Thursday, October 31, 2019

khai dân trí ngày 31/10/2019

MỘT ÐỀ NGHỊ CỨU NƯỚC MÀ MỌI NGƯỜI ÐỀU CÓ THỂ THAM GIA.


MỘT ÐỀ NGHỊ CỨU NƯỚC MÀ MỌI NGƯỜI ÐỀU CÓ THỂ THAM GIA.

(Xin vui lòng phổ biến rộng rãi)


Kính thưa quý vị

Ðất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm mất nước. Bên trong thì kẻ nội thù là Ðảng cộng sản VN đang ra sức bán nước cho Tàu cộng. Bên ngoài thì kẻ thù là Tàu cộng đang ngày đêm xâm lấn biển đảo của chúng ta. Nếu chúng ta không có những hành động thích hợp để cứu nước, đất nước chúng ta sẽ lọt vào tay Tàu cộng và người dân VN sẽ biến thành nô lệ lâu dài. Chúng tôi xin đề nghị một giải pháp cứu nước mà mọi công dân yêu nước đều có thể tham gia, với các đặc tính như sau:
không đổ máu, không cần súng đạn, cần trên 10 ngàn người yêu nước có thể đến biểu tình tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn - dể và an toàn hơn người Hồng Kông rất nhiều, cần 500 người yêu nước sâu đậm hơn, có thể biểu tình liên tục hàng tháng, cần một tổ chức có khả năng đại diện Việt Nam Cộng Hòa lo về mặt pháp lý, cần một ban tổ chức biểu tình có khả năng điều động, tiếp tế và giữ trật tự cho một cuộc biểu tình lớn.

Lực lượng chính là các lực lượng quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Các cán binh, tướng lãnh cộng sản phản tỉnh cũng có thể tham gia.

A- PHẦN DẪN NHẬP: CĂN BẢN VỀ PHÁP LÝ:

Ba văn kiện quan trọng cần biết:

1- Ngày 27/1/1973 cộng sản BV, MTGPMN, cùng với VNCH và Hoa Kỳ đã long trọng ký kết Hiệp định Paris để giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, tổng tuyển cử và tiến hành hòa hợp hòa giải dân tộc, không có trả thù dưới bất cứ hình thức nào. Nhưng sau khi Hoa Kỳ rút quân theo tinh thần Hiệp định Paris thì cộng sản Bắc Việt đã tiến chiếm miền Nam bằng vũ lực và trả thù quân dân cán chính miền Nam: cướp tài sản, bỏ tù, tra tấn hàng trăm ngàn người không có bản án. Ðặc biệt các sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa là những thành phần ưu tú của xã hội miền Nam thời bấy giờ, bị bỏ tù từ 2-3 năm cho đến 15-20 năm trong các tình trạng khắc nghiệt. Nhiều sĩ quan miền Nam đã chết trong tù.

2- Ngày 2/3/1973, 8 nước trọng tài quốc tế và 4 thành phần ký vào Hiệp định Paris đã ký kết Ðịnh ước quốc tế để bảo đảm thi hành hiệp định Paris có sự chứng giám của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên cả Hoa Kỳ lẫn 8 nước trọng tài đều làm lơ, bỏ miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt (xem chú thích 1).

3- Quốc hội Hoa kỳ cũng muốn tái họp Hiệp định Paris để bênh vực miền Nam qua Public Law 93-559 30/12/1974, chương 34, điều 4. Nhưng chính quyền Hoa Kỳ dưới áp lực của bọn phản chiến, đã bỏ rơi Việt Nam.

Xem các tài liệu liên hệ: http://vietlist.us/SUB_VietHistory/HiepDinhParis1973.shtml

Chúng tôi đề nghị các việc cần làm theo tiến trình dưới đây.

B- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH:
  • Năm 1973 Hoa Kỳ và đồng minh rút quân theo tinh thần Hiệp định Paris 1973, giảm thiểu viện trợ quân sự khiến miền Nam không còn đủ vũ khí chống giặc.
  • Việt cộng thừa cơ hội tấn công tiến chiếm miền Nam.
  • Trong tình thế bất lợi đó, chúng ta có phản đối VC vi phạm hiệp định Paris, nhưng không ai muốn nghe.
  • Gần đây Trung cộng càng ngày càng giàu mạnh, chiếm đóng, bồi đắp trái phép biển đảo của Việt Nam.
  • Hoa Kỳ và các nước Tây phương lo ngại vì đường vận chuyển hàng hải quốc tế quan trọng khu vực biển Việt Nam có thể bị đe dọa.
  • Gần đây Tổng thống Trump có nhiều tuyên bố bất lợi cho các nước cộng sản và cổ xúy dân tộc Việt Nam đứng lên để bảo vệ độc lập cho chính VN.
  • Sau nhiều năm dài, Tổng thống Trump có thể là một vị TT mạnh mẽ của Hoa Kỳ, coi thường tiền bạc, lợi lộc cá nhân, dám đương đầu với cộng sản.
  • Nếu tình trạng biển đảo Việt Nam Nam được giải quyết êm đẹp bằng hội nghị thì tránh được nguy cơ chiến tranh và các nước Tây Phương sẽ yên tâm hơn.
  • Những yếu tố trên ngay lúc nầy là những điều kiện thích hợp cho người dân Việt Nam đứng lên cứu nước.


C- TIẾN TRÌNH THI HÀNH:
  1. Thảo một Thỉnh nguyện thư chung, cũng có thể gọi là Thư phản đối, vận động người dân VN ký tên gửi đến Hoa Kỳ và 8 nước trọng tài.
  2. Vạch rõ rằng khi ký vào định ước quốc tế ngày 2/3/1973, Hoa Kỳ và 8 nước trọng tài phải có trách nhiệm với tình hình ở Việt Nam, họ không thể bỏ rơi VN vào tay cộng sản. Yêu cầu họ tái họp Hội nghị quốc tế và thi hành Hiệp định Paris theo như những những điều khoản mà họ đã ký kết (Ðịnh ước quốc tế và Hiệp định Paris không có ngày hết hạn).
  3. Sau khi gửi thư cho 9 nước xong, có thể không nước nào có phản ứng gì. Họ đều chờ phản ứng từ Hoa Kỳ.
  4. Người Việt trên đất nước Hoa Kỳ và các nước khác tổ chức biểu tình rầm rộ xung quanh Tòa Bạch Ốc (và thủ đô các nước trọng tài, nếu được ). Các biểu ngữ đòi hỏi Hoa Kỳ và các nước trọng tài chịu trách nhiệm và tái họp hội nghị quốc tế về Hiệp định Paris theo tinh thần Ðịnh ước quốc tế 2/3/1973.
  5. Sau 2 ngày biểu tình rầm rộ, gây tiếng vang, để lại một lực lượng khoảng 500 người biểu tình liên tục từ 1-2 tháng xung quanh Tòa Bạch Ốc. Lực lượng biểu tình liên tục nầy được thay hàng tuần, để giữ gìn sức khỏe.
  6. Biểu tình và thỉnh nguyện thư vừa hối thúc Tổng thống Trump, vừa trao cho ông vũ khí cần thiết để Tổng thống đòi hỏi quốc hội Hoa kỳ cũng như các nước khác tái họp hội nghị quốc tế về Hiệp định Paris.
  7. Biểu tình rầm rộ cũng có tính khuyến khích người dân quốc nội đứng lên chống bạo quyền CS, dành lại tự do dân chủ cho đất nước .
  8. Một khi Hoa Kỳ đã nhập cuộc thì các nước trọng tài phần lớn cũng sẽ nhập cuộc.
  9. Khi Hội nghị quốc tế về Việt Nam được tái lập, chúng ta đòi hỏi thực thi Hiệp định Paris để chúng ta có thể tổng tuyển cử theo thể thức tự do dân chủ và mang lại hòa bình cho Việt Nam.
  10. Cũng trong hội nghị quốc tế nầy, chúng ta vận dụng tình hình, cố đòi hỏi tổng tuyển cử cả nước Việt Nam thay vì chỉ ở miền Nam Việt Nam.
  11. Cho dù tổng tuyển cử ở cả nước Việt Nam hay chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta vẫn có thể đòi lại biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đất nước. Trong Ðịnh ước Quốc tế 2/3/1973, Trung cộng đã ký kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Qua cuộc họp nầy đó chúng ta cũng tái xác định ranh giới biển đảo Việt Nam để cho Trung cộng không có cớ xâm chiếm biển đảo của VN trong tương lai.
  12. Tổ chức tổng tuyển cử trên đất nước Việt Nam Nam có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.

D- ÐỀ NGHỊ PHÂN CÔNG:

- Các lực lượng Sĩ quan, Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ban Tổ Chức biểu tình tại Wasington cũng như tại địa phương, lo phần trật tự, an ninh trong các cuộc biểu tình. Tránh sự xâm nhập của những kẻ xấu, lợi dụng phá hoại.

- Các cộng đồng địa phương lo kêu gọi, ghi tên và cung cấp phương tiện hay mua vé dùm cho người dân đi Hoa Thịnh Đốn hay các địa điểm biểu tình.

- Lập một ban tiếp liệu để cung cấp thực phẩm, các phương tiện vệ sinh cho người biểu tình, nhất là cho các nhóm biểu tình lâu dài. Mỗi người tự lo lều, chăn để ngủ đêm.

- Lập ban tài chính để lo phần chi thu cho các cuộc biểu tình. Vận động mạnh thường quân cho các chi phí nếu cần.

- Ðề nghị Chính phủ Pháp định Việt Nam Cộng Hòa, luật sư Lâm Chấn Thọ lo về mặt pháp lý vì các vị này đã có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu về Hiệp định Paris 1973, Ðịnh ước Quốc tế 2/3/1973 cũng như Public Law 93-559. Luật sư Lê Trọng Quát là đệ nhất Quốc Vụ Khanh dưới thời thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, hiện nay đã thành lập một nội các Chính phủ Pháp định để đại diện Việt Nam Cộng Hòa trong các vấn đề pháp lý và tiếp xúc với chính quyền các quốc gia khác. Luật sư Lâm Chấn Thọ là người tìm ra giải pháp pháp lý liên quan tới Hiệp định Paris 1973, hiện đang phụ trách về mặt Tư pháp cho Chính Phủ Pháp Ðịnh.

Kính thưa quý vị, đó là những nét sơ khởi của giải pháp cứu nước của chúng tôi. Chúng ta cần sẽ bàn thảo sâu hơn để tìm một giải pháp tối ưu cho đất nước. Theo kinh nghiệm của nhóm anh Em thiện chí trường kỳ biểu tình ở San Jose City Hall đã được 180 lần, chúng tôi thấy rằng một cuộc biểu tình trường kỳ ở Hoa Thịnh Đốn là cần thiết và khả thi.

Chúng ta cần có một ban tổ chức, một ban tiếp liệu, một ban tài chính tuyển những người trong sạch, có khả năng để cung cấp thực phẩm và những nhu cầu vệ sinh cần thiết cho những người biểu tình. Tránh tối đa mọi sự quyên tiền không cần thiết.

E- KẾT LUẬN:

Kính thưa quý vị,

Trong hoàn cảnh mất nước cận kề, chỉ có chúng ta mới cứu được đất mẹ Việt Nam. Chúng ta ta cần phải có những hành động tích cực và thích hợp để đòi hỏi dân chủ, độc lập cho đất nước Việt Nam. Nếu chúng ta cứ ngồi im như nhiều năm nay, cái họa mất nước sẽ không thể tránh khỏi.

Sẽ có một số khó khăn khi biểu tình nhưng nếu so với người dân Hồng Kông, chúng ta an toàn và dễ dàng hơn nhiều. Không có ai đánh đập hay bắn giết chúng ta.

Xin các bậc trưởng thượng, những nhân sĩ, các quan chức, những sĩ quan VNCH có lòng với đất nước mạnh dạn đứng ra hô hào, chung tay làm việc, bàn thảo thêm, để mọi người có thể đóng góp bàn tay cứu nước.

Trân trọng kính chào quý vị,
Trần Long, San Jose.
email: tranlongshcd@gmail.com, tranlong001@yahoo.com

+++++++++++++++

Chú thích:

1- 4 thành phần ký tên vào Hiệp Ðịnh Paris: Cộng sản Bắc Việt, Mặt trận GPMN, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Tám nước trọng tài: Anh, Pháp, Canada, Indonesia, Ba Lan, Hungary, Liên xô, Trung cộng.
Trần Long

__._,_.___

Wednesday, October 30, 2019

khai dân trí ngày 30/10/2019

Nhân Công Việt ở Hongrie và Roumanie


Hôm nay xin gởi thêm cho quý vị và các bạn một bài bình luận mới của langthang vừa đưọc đăng bởi nhật báo Le Figaro ngày 28/10/2019.

Mỗi khi có tin liên quan đến Việt Nam là langthang lợi dụng để viết bài chống chế độ cộng sản!


Nếu có vị nào không muốn nhận bài viết của langthang, xin cứ tự nhiên cho Nguyễn Cao Đường biết để rút tên ra khỏi danh sách những người nhận. Bảo đảm tên và địa chỉ điện thư (e-mail) của quý vị sẽ được giữ kín. Đó là nguyên tắc tối thiểu của người xử dụng điện thư.
NCĐ

https://www.lefigaro.fr/flash-eco/faute-de-main-d-oeuvre-roumanie-et-hongrie-recrutent-jusqu-en-asie-20191028

Faute de main-d'oeuvre, Roumanie et Hongrie recrutent jusqu'en Asie
Par Le Figaro avec AFP
Publié il y a 4 heures, mis à jour il y a 4 heures
Casque jaune vissé sur la tête, une trentaine d'hommes s'affairent sur un chantier au sud de Bucarest, échangeant quelques mots en vietnamien : confrontée à une pénurie croissante de main d'oeuvre qui menace de gripper son économie, la Roumanie déroule le tapis rouge aux travailleurs asiatiques. «My friend, my friend», lance Costel, un ouvrier roumain à un «ami» vietnamien, dans un effort de briser la barrière linguistique sur ce chantier géré par la mairie du 4ème arrondissement.


À lire aussi : Immigration économique: existe-t-il vraiment des pays «fermés» aux étrangers?
En dehors du travail, les moments d'échange entre les deux groupes sont limités : à la pause cigarette, les Asiatiques plébiscitent un calumet improvisé à partir d'un tuyau en PVC ; au déjeuner, ils partagent dans une salle à manger un repas consistant de plusieurs plats préparés par un chef vietnamien.
«Nous avions de l'argent pour rénover des dizaines de HLM mais pas la main-d'oeuvre nécessaire», explique à l'AFP le maire Daniel Baluta qui a décidé de recruter loin des frontières européennes. Terres d'émigration et de faible natalité, tous les pays du flanc est du continent sont confrontés à la même carence de main-d'oeuvre.
La Hongrie voisine prévoit d'accorder 75.000 permis de travail en 2019 à des travailleurs hors Union européenne, soit trois fois plus qu'en 2017. La majorité d'entre eux continue de venir d'Ukraine mais ils sont de plus en plus nombreux à être originaires du Vietnam, de Chine, d'Inde, de Mongolie. Le gouvernement du Premier ministre nationaliste Viktor Orban, communique peu sur ce sujet alors que le refus de l'immigration constitue le fil rouge de sa politique depuis 2010.
Manque de bras
Désertée par environ quatre millions de ses habitants, eux-mêmes travailleurs émigrés dans des pays occidentaux aux emplois mieux rémunérés, la Roumanie a délivré plus de 11.000 permis de travail au cours du premier semestre 2019, contre 10.500 pour l'ensemble de 2018. Les Vietnamiens, les Moldaves et les Sri-Lankais en ont été les premiers bénéficiaires.


