chúng ta trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tại Việt Nam. Một số dân biểu cũng đã đến Việt Nam để tìm hiểu về thực trạng nhân quyền và gặp gỡ, ủy lạo các gia đình của các Tù nhân lương tâm.
Trong tinh thần này, Đảng Việt Tân đã trân trọng trao tặng 6 vị dân biểu Thuỵ Sĩ bằng Thành Viên Danh Dự Đảng Việt Tân.
Nhóm Media Việt Tân – Thụy Sĩ thực hiện
Youtube Việt Tân
https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=GGK181FPjhA&feature=emb_logo


Khảo sát: Đa số muốn Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong

27/11/2019

Đa số người Mỹ cho rằng Washington nên ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, theo kết quả khảo sát, bất chấp Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 gợi ý rằng ông có thể phủ quyết Luật bảo vệ dân chủ-nhân quyền Hong Kong mà Quốc hội vừa thông qua nhằm xoa dịu Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Theo cuộc khảo sát công bố hôm 26/11 của tổ chức Ronald Reagan Presidential Foundation, 68 phần trăm người Mỹ cho biết họ sẽ ủng hộ Mỹ trong việc bày tỏ sự ủng hộ của nước này cho phong trào dân chủ ở Hong Kong, ngay cả khi việc này khiến Trung Quốc phẫn nộ, trong khi chỉ có 14% người Mỹ ủng hộ chính phủ Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong khởi sự từ tháng 6 xuất phát từ sự chống đối một dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã phát triển thành lời kêu gọi quyền tự do và dân chủ lớn hơn dành cho Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Dù dự luật dẫn độ đã được rút lại, các cuộc biểu tình đã trở nên bạo động hơn trong những tháng gần đây khi các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ngày càng leo thang.
Tuần trước trong các cuộc biểu quyết gần như đồng thuận tuyệt đối, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có nội dung ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong và xem xét lại sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Hong Kong. Luật này cũng quy định Mỹ phải áp đặt chế tài đối với các cá nhân được xác định là chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.
Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 gợi ý rằng ông có thể phủ quyết luật này trong khi cố gắng cân bằng mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khi cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
“Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là người bạn của tôi. Ông ấy là một người phi thường,” ông Trump nói với đài Fox News, và nói thêm, “Nhưng tôi muốn thấy họ giải quyết chuyện đó.”
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 69% người được hỏi nói họ ủng hộ Mỹ áp đặt các chế tài kinh tế đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh leo thang sử dụng vũ lực quân sự ở Hong Kong. Và 59% ủng hộ Mỹ đáp lại bằng viện trợ hoặc hỗ trợ an ninh.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, một người Mỹ gốc Việt ở bang Florida theo dõi sát những diễn biến ở Hong Kong, cho biết ông “hoàn toàn ủng hộ” một biện pháp như vậy nhắm vào Trung Quốc.
“Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của công dân Hoa Kỳ tại [Hong Kong] và chúng ta có khoảng 64.000 người vừa doanh nghiệp vừa cá nhân làm ăn và sinh sống tại Hong Kong chứ không phải chỉ riêng người dân Hong Kong,” ông nói.
Về phát biểu của ông Trump liên quan đến dự luật Hong Kong, ông Tuấn bày tỏ sự ủng hộ đối với cách tiếp cận nước đôi của Tổng thống vào một thời điểm nhạy cảm để đạt được một thỏa thuận thương mại.
Nhưng trong bối cảnh người dân Mỹ và Quốc hộ Mỹ đều ủng hộ nỗ lực đòi dân chủ ở Hong Kong, ông Tuấn cho rằng Tổng thống nên kí thông qua dự luật đó.
“Nếu mà ông ta chọn dùng quyền Tổng thống để phủ quyết dự luật này, tôi cho đó là điều không nên,” ông nói.
“Lưỡng viện Quốc hội thông qua một cách đồng thanh như vậy thì dù ông Trump có muốn phủ quyết thì cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều có hơn hai phần ba (biểu quyết) để bãi bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống. Điều này không có lợi cho ông Trump.”
Tổng thống Trump hôm 26/11 nhắc lại rằng ông vẫn để ý đến Hong Kong trong khi Mỹ đang “trong những bước cuối cùng” để đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Chúng tôi sát cánh với họ,” ông nói. “Tôi có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Tập. Chúng tôi đang trong những bước cuối cùng để đạt được một thỏa thuận rất quan trọng. Nó đang tiến triển rất tốt và đồng thời tôi muốn thấy mọi chuyện diễn ra tốt đẹp ở Hong Kong.”
“Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập có thể làm cho điều đó xảy ra. Tôi biết ông ấy và tôi biết ông ấy muốn làm cho điều đó xảy ra,” ông Trump nói.
Cuộc khảo sát của tổ chức Reagan Foundation là cuộc Khảo sát Quốc phòng thứ hai hàng năm được thực hiện từ ngày 24 tới 30 tháng 10 dựa trên các cuộc phỏng vấn 1000 công dân Mỹ.
Một kết quả chính của cuộc khảo sát cho thấy 60% người Mỹ giờ xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-da-so-muon-my-ung-ho-phong-trao-dan-chu-o-hong-kong/5182839.html

Sự im lặng long trời lở đất

Vu Kim Hanh|
Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của cuộc bầu cử hôm qua ở Hongkong. Xin lược tóm…
…Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân Hongkong. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người Hongkong không muốn xuống đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử. Theo RTHK của đài truyền hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử. Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người Hongkong cho thấy, họ là những công dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tín nhiệm đanh thép.

Bầu cử cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế.
…Trong nhiều tháng nay, chính phủ đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hongkong nói, đa số thầm lặng, rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật, mà một sự thật long trời lở đất được họ bày tỏ.

Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc lại năm yêu cầu. Đó là: Bỏ hẳn dự luật dẫn độ; Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát; Rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là một “cuộc bạo loạn”; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; Và lập lại quyền bầu cử phổ quát cho người Hongkong.
Gs Joseph Cheng
Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết:
“Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.”.
Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu, nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người Hongkong tìm cách đạt được thay đổi cơ bản.
Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống.
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI THẤT BẠI
Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội đồng lập pháp Hongkong, khiến ông phải thốt lên rằng “trời và đất đã bị đảo lộn”.
Ông Junius Ho. Ảnh: internet
Người Hongkong còn nhớ, năm 2017, Junius Ho kêu gọi hãy “giết hết bọn biểu tình, không thương xót”. Và trước tình hình biểu tình gần đây, nhiều lần ông lên tiếng ủng hộ đàn áp của cảnh sát. Vào tháng 7, ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng sau đó, chúng tấn công người biểu tình ở trạm tàu điện. Nhiều báo đã đưa các hình ảnh người Hongkong “tỏ thái độ” với kẻ bưng bô chiếu trên nhất, rất lý thú, mời bạn xem ảnh.
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Andrew Chiu đi bầu (ông bị cắn đứt tai hôm biểu tình trước). Ảnh: internet
Việt Tin www.viettin.de/node/1688

Đặc Khu Kinh Tế và chuyện ‘miễn thị thực’

27/11/2019

Biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi giữa năm 2018.
Người Việt lại sôi sùng sục khi 404 đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14, tham dự Kỳ họp thứ tám, vừa bỏ phiếu thông qua “Dự luật sửa Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài”. Theo luật mới, ngoại kiều sẽ được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển nếu thời gian cư trú dưới 30 ngày (1).
Luật mới giao thẩm quyền miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển cho chính phủ kèm điều kiện: “Phải có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.
Với những điều kiện như vừa kể, ai cũng có thể nhận ra đó là một cách thực thi một phần “tinh thần” của “Dự luật về Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà người Việt quen gọi là “luật đặc khu” – dự luật từng kéo cả nước ra đường phản đối hồi giữa năm ngoái, thành ra Quốc hội Khóa 14 phải gạt ra khỏi chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ năm.
Sở dĩ người Việt dị ứng với “luật đặc khu” và mới đây, phẫn nộ vì “Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài” là vì trong “khu kinh tế ven biển” có bóng dáng… đặc khu và “miễn thị thực” cho ngoại kiều có thể mở thêm một con đường khác cho người Trung Quốc tràn vào Việt Nam…
Tuy nhiên vấn đề không chỉ có thế!
***
Năm ngoái, khi giới thiệu chủ trương thành lập cùng lúc ba “đặc khu” (Vân Đồn - Quảng Ninh), Bắc Vân Phong - Khánh Hòa) và Phú Quốc - Kiên Giang), hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam giải thích là để “thử nghiệm thể chế”, gia tăng thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, phát triển kinh tế.
Năm nay, tuy vẫn chưa thể khai sinh “đặc khu” nhưng hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để giúp các “khu kinh tế ven biển” mang tính chất như đã từng mô tả về “đặc khu”, cho dù thực tế đã và đang chỉ ra, các “khu kinh tế ven biển” không hữu hiệu.
Việt Nam hiện đã có 18 “khu kinh tế ven biển”, chiếm 730.553 héc ta mặt đất và mặt biển (2). Tuy nhiên miền Trung - khu vực đầu tiên có “khu kinh tế ven biển” (Khu Kinh tế Chu Lai - Quảng Nam, 2003), sau này có thêm hàng loạt “khu kinh tế ven biển” nữa như: Khu Kinh tế Dung Quất (QuảngNgãi, 2005), Khu Kinh tế Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế, 2006), Khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Khu Kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên, 2008) vẫn không thể thoát ra khỏi đói nghèo! Cho tới năm ngoái, trừ Đà Nẵng, Khánh Hòa có thể đóng góp cho ngân khố, các tỉnh còn lại đều ngửa tay xin chính quyền trung ương trợ giúp…
Chỉ tính từ đầu thập niên 2000 đến cuối năm 2010, tổng vốn đầu tư cho các “khu kinh tế ven biển” ở Việt Nam đã xấp xỉ 170.000 tỉ đồng. Tuy hệ thống công quyền Việt Nam chưa công bố, từ 2010 đến nay đã rót thêm bao nhiêu tiền cho 18 “khu kinh tế ven biển” ấy, song có thể đoan chắc, con số đó không nhỏ, không thể dưới mức hàng trăm ngàn tỉ đồng nữa nhưng Ban Quản lý Khu Kinh tế ven biển nào cũng than thiếu tiền, chưa được đầu tư đúng mức thành ra hiệu quả chưa như mong đợi.
Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không xem xét, chấn chỉnh 18 “khu kinh tế ven biển” hiện hữu để chúng tạo ra những hiệu ứng thật sự tích cực cho kinh tế - xã hội Việt Nam mà chỉ bận tâm suy tính và tìm đủ mọi cách để hỗ trợ cho vài “khu kinh tế ven biển” mang các đặc điểm “có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền”, kể cả sửa luật về chuyện xuất nhập cảnh của ngoại kiều để “miễn thị thực” nếu cư trú dưới 30 ngày?
Thực trạng đất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc bị thâu tóm từ trước có liên quan gì đến chuyện Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khuyến cáo các đại biểu còn ngần ngại với “luật đặc khu” rằng: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải bàn để ra luật” (3)? Thất bại trong việc ban hành “luật đặc khu“ để… thử nghiệm ba “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, khiến nhiều ngàn tỉ đồng mà các “nhà đầu tư” đổ vào đất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc bị đóng băng, hoạt động của “sân bay quốc tế” Vân Đồn (phi trường đầu tiên do tư nhân đầu tư, tổng vốn đầu tư dự kiến tới 7.400 tỉ) trở thành èo uột,… tác động như thế nào tới nỗ lực dùng luật khác, “miễn thị thực” cho ngoại kiều?
***
Cho dù người Việt vẫn nhắc nhau phải luôn luôn đề phòng dã tâm và thủ đoạn của Trung Quốc nhưng Trung Quốc là chuyện bên ngoài, vấn nạn bên trong đáng ngại hơn.
Có những dấu hiệu cho thấy, chủ trương, chính sách từ thượng tầng không nhằm làm cho “quốc thái, dân an”, việc đề ra chủ trượng, soạn chính sách chỉ để bảo vệ, đem lại lợi ích cho một số cá nhân, một số nhóm. Họa không nằm ở ngoài mà ẩn ngay bên trong, thành ra bất kể nhiều đại biểu can ngăn, không ưng chuyện “miễn thị thực” cho ngoại kiều đến các “khu kinh tế ven biển” (5), song miễn thị thực giờ đã là luật!
Khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chuyển động theo tác động của những kẻ cầm dây đứng trong hậu trường thì phải giải quyết nội phản song song với phòng ngừa ngoại xâm. Những cá nhân hữu trách sẵn sàng đem công quyền ra bán sỉ và lẻ, líu lo, khoa chân, múa tay theo ý muốn của những kẻ giựt dây để được chia chác các nguồn lợi, chắc chắn không bận tâm về tiền đồ quốc gia, tương lai dân tộc. Đã táo tợn đến mức bất chấp nhân tâm, dân ý, nếu ngoại nhân chịu trả giá cao, sá gì mà không bán nước?
Chú thích
(1) https://dantri.com.vn/xa-hoi/mien-thi-thuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai-toi-cac-khu-kinh-te-dac-biet-tren-bien-20191125151020185.htm
(2) http://enternews.vn/18-khu-kinh-te-cua-viet-nam-da-duoc-quy-hoach-17481.html
(3) http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu-20180416130046666.htm
(4) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/sau-1-nam-dot-dat-dac-khu-tien-ty-chon-vui-542642.html
(5) https://tuoitre.vn/bac-de-xuat-mien-thi-thuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai-vao-khu-kinh-te-ven-bien-20191114141800898.htm

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List