64
Nghị sĩ Châu Âu lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam - trong đó có
vụ Đồng Tâm - và yêu cầu EU vận dụng các công cụ trong EVFTA để cải thiện nhân
quyền
Nghị viện châu Âu
Hiếu
Bá Linh (Danlambao) - Hôm
nay ngày 25-9-2020, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một bức thư
gửi đến Liên minh châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam,
trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong
Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi
đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Thư
yêu cầu này được gửi trực tiếp tới ông Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU
và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ
trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC).
Trong thư, đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm:
“Việc chiếm đất thường xuyên xảy
ra, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Nó đã gây ra sự kiện bi thảm ở Đồng Tâm
vào tháng 1 năm nay. Cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức tấn công vào ngôi làng,
nơi dân làng đang khiếu nại về việc tịch thu đất sai trái. Một số bị cáo khai
rằng họ đã bị tra tấn để buộc phải nhận tội. Hai người đã bị kết án tử
hình, và hàng chục người khác bị kết án tù”.
“Sau khi bị bắt tạm giam, những
người bị buộc tội chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm như vụ đụng độ Đồng Tâm,
không được liên hệ hoặc không có liên hệ thật sự có ý nghĩa với luật sư
và gia đình của họ. Họ thường là đối tượng của bạo lực đánh đập, tra tấn hoặc
đối xử tệ bạc khác, và các phiên tòa xét xử họ một cách nhanh chóng không
đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan, công bằng và độc lập của tòa
án. Việc cưỡng bức thú tội trước ống kính truyền hình cũng thường xuyên xảy
ra”.
Vụ
bắt giữ ông Phạm Chí Dũng cũng được các nghị sĩ dành nhiều quan tâm:
“Các vụ bắt giữ các blogger, nhà báo
và các nhà phê bình chính phủ nhận vẫn tiếp tục xảy ra và thậm chí còn gia
tăng trong năm 2020. Vụ ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt
nam, bị bắt giam vì liên hệ với Nghị viện Châu Âu. Vụ bắt giữ này đã
dẫn tới một bức thư của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu gửi Thủ tướng Việt Nam.
Bức thư trả lời của Việt Nam là đáng thất vọng, nó không đề cập đến nội dung
của vụ việc và so sánh những hạn chế về quyền tự do ngôn luận ở EU với những
hạn chế ở Việt Nam”.
“Ông ta chỉ là một trong số nhiều
nhà phê bình thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ, buộc tội và truy tố theo Điều
109, Điều 117 hoặc Điều 331 tai tiếng của Bộ luật Hình sự mà đã bị Nghị viện
Châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên EU liên tục tố cáo trong đợt kiểm
điểm định kỳ mới nhất của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.
“Các nhà hoạt động bị cáo buộc có
hành vi lật đổ, tuyên truyền chống phá nhà nước, «lợi dụng quyền dân chủ, tự do
xâm phạm lợi ích của nhà nước» và «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền của nhân
dân”.
Phần
cuối Thư Kiến nghị, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã yêu cầu EU hãy sử dụng
các công cụ của EVFTA để làm thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở
Việt Nam, và hãy lưu ý Việt Nam về khả năng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
Hiệp định EVFTA trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục
thiếu tiến bộ về nhân quyền. Trích:
“Trong bối cảnh đáng lo ngại này và
vì chúng tôi lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn trước thềm Đại hội Đảng CSVN
lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, tất cả các công cụ hiện có nên được sử dụng để
kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam. Đặc
biệt, thể theo các nghị quyết của Nghị viện châu Âu nêu trên, chúng tôi
yêu cầu”:
“Tăng cường đối thoại với các cơ
quan chức năng của Việt Nam ở các cấp cao nhất để yêu cầu họ thực hiện các
bước cụ thể để giải quyết tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi trong nước,
bao gồm việc khẩn cấp thả tất cả những người bị bỏ tù chỉ vì thực hiện ôn
hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ, và cam kết thực hiện cải cách cụ
thể bộ luật hình sự và các đạo luật đàn áp khác, tuân thủ các cam kết song
phương và quốc tế, và nêu rõ hậu quả nếu không hành động”;
“Khẩn trương theo đuổi việc thiết
lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền và cơ chế khiếu nại độc lập, cung
cấp cho người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan tại địa phương khả năng
khắc phục có hiệu quả, đồng thời là công cụ giải quyết các tác động tiêu cực
tiềm ẩn đối với nhân quyền, đặc biệt là áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa nhà nước qui định trong chương TSD của Hiệp định Thương mại”;
“Yêu cầu một cách mạnh mẽ về
việc thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh báo các cơ quan chức năng của
Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào thành phần và hoạt động của
Nhóm, cũng như chống lại mọi mối đe dọa hoặc trả đũa có thể xảy ra đối với các
thành viên được lựa chọn của Nhóm”;
“Báo cáo với Nghị viện châu Âu về
hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ trong một loạt các vấn đề nhân
quyền”;
“Nhắc nhở đối tác Việt Nam về mối
liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA và EVFTA, và khả năng kích hoạt điều khoản
nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ Hiệp định Thương mại trong
trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục thiếu tiến bộ về nhân
quyền”.
https://danlambaovn.blogspot.com/
*
PHỤ LỤC
- Bản dịch nội dung Thư yêu cầu:
Brussels,
ngày 25.09.2020
Vào
ngày 12 tháng 2 năm 2020, Nghị viện Châu Âu đã đồng ý thông qua Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư. Vào ngày 30 tháng 3
năm 2020, Hội đồng châu Âu đã đưa ra quyết định cuối cùng bật đèn xanh cho cả
hai hiệp định. Vào ngày 8 tháng 6, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản,
mở đường để các hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.
Mặc
dù đồng ý thông qua Hiệp định, các Thành viên của Nghị viện Châu Âu đã lưu
ý đến các bảo lưu liên quan đến tình hình Nhân quyền. Trên thực tế, chúng
tôi đã “nhắc nhở đến yêu cầu ngày 15 tháng 11 năm 2018, đặc biệt là đối với
việc cải cách luật hình sự, án tử hình, tù nhân chính trị và các quyền tự do
cơ bản. Chúng tôi yêu cầu các Bên sử dụng đầy đủ các thỏa thuận để cải thiện
tình hình nhân quyền cấp bách ở Việt Nam, và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc
đối thoại nhân quyền đầy tham vọng giữa EU và Việt Nam. ” [Theo Nghị quyết
của Nghị Viện Châu Âu ra ngày 15/11/2018, đặc biệt là tình hình tù nhân chính
trị tại Việt Nam]
Chúng
tôi hy vọng rằng “việc hiệp định có hiệu lực [sẽ] tạo điều kiện cho sự hợp tác
rộng lớn và hiệu quả giữa hai bên nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định về
phát triển bền vững, có thể mang lại sự cải thiện về chính trị và tình hình
nhân quyền trong nước".
Mặc
dù cải cách Bộ luật Lao động và tiến bộ trong việc việc phê chuẩn các Công
ước của ILO, tuy nhiên kể từ đó ngày càng có nhiều tin tức đáng báo động. [Theo tường thuật
của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW]
Các
vụ bắt giữ các blogger, nhà báo và các nhà phê bình chính phủ nhận vẫn tiếp tục
xảy ra và thậm chí còn gia tăng trong năm 2020. Vụ ông Phạm Chí Dũng, Chủ
tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt nam, bị bắt giam vì liên hệ với Nghị viện
Châu Âu. Vụ bắt giữ này đã dẫn tới một bức thư của Chủ tịch Nghị viện
Châu Âu gửi Thủ tướng Việt Nam. Bức thư trả lời của Việt Nam là đáng thất
vọng, nó không đề cập đến nội dung của vụ việc và so sánh những hạn chế về
quyền tự do ngôn luận ở EU với những hạn chế ở Việt Nam.
Ông
ta chỉ là một trong số nhiều nhà phê bình thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ,
buộc tội và truy tố theo Điều 109, Điều 117 hoặc Điều 331 tai tiếng của Bộ luật
Hình sự mà đã bị Nghị viện Châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên EU liên
tục tố cáo trong đợt kiểm điểm định kỳ mới nhất của Việt Nam tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Các
nhà hoạt động bị cáo buộc có hành vi lật đổ, tuyên truyền chống phá nhà nước,
«lợi dụng quyền dân chủ, tự do xâm phạm lợi ích của nhà nước» và «hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền của nhân dân».
Những
người theo tôn giáo và tín ngưỡng của họ một cách độc lập vẫn bị chính quyền và
công an đàn áp với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc.
Việc
chiếm đất thường xuyên xảy ra, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Nó đã gây ra
sự kiện bi thảm ở Đồng Tâm vào tháng 1 năm nay. Cảnh sát đã dùng vũ lực quá
mức tấn công vào ngôi làng, nơi dân làng đang khiếu nại về việc tịch thu đất
sai trái. Một số bị cáo khai rằng họ đã bị tra tấn để buộc phải nhận tội.
Hai người đã bị kết án tử hình, và hàng chục người khác bị kết án tù.
Sau
khi bị bắt tạm giam, những người bị buộc tội chính trị hoặc các vấn đề nhạy
cảm như vụ đụng độ Đồng Tâm, không được liên hệ hoặc không có liên hệ thật
sự có ý nghĩa với luật sư và gia đình của họ. Họ thường là đối tượng của bạo
lực đánh đập, tra tấn hoặc đối xử tệ bạc khác, và các phiên tòa xét xử họ
một cách nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan,
công bằng và độc lập của tòa án. Việc cưỡng bức thú tội trước ống kính TV
cũng thường xuyên xảy ra.
Nhiều
blogger nhân quyền, nhà hoạt động, nhà vận động chính trị chống cộng và đôi khi
thân nhân của những người này đang tỵ nạn ở nước ngoài, vẫn bị giám sát,
quấy nhiễu, đe dọa hoặc cấm đi lại.
Chúng
ta cũng không thể bỏ qua áp lực mà các mạng xã hội như Facebook phải đối mặt để
hạn chế quyền truy cập nội dung mà Chính phủ Việt Nam cho là bất hợp pháp và
phải tuân thủ để có hành động phù hợp. [Theo bản tin của
Hãng tin Reuters]
Những
điều này và những diễn biến khác ở Việt Nam là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về
tầm quan trọng của việc tiến hành đánh giá tác động nhân quyền, mà việc thiếu
các đánh giá này đã bị thanh tra EU coi là trường hợp vi phạm thủ tục.
Một phân tích đánh giá như vậy có thể đã thúc đẩy các nhà đàm phán EU - trước
khi kết thúc cuộc đàm phán - yêu cầu các cải cách cụ thể mà có lợi cho tất cả
người Việt Nam. Bây giờ là lúc để khắc phục những sai lầm trong quá khứ.
|
Trong
bối cảnh đáng lo ngại này và vì chúng tôi lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn
trước thềm Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, tất cả các
công cụ hiện có nên được sử dụng để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích
cực về nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt, thể theo các nghị quyết của
Nghị viện châu Âu nêu trên, chúng tôi yêu cầu:
-
Tăng cường đối thoại với các cơ quan chức năng của Việt Nam ở các cấp cao nhất
để yêu cầu họ thực hiện các bước cụ thể để giải quyết tình trạng nhân quyền
ngày càng xấu đi trong nước, bao gồm việc khẩn cấp thả tất cả những người bị
bỏ tù chỉ vì thực hiện ôn hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ, và
cam kết thực hiện cải cách cụ thể bộ luật hình sự và các đạo luật đàn áp khác,
tuân thủ các cam kết song phương và quốc tế, và nêu rõ hậu quả nếu không hành
động;
-
Khẩn trương theo đuổi việc thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền
và cơ chế khiếu nại độc lập, cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng và các bên
liên quan tại địa phương khả năng khắc phục có hiệu quả, đồng thời là công
cụ giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với nhân quyền, đặc biệt là áp
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước qui định trong chương TSD của
Hiệp định Thương mại;
-
Yêu cầu một cách mạnh mẽ về việc thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh
báo các cơ quan chức năng của Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào
thành phần và hoạt động của Nhóm, cũng như chống lại mọi mối đe dọa hoặc trả
đũa có thể xảy ra đối với các thành viên được lựa chọn của Nhóm;
-
Báo cáo với Nghị viện châu Âu về hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ
trong một loạt các vấn đề nhân quyền;
-
Nhắc nhở đối tác Việt Nam về mối liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA và EVFTA,
và khả năng kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
Hiệp định Thương mại trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam
tiếp tục thiếu tiến bộ.
Mong
nhận được hồi âm.
64
Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu ký tên
-
Thư yêu cầu của 64 Nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu (bản gốc tiếng Anh):
Vụ
án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại
Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) -
Một cách tổng quát, vụ án Đồng Tâm phát xuất từ sự tranh chấp đất đai giữa nhân
dân xã Đồng Tâm và Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel thuộc bộ Quốc Phòng.
Tuy
chi tiết phức tạp nhưng, vụ án Đồng Tâm cũng như nhiều tranh chấp về đất đai
khác giữa các dân oan và chính quyền CSVN, đều phát xuất từ một điều khoản lạ
lùng trong Hiến Pháp 2013.
Thật
vậy, Điều 53 của hiến pháp ghi rõ:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Đọc
đến đây thì cả một bà nội trợ Việt Nam cả ngày bận bịu cơm nước cho chồng con
cũng biết rằng mình bị đảng CSVN lường gạt trắng trợn. Theo tinh thần của điều
53 thì người dân chỉ sở hữu trên danh nghĩa. Trên thực tế phải chấp nhận chính
quyền, tức đảng CSVN, quản lý suốt đời. Thực tế cũng theo điều 4 hiến pháp thì
đảng CSVN độc quyền cai tri vô điều kiện. Kết quả là đảng CSVN tuyệt đối sở hữu
đất đai của nhân dân.
Dương
cao ngọn cờ “nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý đất đai” là một sự sỉ nhục
trắng trơn trí thông minh của dân tộc vì trong thời đại tin học này, toàn dân
đều ý thức rõ như ban ngày là qua Hiến Pháp 2013, toàn dân bị tước đoạt tài sản
và đảng CSVN là chủ nhân ông toàn diện, vĩnh viễn và tuyệt đối từ đất đai đến
sinh mạng con người trên đất nước Việt Nam.
Trên
nền tảng sở hữu toàn diện và quyền năng toàn trị trị nêu trên, Bộ Chính Trị
đảng CSVN ra lệnh cho Công An, thanh gươm sắt bén của đảng, tấn công và đàn áp
đẫm máu toàn xã Đồng Tâm.
Kết
quả là người lãnh đạo xã Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình bị bắn chết, phanh thây.
Hai người con trai bị cái gọi là Tòa Án Nhân Dân kết án tử hình, cháu nội bị
kết án chung thân và 16 người dân xã còn lại bị các án hình sự khác.
Tuy
nhiên, vụ Đồng Tâm không phải là một tội ác bình thường do đảng hoặc Công An
CSVN thường xuyên gây ra.
Đồng
Tâm hội đủ các yếu tố để những thành phần tội ác, từ nhưng sĩ quan công an liên
hệ đến thành phần chóp bu như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và ngay cả TBT kiêm Chủ
Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, bị truy tố về một trọng tội có tầm vóc kinh tởm
nhất lịch sử loài người: Đó là tội ác chống nhân loại. Tiếng Anh gọi là “Crime
against humanity”.
Đây
là một tội danh vốn dùng để xử các nhân vật lãnh đạo Đức Quốc Xã năm 1945,
nhưng sau đó vào năm 1998 được luật hóa trong Bộ Luật La Mã của Tòa Hình Sự
Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court).
Điều
7 Bộ Luật La Mã nêu trên ghi rõ khi ứng dụng vào trường hợp vụ án Đồng Tâm như
sau:
“1. Trong mục tiêu của Bộ Luật này,
“tội ác chống nhân loại” có nghĩa là những hành vi sau đây khi hành xử như một
phần của một sự tấn công diện rộng hoặc có hệ thống nhằm một nhân số dân sự,
với ý thức về sự tấn công:
a. Cố sát
e. Giam giữ hoặc những hình thức
tước bỏ tự do vi phạm những quy luật nền tảng công pháp quốc tế
f. Tra tấn.
k. Những hành động phi nhân khác có
bản chất tương tự gây khổ đau, thương tích cho cơ thể, tinh tần hay sức khỏe
vật lý.”
Như
thế, tội ác chống nhân loại không phải là những tội giết người, diệt chủng bình
thường mà phải hội đủ những yếu tố sau đây:
1.
Hành động tội ác phải có yếu tố tấn công (attack);
2.
Sự tấn công phải phổ quát (widespread) hoặc có hệ thống (systematic) và
3.
Nhắm vào một số người dân sự (civilian population).
Sau
khi phân tích các yếu tố liên hệ thì rõ ràng vụ án Đồng Tâm hội đủ yếu tố thứ
nhất khi Công An CSVN huy động một lực lượng gồm 3.000 công an vũ trang tấn
công người dân xã Đồng Tâm với dân số gồm cả đàn bà trẻ em lên khoảng 9.000
người, vào ngày 9 tháng 1, 2020.
Yếu
tố thứ hai là yếu tố phổ quát hoặc có hệ thống của tội ác cũng quá rõ rệt khi
Kiểm Sát Viện thừa nhận Bộ Công An có kế hoạch tấn công gọi là Kế Hoạch
419A.
Sau
cùng yếu tố thứ 3 về tính dân sự của người dân xã Đồng Tâm thì không thể tranh
cãi nữa vì họ không thuộc quân đội.
Dĩ
nhiên tầm mức tôi ác của Công An CSVN và lề lối xử án của tòa án trong pháp chế
xã hội chủ nghĩa, theo phương thức “tru di tam tộc” đối với gia đình cụ Lê Đình
Kình đã làm kinh động lương tâm toàn dân Việt nói riêng và nhân loại nói chung.
Trở
ngại hiện tại của nhân dân Việt là pháp đình có thẩm quyền truy tố và xử các
tội ác chống nhân loại là Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tại The Hague, thủ đô Hòa Lan.
Tuy tòa có thẩm quyền sẽ xử các vụ án từ 1 tháng 7, 2002 nhưng tòa chỉ có thẩm
quyền đối với các bị cáo tại các quốc gia đã phê chuẩn Bộ Luật La Mã của Tòa
Hình Sự Quốc Tế. CSVN đã không phê chuẩn bộ luật này.
Chính
vì thế, một trong những hành động đầu tiên của một chính quyền dân chủ hiến
định, pháp trị và đa nguyên Việt Nam hậu cộng sản là cấp tốc phê chuẩn Bộ Luật
này, sau đó yêu cầu truy tố và nghiêm xử tất cả mọi cá nhân phạm pháp trong vụ
án Đồng Tâm, kể cả các thẩm phán tòa án nhân dân CSVN liên hệ.
Nói
cho cùng, hầu thể hiện quyết tâm của dân tộc, nếu có những trở ngại về kỹ
thuật, pháp lý hoặc chính trị khiến Tòa Hình Sự Quốc Tế không thể phán quyết
liên hệ đến vụ Đồng Tâm, thì một chính quyền Việt Nam hậu cộng sản sẽ thông qua
một sắc luật phản ảnh những đều khoảng căn bản của Bộ Luật La Mã nói trên,
thành lập một tòa án đặc quyền và truy tố theo luật định các cá nhân liên hệ về
tội ác chống nhân loại ngay trên đất nước Việt Nam.
26..09.2020
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền