“Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng. Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối…”.
xxx
==
http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
Trại Kiên Giam - Communists' Reeducation Camp
== http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
==
Biểu tình 19/3/2017
==
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Saturday, October 31, 2020
Friday, October 30, 2020
Thursday, October 29, 2020
Wednesday, October 28, 2020
Tuesday, October 27, 2020
Monday, October 26, 2020
Sunday, October 25, 2020
Saturday, October 24, 2020
Friday, October 23, 2020
Thursday, October 22, 2020
Wednesday, October 21, 2020
Monday, October 19, 2020
Saturday, October 17, 2020
Thái Lan: Hàng chục nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm của chính phủ
Thái Lan: Hàng chục
nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm của chính phủ
16 tháng 10 2020
Nguồn hình ảnh, EPA
Những người
biểu tình đã tổ chức một cuộc tọa kháng ôn hòa tại khu mua sắm Ratchaprasong ở
Bangkok hôm 15/10
Hàng chục nghìn người biểu tình ủng hộ dân
chủ đã tụ họp trở lại ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm thứ Năm bất chấp việc
chính phủ ban hành sắc lệnh cấm biểu tình.
Những người biểu tình hò reo và hô vang một
cách ôn hòa. Cuối cùng, họ giải tán vài giờ sau giờ giới nghiêm mới từ 6 giờ tối.
Biểu tình
Bangkok: Chính phủ ban lệnh khẩn cấp cấm tụ tập đông người
Vua Thái chạm
trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Đám đông kêu gọi thả tự do cho ít nhất 20
nhà hoạt động bị bắt vào thứ Năm trong một cuộc đàn áp và truy quét của cảnh
sát.
Nhiều người giơ cao ba ngón tay - một biểu
tượng của phong trào biểu tình.
Sau khi rời khỏi địa điểm diễn ra cuộc biểu
tình tại Giao lộ Ratchaprasong của Bangkok một cách ôn hòa, những người biểu
tình thề sẽ quay trở lại vào thứ Sáu lúc 17:00 giờ (giờ địa phương 10:00 GMT).
Những cuộc biểu tình đầu tiên của phong
trào phản đối nổi ra tuần này - trong khi Vua Maha Vajiralongkorn đang ở Thái
Lan - đã làm tăng đáng kể tính khẩn cấp của phong trào. Nhà vua, người hiện
dành phần lớn thời gian ở nước ngoài, đã trở về từ Đức trong vài tuần nay.
Nguồn hình ảnh, EPA
Đã có những
cuộc đụng độ lẻ tẻ vào thứ Năm nhưng các cuộc biểu tình phần lớn diễn ra trong
ôn hòa
Vào sáng thứ Năm, chính phủ đã ban bố sắc lệnh
khẩn cấp cấp tụ tập đông người, và bắt khoảng 20 nhà hoạt động, đưa tổng số bị
bắt lên khoảng 40.
Một số nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt nằm
trong số những người bị bắt, bao gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa, nhà hoạt động
phong trào sinh viên Parit Chiwarak - người được biết đến nhiều với biệt danh
"Penguin" - và Panusaya Sithijirawattanakul.
Trong một video phát trực tiếp được xem rộng
rãi, cảnh sát đọc những lời buộc tội cô Panusaya trong một phòng khách sạn. Một
video khác cho thấy cảnh sát đưa Panusaya vào một chiếc xe hơi khi cô và những
người ủng hộ cô đang hô khẩu hiệu.
Phong trào phản đối mà họ dẫn dắt bắt đầu bằng
việc kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.
Ông là một cựu tư lệnh quân đội đã chiếm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và
được bổ nhiệm làm thủ tướng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái. Cuộc biểu
tình đã mở rộng từ đó để kêu gọi kiềm chế quyền hạn của nhà vua.
Những lời kêu
gọi cải cách hoàng gia đặc biệt nhạy cảm ở Thái Lan, nơi những lời
chỉ trích đối với chế độ quân chủ có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù nặng
nề.
'Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết'
Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, dẫn
đến sắc lệnh khẩn cấp được ban hành hôm thứ Năm, biểu trưng cho những thách thức
chính nhiều năm qua trong việc thiết lập đất nước Thái Lan, quốc gia chịu sự
chi phối của quân đội và hoàng gia. Hôm thứ Tư, những người biểu tình đã chế nhạo
và giơ ba ngón tay chào khi một đoàn xe chở nữ hoàng đi qua Bangkok.
Nguồn hình ảnh, EPA
Nhiều người
biểu tình giơ cao ngón tay như một kiểu chào đã trở thành biểu tượng của phong
trào
Chính phủ dẫn việc đoàn biểu tình đối đầu với
đoàn xe hoàng gia là một trong những lý do ban hành sắc lệnh khẩn cấp. Nhưng những
người biểu tình đã phớt lờ các quy định mới vào chiều thứ Năm để tụ tập cả hàng
nghìn người một lần nữa.
Cô sinh
viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Người dân
Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức
"Giống như những con chó bị dồn vào
chân tường, chúng ta chiến đấu cho đến chết", Panupong "Mike
Rayong" Jadnok, một trong những nhà lãnh đạo biểu tình nổi tiếng hiện vẫn
tự do, nói với đám đông. "Chúng ta sẽ
không lùi bước. Chúng ta sẽ không bỏ chạy. Chúng ta sẽ không đi đâu cả."
Cảnh sát kêu gọi đám đông giải tán, cuối
cùng đặt giờ giới nghiêm lúc 18 giờ. Phát ngôn viên cảnh sát Kissana
Phathanacharoen cho biết: "Những người đến đây biết rằng có lệnh cấm tụ tập
công khai từ 5 người trở lên. "Chúng tôi sẽ thực hiện từng bước một."
Jonathan Head của BBC News phân tích
Rất ít người ở Thái Lan sẽ ngạc nhiên trước
việc bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt và những hạn chế khắt khe hơn
đối với quyền tự do hội họp và ngôn luận. Một số người thậm chí có thể cảm thấy
nhẹ nhõm vì cuộc biểu tình không kết thúc bằng máu đổ, như thường thấy trước
đây trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Khi Anon Nampa, một luật sư có vẻ ngoài ôn
hòa, lần đầu tiên kêu gọi một cuộc thảo luận thành thật về chế độ quân chủ, vào
ngày 3/8, bạn gần như có thể nghe thấy những trên khắp đất nước về sự liều lĩnh
của anh. Khi Panusaya Sithijirawattanakul đọc lớn 10 yêu cầu cải cách hoàng gia
và trách nhiệm giải trình từ sân khấu của trường đại học một tuần sau đó, Thái
Lan đã chuẩn bị tinh thần cho sự phản ứng dữ dội. Tại một đất nước mà mọi hiến
pháp đều yêu cầu nhà vua phải "được đảm bảo một vị trí được tôn kính",
điều này giống như một sự báng bổ.
Sự phản ứng dữ dội đã không xảy đến. Một
chính phủ đang vật lộn dưới sức nặng của nhiều thách thức, từ tình hình kinh tế
tồi tệ đến hàng loạt vụ bê bối, có vẻ lưỡng lự trong việc mạo hiểm để kích động
thêm sự tức giận của công chúng.
Nhưng sự bền gan của các cuộc biểu tình quy
mô lớn, nơi những người biểu tình chế nhạo thể chế hoàng gia, là điều không thể
dung thứ được lâu, đặc biệt là khi nhà vua đã trở về Thái Lan để ở lại lâu dài.
Với việc các lãnh đạo bị nhốt bên ngoài
Bangkok và bất kỳ cuộc tụ tập công cộng nào đều bị cấm, phong trào sẽ khó tiếp
tục. Các nhà chức trách cũng có thể truy tìm những người mà họ tin rằng đã tài
trợ cho các cuộc biểu tình.
Nhưng những gì đã được nói về chế độ quân
chủ không thể rút lại. Một điều cấm kỵ đã bị phá vỡ. Mọi người ở mọi lứa tuổi,
từ mọi miền của đất nước, ngoại trừ những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cứng
nhắc, giờ đây đồng tình với các thủ lĩnh sinh viên rằng chế độ quân chủ là mục
tiêu hợp lý để chỉ trích trong bất kỳ cuộc đại tu thể chế nào của Thái Lan. Chỉ
còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta lại chứng kiến các cuộc biểu tình tương
tự.
Phong trào biểu tình bắt đầu thế nào?
Thái Lan vốn có lịch sử lâu dài về biểu
tình và bạo loạn chính trị, nhưng làn sóng mới này bắt đầu từ hồi tháng Hai năm
nay, sau khi tòa án ra lệnh giải thể một đảng đối lập non trẻ ủng hộ dân chủ.
Lệnh này được đưa ra sau cuộc bầu cử vào
tháng Ba năm ngoái - cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi quân đội nắm quyền vào năm
2014 và là cơ hội bỏ phiếu đầu tiên của nhiều người trẻ và những cử tri bỏ phiếu
lần đầu. Cuộc bầu cử được coi là cơ hội để thay đổi sau nhiều năm cầm quyền của
quân đội.
Hàng ngàn
người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
|
Hàng ngàn
người Thái đối đầu với nhà vua
Với sự hỗ trợ hết sức quan trọng của quân đội,
Prayuth Chan-ocha được tái bổ nhiệm làm thủ tướng. Đảng Tương lai ủng hộ dân chủ
(FFP), với nhà lãnh đạo đầy thu hút Thanathorn Juangroongruangkit, đã giành được
số ghế lớn thứ ba và được giới trẻ, cử tri bỏ phiếu lần đầu, đặc biệt yêu
thích.
Nhưng vào tháng Hai, một tòa án phán quyết
FFPnhận một khoản vay từ Thanathorn, một khoản tài trợ được coi là khoản quyên
góp - khiến nó bất hợp pháp - và đảng này buộc phải giải thể, dẫn đến hàng
nghìn thanh niên Thái xuống đường tham gia các cuộc biểu.
Các cuộc biểu tình đã bị tạm ngưng do các hạn
chế liên quan đến Covid-19 là cấm tụ tập, nhưng phong trào bắt đầu trở lại vào
tháng Sáu khi một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng mất tích.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Nhà hoạt động
ủng hộ dân chủ Wanchalearm Satsaksit bị bắt trên đường phố ở Campuchia
Wanchalearm Satsaksit, người sống lưu vong ở
Campuchia từ năm 2014, được cho là đã bị bắt trên đường phố và tống lên xe. Những
người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng cuộc bắt cóc - cảnh sát và
các quan chức chính phủ phủ nhận cáo buộc này.
Trong những tháng gần đây, những người biểu
tình phản đối quyết định của nhà vua khi tuyên bố tài sản của Hoàng gia là tài
sản cá nhân ông, khiến ông trở thành người giàu nhất Thái Lan tính đến hiện tại.
Cho đến nay, việc này vẫn được tin tưởng dưới danh nghĩa là vì lợi ích của người
dân.
Cũng có nhiều nghi vấn về quyết định của
nhà vua trong việc nắm quyền chỉ huy đối trực tiếp với tất cả các đơn vị quân đội
đóng tại Bangkok - việc tập trung sức mạnh quân sự vào tay hoàng gia chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Thái Lan.
__._,_.___
Thursday, October 15, 2020
Wednesday, October 14, 2020
Tuesday, October 13, 2020
Monday, October 12, 2020
20 nhà giáo Israel viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho thầy giáo – tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh
20 nhà giáo Israel
viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho thầy giáo – tù nhân lương tâm Nguyễn
Năng Tĩnh
Thực Hiện
-
08/10/2020
Thầy giáo, tù nhân lương tâm Nguyễn
Năng Tĩnh.
Ngày 4
tháng 10, 2020
Kính gửi:
MK Benjamin Gantz
Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng Chính phủ
Trong nhiều
thập kỷ, Việt Nam bị cai trị bởi một chế độ độc tài của “Đảng Cộng sản Việt
Nam” (ĐCSVN). Những công dân dám chỉ trích ĐCSVN bị lực lượng an ninh tấn công,
bắt giữ, tra tấn nghiêm khắc, một số bị truy tố về tội hình sự hà khắc, một số
bị xử tử trong khi tra tấn và một số bị xử tử bằng thủ tục tố tụng; Một số công
dân bị giam giữ không chính thức mà chế độ từ chối thừa nhận, vì vậy họ được định
nghĩa là “biến mất;” Những người không bị bắt nhưng bị nghi ngờ là thù địch với
chế độ sẽ bị giám sát liên tục và quyền tự do cư trú và tự do đi lại của họ bị hạn
chế.
Ngày
29/5/2019, ông Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên âm
nhạc bị bắt. Ông sinh năm 1976 tại tỉnh miền trung Nghệ Tĩnh. Ông theo học tại Học
viện Âm nhạc thành phố Huế và từ năm 2013-2019 giảng dạy lý thuyết âm nhạc và
đàn Organ tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.
Ông Tĩnh bị
truy tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật
Hình sự Việt Nam, do những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook (Ông Tĩnh phủ
nhận trang Facebook đó là của mình). Mặc dù hiểu rõ về cái giá phải trả, ông
Tĩnh vẫn dùng để bày tỏ với các học trò quan điểm của mình về những vi phạm
nhân quyền và ô nhiễm môi trường do chế độ cộng sản gây ra, cũng như việc Trung
Cộng vi phạm chủ quyền Việt Nam với sự ươn hèn của đảng Cộng sản cầm quyền. Ông
Tĩnh thậm chí còn dạy nhiều bài hát yêu nước do những người bất đồng chính kiến
sáng tác cho các cháu nhỏ.
Ngày 15
tháng 11 năm 2019, ông Tĩnh bị kết án bởi một phiên toà không đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế về phiên toà công bằng. Ông bị kết án 11
năm tù và 5 năm quản chế. Ngày 20 tháng 4 năm 2020, Toà án Nhân dân Cấp
cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo của ông.
Vào tháng
10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký một bản ghi
nhớ chung (memorandum of understanding) về an ninh và các đại diện của cơ sở quốc
phòng Israel sẽ gặp gỡ thường xuyên với các quan chức cấp cao của ĐCSVN. Theo
các bằng chứng và nhiều báo cáo khác nhau tại Việt Nam trong những năm gần đây, Israel là nhà cung cấp vũ khí và hệ thống giám sát chính
cho Việt Nam.
Chúng tôi, những nhà giáo dục có ký tên dưới đây trong lĩnh vực
âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc trên khắp Israel, đề nghị các quý vị
sử dụng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng Israel và chế độ Cộng sản tại Việt
Nam và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho đồng nghiệp của chúng tôi, tù nhân
chính trị Nguyễn Năng Tĩnh.
Âm nhạc và
tự do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như được minh họa bởi Leonard Bernstein
vào ngày 25 tháng 12 năm 1989, khi ông biểu diễn Bản giao hưởng thứ chín của
Beethoven như một phần của lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin. Trong bản
nhạc “Ode to Joy,” Bernstein đã thay đổi lời bài hát gốc của Friedrich
Schiller, thay từ vui vẻ bằng từ tự do.
Ông Tĩnh cũng có quyền tự do, và chúng tôi yêu cầu các quý vị
truyền tải thông điệp này không chậm trễ đến đối tác tại Việt Nam.
Giáo sư
Veronika Cohen
Tiến sĩ Michal Hefer
Tiến sĩ Yoel Greenberg
Ofri Akavia
Chaya Offek
Giáo sư Judith Cohen
Michal Toussia-Cohen
Giáo sư Ruth HaCohen Pinczower
Giáo sư Emer. Menachem Zur
Tiến sĩ Elisheva Rigbi
Giáo sư Emer. Naphtali Wgner
Yochanan Nerel
Giáo sư Emer. Shmuel Magen
Tiến sĩ Aline Gabay
Tiến sĩ Dochy Lichtensztajn
Giáo sư Amnon Wolman
Inbal Djamchid
Giáo sư Edwin Seroussi
Tiến sĩ Michael Lukin
Giáo sư Benjamin Oren
—
Nguyên
bản bằng tiếng Anh
October 4,
2020
To:
MK Benjamin Gantz
Defense Minister and Deputy Prime Minister
For
decades, Vietnam has been governed by a dictatorial regime of the “Communist
Party of Vietnam”(CPV). Citizens who dare to criticize the CPV are attacked by
security forces, arrested, severely tortured, some prosecuted for draconian
criminal offenses, some executed during torture and some executed in legal
proceedings; Some citizens are held in unofficial detentions that the regime
refuses to admit, so they are defined as “disappeared”; Those who are not
arrested but suspected of hostility to the regime are under constant
surveillance and severe restrictions are placed on their freedom of occupation
and freedom of movement.
On May 29,
2019, Mr. Nguyen Nang Tinh, a music teacher was arrested. Tinh was born in 1976
in Nghe Tinh province in central Vietnam. He acquired his academic education at
the Academy of Music in the city of Hue and from 2013-2019 taught music theory
and keyboard harmony at the College of Culture and Art of Nghe An.
He was
indicted for “spreading propaganda against the state” under section 117 of the
Vietnamese Penal Code, due to critical posts about the regime on Facebook (Tinh
denied that the Facebook page was his). Despite his clear knowledge of the
price he might pay Tinh used to express to his students his views on human
rights violations and the severe harm to the environment caused by the
communist regime, as well as the violation of Vietnam’s sovereignty by China
with the CPV turning a blind eye. Tinh even presented in his classes music
composed by dissidents of the regime.
On
November 15, 2019, Tinh was convicted in an expedited legal proceeding that did
not meet
international
standards. He was sentenced to 11 years in prison and another 5 years on
probation. On April 20, 2020, the Supreme Court in the capital Hanoi rejected Tinh’s
appeal.
In October
2018, the Israeli Ministry of Defense and the Vietnamese Ministry of Defense
signed a security understanding agreement, and representatives of the Israeli
defense establishment are meeting on a regular basis with senior CPV officials.
According to evidence and various reports in Vietnam in recent years the State
of Israel has been a major supplier of weapons and surveillance systems to
Vietnam.
We, the
undersigned educators in music and musicology studies throughout the State of
Israel, ask you to use the close ties between the Israeli Ministry of Defense
and the communist regime in Vietnam and request the immediate release of our
colleague, political detainee Nguyen Nang Tinh.
Music and
freedom are inextricably linked, as illustrated by Leonard Bernstein on
December 25, 1989, when he conducted Beethoven’s Ninth Symphony as part of the
celebrations of the fall of the Berlin Wall. In the “Ode to Joy,” Bernstein
changed Friedrich Schiller’s original lyrics, replacing the word joy with the
word freedom.
Tinh is
also entitled to freedom, and we ask you to convey this message without delay
to your counterparts in Vietnam.
Prof.
Veronika Cohen
Dr. Michal Hefer
Dr. Yoel Greenberg
Ofri Akavia
Chaya Offek
Prof. Judith Cohen
Michal Toussia-Cohen
Prof. Ruth HaCohen Pinczower
Prof. Emer. Menachem Zur
Dr. Elisheva Rigbi
Prof. Emer. Naphtali Wgner
Yochanan Nerel
Prof. Emer. Shmuel Magen
Dr. Aline Gabay
Dr. Dochy Lichtensztajn
Prof. Amnon Wolman
Inbal Djamchid
Prof. Edwin Seroussi
Dr. Michael Lukin
Prof. Benjamin Oren
Nguồn: Người Bảo Vệ Nhân Quyền
#nguyễnnăngtĩnh
Tags: nguyen-nang-tinh
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM
Bài trướcChiếc thảm đỏ của đảng và máu của người cần lao
__._,_.___
Sunday, October 11, 2020
Saturday, October 10, 2020
Friday, October 9, 2020
Wednesday, October 7, 2020
Sunday, October 4, 2020
64 Nghị sĩ Châu Âu lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
64
Nghị sĩ Châu Âu lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam - trong đó có
vụ Đồng Tâm - và yêu cầu EU vận dụng các công cụ trong EVFTA để cải thiện nhân
quyền
Nghị viện châu Âu
Hiếu
Bá Linh (Danlambao) - Hôm
nay ngày 25-9-2020, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một bức thư
gửi đến Liên minh châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam,
trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong
Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi
đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Thư
yêu cầu này được gửi trực tiếp tới ông Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU
và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ
trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC).
Trong thư, đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm:
“Việc chiếm đất thường xuyên xảy
ra, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Nó đã gây ra sự kiện bi thảm ở Đồng Tâm
vào tháng 1 năm nay. Cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức tấn công vào ngôi làng,
nơi dân làng đang khiếu nại về việc tịch thu đất sai trái. Một số bị cáo khai
rằng họ đã bị tra tấn để buộc phải nhận tội. Hai người đã bị kết án tử
hình, và hàng chục người khác bị kết án tù”.
“Sau khi bị bắt tạm giam, những
người bị buộc tội chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm như vụ đụng độ Đồng Tâm,
không được liên hệ hoặc không có liên hệ thật sự có ý nghĩa với luật sư
và gia đình của họ. Họ thường là đối tượng của bạo lực đánh đập, tra tấn hoặc
đối xử tệ bạc khác, và các phiên tòa xét xử họ một cách nhanh chóng không
đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan, công bằng và độc lập của tòa
án. Việc cưỡng bức thú tội trước ống kính truyền hình cũng thường xuyên xảy
ra”.
Vụ
bắt giữ ông Phạm Chí Dũng cũng được các nghị sĩ dành nhiều quan tâm:
“Các vụ bắt giữ các blogger, nhà báo
và các nhà phê bình chính phủ nhận vẫn tiếp tục xảy ra và thậm chí còn gia
tăng trong năm 2020. Vụ ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt
nam, bị bắt giam vì liên hệ với Nghị viện Châu Âu. Vụ bắt giữ này đã
dẫn tới một bức thư của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu gửi Thủ tướng Việt Nam.
Bức thư trả lời của Việt Nam là đáng thất vọng, nó không đề cập đến nội dung
của vụ việc và so sánh những hạn chế về quyền tự do ngôn luận ở EU với những
hạn chế ở Việt Nam”.
“Ông ta chỉ là một trong số nhiều
nhà phê bình thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ, buộc tội và truy tố theo Điều
109, Điều 117 hoặc Điều 331 tai tiếng của Bộ luật Hình sự mà đã bị Nghị viện
Châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên EU liên tục tố cáo trong đợt kiểm
điểm định kỳ mới nhất của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.
“Các nhà hoạt động bị cáo buộc có
hành vi lật đổ, tuyên truyền chống phá nhà nước, «lợi dụng quyền dân chủ, tự do
xâm phạm lợi ích của nhà nước» và «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền của nhân
dân”.
Phần
cuối Thư Kiến nghị, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã yêu cầu EU hãy sử dụng
các công cụ của EVFTA để làm thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở
Việt Nam, và hãy lưu ý Việt Nam về khả năng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
Hiệp định EVFTA trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục
thiếu tiến bộ về nhân quyền. Trích:
“Trong bối cảnh đáng lo ngại này và
vì chúng tôi lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn trước thềm Đại hội Đảng CSVN
lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, tất cả các công cụ hiện có nên được sử dụng để
kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam. Đặc
biệt, thể theo các nghị quyết của Nghị viện châu Âu nêu trên, chúng tôi
yêu cầu”:
“Tăng cường đối thoại với các cơ
quan chức năng của Việt Nam ở các cấp cao nhất để yêu cầu họ thực hiện các
bước cụ thể để giải quyết tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi trong nước,
bao gồm việc khẩn cấp thả tất cả những người bị bỏ tù chỉ vì thực hiện ôn
hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ, và cam kết thực hiện cải cách cụ
thể bộ luật hình sự và các đạo luật đàn áp khác, tuân thủ các cam kết song
phương và quốc tế, và nêu rõ hậu quả nếu không hành động”;
“Khẩn trương theo đuổi việc thiết
lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền và cơ chế khiếu nại độc lập, cung
cấp cho người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan tại địa phương khả năng
khắc phục có hiệu quả, đồng thời là công cụ giải quyết các tác động tiêu cực
tiềm ẩn đối với nhân quyền, đặc biệt là áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa nhà nước qui định trong chương TSD của Hiệp định Thương mại”;
“Yêu cầu một cách mạnh mẽ về
việc thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh báo các cơ quan chức năng của
Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào thành phần và hoạt động của
Nhóm, cũng như chống lại mọi mối đe dọa hoặc trả đũa có thể xảy ra đối với các
thành viên được lựa chọn của Nhóm”;
“Báo cáo với Nghị viện châu Âu về
hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ trong một loạt các vấn đề nhân
quyền”;
“Nhắc nhở đối tác Việt Nam về mối
liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA và EVFTA, và khả năng kích hoạt điều khoản
nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ Hiệp định Thương mại trong
trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục thiếu tiến bộ về nhân
quyền”.
https://danlambaovn.blogspot.com/
*
PHỤ LỤC
- Bản dịch nội dung Thư yêu cầu:
Brussels,
ngày 25.09.2020
Vào
ngày 12 tháng 2 năm 2020, Nghị viện Châu Âu đã đồng ý thông qua Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư. Vào ngày 30 tháng 3
năm 2020, Hội đồng châu Âu đã đưa ra quyết định cuối cùng bật đèn xanh cho cả
hai hiệp định. Vào ngày 8 tháng 6, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản,
mở đường để các hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.
Mặc
dù đồng ý thông qua Hiệp định, các Thành viên của Nghị viện Châu Âu đã lưu
ý đến các bảo lưu liên quan đến tình hình Nhân quyền. Trên thực tế, chúng
tôi đã “nhắc nhở đến yêu cầu ngày 15 tháng 11 năm 2018, đặc biệt là đối với
việc cải cách luật hình sự, án tử hình, tù nhân chính trị và các quyền tự do
cơ bản. Chúng tôi yêu cầu các Bên sử dụng đầy đủ các thỏa thuận để cải thiện
tình hình nhân quyền cấp bách ở Việt Nam, và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc
đối thoại nhân quyền đầy tham vọng giữa EU và Việt Nam. ” [Theo Nghị quyết
của Nghị Viện Châu Âu ra ngày 15/11/2018, đặc biệt là tình hình tù nhân chính
trị tại Việt Nam]
Chúng
tôi hy vọng rằng “việc hiệp định có hiệu lực [sẽ] tạo điều kiện cho sự hợp tác
rộng lớn và hiệu quả giữa hai bên nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định về
phát triển bền vững, có thể mang lại sự cải thiện về chính trị và tình hình
nhân quyền trong nước".
Mặc
dù cải cách Bộ luật Lao động và tiến bộ trong việc việc phê chuẩn các Công
ước của ILO, tuy nhiên kể từ đó ngày càng có nhiều tin tức đáng báo động. [Theo tường thuật
của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW]
Các
vụ bắt giữ các blogger, nhà báo và các nhà phê bình chính phủ nhận vẫn tiếp tục
xảy ra và thậm chí còn gia tăng trong năm 2020. Vụ ông Phạm Chí Dũng, Chủ
tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt nam, bị bắt giam vì liên hệ với Nghị viện
Châu Âu. Vụ bắt giữ này đã dẫn tới một bức thư của Chủ tịch Nghị viện
Châu Âu gửi Thủ tướng Việt Nam. Bức thư trả lời của Việt Nam là đáng thất
vọng, nó không đề cập đến nội dung của vụ việc và so sánh những hạn chế về
quyền tự do ngôn luận ở EU với những hạn chế ở Việt Nam.
Ông
ta chỉ là một trong số nhiều nhà phê bình thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ,
buộc tội và truy tố theo Điều 109, Điều 117 hoặc Điều 331 tai tiếng của Bộ luật
Hình sự mà đã bị Nghị viện Châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên EU liên
tục tố cáo trong đợt kiểm điểm định kỳ mới nhất của Việt Nam tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Các
nhà hoạt động bị cáo buộc có hành vi lật đổ, tuyên truyền chống phá nhà nước,
«lợi dụng quyền dân chủ, tự do xâm phạm lợi ích của nhà nước» và «hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền của nhân dân».
Những
người theo tôn giáo và tín ngưỡng của họ một cách độc lập vẫn bị chính quyền và
công an đàn áp với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc.
Việc
chiếm đất thường xuyên xảy ra, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Nó đã gây ra
sự kiện bi thảm ở Đồng Tâm vào tháng 1 năm nay. Cảnh sát đã dùng vũ lực quá
mức tấn công vào ngôi làng, nơi dân làng đang khiếu nại về việc tịch thu đất
sai trái. Một số bị cáo khai rằng họ đã bị tra tấn để buộc phải nhận tội.
Hai người đã bị kết án tử hình, và hàng chục người khác bị kết án tù.
Sau
khi bị bắt tạm giam, những người bị buộc tội chính trị hoặc các vấn đề nhạy
cảm như vụ đụng độ Đồng Tâm, không được liên hệ hoặc không có liên hệ thật
sự có ý nghĩa với luật sư và gia đình của họ. Họ thường là đối tượng của bạo
lực đánh đập, tra tấn hoặc đối xử tệ bạc khác, và các phiên tòa xét xử họ
một cách nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan,
công bằng và độc lập của tòa án. Việc cưỡng bức thú tội trước ống kính TV
cũng thường xuyên xảy ra.
Nhiều
blogger nhân quyền, nhà hoạt động, nhà vận động chính trị chống cộng và đôi khi
thân nhân của những người này đang tỵ nạn ở nước ngoài, vẫn bị giám sát,
quấy nhiễu, đe dọa hoặc cấm đi lại.
Chúng
ta cũng không thể bỏ qua áp lực mà các mạng xã hội như Facebook phải đối mặt để
hạn chế quyền truy cập nội dung mà Chính phủ Việt Nam cho là bất hợp pháp và
phải tuân thủ để có hành động phù hợp. [Theo bản tin của
Hãng tin Reuters]
Những
điều này và những diễn biến khác ở Việt Nam là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về
tầm quan trọng của việc tiến hành đánh giá tác động nhân quyền, mà việc thiếu
các đánh giá này đã bị thanh tra EU coi là trường hợp vi phạm thủ tục.
Một phân tích đánh giá như vậy có thể đã thúc đẩy các nhà đàm phán EU - trước
khi kết thúc cuộc đàm phán - yêu cầu các cải cách cụ thể mà có lợi cho tất cả
người Việt Nam. Bây giờ là lúc để khắc phục những sai lầm trong quá khứ.
|
Trong
bối cảnh đáng lo ngại này và vì chúng tôi lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn
trước thềm Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, tất cả các
công cụ hiện có nên được sử dụng để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích
cực về nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt, thể theo các nghị quyết của
Nghị viện châu Âu nêu trên, chúng tôi yêu cầu:
-
Tăng cường đối thoại với các cơ quan chức năng của Việt Nam ở các cấp cao nhất
để yêu cầu họ thực hiện các bước cụ thể để giải quyết tình trạng nhân quyền
ngày càng xấu đi trong nước, bao gồm việc khẩn cấp thả tất cả những người bị
bỏ tù chỉ vì thực hiện ôn hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ, và
cam kết thực hiện cải cách cụ thể bộ luật hình sự và các đạo luật đàn áp khác,
tuân thủ các cam kết song phương và quốc tế, và nêu rõ hậu quả nếu không hành
động;
-
Khẩn trương theo đuổi việc thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền
và cơ chế khiếu nại độc lập, cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng và các bên
liên quan tại địa phương khả năng khắc phục có hiệu quả, đồng thời là công
cụ giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với nhân quyền, đặc biệt là áp
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước qui định trong chương TSD của
Hiệp định Thương mại;
-
Yêu cầu một cách mạnh mẽ về việc thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh
báo các cơ quan chức năng của Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào
thành phần và hoạt động của Nhóm, cũng như chống lại mọi mối đe dọa hoặc trả
đũa có thể xảy ra đối với các thành viên được lựa chọn của Nhóm;
-
Báo cáo với Nghị viện châu Âu về hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ
trong một loạt các vấn đề nhân quyền;
-
Nhắc nhở đối tác Việt Nam về mối liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA và EVFTA,
và khả năng kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
Hiệp định Thương mại trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam
tiếp tục thiếu tiến bộ.
Mong
nhận được hồi âm.
64
Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu ký tên
-
Thư yêu cầu của 64 Nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu (bản gốc tiếng Anh):
Vụ
án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại
Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) -
Một cách tổng quát, vụ án Đồng Tâm phát xuất từ sự tranh chấp đất đai giữa nhân
dân xã Đồng Tâm và Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel thuộc bộ Quốc Phòng.
Tuy
chi tiết phức tạp nhưng, vụ án Đồng Tâm cũng như nhiều tranh chấp về đất đai
khác giữa các dân oan và chính quyền CSVN, đều phát xuất từ một điều khoản lạ
lùng trong Hiến Pháp 2013.
Thật
vậy, Điều 53 của hiến pháp ghi rõ:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Đọc
đến đây thì cả một bà nội trợ Việt Nam cả ngày bận bịu cơm nước cho chồng con
cũng biết rằng mình bị đảng CSVN lường gạt trắng trợn. Theo tinh thần của điều
53 thì người dân chỉ sở hữu trên danh nghĩa. Trên thực tế phải chấp nhận chính
quyền, tức đảng CSVN, quản lý suốt đời. Thực tế cũng theo điều 4 hiến pháp thì
đảng CSVN độc quyền cai tri vô điều kiện. Kết quả là đảng CSVN tuyệt đối sở hữu
đất đai của nhân dân.
Dương
cao ngọn cờ “nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý đất đai” là một sự sỉ nhục
trắng trơn trí thông minh của dân tộc vì trong thời đại tin học này, toàn dân
đều ý thức rõ như ban ngày là qua Hiến Pháp 2013, toàn dân bị tước đoạt tài sản
và đảng CSVN là chủ nhân ông toàn diện, vĩnh viễn và tuyệt đối từ đất đai đến
sinh mạng con người trên đất nước Việt Nam.
Trên
nền tảng sở hữu toàn diện và quyền năng toàn trị trị nêu trên, Bộ Chính Trị
đảng CSVN ra lệnh cho Công An, thanh gươm sắt bén của đảng, tấn công và đàn áp
đẫm máu toàn xã Đồng Tâm.
Kết
quả là người lãnh đạo xã Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình bị bắn chết, phanh thây.
Hai người con trai bị cái gọi là Tòa Án Nhân Dân kết án tử hình, cháu nội bị
kết án chung thân và 16 người dân xã còn lại bị các án hình sự khác.
Tuy
nhiên, vụ Đồng Tâm không phải là một tội ác bình thường do đảng hoặc Công An
CSVN thường xuyên gây ra.
Đồng
Tâm hội đủ các yếu tố để những thành phần tội ác, từ nhưng sĩ quan công an liên
hệ đến thành phần chóp bu như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và ngay cả TBT kiêm Chủ
Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, bị truy tố về một trọng tội có tầm vóc kinh tởm
nhất lịch sử loài người: Đó là tội ác chống nhân loại. Tiếng Anh gọi là “Crime
against humanity”.
Đây
là một tội danh vốn dùng để xử các nhân vật lãnh đạo Đức Quốc Xã năm 1945,
nhưng sau đó vào năm 1998 được luật hóa trong Bộ Luật La Mã của Tòa Hình Sự
Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court).
Điều
7 Bộ Luật La Mã nêu trên ghi rõ khi ứng dụng vào trường hợp vụ án Đồng Tâm như
sau:
“1. Trong mục tiêu của Bộ Luật này,
“tội ác chống nhân loại” có nghĩa là những hành vi sau đây khi hành xử như một
phần của một sự tấn công diện rộng hoặc có hệ thống nhằm một nhân số dân sự,
với ý thức về sự tấn công:
a. Cố sát
e. Giam giữ hoặc những hình thức
tước bỏ tự do vi phạm những quy luật nền tảng công pháp quốc tế
f. Tra tấn.
k. Những hành động phi nhân khác có
bản chất tương tự gây khổ đau, thương tích cho cơ thể, tinh tần hay sức khỏe
vật lý.”
Như
thế, tội ác chống nhân loại không phải là những tội giết người, diệt chủng bình
thường mà phải hội đủ những yếu tố sau đây:
1.
Hành động tội ác phải có yếu tố tấn công (attack);
2.
Sự tấn công phải phổ quát (widespread) hoặc có hệ thống (systematic) và
3.
Nhắm vào một số người dân sự (civilian population).
Sau
khi phân tích các yếu tố liên hệ thì rõ ràng vụ án Đồng Tâm hội đủ yếu tố thứ
nhất khi Công An CSVN huy động một lực lượng gồm 3.000 công an vũ trang tấn
công người dân xã Đồng Tâm với dân số gồm cả đàn bà trẻ em lên khoảng 9.000
người, vào ngày 9 tháng 1, 2020.
Yếu
tố thứ hai là yếu tố phổ quát hoặc có hệ thống của tội ác cũng quá rõ rệt khi
Kiểm Sát Viện thừa nhận Bộ Công An có kế hoạch tấn công gọi là Kế Hoạch
419A.
Sau
cùng yếu tố thứ 3 về tính dân sự của người dân xã Đồng Tâm thì không thể tranh
cãi nữa vì họ không thuộc quân đội.
Dĩ
nhiên tầm mức tôi ác của Công An CSVN và lề lối xử án của tòa án trong pháp chế
xã hội chủ nghĩa, theo phương thức “tru di tam tộc” đối với gia đình cụ Lê Đình
Kình đã làm kinh động lương tâm toàn dân Việt nói riêng và nhân loại nói chung.
Trở
ngại hiện tại của nhân dân Việt là pháp đình có thẩm quyền truy tố và xử các
tội ác chống nhân loại là Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tại The Hague, thủ đô Hòa Lan.
Tuy tòa có thẩm quyền sẽ xử các vụ án từ 1 tháng 7, 2002 nhưng tòa chỉ có thẩm
quyền đối với các bị cáo tại các quốc gia đã phê chuẩn Bộ Luật La Mã của Tòa
Hình Sự Quốc Tế. CSVN đã không phê chuẩn bộ luật này.
Chính
vì thế, một trong những hành động đầu tiên của một chính quyền dân chủ hiến
định, pháp trị và đa nguyên Việt Nam hậu cộng sản là cấp tốc phê chuẩn Bộ Luật
này, sau đó yêu cầu truy tố và nghiêm xử tất cả mọi cá nhân phạm pháp trong vụ
án Đồng Tâm, kể cả các thẩm phán tòa án nhân dân CSVN liên hệ.
Nói
cho cùng, hầu thể hiện quyết tâm của dân tộc, nếu có những trở ngại về kỹ
thuật, pháp lý hoặc chính trị khiến Tòa Hình Sự Quốc Tế không thể phán quyết
liên hệ đến vụ Đồng Tâm, thì một chính quyền Việt Nam hậu cộng sản sẽ thông qua
một sắc luật phản ảnh những đều khoảng căn bản của Bộ Luật La Mã nói trên,
thành lập một tòa án đặc quyền và truy tố theo luật định các cá nhân liên hệ về
tội ác chống nhân loại ngay trên đất nước Việt Nam.
26..09.2020
__._,_.___
__._,_.___
https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29
Featured Post
Popular Posts
Popular Posts
Popular Posts
-
Subject: [DDCL] Bài tham luận NÊN THẬN TRỌNG của NGUYỄN-HUY HÙNG/K1 From: "'Tran Van Long' Mời Quý Vị và Quý Bạn ...
-
Bản Lên Tiếng V/v: Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt nam (CSVN...
-
Vận động kèm đe dọa ngưng đấu tranh Phóng viên RFA 2018-04-19 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Anh...
-
Dầu tại bãi chiến trường Thắng hàng ngàn quân địch Nhưng chiến thắng cuối cùng Vẫn là tự thắng mình Thư c...
-
Link bài viết. Nhờ phổ biến trên các Website, Blog, Facebook, Paltalk v.v... Xin cám ơn. NK Tưởng Niệm Martin Luther King, Jr....
-
Xem Trung-Cong Giam-giu hang tram ngan nguoi trong cac" TRAI CAI-TAO".... Ban đầu là ‘chiếm đất’, Trung Quốc hiện bắ...
-
Bài nầy nếu đề tựa " Đeo Kiến cho Người Mù, thì rất hay. ---------------- tới nhân quyền Yaho...
-
Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam ...
-
http://vietlist.us/SUB_CongDong/congdong1705011837.shtml Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi: Biểu Tì...
-
Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là tùy tiện RFA 2018-05-14 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Ema...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
Bạn và thù của Mỹ quốc bỏ phiếu cho Trump hay Clinton? - *B**ạ**n v**à** thù của Mỹ qu**ố**c bỏ phi**ê**́u cho Trump hay Clinton?* *Dr. Tristan Nguy**ễ**n* *(Bức hí hoạ) “TRUMP PHÁ NÁT MỸ QUỐC” Trum...8 years ago
-
-