Saturday, September 26, 2015

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

 

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

·         In
·         Ý kiến (71)
·         Chia sẻ:
Cộng đồng người Việt trong đó có blogger Điếu Cày ra đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles.
Cộng đồng người Việt trong đó có blogger Điếu Cày ra đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles.
·          
·          
·          
·        

Tin liên hệ






Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu

Đề cập đến vụ phóng thích bà Tạ Phong Tần, Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ quan tâm đối với những người đang bị giam cầm tại VN và yêu cầu trả tự do cho các tù nhân này
22.09.2015
Nhà bất đồng chính kiến mới được tự do cho biết rằng bà cùng blogger Điếu Cày sẽ đưa Việt Nam ra tòa quốc tế vì đã tống giam bà và ông Điếu Cày trái pháp luật.

Tuyên bố được đưa ra hôm 21/9, hai ngày sau khi bà Tần được Việt Nam phóng thích và lặng lẽ cho đi Mỹ. Nữ blogger này nói với VOA Việt Ngữ:
“Tôi làm còn hoành tráng hơn anh Điếu Cày ấy chứ vì anh Điếu Cày khi sang Mỹ là bị cướp hết các giấy tờ như bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các thứ khác. 

Anh Điếu Cày còn thiếu hồ sơ để khởi kiện nhưng mà tôi mang đi được đầy đủ hết. Vụ kiện của tôi còn hoành tráng hơn vì tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet. Khi bọn họ đưa những thứ đó ra trước tòa để buộc tội tôi, nhưng họ không dám tranh luận với tôi là cụ thể tôi sai ở chỗ nào. Khi tôi yêu cầu được đối chất với các điều tra viên giám định tài liệu đó thì cũng không được đáp ứng. Đó là việc vi phạm luật pháp Việt Nam một cách hết sức trầm trọng, chưa nói tới việc vi phạm luật pháp quốc tế. Ngay cả căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tôi không phạm tội.”

Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được...
Blogger Tạ Phong Tần nói.


Bà Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do cùng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) năm 2007.

Những năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các nước phương Tây đã kêu gọi Hà Nội trả tự do cho blogger từng làm trong ngành công an của Việt Nam.
Bà Tần kể với VOA Việt Ngữ về quyết định đi Mỹ:
“Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được. Tôi đã bỏ phí mất hơn 4 năm ngồi trong tù, và tôi cảm thấy thời gian rất là phí phạm. Khi tình hình xã hội Việt Nam có sự thay đổi, thì tôi cũng sẽ quay lại Việt Nam để giúp đỡ những người dân trong nước.”

Tôi làm còn hoành tráng hơn anh Điếu Cày ấy chứ vì anh Điếu Cày khi sang Mỹ là bị cướp hết các giấy tờ như bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các thứ khác. Anh Điếu Cày còn thiếu hồ sơ để khởi kiện nhưng mà tôi mang đi được đầy đủ hết. Vụ kiện của tôi còn hoành tráng hơn vì tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet...
Blogger Tạ Phong Tần cho biết.


Cuối năm ngoái, ít lâu sau khi đặt chân tới Mỹ, blogger Điếu Cày cũng tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do, và bày tỏ tự tin rằng ông sẽ “thắng kiện”.
Nhà bất đồng chính kiến này từng nói:
“Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. 

Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó từ một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.”

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội bóp nghẹt tiếng nói của người dân cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

Tuy nhiên, mới đây, hôm 14/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng Việt Nam “không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung, muốn bắt ai thì bắt”.
Người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng đề nghị phải làm rõ tội danh chống phá nhà nước nhằm “đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền con người và quyền của công dân”. 
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh


Những người tù trở về

Minh Văn
Nguyễn Văn Oai mãn hạn tù

Tôi gặp những nhân vật của mình hôm 19/8/2015 tại huyện lúa Yên Thành, họ tập trung về đây để chuẩn bị đi đón người đồng đội là tù nhân lương tâm Thái Văn Dung vừa mãn án. Một Nguyễn Văn Oai cao lớn với nước da rám nắng, Paulus Lê Sơn trắng trẻo thư sinh, Chu Mạnh Sơn kiên cường lãng tử. Tất cả đều phảng phất dáng dấp của những anh hùng nghĩa sĩ. Chưa có ai trong số đó lập gia đình, những nụ cười trẻ trung như gieo vào lòng người ta niềm lạc quan tin tưởng đối với tương lai tốt đẹp của đất nước.

Chúng tôi ngồi trò chuyện tại quán cà phê, trao đổi với nhau về dân chủ, trong không khí thân tình của những người anh em. Paulus Lê Sơn luôn nói cười, cặp kính trắng lấp loáng lanh lợi. Nhìn cái dáng vẻ của cậu, tôi thầm nghĩ “Tại sao người ta lại bắt giam một sinh viên hiền lành như vậy với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền nhỉ?”.

Trong tôi có nhiều cảm xúc xáo trộn, những mối bận tâm lâu nay bấy giờ mới có dịp được bày tỏ.
Quay sang Nguyễn Văn Oai lúc này đang chăm chú lắng nghe, tôi hỏi:

- Em có thể cho biết đôi chút về điều kiện trong tù, về việc họ đối xử với tù nhân lương tâm thế nào không?

Oai nhấp ngụm Cà phê, trả lời sau thoáng trầm ngâm:

- Anh cứ hình dung thế này, bên ngoài xã hội mà nhà nước còn đối xử với nhân dân theo kiểu “sống chết mặc bay”, thì thử hỏi làm sao họ có trách nhiệm với những người tù được chứ?

Câu trả lời thật hóm hỉnh và sâu cay, mấy anh em ngồi quanh đó đều cười rộ lên tán thưởng. Phải rồi! Xã hội này đầy rẫy bất công, dân ta thật là khổ sở. Nó bất công đến nỗi những người đòi hỏi công lý và sự thật như em cũng phải ngồi tù.

Họ đã gánh chịu cay đắng, đã phải hy sinh nhiều để đất nước này được tự do, nhưng ai cũng chỉ cho đó là bổn phận của một công dân nước Việt. Tất cả đều xem nhà tù là nơi học tập và rèn luyện bản lĩnh yêu nước, yêu tự do dân chủ.

Một lúc sau thì Chu Mạnh Sơn đến, em vui vẻ chào hỏi mọi người rồi tiến lại bắt tay tôi:

- Chào anh Minh Văn! Đã lâu rồi anh em mình không gặp nhau!...

Rồi tất cả lại quây quần trò chuyện, chủ yếu xoay quanh kế hoạch đi đón Thái Văn Dung.

Chu Mạnh Sơn năm nay 26 tuổi, người huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 2012, anh bị tòa kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” với mức án ba năm. Trong phiên tòa phúc thẩm, Sơn được giảm xuống còn 30 tháng tù. Anh bị bắt cùng với ba người bạn khác khi họ đang rải truyền đơn ủng hộ dân chủ hồi cuối năm 2011, cho đến ngày 2/2/2014 thì được trả tự do.
Chu Mạnh Sơn

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tù ngày 2/8/2015, kết thúc bản án 4 năm mà nhà cầm quyền dành cho mình. Anh bị cơ quan an ninh bắt giữ khi vừa từ Thái Lan trở về Việt Nam ngày 30/7/2011, sau đó bị kết án với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Quê anh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ra tù sau Nguyễn Văn Oai một ngày, Paulus Lê Sơn được mọi người dành cho sự quan tâm đặc biệt. Sơn quê Thanh Hóa, năm nay ba mươi tuổi, được biết đến như một phóng viên năng nổ của Truyền thông Chúa Cứu Thế, người tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ công lý sự thật và biểu tình chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Với tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền”, ban đầu Paulus Lê Sơn bị kết án 13 năm tù, sau đó được giảm xuống còn 4 năm. Hoàn cảnh của anh cũng khá éo le, khiến nhiều người thương cảm. Ấy là trong khoảng thời gian Sơn thụ án, người mẹ yêu quý của anh đã từ giã cõi đời mà không được gặp mặt con lần cuối.

Hôm ra tù, Sơn đến khóc lóc thảm thiết trước mộ mẹ, làm cho những người có mặt ở đó đều không thể cầm được nước mắt. Xã hội độc tài, đã gây nên bao thảm cảnh trái ngang, cũng như những biệt li không đáng có. Nhưng rồi trong đau thương, con người vẫn kiên cường và vững tin vào công lý. Paulus Lê Sơn đã từng nói “Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống”, nó nhắc nhở mọi người hãy dũng cảm đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp, đừng luồn cúi khuất phục bạo quyền.

Rồi đến lúc chúng tôi cũng phải chia tay, vì chút nữa đây mọi người còn phải đi đón Thái Văn Dung vào buổi trưa cùng ngày. Lại những cái bắt tay siết chặt, thấp thoáng nụ cười ngạo nghễ của Nguyễn Văn Oai, người tù nhân lương tâm bất khuất.
Paulus Lê Sơn
Tôi đã gặp họ, những người tù trở về. Họ truyền cho tôi niềm tin thắng lợi đối với sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Tôi vui cho tự do của họ, cảm nhận sự mạnh mẽ, nhiệt huyết của những con người vừa chiến thắng ngục tù khắc nghiệt.
Lúc ra về, trong đầu tôi luôn băn khoăn một câu hỏi: “Người ta nói có tự do, tại sao những con người bày tỏ quan điểm cá nhân một cách ôn hòa như vậy lại phải bị ngồi tù? Người ta nói có dân chủ, tại sao lại đi bắt giam những người đòi hỏi quyền lợi chính đáng của bản thân? Như vậy thì hòa bình làm chi? Độc lập để mà gì?”

Chế độ này đánh giá mọi thứ qua lăng kính “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin”, cũng như việc người ta chỉ nhìn cuộc đời bằng một con mắt vậy. Và việc đầu tiên của một thằng chột sau khi lên làm vua là: chọc mù mắt tất cả những người còn lại.

Nguồn:
Blog Minh Văn



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List