Đối thoại- Babui
“Truyền thống” ngăn
chặn nhà hoạt động trước đối thoại nhân quyền
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-05-22
2017-05-22
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bà Vũ Thuý Hà
(giữa), vợ của nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn, bị công an ngăn cản đến
gặp đại sứ Mỹ tại Hà Nội ngày 05 tháng 4 năm 2007. Chuyện này đã trở thành
truyền thống hàng chục năm qua.
“Truyền thống”
ngăn chặn nhà hoạt động trước đối thoại nhân quyền
00:00/00:00
Ngày 23/5, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có buổi đối thoại nhân quyền lần
thứ 21 tại Hà Nội. Trước khi sự kiện này diễn ra, một số nhà hoạt động và thân
nhân đã bị ngăn cấm ra khỏi nhà.
Canh gác tại nhà
Một trong những nhân vật bị những người được cho là an ninh mặc thường
phục “canh gác cẩn mật” là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm -
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang bị giam giữ vì cáo buộc tuyên truyền chống
nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Nói với Đài RFA, bà Tuyết Lan cho biết hàng trăm an ninh mặc
thường phục đã mang theo hàng rào barrier đến canh giữ nơi cư trú của gia đình bà
từ sáng thứ 6, ngày 19/5 và theo dõi mọi hành động của bà. Đến chiều ngày 19/5,
tổ an ninh thành phố Nha Trang đã nói với bà rằng nếu Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, bà
Mary Tarnowka có nhờ bà nhận giải Người phụ nữ can đảm Quốc tế cho blogger mẹ
Nấm thì bà Tuyết Lan không được nhận.
Từ đó ngày 19 đến ngày 20 tôi đi đâu là họ theo đó. Bắt đầu đến tối
20, họ đổ xuống gia đình tôi khoảng hơn 100 người và họ nói thẳng tôi không
được đi ra đường. Công an tỉnh, công an thành phố, công an phường và họ huy
động tất cả những dân quân để chặn. Những chiếc xe đi vào trong hẻm nhà tôi đều
bị chặn lại và họ nhìn vào trong xe, có lẽ để nhìn xem có phải bà Tổng lãnh sự
hay không.
Những chiếc xe đi vào trong hẻm nhà tôi đều bị chặn lại và họ nhìn
vào trong xe, có lẽ để nhìn xem có phải bà Tổng lãnh sự hay không.
- Bà Tuyết Lan
- Bà Tuyết Lan
Sáng Chủ Nhật ngày 21/5, được tin bà Tổng lãnh sự rời khỏi Nha Trang,
những người này mới rút lui. Tuy nhiên, bà Tuyết Lan cho biết đến chiều ngày
Thứ Hai 22/5 họ nhận được tin bà Mary Tarnowka quay lại Nha Trang nên tiếp tục
canh gác gia đình bà. Thời điểm chúng tôi nói chuyện với bà Tuyết Lan là khoảng
7h tối ngày 22/5 nhưng bên ngoài vẫn còn 5 an ninh canh gác, theo bà Lan cho
biết.
Bà Tuyết Lan cho biết tâm trạng hiện tại của bà và các thành viên
trong gia đình:
Tôi đã chọn cách im lặng để nhẫn nhục nuôi cháu. Nhưng họ làm như vậy
là khủng bố tinh thần và đàn áp gia đình chúng tôi dự dội như vậy. Tôi mong sẽ
được những nhà bảo vệ nhân quyền chú ý đến vì tôi hơn 60 tuổi rồi còn phải nuôi
mẹ già, nuôi cháu nhỏ và con trong tù nhưng chúng tôi không hề có chút tự do
hay nhân quyền cho người dân như chúng tôi.
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa được Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ vinh danh và trao giải thưởng “Phụ nữ Can đảm Quốc tế” hồi cuối tháng 3 vừa
qua vì những nỗ lực vượt trội trong việc đấu tranh và thúc đẩy các quyền cơ bản
của người dân Việt Nam. Blogger này bị công an bắt tại nhà vào ngày 10 tháng 10
năm 2016.
Hoa Kỳ cũng từng nhiều lần yêu cầu Việt Nam phải trả tự do đối với
nữ blogger này.
Ngoài trường hợp mẹ của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà báo
Phạm Đoan Trang ở Hà Nội cũng bị an ninh mặc thường phục canh giữ xung quanh nhà
từ ngày 19/5:
Trước cửa nhà tôi lúc nào cũng có ít nhất khoảng 3 người và họ có nhiều
ca thay nhau. Đó là trước cửa nhà, còn ở dưới cổng và dưới tầng 1 tôi không
biết là bao nhiêu người nhưng tôi nghĩ cũng phải đến hơn một chục. Họ ngồi suốt
ngày đêm, cả đêm cũng ngồi. Chắc là sợ ban đêm tôi bỏ trốn. Sáng hôm qua là Chủ
nhật, tôi có đưa bà cụ đi đám tang một người thân nhưng họ không cho đi.
Khi các bạn trẻ đến chỗ tôi thì họ đã ra gây sự. Các bạn ấy đã chất
vấn rằng tại sao không cho tôi đi đâu cả và họ đã gây sự rồi tát một bạn. Hai
bên đã có xô xát Hàng chục người kéo đến cùng với côn đồ, họ vây nhà và đe dọa
nên các bạn trẻ phải rút lui.
Nhà hoạt động Thảo Teresa, một trong những người tới thăm nhà báo Đoan
Trang hôm thứ Bảy 20/5, cho chúng tôi biết thêm tình hình:
Mình đến nhà Đoan Trang hôm vừa rồi thì không khí rất căng thẳng, ngột
ngạt, giống như khủng bố. Công an mặc thường phục ngồi rải rác xung quanh khu
chung cư đó và trên cầu thang. Xung quanh hành lang mật vụ an ninh ra vào rất
đông, cả nam và nữ và chúng đe dọa mình rằng nếu không cút vê thì nó đánh. Họ
dùng những lời lẽ hết sức mất dậy và vô văn hóa.
Không cho ra khỏi nhà
Ngoài gia đình blogger Mẹ Nấm, nhà báo Đoan Trang, một số nhà hoạt
động xã hội và bất đồng chính kiến khác như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên
Diễn đàn Xã hội Dân sự và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Cao trào Nhân bản,
cũng bị an ninh canh gác cẩn mật, không cho ra khỏi nhà.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà báo Đoan Trang bị giam lỏng tại
gia, mà theo cô, chuyện này xảy ra “như cơm bữa”. Trong chuyến thăm Việt Nam
của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama hồi tháng 5 năm ngoái, cô cũng bị an
ninh chặn không cho đến gặp Tổng thống mặc dù đã được đích thân Tổng thống
Obama gửi thư mời trước đó.
Cũng trong dịp đó một loạt các nhà hoạt động khác cũng bị giam giữ
không cho đến gặp Tổng thống Obama như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy
Sơn,…
Việc các nhà hoạt động và thân nhân bị giam lỏng lần này được cho
là có liên quan đến buổi Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra vào
ngày 23/5 tại Hà Nội. Tại cuộc đối thoại năm 2013, hai nhà hoạt động dân chủ là
Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài đã được Hoa Kỳ mời tham gia đối thoại
nhưng đều bị chặn, không thể tham dự.
Mình đến nhà Đoan Trang hôm vừa rồi thì không khí rất căng thẳng,
ngột ngạt, giống như khủng bố.
- Thảo Teresa
- Thảo Teresa
Nhà báo Đoan Trang cho rằng Chính quyền Việt Nam sợ những người
bất đồng chính kiến sẽ tới gặp các phái đoàn Hoa Kỳ và trình bày về thực trạng
nhân quyền ở Việt Nam. Theo cô, đó là lý do những người như cô bị canh giữ
trong những dịp như thế này.
Tháng 3 năm nay Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tình hình nhân quyền
năm 2016 ở Việt Nam, trong đó nêu rõ Việt Nam cấm đoán chặt chẽ quyền chính trị
của người dân, giới hạn quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, ngôn
luận; và đánh giá tình trạng giam giữ tùy tiện các nhà hoạt động chính trị là
một vấn đề nghiêm trọng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã lên tiếng bác bỏ những
cáo buộc này và cho rằng báo cáo thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình
hình thực tế ở Việt Nam.
Ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Dân chủ,
Nhân quyền và Lao động hôm 11 tháng 5 cho đài Á châu Tự do biết tại buổi
đối thoại nhân quyền với Việt Nam năm nay, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bày tỏ lo ngại về
việc chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và giam
cầm những người thực hiện những quyền tự do đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ gửi
Việt Nam danh sách những tù nhân chính trị mà họ yêu cầu Việt Nam cần thả tự do
ngay lập tức.
Cũng theo ông Busby, hiện Việt Nam vẫn đang giam giữ khoảng hơn 90
tù nhân chính trị.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền