---------- Forwarded message
----------
From: amiee hoang <
Date: 2016-08-06 21:13 GMT-07:00
Subject: Fw: Hành hương La Vang cầu nguyện cho môi trường (06-08-2016)
To: "8406news ." <k>
From: amiee hoang <
Date: 2016-08-06 21:13 GMT-07:00
Subject: Fw: Hành hương La Vang cầu nguyện cho môi trường (06-08-2016)
To: "8406news ." <k>
On Saturday, August 6, 2016 7:32 PM, Toma Thien <>
wrote:
HÀNH
HƯƠNG LA VANG CẦU NGUYỆN CHO MÔI TRƯỜNG
Như thường lệ hàng năm, vào khoảng tháng 8, có một nhóm giáo dân VN tại Hoa Kỳ, vì lòng mến yêu Đức Mẹ La Vang, chung nhau tài trợ cho một cuộc hành hương vắn gọn gồm khoảng trên dưới 100 người (chi phí đi lại và một bữa ăn). Ưu tiên là những giáo dân nghèo tại Giáo phận Huế.
Hôm nay, lễ Hiển Dung (Chúa biến hình, 06-08), 120 giáo dân thuộc vài giáo xứ nghèo đã được chúng tôi đưa đến La Vang hành hương, với ý cầu nguyện cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng (hiệp thông với Ngày môi trường của Giáo phận Vinh). Cuộc hành hương gồm một buổi đọc kinh Mân Côi kính Đức Mẹ tại Linh đài và một thánh lễ tại Nhà nguyện. Dĩ nhiên là không thiếu sự theo dõi của các "bạn dân" như mọi lần khác.
Bất chấp! Ở nơi mà Mẹ Maria đã hiện ra để an ủi những giáo hữu bị bách hại, thì lời cầu nguyện (có lẽ xứng hợp nhất ở đó) là cầu cho những nạn nhân của mọi hình thức bách hại hiện thời tại VN, mà cụ thể và thời sự là cho những nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra với sự đồng lõa của nhà cầm quyền Việt cộng.
Dưới đây, chúng tôi xin post vài hình ảnh cuộc hành hương hôm nay (từ 16-18 giờ), bài suy niệm kinh Mân Côi năm sự mừng, và bài giảng lễ Chúa Hiển dung, để gởi tới những anh chị em Công giáo nào ưa đọc những bài suy niệm và bài giảng lễ gắn liền với cuộc sống thực tế, với hiện tình xã hội. (Còn ai ưa những bài giảng đạo đức trên mây, vô thưởng vô phạt, chẳng động chạm ai, áp dụng bất cứ đâu trên hành tinh, kiểu biến Tin Mừng thành đường thay vì muối, thì khỏi coi).
SUY
NIỆM CHUỖI MÂN CÔI
Lời nguyện mở đầu: Lạy Chúa, hôm nay chúng con về đây, nơi đất thánh của
Mẹ Maria để làm một cuộc hành hương vắn gọn. Giờ đây chúng con họp nhau trước
Linh đài Mẹ để cùng Mẹ suy niệm các mầu nhiệm cuộc đời Chúa mà Mẹ đã chứng kiến
và hiệp thông với lòng tin sâu sắc và lòng mến sâu đậm. Hôm nay chúng con muốn
được suy niệm Năm Sự Mừng trong ý hướng cầu nguyện cho môi trường, cho dân tộc
Việt Nam chúng con có một môi trường sống trong lành thanh sạch. Xin Chúa giúp
chúng con sốt sắng suy niệm các mầu nhiệm ấy, những mầu nhiệm liên quan đến sự
hoàn thành tốt đẹp của đời Chúa và của đời Mẹ, trong sự liên tưởng đến hoàn
cảnh hiện tại của chúng con, của đồng bào và của đất nước chúng con.
Mầu nhiệm Thứ nhất: Chúa Giê-su sống lại. Chúa đã can đảm đi vào cuộc Khổ nạn, đã anh dũng chiến đấu chống lại ma quỷ và tội lỗi, đã hy sinh trọn vẹn cho đến chết vì tình yêu, nên Cha trên trời đã ân thưởng mà cho Chúa sống lại. Chúa đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng Thần chết, vị thần mà xưa nay chưa ai thắng nổi. Chúa đã chiến thắng nó một cách dứt khoát và trọn vẹn, mở đường cho loài người đi vào cõi hạnh phúc bất diệt, gieo niềm hy vọng lớn lao cho nhân loại đang sống trên trần gian.
Thế nhưng lúc này đây, trên quê hương Việt Nam chúng con, niềm hy vọng ấy đang bị che mờ vì bao nhiêu cảnh chết chóc đau thương và lo âu sầu khổ. Người dân lo âu sầu khổ vì việc sinh nhai ngày càng khó khăn vất vả, vì cuộc sống ngày càng bị đe dọa bởi môi trường ô nhiễm, mà cụ thể gần đây là cá chết, biển chết ở 4 tỉnh miền Trung, rồi bởi thức ăn độc hại, pháp luật lỏng lẻo, lưu manh côn đồ lộng hành, tai nạn đường phố gia tăng; vì một nền hành chánh ngày càng tham nhũng, một nền y tế ngày càng xuống cấp và một nền giáo dục ngày càng băng hoại. Nhiều người nghèo đã chết tức tưởi trong bệnh viện, nhiều kẻ bị nhiễm độc môi trường không được xét nghiệm, nhiều thiếu nhi ở các vùng biển miền Trung đã phải bỏ học và bỏ nhà để mưu sinh kiếm sống, nhiều thanh niên ra ngoại quốc lao động bị biến thành nô lệ.
Xin Chúa giúp cho chúng con biết rằng với Đấng đã phục sinh, đã chiến thắng sự chết, chúng con có thể làm những điều mà sức người không thể làm nổi. Chúng con có thể góp phần làm hồi sinh quê hương chúng con, nơi mà người dân có thể và phải được sống an lành, sống tin yêu và sống hy vọng.
Mầu nhiệm Thứ hai: Chúa Giê-su lên trời. Chúa đã lên trời, không phải đi lên các tầng mây, tới một hành tinh khác, nhưng là đi vào thế giới của Thiên Chúa, một thế giới luôn bao trùm chúng con và gần gũi chúng con. Chúa về với Chúa Cha và với các thiên thần trên trời để hướng lòng chúng con lên tới những gì cao cả, tốt đẹp, thuộc về Thiên Chúa và mời gọi chúng con cố gắng đạt tới những điều đó khi cuộc đời này của mỗi người chấm dứt.
Thế nhưng trên quê hương Việt Nam chúng con hôm nay, có vô số điều đang làm cho chúng con xao nhãng quê hương thật, lơ là với những giá trị thật. Cái chủ nghĩa duy vật, vốn được truyền bá trong nhà trường và xã hội, trong nền giáo dục học đường và trên các phương tiện truyền thông, luôn cố tìm cách làm cho chúng con và đồng bào chúng con chỉ biết nghĩ tới việc hưởng thụ vật chất và thành đạt danh vọng trong cuộc đời này. Cái chế độ vô thần vốn được thực thi với tất cả sức mạnh của ác tà, luôn tìm cách làm cho chúng con xao lãng Chúa, quên lời Chúa, dửng dưng với tình yêu, đang khi tình yêu chính là bản tính của Chúa, là sự hoàn thiện của chúng con và phải là linh hồn của xã hội.
Xin Chúa cho chúng con biết sống như những con người luôn hướng về trời, nghĩa là luôn hướng thiện, làm điều thiện, luôn sống cho tình yêu, thực thi tình yêu đối với tất cả anh chị em chung quanh, đặc biệt là các anh chị em đang bị lao đao cuộc sống vì biển đã chết, giữa cái thế giới duy vật, vô thần và ích kỷ này. Vì có như thế thì chúng con mới chuẩn bị đầy đủ để về với Chúa, Đấng là Tình Yêu, để về Thiên đàng, thế giới của Tình yêu bất tận và trọn vẹn.
Mầu nhiệm Thứ ba: Chúa Thánh Thần hiện xuống. Sau khi về trời 40 ngày, Chúa đã sai Thánh Thần xuống trên các Môn đệ. Chúa Thánh Thần đã tràn ngập trí não và tâm hồn các vị để giúp các vị thấu hiểu rõ ràng hơn lời Chúa đã dạy, giúp các vị dấn thân can đảm hơn trong việc rao truyền lời Chúa là lời sự thật, là lời công lý, là lời tình thương. Và các môn đệ Chúa đã ra đi khắp thế gian gieo vãi Lời đó cho đến giọt máu cuối cùng.
Quê hương Việt Nam chúng con hiện nay đang thiếu lời sự thật, lời công lý và lời tình thương đến mức báo động. Người ta thấy vô số điều dối gian từ dân thường đến những người hữu trách trong xã hội, từ trong những lời nói chữ viết trao đổi giữa nhau đến trên những phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể nhất là những lời nói và hành vi của nhà cầm quyền nhằm bao che tội ác của công ty Formosa, kẻ vừa gây thảm họa môi trường trầm trọng. Người ta thấy vô số điều bất công từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn, đặc biệt trong những phiên tòa xét xử những người đang đấu tranh cho công lý, sự thật và tình thương, cho tự do, nhân quyền và dân chủ. Người ta thấy vô số điều thù hận và tàn ác đang tung hoành khắp nơi, gây ra biết bao nạn nhân vô tội, mà cụ thể là những ai đang lên tiếng vì môi trường. Những điều tàn ác thù hận xuất phát từ những con người bình thường hay từ những con người có trách nhiệm xã hội, thậm chí từ những con người đại diện cho luật pháp.
Xin Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng chúng con, để chúng con sáng suốt và can đảm sống cho sự thật, công lý và tình thương, nghĩa là dám công bố và thực thi mọi nơi mọi lúc những giá trị cao quý này, để chúng con xứng đáng là những người đã lãnh nhận phép Thêm sức, đã lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Mầu nhiệm Thứ tư: Đức Mẹ được Chúa đưa về trời. Sau khi trải qua cuộc đời dương thế bên cạnh Chúa, một cuộc đời nhiều vinh dự nhưng cũng lắm gian nan, Mẹ Maria đã được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Đây là sự ân thưởng của Chúa cho một người phàm là thân mẫu của Chúa nhưng nhất là môn đệ của Chúa, vì đã luôn ghi nhớ và thực thi Lời Chúa trong cuộc đời mình.
Mẹ Maria về trời chính là niềm hy vọng của chúng con, nhưng cũng là lời mời gọi chúng con. Nghĩa là chúng con sẽ được lên Thiên đàng không thể với hai bàn tay trắng, chẳng có công đức gì, nhưng là với hai bàn tay chất chứa những gì chúng con đã cố gắng thực hiện trong cuộc sống trần gian. Cố gắng bước theo Chúa, sống như Chúa và thi hành lời Chúa noi gương Mẹ Maria. Thế mà Chúa đã trải qua cuộc đời trần gian bằng cách sống hết mình cho tình yêu, thực thi tình yêu đối với Chúa Cha và đối với loài người; bằng cách sống hết mình cho sự thật, công bố sự thật về Thiên Chúa và về nhân loại; bằng cách sống hết mình cho công lý, bênh vực công lý của Nước Trời vốn vượt trên công lý trần gian. Và Chúa đã lấy đau khổ cũng như cái chết để chứng minh cho những điều đó. Mẹ Maria, Đấng Đồng công cứu chuộc, cũng sống hoàn toàn y như vậy.
Vậy thì chúng con có thể đi con đường nào khác để về trời? Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị bước vào thế giới thiên quốc bằng cuộc sống tận lực gieo rắc tình thương, kiên trì công bố sự thật và can đảm bênh vực lẽ phải trong thế giới gian trần này, để đưa mình và đưa mọi người, kể cả những anh em vô thần, trở về với Chúa.
Mầu nhiệm Thứ năm: Mẹ Maria được Chúa ân thưởng trên Thiên đàng. Vì không ai đã yêu mến Chúa ở trần gian bằng Mẹ, thực thi lời Chúa ở trần gian bằng Mẹ. Nên khi Chúa trở thành Vua Vũ trụ thì cũng đã tấn phong Mẹ làm Nữ vương Thiên đàng, đứng trên cả triều thần thánh. Chúng con sung sướng ngắm nhìn Mẹ vừa như một niềm hãnh diện, vừa như một tấm gương soi, vừa như một sức nâng đỡ.
Bởi lẽ chúng con cũng được Chúa cho ở trần gian, để ngay lúc này cố gắng trở thành những công dân Nước Trời hầu mai ngày trở thành những Thần dân Thiên Quốc. Như Chúa đã làm Vua vũ trụ vì Chúa đã chiến thắng thế gian và tội lỗi, như Mẹ đã thành Nữ vương Thiên đàng vì Mẹ cũng đã chiến thắng tội lỗi, luôn giữ mình trung trinh vẹn sạch, đã chiến thắng thế gian, luôn chống lại cơn cám dỗ tách khỏi con đường Thập giá của Chúa, thì chúng con cũng được kêu mời chiến đấu chống lại tội lỗi giữa thế gian tà vạy: tội ích kỷ chỉ biết bản thân và gia đình mình, mặc cho ai đau khổ, cụ thể là đang đau khổ vì nạn biển chết, cá chết, muối mắm nhiễm chất độc; tội dối gian chỉ biết theo thói đời và tránh loan truyền sự thật, mặc cho ai bị vu khống; tội hèn nhát chỉ biết an thân mà không can đảm bênh vực cho lẽ phải, mặc cho kẻ bị áp bức bóc lột.
Xin Chúa cho chúng con lúc sống được ở trong lòng mọi người để lúc chết được ở trong lòng Chúa, lúc này ứng xử như công dân Nước Trời để mai sau được ân thưởng như Thần dân Thiên quốc. Amen.
Mầu nhiệm Thứ nhất: Chúa Giê-su sống lại. Chúa đã can đảm đi vào cuộc Khổ nạn, đã anh dũng chiến đấu chống lại ma quỷ và tội lỗi, đã hy sinh trọn vẹn cho đến chết vì tình yêu, nên Cha trên trời đã ân thưởng mà cho Chúa sống lại. Chúa đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng Thần chết, vị thần mà xưa nay chưa ai thắng nổi. Chúa đã chiến thắng nó một cách dứt khoát và trọn vẹn, mở đường cho loài người đi vào cõi hạnh phúc bất diệt, gieo niềm hy vọng lớn lao cho nhân loại đang sống trên trần gian.
Thế nhưng lúc này đây, trên quê hương Việt Nam chúng con, niềm hy vọng ấy đang bị che mờ vì bao nhiêu cảnh chết chóc đau thương và lo âu sầu khổ. Người dân lo âu sầu khổ vì việc sinh nhai ngày càng khó khăn vất vả, vì cuộc sống ngày càng bị đe dọa bởi môi trường ô nhiễm, mà cụ thể gần đây là cá chết, biển chết ở 4 tỉnh miền Trung, rồi bởi thức ăn độc hại, pháp luật lỏng lẻo, lưu manh côn đồ lộng hành, tai nạn đường phố gia tăng; vì một nền hành chánh ngày càng tham nhũng, một nền y tế ngày càng xuống cấp và một nền giáo dục ngày càng băng hoại. Nhiều người nghèo đã chết tức tưởi trong bệnh viện, nhiều kẻ bị nhiễm độc môi trường không được xét nghiệm, nhiều thiếu nhi ở các vùng biển miền Trung đã phải bỏ học và bỏ nhà để mưu sinh kiếm sống, nhiều thanh niên ra ngoại quốc lao động bị biến thành nô lệ.
Xin Chúa giúp cho chúng con biết rằng với Đấng đã phục sinh, đã chiến thắng sự chết, chúng con có thể làm những điều mà sức người không thể làm nổi. Chúng con có thể góp phần làm hồi sinh quê hương chúng con, nơi mà người dân có thể và phải được sống an lành, sống tin yêu và sống hy vọng.
Mầu nhiệm Thứ hai: Chúa Giê-su lên trời. Chúa đã lên trời, không phải đi lên các tầng mây, tới một hành tinh khác, nhưng là đi vào thế giới của Thiên Chúa, một thế giới luôn bao trùm chúng con và gần gũi chúng con. Chúa về với Chúa Cha và với các thiên thần trên trời để hướng lòng chúng con lên tới những gì cao cả, tốt đẹp, thuộc về Thiên Chúa và mời gọi chúng con cố gắng đạt tới những điều đó khi cuộc đời này của mỗi người chấm dứt.
Thế nhưng trên quê hương Việt Nam chúng con hôm nay, có vô số điều đang làm cho chúng con xao nhãng quê hương thật, lơ là với những giá trị thật. Cái chủ nghĩa duy vật, vốn được truyền bá trong nhà trường và xã hội, trong nền giáo dục học đường và trên các phương tiện truyền thông, luôn cố tìm cách làm cho chúng con và đồng bào chúng con chỉ biết nghĩ tới việc hưởng thụ vật chất và thành đạt danh vọng trong cuộc đời này. Cái chế độ vô thần vốn được thực thi với tất cả sức mạnh của ác tà, luôn tìm cách làm cho chúng con xao lãng Chúa, quên lời Chúa, dửng dưng với tình yêu, đang khi tình yêu chính là bản tính của Chúa, là sự hoàn thiện của chúng con và phải là linh hồn của xã hội.
Xin Chúa cho chúng con biết sống như những con người luôn hướng về trời, nghĩa là luôn hướng thiện, làm điều thiện, luôn sống cho tình yêu, thực thi tình yêu đối với tất cả anh chị em chung quanh, đặc biệt là các anh chị em đang bị lao đao cuộc sống vì biển đã chết, giữa cái thế giới duy vật, vô thần và ích kỷ này. Vì có như thế thì chúng con mới chuẩn bị đầy đủ để về với Chúa, Đấng là Tình Yêu, để về Thiên đàng, thế giới của Tình yêu bất tận và trọn vẹn.
Mầu nhiệm Thứ ba: Chúa Thánh Thần hiện xuống. Sau khi về trời 40 ngày, Chúa đã sai Thánh Thần xuống trên các Môn đệ. Chúa Thánh Thần đã tràn ngập trí não và tâm hồn các vị để giúp các vị thấu hiểu rõ ràng hơn lời Chúa đã dạy, giúp các vị dấn thân can đảm hơn trong việc rao truyền lời Chúa là lời sự thật, là lời công lý, là lời tình thương. Và các môn đệ Chúa đã ra đi khắp thế gian gieo vãi Lời đó cho đến giọt máu cuối cùng.
Quê hương Việt Nam chúng con hiện nay đang thiếu lời sự thật, lời công lý và lời tình thương đến mức báo động. Người ta thấy vô số điều dối gian từ dân thường đến những người hữu trách trong xã hội, từ trong những lời nói chữ viết trao đổi giữa nhau đến trên những phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể nhất là những lời nói và hành vi của nhà cầm quyền nhằm bao che tội ác của công ty Formosa, kẻ vừa gây thảm họa môi trường trầm trọng. Người ta thấy vô số điều bất công từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn, đặc biệt trong những phiên tòa xét xử những người đang đấu tranh cho công lý, sự thật và tình thương, cho tự do, nhân quyền và dân chủ. Người ta thấy vô số điều thù hận và tàn ác đang tung hoành khắp nơi, gây ra biết bao nạn nhân vô tội, mà cụ thể là những ai đang lên tiếng vì môi trường. Những điều tàn ác thù hận xuất phát từ những con người bình thường hay từ những con người có trách nhiệm xã hội, thậm chí từ những con người đại diện cho luật pháp.
Xin Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng chúng con, để chúng con sáng suốt và can đảm sống cho sự thật, công lý và tình thương, nghĩa là dám công bố và thực thi mọi nơi mọi lúc những giá trị cao quý này, để chúng con xứng đáng là những người đã lãnh nhận phép Thêm sức, đã lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Mầu nhiệm Thứ tư: Đức Mẹ được Chúa đưa về trời. Sau khi trải qua cuộc đời dương thế bên cạnh Chúa, một cuộc đời nhiều vinh dự nhưng cũng lắm gian nan, Mẹ Maria đã được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Đây là sự ân thưởng của Chúa cho một người phàm là thân mẫu của Chúa nhưng nhất là môn đệ của Chúa, vì đã luôn ghi nhớ và thực thi Lời Chúa trong cuộc đời mình.
Mẹ Maria về trời chính là niềm hy vọng của chúng con, nhưng cũng là lời mời gọi chúng con. Nghĩa là chúng con sẽ được lên Thiên đàng không thể với hai bàn tay trắng, chẳng có công đức gì, nhưng là với hai bàn tay chất chứa những gì chúng con đã cố gắng thực hiện trong cuộc sống trần gian. Cố gắng bước theo Chúa, sống như Chúa và thi hành lời Chúa noi gương Mẹ Maria. Thế mà Chúa đã trải qua cuộc đời trần gian bằng cách sống hết mình cho tình yêu, thực thi tình yêu đối với Chúa Cha và đối với loài người; bằng cách sống hết mình cho sự thật, công bố sự thật về Thiên Chúa và về nhân loại; bằng cách sống hết mình cho công lý, bênh vực công lý của Nước Trời vốn vượt trên công lý trần gian. Và Chúa đã lấy đau khổ cũng như cái chết để chứng minh cho những điều đó. Mẹ Maria, Đấng Đồng công cứu chuộc, cũng sống hoàn toàn y như vậy.
Vậy thì chúng con có thể đi con đường nào khác để về trời? Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị bước vào thế giới thiên quốc bằng cuộc sống tận lực gieo rắc tình thương, kiên trì công bố sự thật và can đảm bênh vực lẽ phải trong thế giới gian trần này, để đưa mình và đưa mọi người, kể cả những anh em vô thần, trở về với Chúa.
Mầu nhiệm Thứ năm: Mẹ Maria được Chúa ân thưởng trên Thiên đàng. Vì không ai đã yêu mến Chúa ở trần gian bằng Mẹ, thực thi lời Chúa ở trần gian bằng Mẹ. Nên khi Chúa trở thành Vua Vũ trụ thì cũng đã tấn phong Mẹ làm Nữ vương Thiên đàng, đứng trên cả triều thần thánh. Chúng con sung sướng ngắm nhìn Mẹ vừa như một niềm hãnh diện, vừa như một tấm gương soi, vừa như một sức nâng đỡ.
Bởi lẽ chúng con cũng được Chúa cho ở trần gian, để ngay lúc này cố gắng trở thành những công dân Nước Trời hầu mai ngày trở thành những Thần dân Thiên Quốc. Như Chúa đã làm Vua vũ trụ vì Chúa đã chiến thắng thế gian và tội lỗi, như Mẹ đã thành Nữ vương Thiên đàng vì Mẹ cũng đã chiến thắng tội lỗi, luôn giữ mình trung trinh vẹn sạch, đã chiến thắng thế gian, luôn chống lại cơn cám dỗ tách khỏi con đường Thập giá của Chúa, thì chúng con cũng được kêu mời chiến đấu chống lại tội lỗi giữa thế gian tà vạy: tội ích kỷ chỉ biết bản thân và gia đình mình, mặc cho ai đau khổ, cụ thể là đang đau khổ vì nạn biển chết, cá chết, muối mắm nhiễm chất độc; tội dối gian chỉ biết theo thói đời và tránh loan truyền sự thật, mặc cho ai bị vu khống; tội hèn nhát chỉ biết an thân mà không can đảm bênh vực cho lẽ phải, mặc cho kẻ bị áp bức bóc lột.
Xin Chúa cho chúng con lúc sống được ở trong lòng mọi người để lúc chết được ở trong lòng Chúa, lúc này ứng xử như công dân Nước Trời để mai sau được ân thưởng như Thần dân Thiên quốc. Amen.
BÀI
GIẢNG LỄ
Anh Chị em thân mến
Bài Tin mừng hôm nay về cuộc Hiển dung, hay nói nôm na là Biến hình, mở đầu với câu: “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy”. Điều đó có nghĩa là thánh Luca liên kết chặt chẽ cuộc Biến hình với buổi nói chuyện trước đó 8 ngày của Chúa Giê-su với các tông đồ về con đường khổ nạn. Hôm ấy, Chúa Giêsu hỏi họ: “Anh em bảo Thầy là ai?”, thì chính Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”… Chúa Giêsu gật đầu xác nhận. Các tông đồ vui mừng hí hửng vì thấy Thầy mình đúng là nhân vật vĩ đại, một con người của Thiên Chúa hằng sống. Nhưng Chúa lập tức loan báo Người sắp bị giết chết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại". Các tông đồ liền kinh ngạc rồi thất vọng. Theo thánh Mat-thêu, ông Phê-rô can ngăn ngay lập tức: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”, để rồi bị Chúa Giê-su gọi là Sa-tan, là ma quỷ. Sa-tan, ma quỷ ở đây có nghĩa là kẻ ngăn cản Chúa đi vào con đường dùng đau khổ và ô nhục để cứu chuộc thiên hạ.
Chưa hết, Chúa Giêsu còn bồi thêm một cú nữa liên quan tới các môn đệ: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Các Tông đồ le lưỡi: “Đi theo thầy sao mà khó quá! Đi theo thầy sao mà khổ quá! E bỏ cuộc mất!”. Đức tin của họ lần này lung lay thật sự.
Thành ra, để củng cố niềm tin cho các Tông đồ, 8 ngày sau, Chúa Giê-su đã chọn ba vị có vai trò quan trọng nhất trong nhóm Mười Hai là Phê-rô, Gioan và Gia-cô-bê, đem họ lên một ngọn núi cao. Và ở đó, Chúa đã biến hình trước mắt họ. Thánh Luca nói: “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh rực rỡ”. Chưa hết, “Và kia, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói vể cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Vị thầy mà các tông đồ thấy rất bình thường hằng ngày giờ đây bỗng hóa nên sáng láng, lại có hai nhân vật lớn nhất Cựu Ước hiện ra hầu cận. Nói cho đúng, chính lúc ấy, Chúa Giê-su lấy lại hình dạng đích thực của Ngài, hình dạng vinh quang của một vị Thiên Chúa, hình dạng mà Ngài phải che giấu 33 năm khi nhập thể làm người và sống giữa loài người.
Cuộc biến hình xảy ra ngắn ngủi khiến các tông đồ tiếc rẻ, riêng Phê-rô thì không thực hiện được ý định xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê và một cái cho ông Êlia. Tuy nhiên chừng ấy đã đủ cho các ông hiểu rằng: muốn biến hình trong vinh quang Phục sinh thì trước hết phải biến dạng trong đau khổ Tử nạn. Đây là một định luật cho cuộc đời của chính Chúa Giê-su mà Chúa Cha đã muốn và cũng là định luật cho cuộc sống của tất cả những ai muốn bước đi theo Người. Chúng ta thấy rồi đây Chúa Giê-su phải chịu khổ nạn đớn đau và ô nhục trước khi phục sinh vinh hiển. Các tông đồ cũng kết thúc cuộc sống trong sự bách hại của người đời: thánh Gia-cô-bê bị chém đầu trước tiên, thánh Phê-rô bị đóng đinh thập giá lộn đầu xuống đất, thánh Gio-an chết trong một trại cải tạo của hoàng đế Rô-ma trên đảo Patmos, và các tông đồ còn lại cũng đều phải chịu tử đạo.
Là Ki-tô hữu, chúng ta cũng không thể bước đi con đường khác. Môn đệ thì không thể hơn Thầy, nghĩa là phải giống Thầy, Chúa Giê-su từng nói thế. Chúng ta muốn đi vào cõi thiên đàng hạnh phúc vinh quang thì không thể tìm cách sống thoải mái an nhàn trong cuộc đời này, sống mà không phải chiến đấu một cách gian khổ với sự ác nơi chính mình và với sự ác ở quanh mình.
Trong một xã hội bình thường, tôi muốn nói một xã hội tự do dân chủ, thì cuộc chiến đấu này của Ki-tô hữu cũng đã gian khổ rồi. Nhưng trong cái xã hội duy vật vô thần và độc tài như Việt Nam chúng ta hiện nay, cuộc chiến đấu ấy càng thêm gian khổ. Cái xã hội này từng ngày đang tấn công vào đức tin Công giáo chúng ta.
Nó muốn chúng ta chỉ lo giữ đạo trong nhà thờ chứ không cho chúng ta đem Tin Mừng ra ngoài xã hội. Đang khi đó xã hội đầy lối sống hưởng thụ vật chất không màng đến các giá trị tinh thần, đến hạnh phúc đời sau; đang khi đó xã hội đầy những cảnh giành giật nhau hết sức thiếu tình người, lừa đảo nhau hết sức vô lương tâm, hành hạ nhau hết sức vô nhân đạo, nên rất cần được thấy ánh sáng Tin Mừng.
Cái xã hội này muốn chúng ta chỉ bằng lòng với các việc đạo đức như đọc kinh dâng lễ mà không được quan tâm đến các bất công trong cuộc sống, các áp bức trong chính trị, các suy đồi trong văn hóa, các thảm họa trong môi trường, các sai lầm trong quản lý xã hội, các nguy cơ trong an ninh quốc phòng. Cụ thể đó là nạn tham nhũng, nạn quan chức lộng quyền, nạn dối trá trong buôn bán, nạn bạo lực trong quan hệ, nạn thức ăn đầy hóa chất độc hại, nạn môi trường biển bị ô nhiễm, nạn cướp đất cướp ruộng của nông dân, nạn giặc Tàu đe dọa ngư dân trên biển và đe dọa chiếm nước….
Cái xã hội này muốn chúng ta vui sướng vì những công trình xây dựng nguy nga đồ sộ, những lễ hội tổ chức đông đảo huy hoàng, mà quên đi những đoàn nông dân bị tước đoạt ruộng vườn đang lê lết khiếu kiện trong vô vọng, mà quên đi những đoàn ngư dân, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung từ 4 tháng nay thất nghiệp vì không còn cá để đánh bắt, đang đói khổ và tha phương cầu thực. Cái xã hội này muốn chúng ta vui sướng vì những nhà thờ xây to lớn, những đại hội có tới vài trăm ngàn người, mà quên đi những công nhân làm mấy vẫn không đủ ăn, kiệt lực lao động có khi đến 12 tiếng đồng hồ một ngày, phải sống trong những khu nhà ở tồi tàn, ăn những thực phẩm thiếu chất, mà quên đi bao tín đồ nhiều tôn giáo khác, mà vì ít ỏi, thiếu những trợ lực từ bên ngoài, từ quốc tế, nên luôn bị đàn áp cấm cản, thậm chí tụ tập vài chục người để cầu nguyện cũng không được, xây một ngôi chùa nhỏ cũng không cho.
Nếu chúng ta muốn sống đức tin chân thực, muốn Lời Chúa thật sự là muối men cho thế gian, ánh sáng cho trần đời, muốn mình là ngôn sứ của Thiên Chúa, thì không thể để cho cái xã hội này giam nhốt chúng ta trong những khuôn khổ hạn hẹp nói trên, những thứ tự do tôn giáo phụ tùy nói trên. Chúng ta phải đem Tin Mừng ra ngoài xã hội, phải quan tâm đến các vấn đề nhức nhối trong cuộc sống của đất nước, của đồng bào, chớ dửng dưng vô cảm trước thân phận đau khổ của nhiều nông dân, ngư dân, công nhân, tín đồ thiểu số khác đạo. Dĩ nhiên khi hành động để công bố sự thật, bảo vệ lẽ phải, thể hiện tình thương như thế, dù ngay trong thôn xóm của chúng ta, chúng ta đều dễ gánh chịu những sự chê cười, cho chúng ta là rỗi hơi, làm chuyện tầm phào; gay gắt hơn nữa là phải gánh chịu những sự cản trở, hăm dọa, kết án chúng ta là làm xấu mặt nhà nước, là gây rối loạn trật tự xã hội. Vì có vô số kẻ không muốn bị khuấy động lương tâm sai lạc, không muốn bị phê phán việc làm xấu xa, không muốn bị chất vấn thái độ cường quyền của họ, nên họ sẽ giáng cho chúng ta những đòn thù.
Trong thực tế mấy chục năm nay, đã có vô số con cái Chúa tại Việt Nam, từ hồng y giám mục, đến linh mục tu sĩ, đến cả giáo dân thường, đã phải chịu nhiều bách hại chỉ vì họ hiểu rằng muốn được biến hình phục sinh vinh quang trong thế giới của Thiên Chúa, thì lúc này đây phải chấp nhận biến dạng trong đau khổ vì đấu tranh cho công lý, sự thật, tình thương trong cuộc đời này. Bởi lẽ ngày tận thế, khi chúng ta đứng trước tòa phán xét, Chúa sẽ không hỏi anh chị em đã dự bao nhiêu lễ, đọc bao nhiêu kinh, lần bao nhiêu chuỗi, hành hương bao nhiêu chuyến, đóng góp bao nhiêu vào hòm cúng, sẽ không hỏi các linh mục chúng tôi đã xây dựng bao nhiêu nhà thờ, tổ chức bao nhiêu lễ hội, quyên được bao nhiêu tiền để làm việc tông đồ, nhưng Ngài sẽ hỏi chúng ta: có giúp đỡ những kẻ nghèo về vật chất của cải không, tức là những kẻ thiếu cơm thiếu áo không? Có lên tiếng bênh vực những kẻ nghèo về nhân phẩm không, tức là những kẻ bị khinh khi, bị bỏ mặc bên lề cuộc đời không? Có cao giọng bảo vệ những kẻ nghèo về nhân quyền, tức là những kẻ bị cường lực áp bức cách này cách khác? Qua phép rửa, chúng ta đã được làm người Ki-tô hữu để phụ vụ Thiên Chúa và mọi người. Nhưng con đường phục vụ không thể không qua đau khổ, vì không đau khổ thì không thể yêu thương. Và càng không thể vào Thiên đàng là Thế giới của yêu thương,
Chúng ta đang ở trên đất La Vang, nơi Đức Mẹ đã hiện ra trong ánh rạng ngời cho tổ tiên chúng ta bị bách hại chạy trốn vào rừng lá vằn này. Nhưng Mẹ hiện ra không phải để làm phép lạ cho họ thoát khỏi những cơn bắt đạo hung tàn của vua chúa triều Tây Sơn và triều Nguyễn, nhưng là nhằm củng cố họ cho mạnh mẽ thêm để họ trung thành làm chứng cho đức tin dù phải gánh chịu những bắt bớ, đọa đày, giết chóc của những kẻ không biết Chúa. Và giờ đây thì thế nào? Họ trở thành những anh hùng của Giáo hội, những thánh nhân trên Thiên đàng, đang ở trong ánh hào quang rạng ngời, đang hưởng hạnh phúc bất tận trong Vương quốc của Thiên Chúa, nơi “những ai công chính sẽ chói lọi như mặt trời” (Mt 13,43). Họ đang chờ chúng ta nếu ngay lúc này, chúng ta chấp nhận hy sinh gian khổ vì dám sống đức tin một cách can đảm, vì dám bênh vực công lý và sự thực một cách anh hùng, vì dám bày tỏ tình thương đối với những ai đang bị áp bức mà chẳng chút sợ hãi cường quyền. Amen!
Bài Tin mừng hôm nay về cuộc Hiển dung, hay nói nôm na là Biến hình, mở đầu với câu: “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy”. Điều đó có nghĩa là thánh Luca liên kết chặt chẽ cuộc Biến hình với buổi nói chuyện trước đó 8 ngày của Chúa Giê-su với các tông đồ về con đường khổ nạn. Hôm ấy, Chúa Giêsu hỏi họ: “Anh em bảo Thầy là ai?”, thì chính Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”… Chúa Giêsu gật đầu xác nhận. Các tông đồ vui mừng hí hửng vì thấy Thầy mình đúng là nhân vật vĩ đại, một con người của Thiên Chúa hằng sống. Nhưng Chúa lập tức loan báo Người sắp bị giết chết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại". Các tông đồ liền kinh ngạc rồi thất vọng. Theo thánh Mat-thêu, ông Phê-rô can ngăn ngay lập tức: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”, để rồi bị Chúa Giê-su gọi là Sa-tan, là ma quỷ. Sa-tan, ma quỷ ở đây có nghĩa là kẻ ngăn cản Chúa đi vào con đường dùng đau khổ và ô nhục để cứu chuộc thiên hạ.
Chưa hết, Chúa Giêsu còn bồi thêm một cú nữa liên quan tới các môn đệ: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Các Tông đồ le lưỡi: “Đi theo thầy sao mà khó quá! Đi theo thầy sao mà khổ quá! E bỏ cuộc mất!”. Đức tin của họ lần này lung lay thật sự.
Thành ra, để củng cố niềm tin cho các Tông đồ, 8 ngày sau, Chúa Giê-su đã chọn ba vị có vai trò quan trọng nhất trong nhóm Mười Hai là Phê-rô, Gioan và Gia-cô-bê, đem họ lên một ngọn núi cao. Và ở đó, Chúa đã biến hình trước mắt họ. Thánh Luca nói: “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh rực rỡ”. Chưa hết, “Và kia, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói vể cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Vị thầy mà các tông đồ thấy rất bình thường hằng ngày giờ đây bỗng hóa nên sáng láng, lại có hai nhân vật lớn nhất Cựu Ước hiện ra hầu cận. Nói cho đúng, chính lúc ấy, Chúa Giê-su lấy lại hình dạng đích thực của Ngài, hình dạng vinh quang của một vị Thiên Chúa, hình dạng mà Ngài phải che giấu 33 năm khi nhập thể làm người và sống giữa loài người.
Cuộc biến hình xảy ra ngắn ngủi khiến các tông đồ tiếc rẻ, riêng Phê-rô thì không thực hiện được ý định xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê và một cái cho ông Êlia. Tuy nhiên chừng ấy đã đủ cho các ông hiểu rằng: muốn biến hình trong vinh quang Phục sinh thì trước hết phải biến dạng trong đau khổ Tử nạn. Đây là một định luật cho cuộc đời của chính Chúa Giê-su mà Chúa Cha đã muốn và cũng là định luật cho cuộc sống của tất cả những ai muốn bước đi theo Người. Chúng ta thấy rồi đây Chúa Giê-su phải chịu khổ nạn đớn đau và ô nhục trước khi phục sinh vinh hiển. Các tông đồ cũng kết thúc cuộc sống trong sự bách hại của người đời: thánh Gia-cô-bê bị chém đầu trước tiên, thánh Phê-rô bị đóng đinh thập giá lộn đầu xuống đất, thánh Gio-an chết trong một trại cải tạo của hoàng đế Rô-ma trên đảo Patmos, và các tông đồ còn lại cũng đều phải chịu tử đạo.
Là Ki-tô hữu, chúng ta cũng không thể bước đi con đường khác. Môn đệ thì không thể hơn Thầy, nghĩa là phải giống Thầy, Chúa Giê-su từng nói thế. Chúng ta muốn đi vào cõi thiên đàng hạnh phúc vinh quang thì không thể tìm cách sống thoải mái an nhàn trong cuộc đời này, sống mà không phải chiến đấu một cách gian khổ với sự ác nơi chính mình và với sự ác ở quanh mình.
Trong một xã hội bình thường, tôi muốn nói một xã hội tự do dân chủ, thì cuộc chiến đấu này của Ki-tô hữu cũng đã gian khổ rồi. Nhưng trong cái xã hội duy vật vô thần và độc tài như Việt Nam chúng ta hiện nay, cuộc chiến đấu ấy càng thêm gian khổ. Cái xã hội này từng ngày đang tấn công vào đức tin Công giáo chúng ta.
Nó muốn chúng ta chỉ lo giữ đạo trong nhà thờ chứ không cho chúng ta đem Tin Mừng ra ngoài xã hội. Đang khi đó xã hội đầy lối sống hưởng thụ vật chất không màng đến các giá trị tinh thần, đến hạnh phúc đời sau; đang khi đó xã hội đầy những cảnh giành giật nhau hết sức thiếu tình người, lừa đảo nhau hết sức vô lương tâm, hành hạ nhau hết sức vô nhân đạo, nên rất cần được thấy ánh sáng Tin Mừng.
Cái xã hội này muốn chúng ta chỉ bằng lòng với các việc đạo đức như đọc kinh dâng lễ mà không được quan tâm đến các bất công trong cuộc sống, các áp bức trong chính trị, các suy đồi trong văn hóa, các thảm họa trong môi trường, các sai lầm trong quản lý xã hội, các nguy cơ trong an ninh quốc phòng. Cụ thể đó là nạn tham nhũng, nạn quan chức lộng quyền, nạn dối trá trong buôn bán, nạn bạo lực trong quan hệ, nạn thức ăn đầy hóa chất độc hại, nạn môi trường biển bị ô nhiễm, nạn cướp đất cướp ruộng của nông dân, nạn giặc Tàu đe dọa ngư dân trên biển và đe dọa chiếm nước….
Cái xã hội này muốn chúng ta vui sướng vì những công trình xây dựng nguy nga đồ sộ, những lễ hội tổ chức đông đảo huy hoàng, mà quên đi những đoàn nông dân bị tước đoạt ruộng vườn đang lê lết khiếu kiện trong vô vọng, mà quên đi những đoàn ngư dân, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung từ 4 tháng nay thất nghiệp vì không còn cá để đánh bắt, đang đói khổ và tha phương cầu thực. Cái xã hội này muốn chúng ta vui sướng vì những nhà thờ xây to lớn, những đại hội có tới vài trăm ngàn người, mà quên đi những công nhân làm mấy vẫn không đủ ăn, kiệt lực lao động có khi đến 12 tiếng đồng hồ một ngày, phải sống trong những khu nhà ở tồi tàn, ăn những thực phẩm thiếu chất, mà quên đi bao tín đồ nhiều tôn giáo khác, mà vì ít ỏi, thiếu những trợ lực từ bên ngoài, từ quốc tế, nên luôn bị đàn áp cấm cản, thậm chí tụ tập vài chục người để cầu nguyện cũng không được, xây một ngôi chùa nhỏ cũng không cho.
Nếu chúng ta muốn sống đức tin chân thực, muốn Lời Chúa thật sự là muối men cho thế gian, ánh sáng cho trần đời, muốn mình là ngôn sứ của Thiên Chúa, thì không thể để cho cái xã hội này giam nhốt chúng ta trong những khuôn khổ hạn hẹp nói trên, những thứ tự do tôn giáo phụ tùy nói trên. Chúng ta phải đem Tin Mừng ra ngoài xã hội, phải quan tâm đến các vấn đề nhức nhối trong cuộc sống của đất nước, của đồng bào, chớ dửng dưng vô cảm trước thân phận đau khổ của nhiều nông dân, ngư dân, công nhân, tín đồ thiểu số khác đạo. Dĩ nhiên khi hành động để công bố sự thật, bảo vệ lẽ phải, thể hiện tình thương như thế, dù ngay trong thôn xóm của chúng ta, chúng ta đều dễ gánh chịu những sự chê cười, cho chúng ta là rỗi hơi, làm chuyện tầm phào; gay gắt hơn nữa là phải gánh chịu những sự cản trở, hăm dọa, kết án chúng ta là làm xấu mặt nhà nước, là gây rối loạn trật tự xã hội. Vì có vô số kẻ không muốn bị khuấy động lương tâm sai lạc, không muốn bị phê phán việc làm xấu xa, không muốn bị chất vấn thái độ cường quyền của họ, nên họ sẽ giáng cho chúng ta những đòn thù.
Trong thực tế mấy chục năm nay, đã có vô số con cái Chúa tại Việt Nam, từ hồng y giám mục, đến linh mục tu sĩ, đến cả giáo dân thường, đã phải chịu nhiều bách hại chỉ vì họ hiểu rằng muốn được biến hình phục sinh vinh quang trong thế giới của Thiên Chúa, thì lúc này đây phải chấp nhận biến dạng trong đau khổ vì đấu tranh cho công lý, sự thật, tình thương trong cuộc đời này. Bởi lẽ ngày tận thế, khi chúng ta đứng trước tòa phán xét, Chúa sẽ không hỏi anh chị em đã dự bao nhiêu lễ, đọc bao nhiêu kinh, lần bao nhiêu chuỗi, hành hương bao nhiêu chuyến, đóng góp bao nhiêu vào hòm cúng, sẽ không hỏi các linh mục chúng tôi đã xây dựng bao nhiêu nhà thờ, tổ chức bao nhiêu lễ hội, quyên được bao nhiêu tiền để làm việc tông đồ, nhưng Ngài sẽ hỏi chúng ta: có giúp đỡ những kẻ nghèo về vật chất của cải không, tức là những kẻ thiếu cơm thiếu áo không? Có lên tiếng bênh vực những kẻ nghèo về nhân phẩm không, tức là những kẻ bị khinh khi, bị bỏ mặc bên lề cuộc đời không? Có cao giọng bảo vệ những kẻ nghèo về nhân quyền, tức là những kẻ bị cường lực áp bức cách này cách khác? Qua phép rửa, chúng ta đã được làm người Ki-tô hữu để phụ vụ Thiên Chúa và mọi người. Nhưng con đường phục vụ không thể không qua đau khổ, vì không đau khổ thì không thể yêu thương. Và càng không thể vào Thiên đàng là Thế giới của yêu thương,
Chúng ta đang ở trên đất La Vang, nơi Đức Mẹ đã hiện ra trong ánh rạng ngời cho tổ tiên chúng ta bị bách hại chạy trốn vào rừng lá vằn này. Nhưng Mẹ hiện ra không phải để làm phép lạ cho họ thoát khỏi những cơn bắt đạo hung tàn của vua chúa triều Tây Sơn và triều Nguyễn, nhưng là nhằm củng cố họ cho mạnh mẽ thêm để họ trung thành làm chứng cho đức tin dù phải gánh chịu những bắt bớ, đọa đày, giết chóc của những kẻ không biết Chúa. Và giờ đây thì thế nào? Họ trở thành những anh hùng của Giáo hội, những thánh nhân trên Thiên đàng, đang ở trong ánh hào quang rạng ngời, đang hưởng hạnh phúc bất tận trong Vương quốc của Thiên Chúa, nơi “những ai công chính sẽ chói lọi như mặt trời” (Mt 13,43). Họ đang chờ chúng ta nếu ngay lúc này, chúng ta chấp nhận hy sinh gian khổ vì dám sống đức tin một cách can đảm, vì dám bênh vực công lý và sự thực một cách anh hùng, vì dám bày tỏ tình thương đối với những ai đang bị áp bức mà chẳng chút sợ hãi cường quyền. Amen!
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền