Nhà hoạt động chống TQ 'bị hành hung'
- 11
tháng 7 2016
Một nhà hoạt động tại Hà Nội bị tấn công gây thương tích ở đầu sau
cuộc gặp mặt của một đội bóng đá theo tiêu chí chống “đường lưỡi bò” của Trung
Quốc.
Ông Lã Việt Dũng, thành viên của đội bóng No-U FC nói với BBC
Tiếng Việt: “Khi chúng tôi đá bóng thì công an đến sân rất đông có cả những
công an mặc cảnh phục lẫn những an ninh chìm đến sân. Họ cũng gây áp lực với
chủ sân không cho chúng tôi đá bóng nữa, nhưng chúng tôi nói đã thuê theo giờ
và đã ra sân rồi thì không có lý gì không cho chúng tôi đá bóng cả.”
"Khi chúng tôi đá, họ vẫn đứng bên ngoài, và an ninh vào
trong rất đông," ông mô tả lại buổi tập tối ngày 10/7.
Sau trận đá bóng, nhà hoạt động cùng với bạn bè “đi ăn ở nhà hàng”
và ông mô tả vẫn có lực lượng an ninh “đi theo” và “ngồi chờ ở ngoài”.
“Khi buổi tối ăn xong tôi về thì đi riêng trên một quãng đường thì
họ có 3 xe máy. Một xe đi đầu chạy lên, lao theo tôi, đạp xe tôi ngã xuống đất.
Sau đó thì cả ba xe nhảy vào, dùng gạch, dùng chân, tay đánh đấm vào mặt tôi,
cho tới khi chảy máu thì họ mới bỏ đi, và khi người dân đến can thiệp,” ông
Việt Dũng mô tả lại sự việc xảy ra ở Đường Lê Đức Thọ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Vụ tấn công khiến ông Dũng bị thương tích ở phần đầu và phải vào
bệnh viện cấp cứu.
Khi được hỏi ai là người gây ra vũ tấn công, ông Dũng nói:
"Tất cả những vụ việc đánh người hoạt động dân chủ không ai có thể chỉ
đích danh là lực lượng công an hay chính quyền họ làm cả"
"Nhưng những người đi theo chúng tôi là lực lượng công an. Sự
việc lặp lại quá nhiều lần rồi. Những người đánh tôi, tôi có thể khẳng định là
người của công an đánh tôi"
Ông Dũng cũng thừa nhận “Chỉ có thể dựa vào dư luận thôi, còn những
người như chúng tôi bị tai nạn trực tiếp, không có bằng chứng gì để có thể tố
cáo được họ”
“Mỗi lần chúng tôi làm tường trình, họ cũng lờ đi và nói là không
có bằng chứng gì cả”
Bà Đặng Bích Phượng, một trong những người đã đưa ông Dũng đi cấp
cứu mô tả: "Chúng tôi ăn tối xong cùng nhau thì chia tay ra về. Nhưng chỉ
10 phút sau là có điện thoại Dũng bị đánh nên phải quay xe lại."
"Một bạn có xe từ diễn đàn Otofun đi ngang qua đã đưa Dũng lên
xe và chở vào bệnh viện."
"Những người dân xung quanh cũng đã giúp đỡ và sáu người đánh
đã bỏ chạy," bà Phượng nói.
"Khi chờ ở ngoài, máu chảy rất nhiều. Sau khi chụp phim, bác
sĩ nói vết thương không bị ảnh hưởng đến sọ não nhưng cần phải khâu."
BBC không có điều kiện kiểm chứng các cáo buộc trên.
Đội bóng No-U FC thường mặc đồng phục với logo vẽ đường chín đoạn
mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Các nhà hoạt động của nhóm này thường có mặt
trong các cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc trên Bển Đông. Trước
đó nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến của nhóm này cũng từng bị đánh thương tích ở
đầu.
Ông Lã Việt Dũng nhận định việc ông bị tấn công có thể “một phần
có sự liên quan” đến thời điểm Tòa trọng tài Thường trực công bố phán quyết về
vụ kiện của Philippines trên Biển Đông.
Ông nói: “Chúng tôi không biết được rằng thái độ của chính quyền
cộng sản Việt Nam với việc phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ thế nào. Và nếu họ
có một nhân nhượng với Trung Quốc thì người dân sẽ phản đối, và chúng tôi sẽ là
một trong những người đi tuyến đầu.”
"Họ có thể đàn áp, đánh đập chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn sẽ
tiếp tục cái con đường ấy, ngọn cờ đấy, không bỏ cuộc."
Trong tối 10/7, ông Dũng đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện 354.
Ông cho biết “đã được về nhà và theo dõi sức khỏe”.
Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague sẽ tuyên bố
phán quyết về vụ kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông.
Nhiều nhà hoạt động bị côn đồ tấn công
2016-07-11
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Anh Lã Việt Dũng tại
bệnh viện với vết thương băng trắng trên đầu do bị côn đồ tấn công hôm
10/7/2016.
00:00/00:00
Một số nhà hoạt động bị khủng bố, tấn công đến thương tích trong
vài ngày qua tại cả 3 miền Việt Nam.
Đối
tượng bị tấn công
Nạn nhân mới nhất của việc bị theo dõi rồi bị tấn công tại
nơi vắng đến thương tích là nhà hoạt động Lã Việt Dũng, nhóm No-U ở Hà Nội vào tối
ngày 10 tháng 7 vừa qua.
Chỉ một ngày trước đó vào ngày 9 tháng 7, cựu tù nhân trẻ Nguyễn
Viết Dũng, cũng bị ngăn chặn khi đang có mặt ở Sài Gòn, sau đó bị đưa lên máy
bay về Nghệ An.
Ngay tại sân bay Vinh, anh này bị bắt đưa lên xe và bị đánh chừng
1 tiếng rồi mới được thả xuống đường. Anh này phải tự tìm các liên lạc với gia
đình để được đưa về nhà.
Vào sáng ngày 11 tháng 7, chúng tôi liên lạc với gia đình
anh Nguyễn Viết Dũng, và được bà mẹ cho biết sức khỏe anh đang yếu không thể
trả lời điện thoại được và bà nói thêm:
Cách đây khoảng 2 tháng cũng bị họ đánh dữ hơn lần này. Cũng từ
Sài Gòn rồi về Vinh bị đánh: mắt thâm quần, mặt sưng lên đau. Lần này bị nơi
miệng, còn mặt ít hơn!
- Mẹ anh Nguyễn Viết Dũng
- Mẹ anh Nguyễn Viết Dũng
“Cách
đây khoảng 2 tháng cũng bị họ đánh dữ hơn lần này. Cũng từ Sài Gòn rồi về Vinh
bị đánh: mắt thâm quần, mặt sưng lên đau. Lần này bị nơi miệng, còn mặt ít hơn!”
Cũng vào ngày 9 tháng 7, một nhóm gồm 8 bạn trẻ trong đó có những thành
phần thuộc Hội Anh em Dân chủ tại khu vực miền Trung đến dự đám cưới của một
bạn tại Cửa Lò, Nghệ An. Tuy nhiên trước khi đến được đám cưới, họ đã bị chặn,
tước hết tiền bạc, điện thoại rồi bị đưa lên xe.
Anh Nguyễn Trung Trực, một trong 8 nạn nhân kể lại sự việc:
“Chúng
tôi xuất phát từ quê vào lúc khoảng 6 giờ sáng và đến cầu Bến Thủy rẽ xuống Cửa
Lò khoảng 11 giờ kém, trên đường đến, cách Cửa Lò chừng vài cây số nữa thôi,
tôi và các anh em dừng lại mua một số phong bì và quà. Bỗng nhiên xuất hiện 7-8
ô tô và một số xe gắn máy, cùng lực lượng chừng 40-50 người vây lấy chúng tôi.
Họ nhanh chóng giật chìa khóa, cướp tài sản và tống chúng tôi lên xe; mỗi người
lên 1 xe, chỉ có duy nhất 1 xe có 2 người. Trên xe có sẵn an ninh và như thế họ
đánh túi bụi, đè đầu.
Sau
đó họ chạy theo hướng đường Trường Sơn. Chạy được 15-20 cây số, họ lôi xuống
đánh tiếp, đánh nhừ tử. Bản thân tôi bị đánh ngất hai lần và mọi người đều bị
đánh như vậy!
Khi
chạy đến rừng Trường Sơn, ranh giới giữa Hà Tĩnh và Nghệ An, họ tống chúng tôi
xuống lề rừng và lấy hết tài sản, tiền bạc, điện thoại, giấy tờ tùy thân. Họ để
chúng tôi ở đó; đặc biệt họ xé hết áo quần, có người chỉ còn lại quần lót, có
người không còn mảnh vải che thân! Rồi họ biết mất.
Một
số dân địa phương đến hỏi han chúng tôi, giúp đỡ một ít áo quần mặc tạm.
Sau
đó chúng tôi lần mò về được giáo xứ Kẻ Động cách đó chừng 15-20 cây số. Nhờ sự
che chở của giáo dân và cha Micae Trần Định, cũng như chữa vết thương, bảo vệ
an ninh. Mãi đến trưa ngày 10/7 chúng tôi mới về được đến nhà.”
Nhận
định
Anh Lã Việt Dũng vào sáng ngày 11 tháng 7, đưa ra nhận định về
việc anh bị đánh đến thương tích vào tối hôm trước như sau:
“Có
nhiều vụ như thế này xảy ra rồi; nhưng để chỉ mặt đích danh nói công an đánh
thì rất khó tại Việt Nam. Bởi vì họ đánh rất kín, mình thường không có bằng
chứng gì để khẳng định. Tuy nhiên về mặt logic mình hoàn toàn có thể suy ra
được vì hôm qua tôi hoàn toàn không hề có va chạm với ai. Thứ hai đối tượng đi
theo chúng tôi từ đầu đến cuối chỉ có an ninh thôi.
Do
đó những người đánh tôi nếu không phải là an ninh thì cũng là đầu gấu, tay sai
theo chỉ đạo của an ninh.
Đây
là hành vi mang tính khủng bố để khủng bố tinh thần đội bóng No-U. Việc quấy nhiễu
đội bóng No-U xảy ra từ đầu đến giờ nhưng gần đây họ tăng cường quấy nhiễu.
Tôi
nghĩ ngoài việc đá bóng của No-U ra; đây còn là sân chơi cho mọi người nữa nên
họ sợ mọi người tham gia biểu tình… Họ không muốn nên chặn phá!”
Có nhiều vụ như thế này xảy ra rồi; nhưng để chỉ mặt đích danh nói
công an đánh thì rất khó tại Việt Nam. Bởi vì họ đánh rất kín, mình thường
không có bằng chứng gì để khẳng định.
- Anh Lã Việt Dũng
- Anh Lã Việt Dũng
Thông thường những nạn nhân bị tấn công có thể trình báo vụ việc
với công an để truy tìm thủ phạm nhằm xét xử công minh, bảo đảm an ninh, trật
tự xã hội. Tuy nhiên theo những nhà hoạt động từng bị hành hung thương tích bấy
lâu nay thì chuyện trình báo theo thủ tục mà họ làm nhiều lần trước đây đều
không được giải quyết.
Anh Nguyễn Trung Trực nói về điều đó:
“Khi
chúng tôi đến giáo xứ Kẻ Động và được bà con giáo dân, cha xứ che chở, giúp đỡ
về mặt vật chất cũng như tinh thần, thì chính quyền ở đó họ cũng đến. Được phép
của cha xứ họ vào gặp chúng tôi để làm việc. Chúng tôi trình báo sự việc xảy
ra. Họ nhận trình báo của chúng tôi và cũng cấp cho chúng tôi 1 giấy chứng nhận
về sự trình báo. Rồi cũng giúp bảo đảm an ninh cho chúng tôi từ Hà Tĩnh về lại
Quảng Bình. Họ nói sẽ điều tra vấn đề; nhưng đối với những người tranh đấu như
chúng tôi thì không còn lạ gì nữa; có lẽ đây là 1 bài diễn của họ.”
Và thực tế được anh Lã Việt Dũng cho biết:
“Việc
đó chúng tôi đã làm nhiều lần rồi. Việc (hành hung) do ai chúng tôi cũng biết
chắc là ai nhưng thường câu trả lời của họ là không có bằng chứng gì cả!”
Chúng tôi cũng cố gắng liên lạc qua điện thoại di động của ông chủ
tịch thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, để hỏi về tình trạng bất an tại địa
bàn thủ đô nơi được gọi là ‘thành phố hòa bình’; thế nhưng ông này không trả
lời với lý do bận họp.
“Tôi
đang họp, tôi đang trong hội nghị.”
Vừa qua nhân dịp quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7, đại sứ quán Mỹ tại
Hà Nội có mời một số nhà hoạt động tại Việt Nam đến tham dự cuộc tiếp tân nhân
sự kiện đó; tuy nhiên cũng như bao lần khác tư gia của những người được mời bị
đặt chốt chặn không thể ra khỏi nhà.
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là một trong số đó. Bản thân ông
bị lực lượng an ninh không chỉ ngăn chặn mà còn tấn công thân thể. Khi ông này
dùng luật để phản bác lại thì họ công khai tuyên bố họ chính là ‘côn đồ’. Bằng
chứng của thừa nhận đó được ghi lại đầy đủ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền