From: MINHHA PHAM wrote
Sent: Wednesday, February 21, 2018 2:08 AM
Subject: Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép
Sent: Wednesday, February 21, 2018 2:08 AM
Subject: Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép
Xuan Nguyen is with Nhung Nguyen.
Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép
(Kim Nhung Show tối Thứ Ba 20 Tháng Hai)
KN: Kim Nhung xin
kính chào quý KTG của hệ thống SBTN trong chương trình Thời Sự Ngày Mai đầu
tiên của năm Mậu Tuất với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa để tìm hiểu về các biến
cố kinh tế chính trị hay lịch sử có thể trở thành thời sự ngày mai. KN xin kính
chào ktg NXN trong một chương trình đầu năm và mong là ông đã qua một cái Tết
đầy ý nghĩa sau khi hoàn thành Hội Chợ Tết Mậu Tuất tại Mile Square Park với
chủ đề là ba trận đại thắng trên cùng một dòng sông Bạch Đằng.
NXN: - Xin kính chào cô
Kim Nhung cùng quý KTG. Tôi bỗng nhớ đến ban kích động nhạc AVT của nghệ sĩ Lữ
Liên năm xưa: “Tết nhất làm chi, ai bày Tết nhất làm chi” Lo quần lo áo, lo đi
chạy tiền! Người người vui Tết chứ liên miên. Riêng tôi nghĩ Tết mà điên cái
đầu!” Chỉ vì từ Lễ Tạ ơn tới nay, gần bốn tháng liền chúng tôi chỉ lo Tết và
hôm qua thì hoàn tất Hội Xuân Mậu Tuất tại Mile Square Park và hôm nay vẫn chưa
hết bệnh! Nhưng cuối cùng thì cũng có một Hội Xuân đầy ý nghĩa về văn hóa và
lịch sử cho mọi người tại Quận Cam và từ nhiều nơi khác tới tham dự. Ngoài ra
còn có nhiều sinh hoạt truyền thống như xin xâm, xin chữ đầu năm và triển lãm
cây kiểng, đá cảnh. Có rất đông người tham dự trong ba ngày Tết. Đáng nhẽ ra,
chúng tôi còn có thể làm hay hơn nữa, nhưng thôi, lòng người vốn có hạn.
KN: Hội chợ còn có một
mô hình tưởng niệm ba trận đánh trên sông Bạch Đằng mà Kim Nhung bị đau nên
không tham dự được.
NXN: - Vâng chúng tôi dự
trù thực hiện một mô hình rất lớn kỷ niệm ba trận đánh vào các năm Mậu Tuất
938, rồi 981 rồi 1288, nhưng sau thu hẹp lại vì không thể cao hơn tượng Đức
Thánh Trần trong Mile Square Park. Sau đó thì tôi bị đau và ho vì kiệt sức.
Nhưng thôi, ta xin trở lại chuyện thời sự….
KN 1: Kính thưa quý vị,
trong khi chúng ta chuẩn bị mừng Xuân thì hôm mùng một Tết là Thứ Sáu vừa rồi,
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố một phúc trình về tình hình nhập cảng nhôm và thép
vào thị trường Mỹ, với đề nghị là Hành pháp Donald Trump áp dụng một số biện pháp
như tăng thuế xuất nhập nội và đặt ra hạn ngạch nhập cảng nhằm bảo vệ các doanh
nghiệp Hoa Kỳ. Trong số 12 nước bị đề nghị trừng phạt về thép có Trung Quốc và
cả Việt Nam. Thưa ông Nghĩa, đầu đuôi câu chuyện là gì và hậu quả có thể ra sao
khi Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối?
NXN 1: - Chúng ta có ăn Tết
thì trái đất vẫn xoay vần và thời sự cứ chuyện động. Sau khi nhậm chức Tổng
thống, đầu Tháng Tư, ông Trump tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida với vẻ
thắm thiết và còn nói nước đôi, rằng sẽ không gây áp lực mậu dịch với Bắc Kinh
để hy vọng Trung Quốc sẽ can gián Bắc Hàn. Khi ấy, nhiều người vội kết luận sai
rằng con buôn Donald Trump sẽ nhượng bộ Bắc Kinh mà không thấy hai chuyện. Thứ
nhất, trong khi đang đãi tiệc, ông Trump ra lệnh phóng hỏa tiễn tấn công chế độ
Syria rồi mới thông báo cho Tập Cận Bình biết làm họ Tập thấy cái bánh tráng
miệng bằng chocolate có vị hơi đắng! Đó là phong cách đầy bất ngờ của Donald
Trump. Sau đó hai tuần, ngày 19 Tháng Tư, ông ký một chỉ thị cho Bộ Thương Mại
phải cấp tốc nghiên cứu xem việc nhập cảng thép có đe dọa an ninh của Hoa Kỳ
hay không. Rồi hôm 27 Tháng Tư ông cho điều tra luôn cả ngành nhôm hay
aluminum. Ngày nay, Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và đề nghị Tổng
thống sử dụng quyền hạn để bảo vệ an ninh của nước Mỹ. Chi tiết đáng chú ý là
mối quan hệ giữa nhập cảng và an ninh và quả nhiên là Bắc Kinh giẫy nẩy. Chúng
ta đang thấy mở màn một trận đánh rất kỳ lạ.
KN 2: Ông Nghĩa theo dõi
sự tình từ năm ngoái nên thấy ra tính chất liền lạc và thuần nhất của Chính
quyền Trump qua chính sách bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng thưa ông, vì sao
việc nhập cảng nhôm và thép lại liên quan tới an ninh?
NXN 2: - Hoa Kỳ có đạo luật
Ngoại thương Mở rộng năm 1962, trong đó có khoản 232 cho phép Hành pháp thương
thuyết và giảm quan thuế biểu tới 80% nếu không xâm phạm an ninh quốc gia. Nếu
có xâm phạm thì Hành pháp có thể xin Quốc hội cho phép nâng thuế suất nhập nội
hay hạn ngạch nhập cảng. Chuyện cần biết là Tổng thống không có quyền đề ra các
biện pháp đó mà phải xin phép Quốc hội sau khi được Bộ Thương Mại và Đại sứ
Thương Mại đề nghị. Ông Trump đang tiến hành thủ tục rắc rối đó với sự ủng hộ
của đa số dân biểu nghị sĩ Dân Chủ theo xu hướng bảo hộ và sự ngần ngại của một
số Cộng Hòa theo chủ trương tự do mậu dịch. Vấn đề rộng lớn hơn vậy là việc
doanh nghiệp sản xuất thép và nhôm bị cạnh tranh bất lợi nên cần được bảo vệ
nhưng các doanh nghiệp tiêu thụ thì có thể bị thiệt vì mua thép ngoại nhập với
giá đắt hơn. Cả hai đều sẽ tác động vào Quốc hội theo quyền lợi trái ngược của
họ….
KN 3: Nhưng vì sao doanh
nghiệp Mỹ lại không cạnh tranh nổi với thép ngoại mà cần Chính quyền bảo vệ?
NXN 3: -
Chúng ta có bài toán thực tế của nhiều nền kinh tế. Như Trung Quốc mới chỉ sản
xuất thép rồi nhôm từ vài thập niên gần đây thôi, nhưng đầu tư rất nhiều và
mạnh để tạo công ăn việc làm tới độ sản xuất dư thừa và bán ra ra ngoài với giá
rẻ mạt làm doanh nghiệp Mỹ không cạnh tranh nổi. bây giờ, lần đầu tiên mà Hành
pháp Hoa Kỳ áp dụng điều khoản 232 để lách khỏi áp lực của Quốc hội. Các Chính
quyền trước có thấy ra vấn đề mà không làm gì được, tới ông Trump thì lại khác
vì ưu tiên giàng chuyện an ninh vào giao dịch kinh tế và còn nói rõ là có hai
cường quốc đang thách đố an ninh của nước Mỹ là Liên bang Nga và nhất là Trung
Cộng.. Trung Cộng không là nhà xuất cảng thép lớn nhất vào Mỹ, ông Trump gài
thêm chuyện nhôm vì quả thật nhôm của Trung Cộng đứng hạng nhì trong các nước
xuất cảng vào Mỹ, chiếm tới 18% tổng số xuất cảng của Bắc Kinh.
KN 4: Thưa ông Nghĩa,
thế còn các nước kia thì sao?
NXN 4: - Ngoài trận đánh về
nhôm và thép với Trung Cộng hay Nga, Hoa Kỳ cũng có mâu thuẫn với các nước
khác, như Canada hay Mexico trong khuôn khổ đàm phán NAFTA, vì Mexico có thể
nhập thép Tầu để bán vào Mỹ với giá rẻ và Canada thì bán tới 84% lượng thép của
mình cho Hoa Kỳ. Biện pháp trừng phạt đề nghị cũng sẽ gây thiệt hại cho nhiều
xứ khác, kể cả Đức hay Tiểu vương quốc Á Rập Thống Nhất. Nói chung, đây là trận
đánh mở rộng nhưng trọng tâm vẫn là Trung Cộng chính là vì yếu tố an ninh. Vì
lý do an ninh, Hoa Kỳ còn có thể châm chước cho xứ khác, chứ sẽ không nhượng bộ
Bắc Kinh.
KN: Kim Nhung không
ngờ sự tình lại rắc rối phức tạp như vậy. Sau phần thông tin thương mại thì xin
sẽ trở lại với đề tài này. Xin quý KTG đừng rời máy.
Thông tin Thương mại.
KN: Kim Nhung xin cảm
tạ sự chú ý theo dõi của quý KTG và xin đi ngay vào đề tài nhức đầu này.
KN 5: Thưa ông Nghĩa,
chúng ta có hai phần trong trận đánh nhôm thép này của Chính quyền Donald
Trump, phần chính là Tầu, phần sau là các nước còn lại. Theo dõi từng nước cờ
của trận đánh, xin ông giải thích cho KTG của chúng ta.
NXN 5: - Trước hết về
chuyện Bắc Kinh. Tháng Tư năm ngoái, ông Trump đã giăng bẫy khi dịu giọng với
Tập Cận Bình. Nếu họ Tập khuyên giải được Bắc Hàn thì Trump có thể coi đó là
chiến công của mình nhằm giải quyết mối nguy Bắc Hàn. Nếu Tập Cận Bình không
làm được chuyện ấy thì ông Trump lại có biện pháp trừng phạt để cho quần chúng
Mỹ thấy là ông ta bảo vệ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Quả nhiên là một năm
sau, Hoa Kỳ đã gây áp lực tối đa với Bắc Hàn và ngày nay còn dàn trận thế mậu
dịch với Bắc Kinh vì lý do an ninh. Vì vậy, ta thấy ông Trump cứ phát ngôn linh
tinh bừa bãi nhưng ban tham mưu và nội các của ông ta có bài bản chiến lược chứ
không nói chuyện ẩu tả đâu.
- Thứ hai là chuyện nội tình của nước Mỹ. Sau khi Chính quyền
Trump khai hỏa hôm mùng một Tết thì nhiều doanh nghiệp tiêu thụ thép rẻ của
thiên hạ có thể khiếu nại là họ bị thiệt hại vì nhôm thép lên giá. Thế thì ai
phân xử chuyện này? Tối cáo Pháp viện Mỹ là cơ chế sau cùng và sẽ rất khó cản
trở Hành pháp để bảo vệ một số doanh nghiệp Mỹ khi yếu tố an ninh sẽ có ảnh
hưởng lớn trong dư luận. Trong khi thực tế thì Mỹ nhập rất ít thép của Tầu còn
nhôm của Tầu mới là chuyện an ninh chiến lược của Bắc Kinh vì nếu bị áp giá thì
doanh nghiệp Trung Cộng mới bị khốn đốn, nhất là khi dư luận thế giới đều thấy
tính chất bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải và vùng biển Đông Á.
KN 6: Thế còn các nước
kia, liệu họ có thể liên thủ với Bắc Kinh hay chăng?
NXN 6: - Truyền thông Mỹ
thường chú trọng đến trận chiến mậu dịch giữa Mỹ và Tầu trong khi nhiều xứ khác
cũng là nạn nhân của thép rẻ của Bắc Kinh, kể cả các nước Âu Châu. Ba nước bán
thép nhiều nhất cho Hoa Kỳ là Canada, Brazil và Nam Hàn thì vướng mắc chuyện
khác và vẫn có thể nhượng bộ hay thỏa hiệp khi biết chủ đích của Hoa Kỳ chính
là Trung Cộng. Sau cùng, trận đánh này cũng là cơ hội cho các doang nghiệp rà
soát lại chiến lược sản xuất và tiêu thụ thép và nhôm vì nếu trục lợi mà vi
phạm an ninh quốc gia thì chưa chắc đã được dư luận ủng hộ. Khi đó, ta mới nhớ
lại toàn bộ chiến lược an ninh quốc phòng mới của Hoa Kỳ do Bộ Quốc Phòng vừa
thông báo tháng trước. Chỉ vì muốn kiếm ăn mà làm lợi cho kẻ thù thì các doanh
nghiệp giải thích thế nào với công luận đây?
KN 7: Nếu như vậy thì
trong thời gian tới, chúng ta sẽ còn thấy dư luận nói về trận đánh nhôm thép
này. Ông kết luận ra sao về thời sự ngày mai?
NXN 7: - Trong nhiều thập
niên, các nước đều coi việc xuất cảng vào thị trường Mỹ là nguồn lợi và lẽ
sống. Chính quyền Trump thấy ra sự thiệt hại cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ
nên dùng ngay yếu tố xuất cảng vào Hoa Kỳ làm lợi thế thương thảo đàm phán nhằm
bảo vệ an ninh của nước Mỹ chống các đối thủ. Thế giới đã quen sống nhờ có kim
loại và thương phẩm với giá rẻ sẽ phải xét lại vì Hoa Kỳ không còn dễ dàng như
xưa và thật ra nhiều người Mỹ cũng thấy là quyền lợi của họ bị hy sinh cho các
doanh nghiệp lớn kiếm tiền nhờ mua hàng rẻ. Các quốc gia khác nay cũng đang
phát giác ra thực tế phũ phàng đó, nhưng Trung Cộng mới lo ngại nhất vì vậy họ
mới lập tức phản đối. Chuyện kiện cáo thể nào cũng sẽ là thời sự ngày mai và
chúng ta sẽ còn thời giờ theo dõi.
KN: Kim Nhung cùng
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa xin kính chúc quý khán thính giả một năm
Mậu Tuất an lành hạnh phúc và xin hẹn quý vị tuần tới, cũng vào ngày giờ này để
theo dõi trận đánh trong năm….
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền