Nhà phản biện chính phủ
Campuchia bị bắn chết tại thủ đô
RFA
2016-07-10
2016-07-10
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thi thể của nhà
phân tích chính trị và xã hội Kem Ley (bên trái) sau khi bị bắn chết tại Phnom
Penh vào ngày 10 tháng bảy năm 2016.
Ông Kem Ley, một người Campuchia được biết đến như một nhà phản
biện chính quyền Campuchia bị bắn chết tại thủ đô Phnom Penh.
Thi thể ông Kem Ley dính đầy máu được tìm thấy trong một cửa hàng
vào ngày hôm qua, 10 tháng 7. Và sau đó hàng ngàn người ủng hộ đã đưa di hài
ông đến một ngôi chùa bằng chính chiếc xe của ông phủ đầy hoa quả và hương
khói.
Cảnh sát đã bắt giữ một kẻ tình nghi tự khai tên là Chuop Somlap,
tên gọi này trong tiếng Khmer có nghĩa là tìm và giết. Người này nhận rằng đã
bắn chết ông Kem Ley do tranh cãi về tiền bạc. Cảnh sát Campuchia nói rằng chắc
chắn tên của người này là giả và cho biết là vẫn đang tiến hành cuộc điều tra.
Thủ tướng Hun Sen lên tiếng buộc tội hành vi giết người và gửi lời
chia buồn đến gia đình ông Kem Ley.
Ông Kem Ley, năm nay 46 tuổi, là một nhà hoạt động dân sự của
phong trào Người Khmer vì người Khmer. Ông đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích mạnh
mẽ nhiều chính sách của chính quyền Campuchia do thủ tướng Hun Sen đứng đầu.
Ngoài ra ông còn là một nhà bình luận và nghiên cứu chính trị. Tòa
Đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Phnom Penh lên tiếng nói rằng ông Kem Ley là một nhà
bình luận chính trị sắc sảo của Campuchia và cái chết của ông là một tổn thất
lớn cho đất nước.
Mới đây ông Kem Ley có góp phần bình luận vào các báo cáo của tổ
chức bảo vệ thiên nhiên và nhân quyền quốc tế là Global Witness đang hoạt động
tại Campuchia.
Báo cáo mới đây nhất của tổ chức này cáo buộc gia đình của Thủ
tướng Hun Sen đã thu được đến 200 triệu đô la Mỹ trong các phi vụ làm ăn.
Chính quyền Campuchia đã bác bỏ cáo buộc này.
Một nhà bình luận chính trị Cam Bốt bị bắn
chết tại Phnom Penh
Ông Kem Ley trong một lần trả lời phỏng vấn của
đài RFIRFI/Im Rachna
Ông Kem Ley, một bình luận viên chính trị nối tiếng ở Cam Bốt
chuyên chỉ trích mạnh mẽ chính quyền, đã bị bắn chết hôm nay 10/07/2016 trong
một cửa hàng ở thủ đô Phnom Penh.
Theo cảnh sát, ông Kem Ley, 46 tuổi bị trúng đạn, tử thương lúc
đang uống cà phê trong một cửa hàng nhỏ, bên cạnh một trạm xăng, vào lúc gần 9
giờ sáng địa phương (tức 2 giờ - Giờ quốc tế).
Một nghi can thú nhận là sát hại nhà phân tích chính trị này vì
món nợ 3.000 đô la không đòi được. Nghi can này đã bị câu lưu, nhưng phát
ngôn viên cảnh sát cho biết vẫn không tin vào lý do trên và đang tiếp tục điều
tra. Báo chí địa phương đăng ảnh nghi can bị bắt giữ, dường như đã bị thương vì
máu chảy ròng ròng trên mặt.
Nạn nhân thường chỉ trích cả chính phủ và phe đối lập, kêu gọi một
kỷ nguyên chính trị mới « sạch sẽ » hơn, nhưng
chủ yếu dành những lời đả kích cay độc nhất cho chế độ cầm quyền. Các tờ báo
độc lập cho biết rằng ông Kem Ley thường xuyên phát biểu trong chương trình
tiếng Cam Bốt của RFA và VOA.
Một trong những lời bình mới nhất của ông liên quan đến báo cáo
tuần trước của tổ chức Global Witness, cáo buộc ông Hun Sen và gia đình đã gây
dựng nên một đế chế kinh doanh nhiều triệu đô la trong những lĩnh vực béo bở
nhất của đất nước nghèo khó này.
Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ tuyên bố vụ ám sát ông Kem
Ley là « hành động thô bạo không thể chấp nhận được. Vụ sát
hại này sẽ làm trầm trọng thêm tình hình chính trị vốn phức tạp ».
Đại sứ Anh, ông Bill Longhurst cho rằng đây là «
một thiệt hại nặng nề cho Cam Bốt ».
Vụ sát hại nhà đối lập ngay giữa thanh thiên bạch nhật xảy ra vào
lúc tình hình rất căng thẳng giữa thủ tướng Hun Sen và phe đối lập, đang tố cáo
người đứng đầu Cam Bốt tung ra chiến dịch trấn áp họ. Trong những tháng gần
đây, vài chục nhà đối lập và bảo vệ nhân quyền đã bị bắt giam.
AFP nhận định, các vụ giết hại những nhà bảo vệ nhân quyền thường
xảy ra tại Cam Bốt, và các thủ phạm hiếm khi bị ra tòa. Thủ tướng Hun Sen nắm quyền
từ 30 năm qua có tiếng là độc đoán. Chính phủ của ông bị cáo buộc tham nhũng,
lạm dụng chức quyền, gian lận bầu cử và vi phạm nhân quyền.
Theo hãng tin AP, ông Kem Ley là nhân vật chỉ trích chính quyền
nổi tiếng nhất bị sát hại, sau vụ lãnh đạo nghiệp đoàn Chea Vichea bị ám sát
năm 2004, và vụ nhà hoạt động bảo vệ môi trường Chut Wutty bị một người lính bắn
chết năm 2012.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền