Saturday, September 26, 2015

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

 

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

·         In
·         Ý kiến (71)
·         Chia sẻ:
Cộng đồng người Việt trong đó có blogger Điếu Cày ra đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles.
Cộng đồng người Việt trong đó có blogger Điếu Cày ra đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles.
·          
·          
·          
·        

Tin liên hệ






Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu

Đề cập đến vụ phóng thích bà Tạ Phong Tần, Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ quan tâm đối với những người đang bị giam cầm tại VN và yêu cầu trả tự do cho các tù nhân này
22.09.2015
Nhà bất đồng chính kiến mới được tự do cho biết rằng bà cùng blogger Điếu Cày sẽ đưa Việt Nam ra tòa quốc tế vì đã tống giam bà và ông Điếu Cày trái pháp luật.

Tuyên bố được đưa ra hôm 21/9, hai ngày sau khi bà Tần được Việt Nam phóng thích và lặng lẽ cho đi Mỹ. Nữ blogger này nói với VOA Việt Ngữ:
“Tôi làm còn hoành tráng hơn anh Điếu Cày ấy chứ vì anh Điếu Cày khi sang Mỹ là bị cướp hết các giấy tờ như bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các thứ khác. 

Anh Điếu Cày còn thiếu hồ sơ để khởi kiện nhưng mà tôi mang đi được đầy đủ hết. Vụ kiện của tôi còn hoành tráng hơn vì tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet. Khi bọn họ đưa những thứ đó ra trước tòa để buộc tội tôi, nhưng họ không dám tranh luận với tôi là cụ thể tôi sai ở chỗ nào. Khi tôi yêu cầu được đối chất với các điều tra viên giám định tài liệu đó thì cũng không được đáp ứng. Đó là việc vi phạm luật pháp Việt Nam một cách hết sức trầm trọng, chưa nói tới việc vi phạm luật pháp quốc tế. Ngay cả căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tôi không phạm tội.”

Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được...
Blogger Tạ Phong Tần nói.


Bà Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do cùng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) năm 2007.

Những năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các nước phương Tây đã kêu gọi Hà Nội trả tự do cho blogger từng làm trong ngành công an của Việt Nam.
Bà Tần kể với VOA Việt Ngữ về quyết định đi Mỹ:
“Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được. Tôi đã bỏ phí mất hơn 4 năm ngồi trong tù, và tôi cảm thấy thời gian rất là phí phạm. Khi tình hình xã hội Việt Nam có sự thay đổi, thì tôi cũng sẽ quay lại Việt Nam để giúp đỡ những người dân trong nước.”

Tôi làm còn hoành tráng hơn anh Điếu Cày ấy chứ vì anh Điếu Cày khi sang Mỹ là bị cướp hết các giấy tờ như bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các thứ khác. Anh Điếu Cày còn thiếu hồ sơ để khởi kiện nhưng mà tôi mang đi được đầy đủ hết. Vụ kiện của tôi còn hoành tráng hơn vì tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet...
Blogger Tạ Phong Tần cho biết.


Cuối năm ngoái, ít lâu sau khi đặt chân tới Mỹ, blogger Điếu Cày cũng tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do, và bày tỏ tự tin rằng ông sẽ “thắng kiện”.
Nhà bất đồng chính kiến này từng nói:
“Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. 

Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó từ một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.”

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội bóp nghẹt tiếng nói của người dân cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

Tuy nhiên, mới đây, hôm 14/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng Việt Nam “không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung, muốn bắt ai thì bắt”.
Người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng đề nghị phải làm rõ tội danh chống phá nhà nước nhằm “đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền con người và quyền của công dân”. 
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh


Những người tù trở về

Minh Văn
Nguyễn Văn Oai mãn hạn tù

Tôi gặp những nhân vật của mình hôm 19/8/2015 tại huyện lúa Yên Thành, họ tập trung về đây để chuẩn bị đi đón người đồng đội là tù nhân lương tâm Thái Văn Dung vừa mãn án. Một Nguyễn Văn Oai cao lớn với nước da rám nắng, Paulus Lê Sơn trắng trẻo thư sinh, Chu Mạnh Sơn kiên cường lãng tử. Tất cả đều phảng phất dáng dấp của những anh hùng nghĩa sĩ. Chưa có ai trong số đó lập gia đình, những nụ cười trẻ trung như gieo vào lòng người ta niềm lạc quan tin tưởng đối với tương lai tốt đẹp của đất nước.

Chúng tôi ngồi trò chuyện tại quán cà phê, trao đổi với nhau về dân chủ, trong không khí thân tình của những người anh em. Paulus Lê Sơn luôn nói cười, cặp kính trắng lấp loáng lanh lợi. Nhìn cái dáng vẻ của cậu, tôi thầm nghĩ “Tại sao người ta lại bắt giam một sinh viên hiền lành như vậy với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền nhỉ?”.

Trong tôi có nhiều cảm xúc xáo trộn, những mối bận tâm lâu nay bấy giờ mới có dịp được bày tỏ.
Quay sang Nguyễn Văn Oai lúc này đang chăm chú lắng nghe, tôi hỏi:

- Em có thể cho biết đôi chút về điều kiện trong tù, về việc họ đối xử với tù nhân lương tâm thế nào không?

Oai nhấp ngụm Cà phê, trả lời sau thoáng trầm ngâm:

- Anh cứ hình dung thế này, bên ngoài xã hội mà nhà nước còn đối xử với nhân dân theo kiểu “sống chết mặc bay”, thì thử hỏi làm sao họ có trách nhiệm với những người tù được chứ?

Câu trả lời thật hóm hỉnh và sâu cay, mấy anh em ngồi quanh đó đều cười rộ lên tán thưởng. Phải rồi! Xã hội này đầy rẫy bất công, dân ta thật là khổ sở. Nó bất công đến nỗi những người đòi hỏi công lý và sự thật như em cũng phải ngồi tù.

Họ đã gánh chịu cay đắng, đã phải hy sinh nhiều để đất nước này được tự do, nhưng ai cũng chỉ cho đó là bổn phận của một công dân nước Việt. Tất cả đều xem nhà tù là nơi học tập và rèn luyện bản lĩnh yêu nước, yêu tự do dân chủ.

Một lúc sau thì Chu Mạnh Sơn đến, em vui vẻ chào hỏi mọi người rồi tiến lại bắt tay tôi:

- Chào anh Minh Văn! Đã lâu rồi anh em mình không gặp nhau!...

Rồi tất cả lại quây quần trò chuyện, chủ yếu xoay quanh kế hoạch đi đón Thái Văn Dung.

Chu Mạnh Sơn năm nay 26 tuổi, người huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 2012, anh bị tòa kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” với mức án ba năm. Trong phiên tòa phúc thẩm, Sơn được giảm xuống còn 30 tháng tù. Anh bị bắt cùng với ba người bạn khác khi họ đang rải truyền đơn ủng hộ dân chủ hồi cuối năm 2011, cho đến ngày 2/2/2014 thì được trả tự do.
Chu Mạnh Sơn

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tù ngày 2/8/2015, kết thúc bản án 4 năm mà nhà cầm quyền dành cho mình. Anh bị cơ quan an ninh bắt giữ khi vừa từ Thái Lan trở về Việt Nam ngày 30/7/2011, sau đó bị kết án với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Quê anh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ra tù sau Nguyễn Văn Oai một ngày, Paulus Lê Sơn được mọi người dành cho sự quan tâm đặc biệt. Sơn quê Thanh Hóa, năm nay ba mươi tuổi, được biết đến như một phóng viên năng nổ của Truyền thông Chúa Cứu Thế, người tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ công lý sự thật và biểu tình chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Với tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền”, ban đầu Paulus Lê Sơn bị kết án 13 năm tù, sau đó được giảm xuống còn 4 năm. Hoàn cảnh của anh cũng khá éo le, khiến nhiều người thương cảm. Ấy là trong khoảng thời gian Sơn thụ án, người mẹ yêu quý của anh đã từ giã cõi đời mà không được gặp mặt con lần cuối.

Hôm ra tù, Sơn đến khóc lóc thảm thiết trước mộ mẹ, làm cho những người có mặt ở đó đều không thể cầm được nước mắt. Xã hội độc tài, đã gây nên bao thảm cảnh trái ngang, cũng như những biệt li không đáng có. Nhưng rồi trong đau thương, con người vẫn kiên cường và vững tin vào công lý. Paulus Lê Sơn đã từng nói “Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống”, nó nhắc nhở mọi người hãy dũng cảm đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp, đừng luồn cúi khuất phục bạo quyền.

Rồi đến lúc chúng tôi cũng phải chia tay, vì chút nữa đây mọi người còn phải đi đón Thái Văn Dung vào buổi trưa cùng ngày. Lại những cái bắt tay siết chặt, thấp thoáng nụ cười ngạo nghễ của Nguyễn Văn Oai, người tù nhân lương tâm bất khuất.
Paulus Lê Sơn
Tôi đã gặp họ, những người tù trở về. Họ truyền cho tôi niềm tin thắng lợi đối với sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Tôi vui cho tự do của họ, cảm nhận sự mạnh mẽ, nhiệt huyết của những con người vừa chiến thắng ngục tù khắc nghiệt.
Lúc ra về, trong đầu tôi luôn băn khoăn một câu hỏi: “Người ta nói có tự do, tại sao những con người bày tỏ quan điểm cá nhân một cách ôn hòa như vậy lại phải bị ngồi tù? Người ta nói có dân chủ, tại sao lại đi bắt giam những người đòi hỏi quyền lợi chính đáng của bản thân? Như vậy thì hòa bình làm chi? Độc lập để mà gì?”

Chế độ này đánh giá mọi thứ qua lăng kính “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin”, cũng như việc người ta chỉ nhìn cuộc đời bằng một con mắt vậy. Và việc đầu tiên của một thằng chột sau khi lên làm vua là: chọc mù mắt tất cả những người còn lại.

Nguồn:
Blog Minh Văn



ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM


ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM

Zachary Abuza

Lê quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Đàn áp bất đồng chính kiến của giới cai trị đất nước ngày càng thông minh và có mục tiêu hơn.

Vào ngày 19 tháng 9 (trong nguyên bản ghi nhầm là 19 tháng 7), Việt Nam trả tự do cho một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, Tạ Phong Tần, người cựu sĩ quan công an đã thay đổi trở nên một blogger về pháp lý và trục xuất cô đến Hoa Kỳ.

Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào tháng 11/2015 và nêu bật tình trạng khó khăn ngày càng tăng về nhân quyền của Việt Nam.
Cuộc viếng thăm chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Washington DC và Tokyo là dấu hiệu rõ ràng rằng Hà Nội nhìn thấy cả phát triển kinh tế và an ninh đều gắn với phương Tây.

Hy vọng ngây thơ của phe muốn đi theo nước hàng xóm Xã hội chủ nghĩa anh em Trung Quốc, trong nỗ lực muốn thỏa mãn nỗi thèm muốn thống trị biển Đông của họ đã được Đảng cho yên nghỉ. Đảng đã cam kết một chính sách đối ngoại đa phương.
Nhưng sự hội nhập lớn hơn vào quốc tế sẽ đến với sự xét nét hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam.
Trên nhiều phương diện, việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam vẫn còn rất không thỏa đáng; đất nước này đứng hạng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về các quyền tự do
dân sự, chính trị, bảo vệ pháp lý, tự do tôn giáo và tự do lập hội.

Kiểm soát chặt chẽ
Đảng CSVN không cho phép bất cứ ý kiến bất đồng hoặc thách thức nào đối với độc quyền quyền lực của mình. Việt Nam có một trong những môi trường truyền thông bị kiểm soát nhất trên thế giới và là một trong những tên cai ngục hàng đầu của thế giới đối với các nhà báo và blogger.

Chính phủ đã từng đóng cửa các toà báo, chẳng hạn như tờ Người cao tuổi, vì những bài báo tích cực của họ về tham nhũng của chính phủ, sa thải và bắt giữ các biên tập viên, dẫn đến sự tự kiểm duyệt tràn lan. Gần đây nhất, một nhà báo nổi tiếng đã bị sa thải khỏi tờ Thanh Niên, nhật báo tiến bộ nhất của đất nước vì những ý kiến châm biếm Hồ Chí Minh của ông.

Giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã cố gắng để kiểm soát Internet, mặc dù họ đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ 3G, 4G và sự hiện diện khắp nơi của truyền thông xã hội. Xã hội dân sự vẫn còn yếu và đã bị suy giảm rộng rãi. Chính phủ vẫn dựa vào những ngôn từ mơ hồ của luật an ninh quốc gia, chẳng hạn như các Điều luật hình sự 88 và 258 lấn át các quyền thiêng liêng của Hiến pháp.
Tuy nhiên, về cơ bản, Việt Nam là một nơi chốn khác hơn so với chỉ năm năm trước đây, với những thay đổi sâu sắc trong việc tiếp cận thông tin, quyền tự do kinh tế, sự phát triển của xã hội dân sự, quyền thực hành đức tin, và những cải cách gần đây để chấm dứt các hành xử tra tấn ép cung buộc tội phổ biến của công an.
Và điều này thực đáng nản lòng: rất nhiều chỉ trích từ phương Tây, đặc biệt là từ các chính trị gia và các nhóm người Việt ở nước ngoài, vẫn không thay đổi kể từ những năm 1990.

Cam kết thực hiện các quyền con người?
Trong chuyến đi hồi tháng bảy tới Washington DC, Tổng Bí thư Trọng khẳng định: “Việt Nam rất coi trọng quyền con người”, mặc dù ông thừa nhận có “những hạn chế”.
Dù nhận ra rằng nhân quyền là một chất kích thích trong mối quan hệ Mỹ-Việt, ông vẫn nói rõ ràng rằng nó “không nên cản trở đà phát triển của mối quan hệ song phương cũng như không nên ảnh hưởng đến việc xây dựng lòng tin giữa hai nước”.
Với việc Đảng hiện tụt hậu sau những cải thiện quan hệ với phương Tây, Chính phủ đã phải tìm cách để kiềm chế bất đồng quan điểm trong khi giảm thiểu các tác động bất lợi về ngoại giao. Lực lượng an ninh đang hoạt động với sự kiềm chế bất cập phi lý.

Các giải pháp hòa bình của một cuộc đình công chưa từng có trong tháng ba và tháng tư năm 2015 là dấu hiệu của áp lực quốc tế đối với Hà Nội khi cuộc đàm phán TPP đi vào giai đoạn cuối cùng. Tương tự, trong năm 2015 Việt Nam đã chỉ bắt giữ hai nhà bất đồng chính kiến, giảm mạnh từ năm 2014. Lực lượng an ninh đã trở nên khôn ngoan và có mục tiêu rõ hơn.
Nhưng giới bất đồng quan điểm lại ít được khoan dung hơn trước Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Mặc dù không có một ai phạm tội vi phạm an ninh quốc gia được tha trong lệnh ân xá 18.298 người trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm độc lập của Việt Nam, và mặc dù các lựa chọn nhân sự vẫn chưa hoàn tất trước Đại hội Đảng, rõ ràng có những giới hạn trong sự nhượng bộ mà Chính phủ sẽ thực hiện,
Các cuộc tấn công vào luật sư, nhà hoạt động và các blogger:
Vì việc bắt giữ và xét xử các blogger và các nhà hoạt động như Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Nghiên thu hút các chú ý bất lợi về truyền thông và ngoại giao, Chính phủ đang thực hiện năm chiến thuật để bịt miệng các nhà phê bình và ngăn chặn những người khác.
Đầu tiên, họ nhắm mục tiêu đến những luật sư đại diện cho các tù chính trị. Trong khi Trung quốc bắt giữ hơn 100 luật sư gần đây đã được báo chí đưa tin thì Việt Nam đã thực hành việc này trong nhiều năm. Việc sẵn sàng bắt giữ Lê Công Định, một luật sư nổi tiếng nhất từng thắng kiện trong vụ án thương mại lớn chống lại Hoa Kỳ tại WTO của họ là quyết liệt.

Định bị cầm tù từ năm 2009-2013 vì đã không làm gì ngoài việc bảo vệ những người bất đồng chính kiến khác. Bây giờ mặc dù được tự do, ông bị tước quyền luật sư, như lời nhắc nhở rõ ràng đến các luật sư khác khi muốn bảo vệ cho các trường hợp về nhân quyền.

Các luật sư khác như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn đã hoặc bị bắt, giam giữ, hoặc bị tước quyền luật sư cho các công việc bảo vệ quyền con người của họ, dẫn đến tình trạng thiếu các đại diện pháp lý cho những người khác.
Chiến thuật thứ hai là việc sử dụng các tội hình sự khác để làm chệch hướng lời chỉ trích rằng những người bị kết án là tù chính trị. Lê Quốc Quân, người Luật sư vừa được thả ra, cũng như Nguyễn Văn Hải, người từng bị kết án tù vì vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự vào năm 2008 đều đã bị buộc tội trốn thuế.

Tương tự như vậy, chính phủ đang bắt đầu sử dụng điều luật về tội phỉ báng để bịt miệng các nhà phê bình. Trong tháng 7 năm 2012, một phiên tòa đã kết án ba nhà hoạt động về tội phỉ báng ĐCSVN. Một khi luật được đưa vào hiệu lực, Chính phủ có thể lập lại những vụ kiện phỉ báng của Singapore và Malaysia để trấn áp các đối thủ chính trị.

Chiến thuật thứ ba, vì các phiên toà sẽ thu hút chú ý quốc tế, các cuộc tấn công đả thương bạo hành của công an không sắc phục đã trở nên phổ biến hơn so với các quy kết chính thức. Trong tháng 11 năm 2014, một nhà báo tự do đã gần như bị đánh đến chết ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng 12 năm 2014, Nguyễn Hoàng Vi, một nữ blogger, nhà hoạt động dân chủ đã bị đánh đập bởi những phụ nữ tình nghi là công an.

Và không chỉ đối với các blogger độc lập: trong tháng 9 năm 2014, bốn nhà báo thuộc phương tiện truyền thông nhà nước bị hành hung trong quá trình điều tra tại tỉnh Quảng Ngãi. Human Rights Watch báo cáo rằng trong năm 2014 có 14 nhà báo bị đánh đập.
Rồi còn có cả các cuộc tấn công vào các nhà hoạt động xã hội. Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã nhượng bộ một chiến dịch công khai bởi các nhóm kiến nghị trực tuyến, như “Vì một Hà Nội xanh” và “6.700 người vì 6.700 cây xanh” để cứu 6.700 cây xanh không bị cưa đốn và thậm chí còn sa thải một vài quan chức chính phủ, nhưng một số người tổ chức biểu tình đã bị đánh đập dã man. Gần đây nhất, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh “Mẹ Nấm”, bị đánh trọng thương trong khi bị tạm giam – mặc dù không bị quy tội gì  – vào tháng Bảy năm 2015.

Hai nhà hoạt động đã bị giam giữ tại sân bay khi từ nước ngoài trở về là Đoan Trang, một nhà báo, công dân của Việt Nam Right Now, mạng thông tin nhân quyền và Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Mặc dù không bị buộc tội gì, vẫn đã bị giam giữ và thẩm vấn kéo dài với mục đích là để đe dọa.
Chiến thuật thứ tư là tập trung giám sát trực tuyến của Chính phủ vào các trọng điểm. 

Đội quân kiểm duyệt trực tuyến của Hà Nội hầu như không thể bắt kịp với 30 triệu tài khoản Facebook, cũng như các blog và phương tiện truyền thông xã hội khác ngày càng được nhân đôi trên các máy chủ ở nước ngoài. Do đó, chính quyền phải sử dụng các thuật toán riêng của họ để tìm các điểm mấu chốt. Cách tìm này dựa vào việc người sử dụng mạng tham gia vào các nhóm gì, hoặc những bài đăng nào được like, chia sẻ, bình luận, đọc nhiều nhất.
Chiến thuật cuối cùng là Chính phủ tập trung sức mạnh cưỡng chế của mình trên các trang web đang cố gắng chuyển đổi từ blog cá nhân thành các cổng thông tin đa biên tập, một chuyển đổi quan trọng cho sự phát triển nền báo chí độc lập.

Dập tắt các cơ sở nền tảng của bất đồng chính kiến
Việt Nam có rất nhiều blogger dũng cảm, nhưng chính là việc tổ chức, chứ không nhất thiết là vì những bài viết, dễ đưa các cá nhân vào những rắc rối pháp lý nhất. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bày tỏ nhiều lo ngại rằng Mạng lưới Blogger của cô đe dọa nhà nước nhiều hơn là các bài viết thực tế của mình.
Cô ấy nói đúng. Nhà nước đang bị ám ảnh về sự phát triển của các tổ chức truyền thông độc lập.

Điều này được thể hiện trong các bản án tù của họ. Án tù trung bình cho 16 trong 23 blogger và nhà báo bị giam giữ trong năm 2014 là 8.1 năm. Các án trung bình đối với bốn blogger/nhà báo chủ yếu viết về các vấn đề tôn giáo và tham gia vào các hoạt động dựa trên đức tin là 11.3 năm.
Các án tù cho ba người từng cố gắng tổ chức xã hội dân sự độc lập, những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là 13.5 năm. Bất đồng chính kiến là một tội phạm nhưng tổ chức bất đồng chính kiến là một tội phạm lớn hơn.

Trong bối cảnh đó, quyết định ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam của 20 người cầm bút vào tháng 5 năm 2015 và thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập của mình là vô cùng dũng cảm. Sự phát triển của một xã hội dân sự mạnh mẽ và độc lập là mối đe dọa lớn nhất của chế độ.

Có hy vọng rằng sẽ có những cải thiện rõ rệt. Bất chấp những nỗ lực của mình, Chính phủ chỉ đơn giản là không thể theo kịp tốc độ và không thể giám sát tất cả các phương tiện truyền thông xã hội. Thâm nhập Internet của Việt Nam là 44 phần trăm, ở thành phố còn cao hơn nhiều – cao hơn các nước giàu và phát triển kinh tế khác trong khu vực.

Có không gian cho sự cải cách?
Mặc dù việc lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vẫn chưa được định hình, hiện nay tình hình vẫn sáng sủa cho những người chủ trương tiếp tục cải cách và hội nhập với phương Tây. Thật khó để nhìn thấy những người có tư tưởng bảo thủ tư tưởng có thể nổi lên như một thế lực thống trị. Như vậy, sẽ có những tiến triển dần dần của tinh thần thượng tôn pháp luật.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đang liên tục nói về tham nhũng như một “mối đe dọa sống còn” đến quyền lực độc quyền  của Đảng. Tuy nhiên, những nỗ lực hạn chế tham nhũng của họ bằng cách bắt giữ một vài khuôn mặt nổi cộm đã thất bại trong việc ngăn chặn tham nhũng trong một nền kinh tế vốn đa phần là bị mắc kẹt giữa kế hoạch và thị trường.
Hơn nữa, các nhà báo còn phàn nàn rằng khi được phép điều tra những nhân vật nổi cộm, chắc chắn có câu kết với một quan chức cấp cao nào đấy, thì đúng là họ đang bị sử dụng để hạ gục các đối thủ về chính trị chứ không phục vụ việc thanh tra thực sự.

Dù không phải là thuốc chữa bách bệnh cho tham nhũng, như Philippines rất tế nhị cho thấy, một nền báo chí tự do vẫn là một điều kiện tiên quyết. Nếu muốn duy trì tính hợp pháp của mình, Đảng phải cởi trói cho báo chí, vốn ngày càng phải đối diện với sự cạnh tranh từ con số ngày càng tăng của các blog và các trang web độc lập mới.
Cuối cùng, đã có những lời kêu gọi nhũn nhặn cho việc cải cách từ các cấp cao nhất. Ví dụ, vào giữa năm 2014, Chủ tịch nước Trương tấn Sang (tác giả viết sai tên là Trần Trường Sang trong nguyên tác) lên tiếng chống lại việc thực hành tra tấn ép cung. Kể từ đó, nó đã được ưu tiên sửa đổi.
Đã có một số trường hợp trả tự do, bồi thường cho các án oan sai và kết tội công an và thẩm phán. Việt Nam có một chặng đường dài để đi tới, nhưng trong năm qua đã có một sự cải thiện có ý nghĩa.

Trong tháng này, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam và là thành viên Bộ Chính trị, công khai kêu gọi sửa đổi các luật mơ hồ về an ninh quốc gia, những công cụ đàn áp chính: “Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”.
Nói quá đúng, nhưng để xem hành động như thế nào và để xem tất cả các blogger có được trả tự do hay không.
Nguồn:
Nguồn bản tiếng Anh:
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, September 25, 2015

Phóng viên không biên giới kêu gọi Việt Nam thả các blogger khác sau Tạ Phong Tần


 Phóng viên không biên giới kêu gọi Việt Nam thả các blogger khác sau Tạ Phong Tần

Thanh Phương Đăng ngày 23-09-2015 Sửa đổi ngày 23-09-2015 14:03
                   
             media
Hình ãnh thân thương v/v Linh mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa năm 2007
bị vgcs vu cáo & kết án 8 năm tù giam về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước"!!!

Trong một thông cáo đưa ra hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới vui mừng khi thấy blogger Tạ Phong Tần được trả tự do, nhưng nhắc lại rằng còn 15 « nhà báo-công dân » khác còn bị cầm tù ở Việt Nam và cũng phải được phóng thích.
Nguyên là một sĩ quan Công an, bà Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù vào năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, do những bài viết về nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam đăng trên trang web của bà. Ngày 19/09/2015, blogger Tạ Phong Tần đã đặt chân đến Hoa Kỳ sau khi được chính quyền Việt Nam thả cùng ngày.
Bà Tạ Phong Tần là đồng sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do cùng với blogger Điếu Cày/Nguyễn Văn Hải, bị kết án 12 năm tù trong cùng phiên xử. Được trả tự do tháng 10/2014, blogger Điếu Cày cũng đã bị buộc phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ.
Trong thông cáo đưa ra hôm qua, Phóng viên không biên giới cho biết Việt Nam vẫn là một trong những nhà tù lớn nhất thế giới giam giữa các « nhà báo-công dân ». Chỉ hai ngày sau khi blogger Tạ Phong Tần được thả ra, nhà bất đồng chính kiến Trần Anh Kim đã bị công an Thái Bình bắt cóc ngày 21/09 và giam giữ tại một nơi bí mật. Ông Trần Anh Kim chỉ mới được trả tự do tháng 01/2015, sau năm năm ở tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Tuy vui mừng vì thấy bà Tạ Phong Tần được tự do sau ba năm bị giam cầm trong những điều kiện tồi tệ, ông Benjamin Ismail, đặc trách khu vực châu Á của Phóng viên không biên giới, nhắc lại rằng ở Việt Nam hiện vẫn còn 15 blogger và nhà báo-công dân bị giam cầm chỉ vì đã hành xử quyền tự do thông tin. Tổ chức này kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho những người này, mà danh sách được đăng kèm theo.
+ Phạm Minh Vũ, blogger, bị giam từ ngày 12/02/2015
+ Nguyễn Ngọc Già, blogger, bị giam từ ngày 27/12/2015
+ Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Ba Sàm, bị giam từ ngày 05/05/2014
+ Nguyễn Thị Minh Thúy, bị giam từ ngày 05/05/2014
+ Bùi Thị Minh Hằng, bị giam từ ngày 11/02/2014
+ Ngô Hào, công dân mạng, bị giam từ ngày 11/09/2013
+ Đinh Nguyên Kha, blogger, bị giam từ ngày 19/10/2012
+ Lê Thanh Tùng, bị giam từ ngày 01/12/2011
+ Trần Vũ Anh Bình, công dân mạng, bị giam từ ngày 19/09/2011.
+ Đặng Xuân Diệu, Truyền thông Chúa Cứu Thế, bị giam từ ngày 30/07/2011
+ Hồ Đức Hòa, Truyền thông Chúa Cứu Thế, bị giam từ ngày 30/07/2011
+ Linh mục Nguyễn Văn Lý, bị giam từ ngày 25/07/2011.
+ Mục sư Nguyễn Công Chính, bị giam từ ngày 28/04/2011
+ Nguyễn Ngọc Cường, bị giam từ tháng 04/2011
+ Trần Huỳnh Duy Thức, bị giam từ ngày 07/07/2010.




__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

TẠ PHONG TRẦN CHƠI MỘT MÀN NGOẠN MỤC.LẬT NGƯỢC THẾ CỜ RỒI!


 Matthew Trần:

Cô Tạ Phong Thần (TPT) chơi cú rất đẹp: "đá zò lái" tên Điếu Kày aka Nguyễn văn Hãi  (tên nầy bị trúng hạ bộ nhưng không zám la lớn .. chĩ ngậm miệng rên ư ữ mà thôi) bằng kách nhận cờ Vàng và tuyên bố: 

“Tôi rất lấy làm vinh dự được nhận một biểu tượng linh thiêng  của chính nghĩa tự do, lá cờ này đã đại diện cho sự tranh đấu  cho dân chủ, tự do của người dân miền Nam trong quá khứ,  và vẫn tiếp tục nuôi dưỡng  cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền ngày nay.”.

Thân ái,

MT


From: Btgvqhvn
Date: Thu, 24 Sep 2015 10:55:56 +0200
Subject: [Btgvqhvn-3] ĐIẾU CÀY NHÀ TA QUÊ MỘT CỤC: LS Andrew Đỗ, GSV Đơn Vị 1, Quân Cam, tiếp xúc với blogger Tạ Phong Tần...

 

TẠ PHONG TRẦN CHƠI MỘT MÀN NGOẠN MỤC.LẬT NGƯỢC THẾ CỜ RỒI!

ĐIẾU CÀY QUÊ MỘT CỤC. Sự kiện tại LAX cho vào thùng rác.

TED OSIUS TÉ XÀ VÔNG. Sự kiện San Jose bị xóa.

Hồng Lĩnh


---------- Forwarded message ----------
From: nhut chau <
Date: 2015-09-24 9:47 GMT+02:00
Subject: Fwd: Fwd: LS Andrew Đỗ, GSV Đơn Vị 1, Quân Cam, tiếp xúc với blogger Tạ Phong Tần...
To:



                    XIN CHUYEN. ACL 16

-------- Message transféré --------
Sujet :
LS Andrew Đỗ, GSV Đơn Vị 1, Quân Cam, tiếp xúc với blogger Tạ Phong Tần...
Date :
Wed, 23 Sep 2015 18:16:39 -0400
De :
BMH <



Xin chuyển đến Quý Vị, Quý Niên trưởng và Chiến hữu...
Dưới ánh sáng MẶT TRỜI CHÂN LÝ thì:
Người thật (TPT) tỏ bảy - kẻ gian (ĐC/LvH) bại lộ.
                                        không ngụy biện, chối cãi vào đâu được.@

Sáng thứ tư, 23 tháng 9, 2015, 
LS Andrew Đỗ, GSV Đơn Vị 1, Quân Cam, 
đã tiếp xúc với blogger Tạ Phong Tần,
tại văn phòng Hội đồng Giám Sát Quận Cam, 

Nhân dịp này GSV Andrew Đỗ đã tặng cho Bà Tạ Phong Tần một lá cờ 
Việt Nam Cộng Hòa,

Blogger Tạ Phong Tần đã nhận và phát biểu như sau: 
“Tôi rất lấy làm vinh dự được nhận một biểu tượng linh thiêng  của chính nghĩa tự do, lá cờ này đã đại diện cho sự tranh đấu  cho dân chủ, tự do của người dân miền Nam trong quá khứ,  và vẫn tiếp tục nuôi dưỡng cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền ngày nay.”
 
Xin mời Quý Vị xem Thông Báo Báo Chí (Press Release),
của Văn phòng GSV Andrew Đỗ dưới đây để tường và tùy nghi...
  
Trân trọng..
 

    
BMH
Washington, D.C


-----Original Message-----
From: nick.lecong 
To: BMH 
Sent: Wed, Sep 23, 2015 3:43 pm
Subject: Fw: Press Release
FYI, nhờ phổ biến rộng rãi








__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Wednesday, September 23, 2015

Vừa thả TNLT Tạ Phong Tần, thì CSVN lại bắt cựu TNLT Trần Anh Kim

 
Xuất khẩu tù. Chủ trương sáng suốt của Đảng ta đã thành công.
Tú Ân Mai




Việc đưa em Tạ lên đường sang Mỹ vừa rồi, tiếp theo việc đưa tên Cù và Điếu trước đó, chỉ là bước đi nhỏ nhưng đã mở ra bước đi lớn lao và vĩ đại: Xuất khẩu tù. Một hướng xuất khẩu mới đầy tiềm năng để đem ngoại tệ về xây dựng đất nước và đem lại hạnh phúc cho nhân dân, là một chủ trương đẹp tuyệt vời của Đảng ta...

Thứ nhất là trong tình hình kinh tế bèo nhèo như hiện nay, chẳng xuất được cái gì kể cả cái ốc vít thì việc đưa xuất thành công liên tiếp lô hàng thử thứ ba này là một bước đột phá, sáng tạo của Đảng ta, vận dụng linh hoạt đường lối CM, là dựa vào nhân dân, lấy của nhân dân để xây dựng CNXH...

Thứ hai là mặt hàng tù này thì hiện nay đất nước ta có rất nhiều, và tiềm năng. Vì bọn đấu tranh dân chủ bây giờ đông như quân Nguyên.

Bọn này bị bắt thì bọn khác lại đứng lên tiếp lấy ngọn cờ đấu tranh. Nên Đảng ta cần phải tống khứ càng nhiều càng tốt bọn chúng sang Mỹ, hay bất cứ đâu kể cả địa ngục.

Vì để chúng tự do bên ngoài, chúng léo nhéo chống phá tai hại lắm. Mà bắt nhốt chúng thì làm sao bắt cho hết được và nuôi lại tốn cơm...

Thì nay, sau những chập chững thăm dò đầu tiên của lô Cù và lô Điếu thì việc xuất thành công lô hàng Tạ này đã chứng tỏ rằng đây là một chủ trương đúng hướng của Đảng ta.

Bọn tư bản giãy chết, và bọn Mỹ đã chịu món hàng độc đáo này của ta rồi. Giờ là lúc chúng ta lựa trong cái bọn đấu tranh dân chủ tiếp theo những tên béo nhất, tiếng tăm nhất và được giá nhất và cho nhập kho. Gán cho chúng những con số như 258, 87 hay số cặp đẹp 88 để lưu kho chờ lúc hàng lên giá sẽ xuất.

Rồi đô la, ngoại tệ sẽ đổ vào nước ta như nước ngập thành và sẽ ngập dài dài. Vì sau khi bắt và xuất hết bọn đấu tranh dân chủ thì ta sẽ bắt và xuất bọn đấu tranh phi dân chủ, phản dân chủ kể cả bọn DLV cờ đỏ sao vàng, ta cũng xuất luôn. Miễn là có người mua.

Sau đó nếu ta xuất hết rồi mà bên Mỹ vẫn cần hàng thì ta sẽ trà trộn, đánh tráo để đưa các đợt tiếp theo là tù hình sự, bọn giết người cướp của, buôn lậu ma túy...thứ này thì ở ta nhiều và đông gấp vạn lần quân Nguyên.

Với lại có gì khác đâu, nhìn mặt hàng nào, tù chính trị hay tù hình sự thì cũng giống y nhau. Cũng là thằng Annammít và cũng là tù 100% cả. Mà lại tù Việt Nam chất lượng cao và đậm đà bản sắc dân tộc. Và là thế mạnh có một không hai, thế giới không thể sánh bằng.

Thế là cùng với việc xuất khẩu biển đảo quê hương, xuất gái và osin, giờ VN ta lại có một món hàng xuất khẩu đầy tiềm năng là xuất khẩu tù nhân.

Và trở thành ba mặt hàng chiến lược, ba gọng kìm xung kích trên mặt trận xuất khẩu con người để dựng xây đất nước ngày càng đàng hoàng hơn và to đẹp hơn.

Và cũng chứng tỏ rằng đất nước ta tuy rừng biển bạc, nhưng yếu tố chính để xây dựng Tổ Quốc vẫn là con người. Con người VN được định hướng XHCN. Nó cũng chứng tỏ sự sáng suốt của Đảng ta khi biết trồng cây gì, nuôi con gì. Và giờ thì biết xuất cái gì...

Thế mới biết Đảng ta chủ trương tính toán như thần, biết gieo hạt tốt nên giờ này được hưởng quả ngon...
Đảng ta tài tình thật ! Tài đến thế là cùng! Tiên sư Đảng ta...

MTA
Tú Ân Mai



Nhà báo Tạ Phong Tần được tự do nhưng phải đi Mỹ

21/09/2015

RadioCTM - Hoàng Long@S:

Nhà báo Tạ Phong Tần được tự do nhưng phải đi Mỹ
Ngày hôm qua, 19.9.2015, nhà cầm quyền CSVN đã tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với nhà báo Tạ Phong Tần, thuộc Câu lạc Bộ nhà Báo Tự Do và bà Tạ Phong Tần đã bị khoảng 50 công an áp giải từ nhà tù Thanh Hóa ra thẳng sân bay để đi Mỹ.
Qua phóng viên Hoàng Long, LS. Nguyễn Văn Đài đã có nhận định về sự việc này như sau:

Vừa thả TNLT Tạ Phong Tần, thì CSVN lại bắt cựu TNLT Trần Anh Kim


22/09/2015

RadioCTM - Hoàng Long@S:

TAKim Vừa thả TNLT Tạ Phong Tần, thì CSVN lại bắt cựu TNLT Trần Anh Kim Theo tin tức từ gia đình cựu TNLT Trần Anh Kim thì vào ngày 21/09/2015, công an tỉnh Thái Bình đã ập vào nhà bắt ông Kim mà không nêu lý do nào, đến bây giờ gia đình cũng chưa biết công an đưa ông đi đâu.
Sự kiện này xảy ra ngay sau khi CSVN đã thả bà Tạ Phong Tần trước thời hạn, nhưng lại bị áp giải ra phi trường sang Hoa Kỳ.
Từ Thái Bình bà Nguyễn Thị Thơm đã cho phóng viên Hoàng Long biết sự việc như sau :


Ông Trần Anh Kim bị 'tạm giam' trở lại

  • 23 tháng 9 2015

Ông Trần Anh KIm tại phiên tòa tháng 12/2009
Gia đình cho hay cựu trung tá quân đội, nhà bất đồng chính kiến Trần Anh Kim, lại vừa bị công an Thái Bình bắt tạm giam.
Ông Kim mới ra tù hồi tháng 1/2015 sau khi thi hành án 5 năm rưỡi vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Hiện ông còn phải thực hiện thêm ba năm quản chế nữa sau khi về nhà ở Thái Bình.
Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ ông Trần Anh Kim, nói với BBC hôm thứ Tư 23/9 rằng khi bà đi làm vắng sáng thứ Hai 21/9, sáu công an đã tới nhà khám xét và bắt ông Kim đi.
Bản thân bà cũng bị chuyển từ nơi làm việc tới trụ sở công an và giữ tại đó cho đến chiều.
"Khi tôi về đến nhà, thấy nhà cửa đã bị lục lọi và một số tài sản bị mang đi."
Cho tới nay, chưa có tin tức gì từ ông Trần Văn Kim, và khi lên công an hỏi, bà Thơm chỉ được biết "người ta đang tạm giam chồng tôi ở trại tạm giam công an Thái Bình".
Bà cũng cho hay thứ Năm 24/9 bà sẽ mang đồ lên tiếp tế cho chồng "tuy không biết có gặp được không".

Chưa rõ lý do

Cơ quan an ninh điều tra chưa đưa ra bất cứ lý do chính thức gì về việc bắt ông Trần Anh Kim.
Tuy nhiên giới vận động ở Việt Nam cho hay nó có thể liên quan tới việc ông Kim cùng một số người khác "dự tính đưa ra một tuyên bố về dân chủ".
Ông Trần Anh Kim từng bị buộc tội đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam, phát tán tài liệu trên mạng internet và tham gia Khối 8406, một phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước.
Ngay sau khi ra tù, ông Kim nói với BBC ông "không thay đổi con đường đã chọn".
Ông cũng khẳng định không bao giờ nhượng bộ trước áp lực từ chính quyền.
Ông Trần Anh Kim đã đi tù hai lần, lần đầu năm 1994-1995 khi còn trong quân ngũ.
Sinh năm 1949, ông Kim từng mang quân hàm trung tá, giữ chức Bí thư Đảng ủy quân sự, phó chỉ huy chính trị Ban quân sự Thị xã Thái Bình.
Ông là thương binh, đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương.
Ông được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List