La plupart de ces embauches passent par des sociétés de recrutement, spécialisées dans la main d'oeuvre asiatique, dont le nombre a explosé. «Au début nous étions sollicités pour de projets de taille modeste mais depuis trois ans, la demande de travailleurs pour de grands projets a fortement progressé», indique à l'AFP Corina Constantin, directrice de la société roumaine Multi Professional Solutions.
Selon une récente étude de la société américaine de travail temporaire Manpower, quatre employeurs roumains sur cinq rencontrent des difficultés à pourvoir des postes. En Hongrie, le manque de bras dans le seul secteur de l'industrie est estimé entre 40.000 et 50.000 personnes. «Il est impossible de mener des projets d'envergure sans travailleurs étrangers», explique Eva Toth, du syndicat hongrois de l'industrie chimique.
Pour la construction d'une usine de polyols à Tiszaujvaros, dans l'est de la Hongrie, l'un des plus gros chantiers industriels du moment, MOL, la principale entreprise pétrolière et gazière hongroise, prévoit d'employer 2.500 travailleurs étrangers, soit 25% de l'effectif, au plus fort de l'activité.
Méfiance des syndicats
Selon le maire roumain Daniel Baluta, les quelque 500 Vietnamiens travaillant sur le chantier de son arrondissement touchent l'équivalent de 900 euros net par mois, soit un tiers de plus que le salaire moyen en Roumanie.


Mais le syndicaliste Dumitru Costin, responsable de l'une des principales confédérations du pays (BNS), fustige le «comportement abusif» de nombreux patrons envers les immigrés. Selon lui, les inspecteurs du travail ne peuvent vérifier si les «normes minimum de travail» sont respectées, vu l'impossibilité de communiquer directement avec les employés. «Lorsqu'ils ont voyagé des milliers de kilomètres pour trouver un emploi, il est évident qu'ils vont obéir sans broncher et travailler des heures supplémentaires non payées pour ne pas être renvoyés dans leur pays», estime M. Costin.
Zoltan Laszlo, chef du syndicat de la métallurgie (VSZSZ), affirme que les salariés hongrois sont mis sous pression de leurs chefs qui leur «disent qu'on peut facilement les remplacer» par des Ukrainiens, des Mongols ou des Vietnamiens. «Nous ne sommes pas contre l'embauche de travailleurs étrangers car autrement les entreprises n'auraient plus qu'à mettre la clef sous la porte, explique à l'AFP la syndicaliste hongroise Eva Toth, mais si les salariés locaux étaient mieux payés, ils ne quitteraient pas le pays».
Thiếu nhân lực, Lỗ Ma Ni và Hung Gia Lợi tìm nhân công tận Á châu
Le Figaro và AFP




Đăng cách đây 4 tiếng, cập nhật cách đây 4 tiếng.
Nón vàng dính sát đầu, khoảng 30 người lăng xăng trên công trường xây dựng ở phía Nam Bucarest, trao đổi nhau vài câu bằng tiếng Việt: để chống lại việc thiếu nhân lực trầm trọng làm hại kinh tế, xứ Lỗ Ma Ni đã trải thảm đỏ đón nhân công Á châu.
"Chào bạn, chào bạn", Costel, một người thợ lỗ ma ni nói với người "bạn" việt, trong cố gắng phá sự cách biệt ngôn ngữ trên công trường xây dựng dưới sự điều khiển của quận 4.


Ngoài công việc, những lúc giao tế giữa 2 nhóm bị giới hạn: khi nghỉ hút thuốc, những người Á châu thích làm tạm ống điếu bằng cái ống nhựa; lúc ăn trưa, trong một phòng ăn, họ chia nhau một mâm cơm gồm nhiều món do một đầu bếp người Việt làm.
Đất di dân đi ngoại quốc và mức sinh sản thấp của những xứ ven đông Âu châu này phải đối đầu với chuyện thiếu nhân lực.


Xứ Hung Gia Lợi kề bên dự trù cấp 75.000 giấy phép làm việc vào năm 2019 cho những nhân công ở ngoài Liên Hiệp Âu Châu, như vậy là gấp 3 lần của năm 2017. Đa số những người này đến từ Ukraine nhưng từ từ đã có càng lúc càng nhiều ngưòi gốc Việt, Tàu, Ấn Độ, Mông Cổ. Chính phủ của Thủ tướng phái quốc gia Viktor Orban, cho rất ít tin tức về chuyện này mặc dù sự khước từ dân nhập cư là sợi dây chính của đường lối của ông ta từ 2010.

"Chúng tôi có tiền để chỉnh trang hàng chục chung cư bình dân giá mướn rẻ nhưng không có nhân lực cần thiết", đã giải thích như trên với AFP, ông Daniel Baluta, thị trưởng, người đã quyết định chuyện thu dụng nhân công xa các biên giới Âu châu.
Thiếu những cánh tay
Mất đi khoảng 4 triệu dân, chính họ cũng là di dân sang các xứ Tây Âu để có việc làm được trả lương nhiều hơn, Lỗ Ma Ni đã cấp hơn 11.000 giấy phép làm việc trong 6 tháng đầu năm 2019, so với 10.500 của cả năm 2018.
Người Việt, Moldaves và Sri -Lanka là những người đầu tiên được hưởng giấy phép này. Phần đông những thu dụng này đều qua tay những cơ sở tìm việc, đặc biệt về nghề "tay chân" người Á châu với con số nổ bùng. "Lúc đầu, chúng tôi được gọi tới cho những dự án khiêm tốn nhưng từ 3 năm nay, nhu cầu người cho những công trình to lớn đã tăng lên rất mạnh". Bà Corina Constantin, giám đốc công ty Lỗ Mani Multi Professional Solutions (Những Giải Pháp Đa Chuyên Nghiệp) đã nói như thế với AFP.


Theo một nghiên cứu mới đây của công ty Mỹ về việc làm tạm Manpower, 4 chủ nhân Lỗ Ma Ni trên 5 gặp khó khăn khi tìm người. Ở Hung Gia Lợi, chuyện thiếu cánh tay chỉ trong ngành kỹ nghệ được ước lượng là 40.000 đến 50.000 người. "Không thể nào thực hiện những dự án vĩ đại nếu không có nhân công ngoại quốc", bà Eva Toh, thuộc công đoàn kỹ nghệ hóa chất đã nói như thế?
Để xây một nhà máy sản xuất hóa chất rượu ở Tiszaujvaros, miền đông Hung Gia Lợi, một trong những công trường kỹ nghệ lớn nhất hiện tại, MOL, cơ sở chính về dầu lửa và khí đốt, dự trù mướn 2.500 ngưòi xứ ngoài, khoảng 25% tổng số, khi sinh hoạt lên cao độ.
Sự nghi ngờ của các công đoàn
Theo ông thị trưởng Lỗ Ma Ni Daniel Baluta, 500 người Việt làm việc trên công trường quận của ông lãnh tương đương 900 eutos trọn mỗi tháng , được một phần ba nhiều hơn lương trung bình ở Lỗ Ma Ni.
Nhưng Dumitru Costin, người trách nhiệm của một trong những Hiệp Đoàn Nhân Công (BNS), đả kích "cách hành xử lợi dụng" của nhiều chủ nhân đối với nhân công di dân. Theo ông ta, những thanh tra lao động không thể kiểm soát xem "những tiêu chuẩn tối thiểu lao động" có được tôn trọng hay không, qua chuyện không thể giao dịch trực tiếp vợi nhân công. "Khi họ đi xa hàng nhiều ngàn cây số để tìm việc làm, đương nhiên là họ phải nghe lịnh, không cử động và làm giờ phụ trội không ăn lưong để khỏi bị trả về nguyên quán", ông Costin này nhận định như vậy.


Zoltan Laszlo, trưởng công đoàn ngành luyện kim (VSZSZ), xác định rằng các nhân công hung gia lợi bị áp lực của các "xếp" khi những người này nói là "họ sẽ bị dễ dàng thay thế bởi những người Ukraine, Mông Cổ hay Việt Nam".
"Chúng tôi không chống việc thu dụng nhân công ngoại quốc vì nếu không thì các hãng chỉ còn việc bỏ chià khóa dưới cửa, bà Eva Toh, người thuộc công đoàn hung gia lợi đã giải thích với AFP, nhưng nếu những nhân công địa phương được trả lương nhiều hơn thì họ sẽ không bỏ xứ ra đi".
langthang


le 28/10/2019 à 08:45
Au Viet Nam aussi. Ces bureaux de recrutement des travailleurs à l’étranger prospèrent ! Après 44 ans, depuis l’invasion au Sud du Viet Nam par l’Armée du Viet Nam communiste du Nord, les pauvres vietnamiens continuent de chercher à quitter le pays à tout prix au risque de mourir dans un conteneur frigorifique la semaine dernière en Grande Bretagne ! Au Viet Nam, un candidat au travail à l’étranger doit passer plusieurs étapes payantes ! D’abord le bureau de recrutement avec des frais énormes de dossier, de l’ordre de 5000 dollars US ! Ensuite c’est le passage du passeport et du visa de sortie beaucoup plus coûteux !
C’est bizarre, les communistes vietnamiens ont combattu les « impérialistes américains », et maintenant la monnaie pour les « transactions commerciales » est le dollar ! Vous trouvez cela logique ? Actuellement, le dollar est roi et tout le monde se rue sur l’argent! On vous considère ou non selon votre poche (pleine ou vide !) Une fois arrivé pour être « pressé comme un citron », le travailleur se voit confisquer son passeport par le « convoyeur-superviseur » en prévision des fuites vers un univers plus libre ! ET le salaire ? Ne pensez pas que le travailleur touche entièrement ces 900 euros/mois. Non, au moins un tiers va à ‘’ l’Etat Socialiste du Viet Nam (appellation officielle du régime de Ha Noi !). A la fin du contrat, ces travailleurs disparaissent dans la nature ! Personne ne cherche à rentrer au « paradis communiste » ! Voilà la réalité communiste!
langthang


ngày 28/10/2019 lúc 08:45

Ở Việt Nam cũng vậy. Những văn phòng tìm nhân công đi xứ ngoài rất thịnh vượng, phát triển! Sau 44 năm, từ khi xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bởi Quân Lực Việt Nam cộng sản Phương Bắc, những người dân Việt khốn khổ vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách để bỏ xứ với bất cứ giá nào, ngay cả bỏ tính mạng trong một thùng lạnh tuần vừa qua ở Anh Quốc!
Tại Việt Nam, một người xin đi làm xứ ngoài phải chịu qua nhiều chặng đường phải trả tiền!
Trưóc hết là văn phòng tim việc với những phí tổn khổng lồ trên 5000 đô la Mỹ! Sau đó là qua cửa ải sổ thông hành và chiếu khán xuất ngoại còn nhiều tiền hơn nữa!


Lạ thiệt, tụi việt cộng đã "đánh Mỹ đế quốc", và bây giờ tiền dùng cho những "dịch vụ thương mãi" lại là đồng đô la! Quý vị có thấy chuyện này thuân lý hay không? Hiện nay, đồng đô la là vua và mọi người đều chạy theo tiền! Người ta tôn trọng quý vị hay không là tùy theo túi của quý vị (đầy hay tống!)
Sau khi đến nơi để bị "vắt như chanh", nhân công bị tịch thu sổ thông hành bởi "người dẫn độ- giám sát" để tránh những trốn chạy đến khung trời tự do hơn!


VÀ còn tiền lương? Đừng tưởng rằng người nhân công lãnh trọn số tiền 900 ơ rô/ mỗi tháng này. Không đâu, ít nhứt là một phần ba sẽ vào tay "Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên gọi chính thức của chế độ Hà Nội!). Khi hết hạn giao kèo, những nhân công này biến mất trong thiên nhiên! Không ai thèm tìm về "thiên đường cộng sản"! Đó là thực tế của công sản!

__._,_.___

Posted by: caoduong

Saturday, October 26, 2019

khai dân trí ngày 26/10/2019

7875 Nạn Nhân Thảm Họa Môi Trường Formosa Kháng án Tòa Sơ Thẩm Đài Loan Từ Chối Xét Xử Đẩy Vụ Kiện Trở Về Việt Nam


7875 Nạn Nhân Thảm Họa Môi Trường Formosa Kháng án 
Tòa Sơ Thẩm Đài Loan Từ Chối Xét Xử Đẩy Vụ Kiện Trở Về Việt Nam
·        Triều Giang
          (Hình của JFFV)
Đài Bắc, Đài Loan: Sáng ngày 24 tháng 10, 2019, lúc 9:30, đơn kháng án phán quyết của tòa Sơ Thẩm Đài Loan  từ chối thụ lý đơn kiện của 7875 nạn nhân thảm họa môi trường Formosa với lý do không có thẩm quyền và khuyên các nạn nhân về lại Việt Nam để kiện, đã được các luật sư thuộc hai tổ hợp Hiệp hội Luật Sư Môi Trường (EJA) và  TỔ Hợp Luật Sư Bảo vệ Quyền Môi trường (ERF), và hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JFFV),  cùng với các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền  nộp tại tòa Thượng Thẩm Đài Loan tại Đài Bắc.
Cũng trong dịp này, một cuộc họp báo cũng đã được tổ chức để trình bày trước dư luận báo chí và dân chúng Đài Loan.

Ngạc nhiên và thất vọng

Luật sư Trương Dự Doãn, chủ tịch Hiệp hội Luật Sư Môi Trường EJA là người đầu tiên phát biểu tại cuộc họp báo cho biết Tổ chức Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền  (FIDH) gồm có trên 300 đại biểu từ trên 100 quốc gia, họp lần thứ 40 tại Đài Bắc mà TT. Thái Anh Văn đã đến đọc diễn văn khai mạc với lời cam kết dõng dạc :  “ công việc của tôi là đảm bảo sự bảo vệ tốt hơn cho quyền con người” vào ngày 21 tháng 10, tức 3 ngày trước đó.
Luật sư Trương chia sẻ: “Đài Loan trong những năm gần đây được công nhận là một quốc gia đứng đầu về quan tâm và bảo vệ nhân quyền; đó là ký do tại sao Đại hội thứ 40th của FIDH chọn Đài Loan để tổ chức. Nhưng chúng tôi đã rất ngạc nhiên và thất vọng khi nhận bản án của tòa. Họ đã hành xử giống như họ không quan tâm và chối bỏ quyền phán quyết của mình trong việc bảo vệ nhân quyền trong vụ án”
Nghị quyết của Đại hội Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH

Được biết, ngày 22/10/ 2019, FIDH đã thông qua một Nghị quyết lên án vụ kiện bất công và gây quá nhiều tổn hại cho đông đảo nạn nhân tại 4 tỉnh miều Trung, Việt Nam. Nghị quyết yêu cầu Tòa Đài Loan xem xét lại vụ kiện Formosa và nghe các lời tranh tụng trước tòa để bảo vệ lợi ích của các nguyên đơn. Họ cũng yêu cầu nhà nước Việt Nam phải có những điều tra độc lập không thiên vị để bảo đảm quyền lợi cho nạn nhân, phải thả vô điều kiện và ngay lập tức các tù nhân lương tâm, chấm dứt những việc lùng bắt những người lên tiếng bảo vệ môi trường để họ có thể trở về với gia đình của họ, Xin độc giả vào Website: jffv.org để xem nguyên văn của Nghị Quyết.
Một phán quyết có vấn đề với hệ thống tư pháp Đài Loan
Luật sư Hoàng Hinh Văn, luật sư trưởng nhóm tranh tụng cho nạn nhân sau đó đã phát biểu: “Ai cũng biết vụ án xuyên quốc gia này là phức tạp nhưng tòa Sơ thẩm Đài Loan dưa vào Điều 20 của bộ luật Tố Tụng Dân Sự để phán quyết rằng Việt Nam mới có quyền xét xử là có vấn đề. Vì cũng trong điều 20 này còn quy định nếu hai bên đồng ý với nhau và yêu cầu tòa Đài Loan xét xử thì tòa vẫn có thể xét xử được. Tòa Sơ thẩm đã đơn phương quyết định, thậm chí là còn không chuyển đơn kiện của nạn nhân tới bị cáo là công ty Formosa. Như thế tòa mặc nhiên gạt bỏ quyền tranh cãi của cả nguyên đơn và bị cáo trước tòa, và tự phán quyết một mình”.
Luật sư Hoàng còn cho biết trên 80% vốn đầu tư và các người quản lý thuộc về tổ hợp công ty Formosa, còn lại là hai công ty China Steel và một công ty Nhật Bản chiếm phần nhỏ nhoi, 4 trong 5 người quản lý là người Đài Loan, sống tại Đài Loan,  họ là những người chịu trách nhiệm điều hành và quyết định mọi vấn đề quan trọng kể cả vấn đề kỹ thuật, việc xả thải,v..v…họ phải chịu trách nhiệm. Tòa Sơ thẩm còn nêu ra lý do chỉ có tòa án Việt Nam mới có thể có phán quyết công bằng cho nạn nhân là một điều vô lý khi mà đơn kiện của họ nói rất rõ về những đau khổ của họ đã phải gánh chịu khi khiếu kiện tại Việt Nam. Bà kêu gọi và tin tưởng rằng đơn kháng án của nạn nhân phải được cứu xét cẩn thận và hợp lý để đảm bảo sự công bằng và nhân đạo cho nạn nhân.
Cần phải cám ơn các nạn nhân đã đến đây vì họ đã tin tưởng vào luật pháp của Đài Loan

Luật sư Lâm Tam Gia (Lin Sanjia), Chủ tịch Tổ chức Bảo vệ Quyền Môi trường (ERF) phân tích:
“Tư pháp đóng vai trò duy trì sự công bằng và công lý. Cần có nghĩa vụ xem xét lại vấn đề tư pháp đối với vấn đề gây ô nhiễm của các doanh nghiệp Đài Loan ở nước ngoài và sự tổn hại và đau khổ của người dân ở các quốc gia khác. Khi một nạn nhân nước ngoài đến Đài Loan với "nguyên tắc chủ chủ nhà” (the principle of actor)", tòa án không nên tự ý tuyên bố rằng không có thẩm quyền xét xử. Họ nên tôn trọng và cảm ơn các nạn nhân nước ngoài vì đã tin vào hệ thống tư pháp của nước ta, và chọn xét xử theo tòa án của chúng ta và thực hành công lý”.
Tòa án Đài Loan hiện tại là cơ hội tìm công lý tốt nhất cho các nạn nhân
Cô Dư Nghi Gia (Yu Yijia), ủy viên của Hiệp hội Xúc Tiến Nhân quyền Đài Loan, nhận định rằng một phiên tòa xét xử độc lập và công bằng của Đài Loan là nền tảng quan trọng để Đài Loan bảo vệ nhân quyền và là tài sản quan trọng của xã hội chúng ta. Trong hai hoặc ba thập kỷ qua, Đài Loan đã chứng minh ở nhiều khía cạnh rằng chúng ta có năng lực để bảo vệ giá trị quyền con người.
 Cô phát biểu”Tòa án Đài Loan hiện tại là cơ hội tốt nhất để các nạn nhân Việt Nam làm rõ sự thật và được bù đắp thiệt hại. Do đó, chúng tôi long trọng kêu gọi các tòa án Đài Loan cho các nạn nhân cơ hội để có được sự xem xét tư pháp, sự công bằng và công lý ở Đài Loan.
Cũng tại cuộc họp nội bộ của Liên đoàn nhân quyền quốc tế - FIDH lần thứ 40, chúng tôi đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp hỗ trợ các nạn nhân của Tập đoàn Nhựa Formosa tại Việt Nam.
Nghị quyết cũng đệ trình kháng cáo long trọng lên chính phủ Việt Nam và tòa án Đài Loan”
Trong Thời kinh tế toàn cầu hóa các quốc gia cần có sự thay đổi về pháp luật
Để bảo vệ nạn nhân của các công ty đầu tư đa quốc gia
Giáo sư Hoàng Tung Lập (Huang Yili), thuộc tổ chức Covenant Watch, tổ chức tranh đấu cho nhân  quyền  phát biểu:
“Trong 30 năm qua, chuỗi cung ứng toàn cầu đã phát triển và đầu tư xuyên quốc gia đã tăng lên đáng kể. Mục đích của đầu tư là tìm kiếm chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn. Trong quá trình này, các nhà tư bản cũng có nhiều khả năng đa dạng hóa rủi ro và trốn tránh trách nhiệm. Khi vấn đề lao động hoặc môi trường phát sinh trong các ngành công nghiệp xuyên quốc gia, do quyền tài phán hẹp hơn trong quá khứ, các tòa án một quốc gia thường không cung cấp các thử nghiệm và biện pháp khắc phục hiệu quả, khiến nạn nhân thất bại. Khi người sử dụng lao động phân tán trách nhiệm của họ, thiệt hại mà họ gây ra đã được đặt ra cho các công nhân và người dân địa phương. Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc nhắc nhở các nước thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn các công ty có trụ sở ở nước họ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài. Đồng thời, nhà nước cũng được yêu cầu "nâng cao hiệu quả hợp tác xuyên quốc gia giữa các tổ chức quốc gia và tư pháp trong luật công và thực thi tư pháp của hệ thống pháp luật trong nước." Trường hợp này tòa án Đài Loan có thẩm quyền đáng kể. Hệ quả và tác động của doanh nghiệp tại nhiều tỉnh tại Việt Nam nên cần sửa đổi khái niệm thẩm quyền tư pháp, nếu cần thiết, tăng cường hợp tác tư pháp quốc tế, để cung cấp cứu trợ hiệu quả cho các vi phạm xuyên quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa”.
Phán quyết cứng ngắc của một quốc gia luôn tự xưng là “Nhân Quyền Dựng Nước”
LM. Nguyễn Văn Hùng, Giáo Đốc Trung Tâm Di Dân và Lao Động Người Việt tại Đài Loan đã phát biểu với giọng đầy xúc động: “ Viện dẫn những lý do về luật pháp để rồi bác đơn kiện của các nạn nhân cho thấy hệ thống luật pháp rập khuôn, cứng ngắc và bảo thủ của một quốc gia mà trên môi miệng của các nhà lãnh đạo thường nói “Nhân Quyền Trị Nước” . Formosa dùng tiền lợi dụng sự tham ô, tham nhũng của một đất nước nghèo, độc tài Cộng sản gây ô nhiễm môi trường sống, gây thiệt hại vật chất , tinh thần cho người dân một quốc gia khác, gây cảnh chia lìa vợ chồng, con cái, cha mẹ, mà công ty này lại ung dung tiếp tục làm ăn ở đó. Như vậy khi không xét xử công ty Formosa ở Đài Loan thì chính phủ Đài Loan đã là tòng phạm với cái ác của Formosa Hà Tĩnh, với độc tài, với tham nhũng của đảng Cộng sản VN… Mỗi lần nhì thấy một ngư phủ phải bỏ nhà cửa, vợ con quê hương để đến Đài Loan để làm việc vì cá không còn đủ để đánh thì lòng tôi se thắt lại…”
Đẩy vụ kiện về Việt Nam là đẩy nạn nhân vào chỗ chết
Thỉnh Nguyện Thư với hàng ngàn chữ ký của cư dân từ 19 quốc gia
Trước đó hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JFFV) gồm những thành viên vốn là người tị nạn Cộng sản từ 10 quốc gia trên thế giới đã đứng lên lập hội để giúp nạn nhân đưa vụ kiện ra ngoài nước Việt Nam thể theo tiếng kêu thống thiết của các nạn nhân. Bà Nancy Bùi, phát ngôn nhân và là phó hội đặc trách Ngoại giao đã thay mặt hội gửi cho tòa Sơ Thẩm và Thượng tẩm Đài Loan một thỉnh nguyện Thư với hàng ngàn chữ ký của cư dân từ 19 quốc gia và từ trong ước VN, bà đã lưu ý hai tòa rằng:
“Khi tòa đẩy vụ án trở về Việt Nam thì có khác nào đẩy các nạn nhân vào chỗ chết khi mà trước đây họ đã tìm đủ mọi cách để khiếu kiện và kháng án tại tòa án Việt Nam; đơn của họ đã bị trả về, họ còn bị đánh đập đến thương tích. Hơn 20 người đã bị bắt và đang bị ngồi tù với những bản án nặng nề lên tới 20 năm. Hàng trăm người khác vẫn còn đang trên đường trốn chạy”.
Hội JFFV được thành lập từ đầu năm 2017, đã tổ chức các buổi gây quỹ pháp lý để có kinh phí theo đuổi vụ kiện, tìm các chuyên gia môi trường làm nhân chứng chuyên môn trước tòa, và thuê mướn 5 tổ hợp luật sư gồm 2 tổ hợp luật sư tại Đài Loan, 2 tổ hợp luật sư tại Hoa Kỳ và một tổ hợp luật sư chuyên về nhân quyền tại Canada để tranh tụng tại tòa án Đài Loan, Hoa Kỳ và Hội Đồng Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc.
Theo bộ luật dân sự tố tụng của Đài Loan thì tòa Thương Thẩm sẽ có khoảng 2 tháng để cứu xét đơn kháng án của nạn nhân. Nếu bản án của tòa Thượng Thẩm không đem lại công lý, hội JFFV và toàn bộ các luật sư cũng như các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền quyết tâm đưa vụ kiện tới Tối Cao Pháp Viện Đài Loan.
Ông John Hòa Nguyễn, hội trưởng hội JFFV cương quyết:” Chúng tôi sẽ đi tới cùng. Nếu chúng tôi thất bại tại Đài Loan, vụ kiện sẽ được chuyển sang Hoa Kỳ, và tại đây thì con đường đi tìm công lý cho các nạn nhân sẽ rộng mở hơn nhiều.”
Chúng tôi ghi nhận, đã có trên 20 cơ quan truyền thông có mặt. Hôm nay họ đã đăng tin và phổ biến trên các đài phát thanh và truyền hình Đài Loan cũng như một số báo đài quốc tế.
Triều Giang
10/2019
image.png
Cuộc họp báo trước tòa Thượng Thẩm Đài Bắc
image.png
Thành viên của trên 130 quốc gia trên thế giới của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền 
Ký tên ủng hộ đơn kháng án của 7875 nạn nhân thảm hoạ môi trường Formosa 
image.png
Luật sư Hoàng Hinh Văn phát biểu
image.png
Đại diện của tòa ra nhận đơn kháng án từ LM. Nguyễn Văn Hùng
image.png
Truyền thông săn tin

__._,_.___

Posted by: Nancy Bui 

Saturday, October 12, 2019

khai dân trí ngày 12/10/2019

Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa Hứa Hẹn Nhiều Tranh Cãi Sôi Nổi


Xin kính chuyển để kính tường. Xin chuyển tiếp nếu có thể. Nếu hình không rõ xin xem attachment.  Đa tạ

Trung Tâm Á Châu Học tại Đại học Oregon tổ chức hội Thảo
Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa
Hứa Hẹn Nhiều Tranh Cãi Sôi Nổi
·         Triều Giang
(Hình của VAHF và trang Web của Đại học Oregon)
Eugene, OR: Trung Tâm Á Châu Học tại Đại học Oregon (UO) đang chuẩn bị khai mạc Hội thảo với đề tài hứa hẹn nhiều tranh cãi sôi nổi: “Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng”  (Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges, and Prospects), vào 2 ngày 14 & 15 tháng 10, 2019 sắp tới tại hội trường Redwood Auditorium trong toà nhà Erb Memorial Union (EMU) trong khuôn viên của Đại học Oregon tọa lạc tại số  1585 E 13th Ave, Eugene, OR 97403.
Một cuộc Hội thảo đa dạng
Được biết, trong hai ngày Hội thảo sẽ bao gồm 9 đề tài với 32 bài thuyết trình của 32 thuyết trình viên, và 12 người hướng dẫn chương trình. Những bài thuyết trình liên quan đến sự hình thành tư tưởng Cộng Hòa lấy dân quyền, dân chủ làm căn bản đến việc áp dụng tư tưởng Cộng hòa vào hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa ra sao trong hầu hết các lãnh vực: chính trị, quân sự, tôn giáo, kinh tế, văn học, giáo dục, báo chí, âm nhạc... và những sự kiện lịch sử quan trọng trải dài từ thời thuộc địa cho đến cận đại, với tư tưởng cộng hòa vẫn còn đang được nuôi dưỡng trong cộng đồng người Việt hải ngoại hôm nay.
Giáo sư Tường Vũ, Giám đốc Trung Tâm Á Châu Học UO, trưởng Ban Tổ chức cho biết: đây là lần thứ hai Trung Tâm Á Châu học UO tổ chức hội thảo về Việt Nam Cộng Hòa; lần thứ nhất, ông cùng với Giáo sư Peter Zinoman, Giáo sư Khoa Sử của Đại học Berkeley đồng tổ chức vào tháng 10 năm 2016,  tại Đại học Berkeley. Khác với Hội thảo  lần trước chú trọng vào các giai đoạn từ năm 1955 tới 1975, đề tài hội thảo lần này mở rộng hơn về thời gian, bao gồm từ thời thuộc địa Pháp, Nhật cho đến hiện tại. Điều khác thứ hai là lần này số lương thuyết trình viên tăng lên gấp đôi; gồm nhiều sử gia trẻ và những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong ngành sử. Ngoài một số những nhà nghiên cứu độc lập, những thuyết trình viên khác đến từ gần 30 Đại học; gồm những trường danh tiếng của Hoa kỳ như Berkeley, Cornell, Brown, Columbia, Texas A&M, George Mason… số còn lại đến từ các Đại học của Đức, Úc, Anh và Việt Nam.
Từ bao quát đến đặc thù
Sự đa dạng của Hội thảo lần này còn ở sự khác biệt giữa các lứa tuổi; các thuyết trình viên từ những người trẻ vào những năm cuối của tuổi 20; những người chỉ biết về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn từ sách vở và nghe người khác kể lại, cho đến những vị cao niên đã vào tuổi bát tuần mà cuộc đời họ gắn liền với sự nổi trôi của hai nền Cộng Hòa Việt Nam.
Đề tài của họ từ những vấn đề bao quát trừu tượng như: hoặc “Việt Nam nên dân chủ như thế nào? Cuộc tranh luận về Dân chủ ở Sài Gòn (1955)” (How Democratic Should Vietnam Be? The Debate on Democracy in Saigon (1955) của Nữ Anh Trần thuộc Đại học Connecticut… cho đến những đề tài rất đặc thù như: “Tự lực Văn Đoàn, Chủ nghĩa Cộng hòa Thuộc địa và Nhóm Chính trị Khuynh tả” (The Self-Reliance Literary Group, Colonial Republicanism and the Politics of the Center-Left) của Martina Nguyễn từ Đại học Baruch, New York; “Cuộc Cách Mạng Khác: Dân chủ, Quốc gia, và Chiến dịch Ấp Chiến Lược” (The Other Vietnamese Revolution: Democracy, the State, and the Strategic Hamlet Campaign) của Duy Lập Nguyễn đến từ Đại học Houston; hoặc “Người Việt Hải Ngoại: Chủ nghĩa dân tộc văn học trong tiểu thuyết của Lý Thu Hồ và Lan Cao” (Diasporic South Vietnam Literary Nationalism in Novels by Ly Thu Ho and Lan Cao)
Vai trò Tôn giáo trong nước cũng như tại hải ngoại
Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong suốt thời xây dựng hai nền Cộng hòa tại Việt nam. Tôn giáo còn là một mối giây liên kết chặt chẽ giữa người Việt phải sống xa quê hương sau khi Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản. Có ít nhất 4 bài tham luận về đề tài này liên quan đến Phật giáo và Công giáo nhưng còn vắng bóng một số tôn giáo khác như Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài… Hy vọng sẽ có các nhà nghiên cứu về những đề tài này có thể tham gia trong những Hội thảo kế tiếp.
Âm nhạc không thể thiếu trong đời sống người Việt
Âm nhạc trong thời chiến tranh cũng như tại hải ngoại đã đóng vai trò ra sao trong đời sống và sinh hoạt của người Việt sẽ được mổ xẻ qua hai bài tham luận: “Những Ca Khúc Mang Âm Hưởng Chiến Tranh:  Thị Trường Âm Nhạc tại Nam Việt Nam(Songs of Sympathy in Time of War. Commercial Music in the RVN) của Jason Gibbs từ Thư Viện Quốc gia San Francisco, và “Xây Dựng Quốc Gia tại Nước Ngoài: Nhạc Vàng và Di Sản của Chủ Nghĩa Cộng Hòa Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại(Nation Building from Abroad: Nhạc Vàng and the Legacy of Republicanism in Overseas Vietnamese Communities) của Vinh Phạm đến từ Đại học Cornell.
Những đề tài gây tranh cãi
Vì sự sai sót và quan điểm chống chiến tranh đã ăn sâu trong dư luận cũng như sử sách của Hoa Kỳ đã quá lâu, một số đề tài có triển vọng gây nhiều tranh cãi như:
Bài tham luận: “Phát triển nông thôn Phật giáo trong thời chiến: Thích Nhất Hạnh và Trường Thanh niên Phục vụ Xã hội” (Buddhist Rural Development in a Time of War: Thích Nhất Hạnh and the School of Youth for Social Service) của Adrienne Le Minh Chau của Đại học Columbia, hoặc bài tham luận: “Một quốc gia sinh ra từ cuộc nội chiến: Bạo lực và Xây Dựng Nhà Nước thời Việt nam Cộng Hoà dưới góc độ vĩ mô“ (A State Born of Civil War: The Microdynamics of Violence and State Building in the RVN) của Edward Miller thuộc Đại học Dartmouth, hoặc bài tham luận của Sean Fear: “ Đảng Dân Chủ Của Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Hôn Của Việt Nam Cộng Hòa“ (Nguyen Van Thieu’s Democracy Party and The Twilight of Republican Vietnam)...
Sự có mặt của các cựu viên chức VNCH để trình bày và phản bác
Ngoài Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nguyên Thứ trưởng Bộ Kế Hoạch và Hiệu trưởng Trường Quốc Gia Hành Chánh, đến từ Đại Học George Mason, với vai trò hướng dẫn chương trình cho Đề tài: “Đấu Tranh Cho Quyền Lực và Hòa Bình- Chính trị Trong Nền Đệ Nhị Cộng Hòa” (Struggle for Pawer & Peace--Politics in the Second Republic) vào ngày thứ hai của cuộc Hội thảo; hai cựu viên chức VNCH là Tổng Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Nguyễn Đức Cường sẽ trình bày về đề tài: “Khu Vực Tư Nhân và Sự Phát Triển Kinh Tế Thời VNCH”  (Private Sector and Economic Development in the RVN) trong ngày đầu của cuộc Hội thảo, và cựu Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã sẽ trình bày về đề tài: “Tự Do Báo Chí Thời VNCH, 1955-1975: Hạn chế và Những Điều Quá lố (Press Freedom in the RVN, 1955-1975: Limitations and Excesses). Đây là quan điểm của chính những người mang trọng trách trực tiếp. Họ sẽ nói lên những kinh nghiệm của họ và người tham gia sẽ có cơ hội đặt câu hỏi để được trực tiếp trả lời. Đặc biệt là các cựu viên chức VNCH sẽ phản bác những thông tin sai lệch và những lý luận méo mó ảnh hưởng nhóm phản chiến vẫn còn rất sâu đậm trong một số những giáo sư và nhà nghiên cứu về chiến tranh VN.
Những bài tham luận của họ cũng đã và đang được in thành sách như cuốn “Những Tiếng Nói của Việt Nam Cộng Hòa” (Voices from The Republic of  South Vietnam) là tập họp các bài tham luận của 15 viên chức VNCH đã tham dự Hội thảo vào năm 2012 do giáo sư Keith Taylor tổ chức tại Đại học Cornell, do Cornell University Press xuất bản và cùng một nhà xuất bản, cuốn “Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975: Quan Điểm của Người Việt Trong Xây Dựng Quốc Gia” (The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building) là tập hợp của các bài tham luận tại cuộc Hội thảo năm 2016 ở Đại học Berkeley do giáo sư Peter Zinoman và Gs. Tường Vũ tổ chức sẽ được giới thiệu sẽ phát hành vào cuối năm nay. Sách dày 210 trang, do Gs. Tường Vũ và Gs. Sean Fear biên soạn. Giá bán $24.95/cuốn. Nếu đặt mua trước tại Hội thảo sẽ được bớt 30%. Xin xem bài giới thiệu cuốn sách đầu tiên về VNCH của Gs. Keith Taylor do Gs.Tường Vũ dịch trong Link dưới đây: https://tuannyriver.com/2015/07/26/bai-gioi-thieu-sach-ve-de-nhi-vnch/
Dự án Di Sản Việt Nam Cộng Hòa và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt
Ngoài việc đóng góp cho cuộc Hội thảo được phong phú đem lại lợi ích cho các nhà nghiên cứu, nhóm cựu viên chức VNCH cũng sẽ có mặt đông đảo để khuyến khích và hỗ trợ cho Dự án Di Sản Việt Nam Cộng Hòa và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt. Chúng tôi được biết sẽ có cựu Thứ trưởng bộ Canh Nông và Phát Triển Nông Thôn Trần Quang Minh, cựu Bộ Trưởng Kinh Tế ông Phạm Kim Ngọc, ông Phan Lương Quang, cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khuyếch Trương Du Lịch. Ngoài ra, còn có ông bà Nguyễn Tường Thiết, ông Thiết con trai của nhà văn Nguyễn Tường Tam của Tự Lực Văn Đoàn...
Cũng nên nhắc lại, Dự án đào tạo và khuyến khích các nhà sử học nghiên cứuviết về VNCH cũng như lịch sử về người Mỹ Gốc Việt do Trung Tâm Á Châu Học tại Đại học Oregon (UO) và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) hợp tác trong 5 năm để ngoài việc đào tạo một số sử gia trẻ, còn hoàn thành Bộ sử gồm 3 cuốn; một dành cho đại chúng gồm nhiều tác giả viết và hai cuốn dành cho các trường Trung và Đại học.
Người đầu tiên Dự án chọn Tiến sĩ dự bị Alex-Thái Võ, người sẽ chính thức nhận bằng Tiến sĩ Sử học của Đại học Cornell vào cuối năm nay. Trong bài phỏng vấn ngắn do chúng tôi thực hiện nhân dịp này, Alex-Thái Võ đã chia sẻ: “Thời gian vừa qua tôi đã xuất bản hai bài nghiên cứu về chủ đề ấy. Một bài về Hồ Chí Minh và địa chủ Nguyễn Thị Năm cùng những quyết định đưa đến việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất. Bài thứ nhì về La Quý Ba, cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam, và ảnh hưởng trong cải cách ruộng đất. Có thể tìm hai bài này tại trang: https://cornell.academia.edu/AlexThaiVo...Đầu năm nay dự án này đã ra mắt bộ phim 17 tập về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam qua cái nhìn ông Bùi Diễm, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hoà tài Hoa Kỳ. Chi tiết về dự án này có thể cập nhật tại: https://vietnamwarohp.com.” Xin vào Link: http://www.vietvungvinh.com/2019/10/phong-van-tien-si-du-bi-alex-thai-vo-ve.html  
Và, khi nhận lời làm việc với Dự án, Alex-Thai hy vọng: Tôi hợp tác vì muốn tận dụng cơ hội này và thời gian tới để duy trì lại lịch sử Việt Nam Cộng Hoà cũng như lịch sử người Mỹ gốc Việt”.
Vai trò của hội VAHF:
Hội VAHF là một hội thiện nguyện được thành lập từ năm 2004 với mục đích ghi chép, bảo tồn, và biểu dương lịch sử người Mỹ Gốc Việt. Hơn 15 năm qua, VAHF đã đóng vai trò là một gạch nối giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và học đường Hoa Kỳ hầu cung cấp những tài liệu trung thực về chiến tranh Việt Nam và nguồn gốc của người Việt hải ngoại. Hội đã hợp tác với các Đại học UT Austin, Rice University, University Irvine và Texas Tech. Đại học Oregon là Đại học thứ năm hội VAHF hợp tác để thực hiện Dự án Di Sản Việt Nam Cộng Hòa và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt. Nhiệm vụ của hội VAHF là cung cấp tài liệu, vận động sự hợp tác của các sử gia, nhà nghiên cứu và đặc biệt là sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt Hải ngoại để Dự án đi đến thành công.
Trước đó, ngoài việc tổ chức những cuộc triển lãm tại các Trung Tâm sử liệu, Viện bảo tàng lịch sử, các Đại học, và tại các Hội nghị, Hội VAHF đã hoàn tất một số bộ sưu tập như sau:
-Tù nhân chính trị Việt Nam: hiện đang được lưu trữ tại Việt Nam Center tại Đại học Texas Tech. Xin xem Link: http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm
- Bộ Lịch sử Truyền khẩu gồm trên 700 cuộc phỏng vấn những nhân chứng của chiến tranh VN. Số đông những cuộc phỏng vấn này đã được đưa lên thư khố điện tử dưới tên VIDDA (Vietnamese Diaspora Digital Archive). Link:  http://vietdiasporastories.omeka.net/. Thư khố này cũng đã được đưa lên Youtube và đã có trên 4 triệu người xem; gần một nửa trong số họ là người từ trong nước VN. Link: http://www.youtube.com/c/VietStories
- Từ Bộ Lịch Sử Truyền khẩu nói trên hội đã sản xuất hai cuốn phim: “Master Hoa’s Requiem”. Link: www.vietnameseamerican.org và “VIETNAMERICA”. Link: www.vietnamericamovie.com . Cả hai đều nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Riêng VIETNAMERICA đã được trình chiếu tại Viện Bảo Tàng Truyền Thông Hoa Kỳ Newseum, tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, và trên 30 thành phố tại Mỹ, Pháp, Bỉ, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Úc châu, New Zealand.
Triển lãm: ” Những Cựu Chiến Binh Khác; Phụ Nữ và Trẻ Em Trong Chiến Tranh VN”
Tiến sĩ Linda Ho Peche, người đã hợp tác với VAHF khi cô còn dạy tại Đại học UT Austin môn học “Lich Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt”, hiện cô làm Giám đốc điều hành Thư khố VIDDA. Tiến sĩ Linda sẽ có bài tham luận vào ngày đầu của Hội thảo tại Đại học Oregon để giới thiệu Thư khố VIDDA, nguồn tư liệu phong phú này tới các sử gia và nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, hội VAHF sẽ cho Triển Lãm Bộ Sưu tập: “Những Cựu Chiến Binh Khác; Phụ Nữ và Trẻ Em Trong Chiến Tranh VN” (The Other Veterans: The Women and Children of Vietnam War). Như cái tựa của nó, Bộ sưu tập Lịch sử truyền khẩu này gồm 24 gương mặt phụ nữ và trẻ em nói lên đời sống và những điều họ phải gánh chịu trong thời chiến tranh và hậu chiến. Bộ sưu tập này từng được triển lãm tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Texas Bob Bullock tại Austin năm 2009 và đã được truyền thông Hoa Kỳ tại Austin đánh giá là “những tài liệu đáng tin cậy nhất về chiến tranh Việt Nam”.
Ánh sáng cuối đường hầm
Được hỏi ông mong đợi gì từ Hội thảo sắp tới, Gs. Tường Vũ chia sẻ: “Ngoài việc tạo ra một diễn đàn để bàn thảo, phân tích và ghi chép về giai đoạn lịch sử bị dư luận và các nhà giáo dục Hoa Kỳ bỏ quên hay bóp méo, chúng tôi còn mong hội tụ và tạo mối giây liên kết giữa những sử gia và các nhà nghiên cứu về VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt để cùng học hỏi và trao đổi. Có như vậy mới hy vọng chúng ta có thể thay đổi dần cái nhìn sai lệch về cuộc chiến Việt Nam, về VNCH và về Người Mỹ Gốc Việt chúng ta.”
Gs. Tường Vũ phân tích thêm: Có thể nói sự nối kết này một phần không nhỏ nhờ Gs. Keith Taylor, hiện là Trưởng Khoa Á Châu học tại Đại học Cornell. Ông Taylor từng chiến đấu tại Việt Nam. Sau khi giải ngũ ông đi học trở lại và trở thành Giáo sư Sử học. Trước đây ông cũng như hầu hết các sử gia dạy và viết sử tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng quan điểm chống chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, tự trong thâm tâm ông,  ông luôn nghĩ có điều gì đó không ổn lắm. Nhờ nói, đọc và viết được tiếng Việt để nghiên cứu và trao đổi với những người Việt, dần dần ông đã thay đổi quan điểm hầu như 180 độ về cuộc chiến tranh VN. Để tìm hiểu rõ ràng hơn, Gs. Taylor đã mời 15 cựu viên chức Việt Nam Cộng Hòa tham dự Hội thảo đầu tiên tại Đại học Cornell năm 2012, để những người trong cuộc có thể nói lên ‘Những Tiếng Nói Việt Nam Cộng Hòa 1955-1975”. Chính tôi đã được gặp các viên chức VNCH tại đây. Rồi tiếp đến năm 2016, tôi hợp tác với Gs, Peter Zinoman của Khoa Sử học tại Đại Học Berkeley để tổ chức Hội thảo về VNCH lần thứ hai và cho đến lần này cả 3 chúng tôi sẽ có mặt tại Hội thảo này.
Về thành phần diễn giả cũng có sự thay đổi trông thấy từ 15 người trong lần đầu tiên, cho tới 20 người tại Hội thảo lần 2 và lần thứ ba này là trên 30 người. Sự tham gia ngày càng đông đảo này khiến chúng tôi cảm thấy vui mừng và hy vọng. Cũng có thể nói rằng chúng ta bắt đầu nhìn thấy những chuyển biến về nhận thức đối với vị trí của VNCH và người Việt hải ngoại trong dư luận và trong sử sách, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng người Việt cũng như những sử gia, các nhà giáo dục có lương tâm và những tài liệu giải mật của nhiều quốc gia đã được công bố trong khoảng 20 năm nay. Tất nhiên chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa và chúng tôi mong mỏi Dự án Di Sản VNCH/Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt được sự ủng hộ và nâng đỡ đặc biệt của cộng đồng để đi đến thành công”.
Khi bài viết này lên khuôn thì còn chưa đầy một tuần nữa là Hội Thảo Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng sẽ được khai mạc với hy vọng sự thật sẽ được làm sáng tỏ, những ngộ nhận quá nhiều và đã quá lâu về hai nền Cộng hòa sẽ được giải tỏa dần và người tham dự sẽ thu thập những kiến thức sâu sắc hầu ghi chép một cách trung thực khách quan trang sử của VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt, để trở thành những bài học cho mai hậu, và để cho con cháu chúng ta được hãnh diện mà không phải tủi hổ vì cha ông.
Độc giả muốn biết thêm chi tiết về Hội thảo, xin vào link dưới đây:https://caps.uoregon.edu/2018/10/08/studying-republican-vietnam/
Mọi chi tiết về Dự án: Di Sản VNCH/Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt xin liên lạc với:
Gs. Tường Vũ. Email: thvu@uoregon.edu
 hoặc
Triều Giang-Nancy Bùi
image.png
Đại học Oregon đang vào thu là nơi Hội Thảo “Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: 
Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng” sẽ diễn ra trong hai ngày 14&15, 2019.
image.png image.png image.png
Từ trái: Gs. Tường Vũ, Giám đốc Trung Tâm Á Châu Học UO, Gs. Keith Taylor, Trưởng Khoa 
Á Châu học tại Đại học Cornell, Gs. Peter Zinoman, Giáo sư Khoa Sử của Đại học Berkeley.
image.png image.png image.png image.png
Từ trái: Cựu Tổng trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ, hình bìa của sách:” Những Tiếng Nói Từ Đệ Nhị Cộng Hòa 1967-1975,
Hình bìa của sách:” Nước Cộng Hòa Việt Nam 1955-1975, cựu Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã. 
( Hình VAHF & Đâi học Oregon cung cấp)

image.png image.png
Hình trái: Bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam của VAHF đang được lưu trữ tại Vietnam Center tại Đại học Texas Tech. 
Với trên 200,000 trang, bộ sưu tập chiếm 2/3 lầu 3 của tòa nhà. Hình phải: Ngoài việc thu thập tài liệu, hình ảnh và thực hiện 
những cuộc phỏng vấn cho Bộ Sưu tập Lịch Sử truyền khẩu. Hội VAHF còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các Viện Bảo Tàng, 
thư viện của các Đại học và tại các Hội nghị. (Hình VAHF)

__._,_.___

Posted by: Nancy Bui 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-17/1/2025

Popular Posts

My Blog List