Sunday, October 11, 2015

Dân oan biểu tình trước trụ sở Đài truyền hình Việt Nam

 

Dân oan biểu tình trước trụ sở Đài truyền hình Việt Nam

08/10/2015
RadioCTM - Trần Quang Thành
Trưa 6/10/2015, hàng trăm dân oan ở một số địa phương trong cả nước về thủ đô Hà Nội khiếu kiện đất đai, tài sản bị nhà cầm quyền cộng sản tước đoạt nhiều năm mà vẫn chưa được giải quyết đã biểu tình trước trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam.
Bà con yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan truyền thông do tiền thuế của người dân nuôi dưỡng phải phản ánh trung thực nỗi oan ức của dân oan đi khiếu kiện bị các giới chức địa phương tham nhũng, bao che cho nhau cướp đoạt ruộng đất tài sẩn của dân, đàn áp, đánh đập dã man người dân nói lên sự thật.
Chị Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội vừa ra tù sau 15 tháng bị ngược đãi trong trai giam của công an đã kêu gọi bà con dân oan khắp 3 miên vượt lên sợ hãi, đoàn kết bên nhau, bền bỉ đấu tranh để giành quyền sở hữu đất đai, xóa bỏ bất công do nhà nước cộng sản độc tài gây nên.
Video do chị Trương Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang thực hiện
GNsP (06.10.2015) – THÔNG BÁO CHIẾN DỊCH
Kính thưa quý vị,
Trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền đã đưa ra các bản dự thảo luật tôn giáo. Tuy nhiên, những bản dự thảo này bị đánh giá là bước thụt lùi về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Để người dân không thờ ơ với quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của mình, Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo chúng tôi triển khai chiến dịch truyền thông nhằm mục đích cho người dân biết về quyền của mình khi tham gia sinh hoạt bất kỳ tôn giáo nào. Chính vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của quý vị về thông tin này trên mạng xã hội cũng như trên kênh truyền thông của tổ chức quý vị.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Video của toàn bộ chiến dịch được sử dụng tự do và không yêu cầu bản quyền.
Xem thêm tại địa chỉ [http://bit.ly/VideoTuDoTonGiao].
Quý vị được khuyến khích tải về và gắn logo của riêng mình trong để đăng tải trên trang cá nhân.
Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo

 

Hội Bảo Vệ tự do Tôn giáo: Giúp công dân ý thức hơn về quyền tự do tôn giáo

Đăng ngày 08.10.2015 - 2:00am
GNsP (08.10.2015) – ‘Hội bảo vệ tự do tôn giáo’ là một trong những tổ chức Xã hội Dân sự được thành lập ở VN với tôn chỉ “giúp mọi công dân có thể thực thi quyền tự do tôn giáo, chống lại tất cả mọi hoạt động nhằm hạn chế hay cản trở quyền này”.
Để thực hiện điều đó, trong suốt hơn 1 năm qua từ 2014, ‘Hội bảo vệ tự do tôn giáo’ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khai trí “giúp người dân Việt Nam ý thức hơn về tầm quan trọng quyền tự do tôn giáo của chính mình, đồng thời biết về tiến trình lập pháp Luật Tôn giáo”. Cô Hà Vân, điều phối viên của Hội, cho biết.
Cô Hà Vân (ở giữa) tham gia biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội năm 2015
Cô Hà Vân (ở giữa) tham gia biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội năm 2015
Cô Hà Vân, sống ở Hà Nội, là một trong những người trẻ năng động, nhiệt thành trong các phong trào cổ võ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, cũng như các quyền cơ bản của người dân. Cô từng là cựu phóng viên Truyền Thông Chúa Cứu Thế, tham gia các hoạt động biểu tình chống Hoa Lục, biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội… Hiện nay cô đang là Điều phối viên ‘Hội bảo vệ tự do tôn giáo’ và là phóng viên Sài Gòn Báo.
Sau đây, Pv.GNsP có cuộc phỏng vấn với cô Hà Vân xoay quanh các hoạt động của ‘Hội bảo vệ tự do tôn giáo’.
Huyền Trang, GNsP: Chào chị Hà Vân, được biết, Hội ‘Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo’ ra đời vào năm 2014, vậy sau hơn 1 năm, chị có thể cho biết các hoạt động chính theo tôn chỉ của Hội là gì?
Hà Vân: Trong hơn 1 năm qua, Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo nỗ lực và cố gắng cao nhất trong mọi công việc đã đặt ra. Chúng tôi ưu tiên triển khai các dự án:
Thứ nhất: cứ 3 tháng một lần chúng tôi lập báo cáo về việc chính phủ Việt Nam xâm phạm tự do tôn giáo, đưa ra các đánh giá và các khuyến nghị yêu cầu các cơ quan chính phủ Việt Nam thực thi quyền tự do tôn giáo.
Thứ hai: chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam phải chăm sóc đời sống tín ngưỡng, tâm linh và tôn giáo cho các quân nhân (những người đang thi hành nghĩa vụ quân sự). Bằng việc gửi văn thư yêu cầu tới các cơ quan chính phủ, Bộ Quốc phòng và các khối quân khu, quân đoàn, đơn vị doanh trại quân đội.
Thứ ba: chúng tôi đòi quyền tự do tôn giáo cho các tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm.
Thứ tư: chúng tôi yêu cầu hủy bỏ toàn bộ Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo hiện hành, hoặc ít ra phải soạn lại Luật Tôn giáo mới theo hướng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của công dân, chứ không phải nhằm giúp chính phủ quản lý tôn giáo như hiện nay.
Huyền Trang, GNsP: Chị đánh giá như thế nào về các hoạt động của Hội đã triển khai trong suốt hơn 1 năm qua?
Hà Vân: Tuy có nhiều khó khăn trong việc thu thập các chứng cứ vi phạm tự do tôn giáo nhưng chúng tôi cố gắng giữ các liên hệ trực tiếp để đảm bảo có nguồn tin chính xác và đầy đủ nhất có thể.
Trong hơn một năm qua, tôi nhận thấy các ghi nhận và những đánh giá tích cực cho các hoạt động của Hội của một số tổ chức XHDS cũng như cá nhân những nhà hoạt động là sự cổ động rất lớn đối với những cộng tác viên của Hội.
Về phía các cơ quan chính phủ tôi nhận thấy rằng: ở một góc độ nào đó họ có theo dõi tất cả các hoạt động của Hội.
Huyền Trang, GNsP: Hội đã gặp khó khăn gì khi nhà cầm quyền luôn tìm mọi cách ngăn trở các tổ chức, hội, nhóm có xu hướng cổ võ quyền con người, cụ thể như Hội cổ vũ ‘quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo’ của người dân? Hội đã giải quyết các khó khăn này ra sao?
Hà Vân: Tự do tôn giáo đối với nhiều người vẫn còn là một điều nhạy cảm. Muốn giảm độ nhạy cảm của vấn đề này chúng ta cần làm nhiều việc, trong đó đầu tiên và đơn giản nhất là nói ra. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ can đảm để làm  những việc này nhưng chúng tôi tin rằng, một ngày gần đây mọi người đều hiểu và ý thức được quyền của mình.
Các cộng tác viên của Hội đều là những tín đồ của một tôn giáo nào đó. Đặc biệt những nhóm tôn giáo như Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Đạo Cao Đài hay nhóm Dương Văn Mình, và một số đồng bào Công giáo ở khu vực Tây Nguyên thường xuyên bị xâm phạm quyền tôn giáo tín ngưỡng. Chúng tôi tới gặp, giúp đỡ và động viên họ đồng thời cho họ biết về quyền tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp nước CHXHCNVN và cho họ thấy họ không làm gì sai luật.
Huyền Trang, GNsP: Tại các trại giam ở VN, tù nhân không được nhà cầm quyền đáp ứng các quyền tối thiểu và căn bản, đặc biệt quyền thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo bị tước bỏ. Điển hình cán bộ trại giam không cho các TNLT như ‘17 TNCG và TL’ được gặp linh mục để xưng tội, rước lễ, không cho thân nhân gửi Kinh Thánh và các sách tôn giáo vào trại giam. Chị nghĩ như thế nào về điều này? Hội sẽ có kế hoạch gì để đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền ‘tự do tín ngưỡng, tôn giáo’ của các thường phạm?
Hà Vân: Việc đòi quyền tự do tôn giáo cho tù nhân là một trong những dự án mà Hội đề ra và đã có những động thái yêu cầu các cơ quan phụ trách về lĩnh vực này phải có trách nhiệm đối với tù nhân trong việc sinh hoạt đời sống tôn giáo. Và mới đây trong bản dự thảo 5 về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, điều này đã được quan tâm tới. Dù chưa đáp ứng đúng và đủ nhưng đây cũng được coi là tín hiệu đáng mừng cho những tù nhân tôn giáo trong việc thực thi quyền tôn giáo của mình nơi lao tù.
Huyền Trang, GNsP: Hơn 1 năm qua, Hội đã cộng tác với các tổ chức, hội, nhóm khác như thế nào và kết quả công việc ra sao?
Hà Vân: Chúng tôi luôn đồng hành và lên tiếng chung với tất cả những nhóm – tổ chức XHDS ở Việt Nam. Chúng tôi luôn ủng hộ trên tinh thần cao nhất đối với những dự án thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Và phải công nhận một điều rằng: việc các tổ chức XHDS đứng tên chung trong các bản tuyên bố, lên tiếng về một vấn đề nào đó đều có những ảnh hưởng nhất định đối với chính quyền VN.
Huyền Trang, GNsP: Điều thao thức nhất của Hội trong giai đoạn này là gì? Và kế hoạch thực hiện trăn trở này?
Hà Vân: Chúng tôi luôn muốn mọi người, dù theo hoặc không theo tôn giáo nào ý thức được quyền lợi của mình trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của mình.
Chính vì thế, trong thời gian này chúng tôi triển khai chiến dịch truyền thông “Tự Do Tôn Giáo” nhằm giúp người dân Việt Nam ý thức hơn về tầm quan trọng quyền tự do tôn giáo của chính mình, đồng thời biết về tiến trình lập pháp Luật Tôn giáo.
Chúng tôi dự định sẽ làm những video giáo dục ngắn về vấn đề tự do tôn giáo, đồng thời giới thiệu những điều còn hạn chế trong luật pháp Việt Nam về vấn đề này.
Ngoài ra, chương trình còn có 3 poster kêu gọi cộng đồng với các nội dung chính:
Thứ nhất: gửi góp ý về dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đến hộp thư điện tử và cổng thông tin trực tuyến của Ban Tôn giáo chính phủ và Quốc hội. Thứ hai: Kêu gọi cộng đồng chụp hình với bất kỳ thể loại nào (chân dung, cơ sở tôn giáo v.v.) và đăng lên Facebook với hashtag “#TuDoTonGiao” để thể hiện sự quan tâm với quá trình xây dựng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Thứ ba: Kêu gọi cộng đồng quay video ngắn (khoảng một phút) nêu lên ý kiến về dự luật, hoặc kỳ vọng về luật này, hoặc đặt câu hỏi chất vấn Ban Tôn giáo chính phủ rồi đăng lên Facebook cá nhân với hashtag “#TuDoTonGiao”.
Huyền Trang, GNsP: Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.
Huyền Trang, GNsP
 


Linh mục gốc Việt hiến thận cho linh mục gốc Việt từng tu chung
06.10.2015 - Nhất Anh/Người Việt
MANDEVILLE, Louisiana (NV) - Một linh mục gốc Việt quyết định hiến tặng thận của mình cho một linh mục khác sau khi hay tin linh mục này bị tiểu đường và cần ghép thận.
Vào Tháng Tám vừa qua, Linh Mục John-Nhân Trần, chánh xứ nhà thờ Mary Queen of Peace tại Mandeville, Louisiana, tặng quả thận trái của mình cho Linh Mục Thành Nguyễn, quản nhiệm giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Oklahoma City, Oklahoma. 

Linh Mục John-Nhân Trần (trái) và Linh Mục Thành Nguyễn (Hình: Tổng Giáo Phận New Orleans)
Nói với nhật báo Người Việt, vị linh mục chánh xứ cho biết sức khoẻ của mình hiện giờ đã ổn định hơn và bắt đầu làm công việc mục vụ bình thường.
“Mới đầu sau khi mổ xong, tôi thấy sức khoẻ của mình yếu đi nhiều lắm. Vết mổ đau, đi đứng cũng khó khăn, nhưng bây giờ thì đang bình thường trở lại. Và có một điều là tôi chưa bao giờ hối hận những điều mình làm,” Linh Mục John-Nhân Trần chia sẻ.
Cả hai linh mục John-Nhân Trần và Thành Nguyễn rời Việt Nam và ban đầu định cư tại Louisiana. Họ gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1980 tại chủng viện St. Joseph ở St. Benedict. Sau đó, cả hai vào chủng viện North Dame, New Orleans, cùng một lúc. Rồi chủng sinh John-Nhân Trần được thụ phong linh mục vào năm 1992, trong khi chủng sinh Thành Nguyễn tiếp tục ở lại chủng viện và chịu chức linh mục tám năm sau đó.
Trong khi Linh Mục Thành Nguyễn sang tiểu bang Oklahoma làm mục vụ, Linh Mục John-Nhân Trần phục vụ ở các nhà thờ khác nhau ở phía Nam Louisiana. Thỉnh thoảng họ lại gặp nhau ở các sự kiện của cộng đồng người Việt.
“Lúc cha Thành gặp lại tôi trong đám tang của ba tôi, tôi biết được tin ngài đang mang căn bệnh tiểu đường,” Linh Mục John-Nhân Trần kể. "Ngài phải lọc thận và chờ đợi đến phiên mình trong danh sách những người cần được ghép thận.”
Không chần chừ, cũng không suy nghĩ, vị linh mục chánh xứ Mary Queen of Peace đề nghị được khám sức khoẻ xem thận của mình có phù hợp với Linh Mục Thành hay không.
“Tôi và cha Thành từng học ở chung chủng viện, chúng tôi là bạn của nhau. Và nhiều lần tôi có dịp đi đến các bệnh viện, chứng kiến người bệnh vật vã đau đớn chống chọi với bệnh tật và cứ phải lọc thận, lọc máu chờ ngày ghép thận. Đó là những hình ảnh đau long,” Linh Mục John-Nhân Trần bày tỏ. "Tôi không suy nghĩ gì hết, mà chỉ muốn giúp đỡ.”
Lúc đó, theo lời kể của Linh Mục John-Nhân Trần, Linh Mục Thành Nguyễn luôn im lặng mỗi khi được người bạn nói muốn hiến thận, "vì lấy đi một quả thận của người bạn mình là điều quá to lớn."
Và mỗi khi gặp lại bạn mình, Linh Mục John-Nhân Trần luôn hỏi thăm tình trạng sức khoẻ và luôn nhắc lại nhã ý của mình.
“Vào đầu năm nay, sau khi gặp lại cha Thành, tôi biết rằng mình bắt buộc phải làm,” vị linh mục chánh xứ chia sẻ. “Cuối cùng tôi liên lạc được người phụ trách việc hiến thận. Chúng tôi tiến hành khám sức khỏe, và kết quả là thận của tôi khoẻ và phù hợp với cha Thành.”
Ngày 17 Tháng Tám, cuộc ghép thận diễn ra thành công. Hai tháng sau cuộc giải phẫu, sức khoẻ của cả linh mục đều dần dần ổn định.

“Tôi cảm thấy vui khi cha Thành khoẻ mạnh trở lại, và cảm thấy việc mình làm có thể giúp đỡ cho người khác,” Linh Mục John-Nhân Trần tâm sự. "Tôi thấy việc mình làm là điều bình thường, không có gì là to tát hết.”
San sẻ một quả thận của mình cho người khác có lẽ đó không phải là điều đơn giản đối với nhiều người. Nhưng đối với Linh Mục John-Nhân Trần, "con người có các thứ bên mình là do Chúa ban cho, nên tâm phải luôn biết ơn và cho đi người khó khăn hơn."
“Chúa soi sáng cho con đường tôi đi và nhờ ơn Chúa, thận của tôi phù hợp với cha Thành. Chúng ta luôn tạ ơn Thiên Chúa và phải biết cho đi những gì Chúa ban cho mình,” vị linh mục chia sẻ. "Chúng ta nên cố gắng sống cho người khác bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta có thể làm, bởi vì sống chính là cho đi mà không mong chờ nhận lại điều gì từ người khác."
----------------
Liên lạc tác giả:
nguyen.nhatanh@nguoi-viet.com

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List