“Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng. Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối…”.
xxx
==
http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
Trại Kiên Giam - Communists' Reeducation Camp
== http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
==
Biểu tình 19/3/2017
==
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Wednesday, September 30, 2020
Tuesday, September 29, 2020
Monday, September 28, 2020
Sunday, September 27, 2020
Trung Quốc xóa bỏ dần quyền tự do báo chí ở Hồng Kông
Trung Quốc xóa bỏ dần quyền tự do
báo chí ở Hồng Kông
Đăng ngày: 25/09/2020 - 15:15
Thanh Phương
5
phút
Trung Quốc vừa tiến thêm một bước trong việc xóa bỏ quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, một
trong các quyền tự do mà người dân đặc khu này còn được hưởng.
Hôm Thứ Ba
22/09/2020, cảnh sát Hồng Kông vừa công bố quyết định kể từ nay sẽ không công
nhận thẻ nhà báo do các hiệp hội phóng viên địa phương cấp, mà chỉ công nhận là phóng viên những người làm việc cho các
báo được chính phủ cấp phép hoặc làm việc cho báo chí quốc tế. Cụ thể là
các phóng viên của Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông HKJA và Hiệp hội Phóng viên
nhiếp ảnh Hồng Kông HKPPA không còn được cảnh sát công nhận là « đại
diện truyền thông ». Nói cách khác, với việc cảnh sát thu hẹp
khái niệm « đại diện truyền thông », như vậy là kể từ nay
hàng trăm nhà báo bị tước bỏ quyền đưa tin.
Khi đưa ra
quyết định nói trên, cảnh sát Hồng Kông viện lý do là đã có nhiều « nhà
báo giả hiệu » cản trở hoặc tấn công nhân viên công lực, cho
nên họ phải xác định lại thế nào là « đại diện truyền thông ». Bộ
Ngoại Giao Trung Quốc hôm qua dĩ nhiên đã ra tuyên bố ủng hộ việc cảnh sát Hồng
Kông siết chặt quản lý báo chí tại đặc khu này. Trên mạng Facebook hôm nay, đặc
khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cũng đã tuyên bố ủng hộ quyết định
của cảnh sát Hồng Kông và khẳng định cơ chế mới này hoàn toàn « khách
quan và cởi mở », không hề làm xói mòn quyền tự do báo chí ở Hồng
Kông.
Thế nhưng,
đối với các tổ chức báo chí của Hồng Kông, quy định
mới sẽ hạn chế hoạt động của những nhà báo tự do và nhà báo-sinh viên đồng thời
làm tăng nguy cơ bị bắt giữ đối với những người này. Chính các nhà báo
đó đã ghi lại những hình ảnh gây ấn tượng mạnh nhất của các cuộc biểu tình đòi
dân chủ vào năm ngoái ở đặc khu hành chính. Một số sinh viên cho biết, khi đến
theo dõi, đưa tin cho các tờ báo sinh viên, họ đã bị bắt ngay tại nơi biểu
tình, vì bị nghi là phạm các tội, trong đó có tội « bạo loạn »
Theo Hiệp
hội Nhà báo Hồng Kông, việc cảnh sát thu hẹp khái niệm « đại
diện truyền thông » được phép đến theo dõi các sự kiện công cộng,
chẳng hạn như các cuộc biểu tình, sẽ hạn chế việc giám sát hành động của các
nhân viên công lực. Một điều đặc biệt gây phẫn nộ cho các hiệp hội báo chí ở Hồng
Kông, đó là cảnh sát đã phá lệ, đơn phương ra quyết định nói trên mà không hề tham
khảo ý kiến của giới báo chí, như vẫn làm cho tới nay.
Về phần
Câu lạc bộ các thông tín viên nước ngoài ở Hồng Kông FCC, tổ chức này hôm
24/09/2020 cho rằng biện pháp nói trên là « một bước mới trong việc xóa bỏ dần quyền tự
do báo chí ở Hồng Kông, vì nó trao cho cảnh sát quyền được quyết định ai được
phép theo dõi đưa tin về hành động của cảnh sát ». FCC cũng
bày tỏ quan ngại là những người không được công nhận là phóng viên sẽ có nguy
cơ bị bắt về tội « tụ tập trái phép » và « bạo
loạn ».
Cho nên, 8
tổ chức truyền thông Hồng Kông, 7 trường báo chí và FCC đã ký một bức thư chung
kêu gọi chính quyền đặc khu rút lại quyết định của cảnh sát về việc thu hẹp
khái niệm « đại diện truyền thông ». Riêng HKJA cho biết đang
xem xét khả năng kháng cáo quyết định này.
Mặt khác,
tuy vẫn công nhận phóng viên của báo chí quốc tế, Bắc Kinh lại đang giới hạn
thêm hoạt động của các phóng viên này. Ngày 23/09, Văn phòng bộ Ngoại Giao
Trung Quốc đặc trách về Hồng Kông đã ra thông cáo cảnh cáo Câu lạc bộ các thông
tín viên nước ngoài ở Hồng Kông FCC phải « ngưng can thiệp vào công việc nội bộ của đặc
khu hành chính này » nhân danh quyền tự do báo chí, hay với « bất
cứ lý do nào ». Ấy là chưa kể việc cấp visa cho các phóng viên
nước ngoài trong những tháng gần đây đã bị trì hoãn, thậm chí một nhà báo
Ailen đã bị từ chối cấp visa sau gần 6 tháng chờ, mà không hề được cho biết
lý do.
|
Nghị sĩ dân chủ Hồng
Kông phản đối vụ Trung Quốc bắt giữ 12 nhà hoạt động
Đăng ngày: 25/09/2020 - 11:45
Thanh Phương
4
phút
Theo hãng tin Reuters, các nghị sĩ thuộc phe ủng hộ dân
chủ ở Hồng Kông ngày 25/09/2020, đã mở một cuộc biểu tình ngắn tại Hội đồng Lập
pháp của đặc khu để kêu gọi trả tự do cho 12 nhà hoạt động bị chính quyền Trung
Quốc bắt giữ trên biển vào tháng trước, khi toan vượt biên bằng tàu sang Đài
Loan.
Cảnh sát
Trung Quốc cho rằng 12 nhà hoạt động nói trên, bị nghi phạm các tội liên quan đến
những cuộc biểu tình chống chính quyền Hồng Kông vào năm ngoái, bị xem là đã vượt
biên trái phép. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thì gọi họ là “những
thành phần ly khai”.
Trước khi
diễn ra cuộc họp của Hội đồng Lập pháp về khắc phục hậu quả kinh tế của dịch
Covid-19, hôm nay, khoảng 10 nghị sĩ thuộc phe đối lập dân chủ đã hô và
giương khẩu hiệu : “Trả tự do ngay lập tức cho 12 công dân Hồng
Kông”. Cuộc biểu tình ngắn này đã khiến phiên họp của Hội đồng Lập
pháp khai mạc trễ hơn dự kiến.
Chính phủ
Hồng Kông đã tuyên bố không thể can thiệp cho các nhà hoạt động bị bắt và
những người này phải được xử lý theo pháp luật ở Trung Quốc trước khi được trở
về Hồng Kông. Chính quyền Hoa Lục khẳng định là “các quyền chính đáng” của
12 người bị bắt sẽ được bảo vệ theo đúng luật pháp Trung Quốc.
Theo hãng
tin Reuters, chuyến vượt biên bất thành của 12 nhà hoạt động Hồng Kông sang Đài
Loan phản ánh mối lo sợ của nhiều người dân tại đặc khu, vì họ thấy Trung Quốc
quyết tâm ngăn chận mọi hành động nhằm thúc đẩy dân chủ tại trung tâm tài chính
này.
Trong khi
đó, theo hãng tin AFP, hôm qua, một phát ngôn viên của lãnh đạo ngoại giao Liên
Hiệp Châu Âu Josep Borrel cảnh báo là vụ câu lưu nhà hoạt động Hoàng Chi Phong
( Joshua Wong ), một tuần trước khi diễn ra một cuộc họp thượng đỉnh châu Âu,
đang gây tổn hại cho sự tin cậy của Liên Hiệp Châu Âu vào Trung Quốc.
Theo lời
phát ngôn viên của ông Josep Borrel, “vụ câu lưu Hoàng Chi Phong là vụ mới nhất trong một
loạt vụ bắt giữ đáng lo ngại các nhà hoạt động dân chủ từ mùa hè đến nay”
Nhà hoạt động
trẻ 23 tuổi đã bị câu lưu trong vài tiếng đồng hồ hôm qua với tội danh “tụ tập
trái phép”, vì đã tham gia một cuộc biểu tình vào tháng 10 năm ngoái ở Hồng Kông.
Trên
nguyên tắc, trong hai ngày thứ 5 và thứ 6 tuần này, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu
Âu họp lại để bàn về các mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ,
nhưng cuộc họp đã được dời lại đến ngày 1 và 2/10 do dịch Covid-19.
AFP nhắc lại
là để phản đối việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, các nhà
lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định hạn chế việc xuất khẩu sang Hồng Kông
những thiết bị có thể được dùng để giám sát và đàn áp người dân ở đặc khu này..
Họ cũng đã bày tỏ quan ngại về tình hình Hồng Kông trong hai cuộc họp trực tuyến
với chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình ngày 24/06 và 14/09 vừa qua.
|
__._,_.___
Saturday, September 26, 2020
Thursday, September 24, 2020
Wednesday, September 23, 2020
Tuesday, September 22, 2020
Sunday, September 20, 2020
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Cô sinh
viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan - BBC News Tiếng Việt
|
Cô sinh viên dám thách
thức chế độ quân chủ Thái Lan
17 tháng 9 2020
Nguồn hình ảnh, BBC News Thai
Panusaya
Sithijirawattanakul đọc bản tuyên ngôn 10 điểm kêu gọi cải cách chế độ quân chủ
"Có một nỗi sợ hãi đang rình rập trong
tôi, nỗi sợ hãi sâu sắc về hậu quả.'' Panusaya Sithijirawattanakul nói.
Vào tháng 8, cô gái 21 tuổi hồi hộp bước
lên sân khấu ở Thái Lan và đưa ra một thử thách mở đối với chế độ quân chủ.
Trước sự cổ vũ của hàng ngàn sinh viên tại
một trong những trường đại học hàng đầu của Thái Lan, Panusaya
Sithijirawattanakul đọc bản tuyên ngôn 10 điểm nổi tiếng hiện nay, kêu gọi cải
cách chế độ quân chủ.
Đó là một động thái gây sốc. Người dân Thái
được dạy từ khi mới sinh ra là phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ, nhưng
cũng sợ hậu quả của việc nói về chế độ.
'Cuộc sống không còn giống như trước'
Thái Lan là một trong số ít quốc gia có luật về tội
Khi quân. Bất kỳ ai chỉ trích nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế hoặc nhiếp
chính có thể bị bỏ tù tới 15 năm.
|
Nhưng trong vài tháng qua, các cuộc biểu
tình ủng hộ dân chủ đã lan tràn khắp đất nước, và những sinh viên như Panusaya
là tâm điểm của nó.
"Tôi biết cuộc sống của mình sẽ không
còn bao giờ như cũ", cô nói với BBC News Tiếng Thái.
Nguồn hình ảnh, Reuters
Thái Lan
đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong nhiều tháng, và kiểu chào bằng ba ngón tay đã trở thành một biểu
tượng của phong trào
Panusaya được cho xem bản tuyên ngôn chỉ
vài giờ trước khi cô đọc nó trong một cuộc biểu tình lớn hiếm hoi ở thủ đô
Bangkok.
Tuyên ngôn đó kêu gọi một chế độ quân chủ chịu trách nhiệm trước các thể chế được bầu
cử, một đề xuất cắt giảm ngân sách hoàng gia
và kêu gọi chế độ quân chủ kiềm chế can thiệp vào
chính trị - những tuyên bố gây sốc đối với hầu hết người Thái.
"Họ chuyển nó cho tôi, hỏi tôi có muốn
sử dụng nó không. Tại thời điểm đó, mọi người đều cảm thấy nội dung bản tuyên
ngôn rất mạnh mẽ và tôi cũng nghĩ rằng nó rất mạnh. Tôi quyết định là người
công bố nội dung đó.''
"Tôi nắm tay các bạn sinh viên, hỏi to
xem chúng tôi có đang hành động đúng ở đây không.'' Panusaya nói.
"Câu trả lời là có - đó là điều đúng đắn
phải làm. Sau đó tôi lại ngồi xuống, hút một điếu thuốc trước khi lên sân khấu
và để mọi thứ trong đầu ra ngoài."
Thái Lan:
Cảnh sát bắt 9 nhà hoạt động
Hàng ngàn
người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Từ sân khấu, cô nói với đám đông: "Tất
cả mọi người đều có dòng máu đỏ. Chúng ta không khác gì nhau.''
"Không ai trên đời này sinh ra đã mang
trong mình dòng máu xanh. Một số người có thể
sinh ra đã may mắn hơn những người khác, nhưng không ai sinh ra đã cao quý hơn
bất kỳ người nào khác."
Phát biểu của Panusaya gây một náo động
vang trời- một kết hợp giữa sự hoan nghênh từ các học giả tự do cùng với lên án
từ các phương tiện truyền thông bảo hoàng, xen lẫn với sự hoài nghi của nhiều
người dân Thái.
'Ghét đất nước mình là một căn bệnh'
Trong những ngày sau cuộc biểu tình, các
trang Facebook của các nhà hoạt động bảo hoàng hàng đầu đã xôn xao tấn công
Panusaya, một số cáo buộc cô bị các chính trị gia cộng hòa thao túng, điều mà
cô phủ nhận.
Apirat Kongsompong, một vị tướng quyền lực
của quốc gia về cơ bản vẫn do quân đội kiểm soát, nói người biểu tình bị ảnh hưởng
bởi "chung chart" - một thuật ngữ tiếng Thái có nghĩa là "lòng
căm thù dân tộc" - và nói thêm rằng điều đó còn "tồi tệ hơn cả đại dịch
đang hoành hành.''
"Căm thù đất nước mình là một căn bệnh
không thể chữa khỏi.'' Ông nói.
Nguồn hình ảnh, Reuters
Các cuộc
biểu tình đã bị phản đối bởi những người bảo hoàng
Tuy nhiên, Panusaya nói ngay từ khi còn là
một đứa trẻ, cô đã đặt câu hỏi về vị trí của gia đình hoàng gia trong đời sống
Thái Lan.
Vào một ngày oi bức, một quan chức xuất hiện
trước cửa và yêu cầu mọi người trong gia đình cô ra khỏi nhà và ngồi xuống vỉa
hè để chờ đón một đoàn xe hoàng gia.
Giới hoạt
động đồng tính Thái Lan giương cờ Pride ở Bangkok
Thái Lan
trong ngày đầu của tình trạng khẩn cấp toàn quốc
|
"Tại
sao chúng ta phải ra ngoài nắng trong nửa giờ để nhìn một đoàn xe chạy qua? Tôi
không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã không ra ngoài để hòa vào đám đông
đang chờ đợi."
Là con út trong gia đình có ba chị em gái,
Panusaya đã sớm tỏ ra yêu thích chính trị. Ở trường trung học, thảo luận về
chính trị với những người bạn thân là một trong những trò tiêu khiển mà
Panusaya yêu thích. Khi một cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2014, cha cô - người
duy nhất trong gia đình theo chính trị hồi đó - đã khuyến khích cô tìm hiểu
thêm.
Nguồn hình ảnh, EPA
Thủ tướng
Prayut Chan-o-cha từ chối thực hiện yêu cầu của người biểu tình
Nhưng khi lớn lên Panusaya rất nhút nhát và
hay bị bắt nạt ở trường. Năm tháng tham gia chương trình''trao đổi sinh viên''
sang Mỹ đã khiến cô thay đổi hoàn toàn.
"Tôi trở về nhà là một con người khác,
người không ngại nói ra và không sợ hành động."
Cô ngày càng tích cực hoạt động chính trị
sau khi vào Đại học Thammasat danh tiếng. Hai năm trước, cô tham gia "Dome
Revolution", một đảng chính trị của hội sinh viên.
Trong tháng Hai, Panusaya đã giúp tổ chức
các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ đầu tiên sau khi Future Forward Party,
một đảng theo chủ nghĩa cải cách được các cử tri trẻ tuổi yêu thích bị giải tán
sau phán quyết gây tranh cãi của tòa án rằng đảng này đã chấp nhận các khoản
vay bất hợp pháp từ chính lãnh đạo của mình.
Đảng Future Forward đạt nhiều thành quả tốt
đẹp trong cuộc bầu cử năm 2019 và việc giải thể được những người ủng hộ coi là
một nỗ lực nhằm loại bỏ ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của đảng này.
Nhưng đây không phải là sự kiện duy nhất
truyền cảm hứng cho người trẻ tham gia phong trào ủng hộ dân chủ do sinh viên
lãnh đạo đang phát triển ở Thái Lan trong những năm gần đây.
Vua Maha Vajiralongkorn, người thừa kế ngai
vàng năm 2016, hiếm khi xuất hiện trước công chúng và dành phần lớn thời gian ở
nước ngoài - đặc biệt là sau khi đất nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus
corona, một quyết định bị một số người Thái chỉ trích trên mạng xã hội.
Thái Lan cũng có một loạt các vụ bê bối
tham nhũng. Gây tranh cãi nhất là quyết định bãi bỏ tội danh của người thừa kế
công ty nước tăng lực Red Bull liên quan đến một vụ tai nạn giao thông chết người
vào năm 2012.
Chính phủ Thái Lan nói họ tôn trọng quyền tự
do ngôn luận và chấp nhận những lời chỉ trích, nhưng sinh viên phải thực hiện
quyền phát biểu của mình trong khuôn khổ luật pháp và không được đe dọa đến an
ninh quốc gia.
Nguồn hình ảnh, Panusaya Sithijirawattanakul
Panusaya đặt
câu hỏi về vai trò của chế độ quân chủ ở đất nước mình
Nhưng giới học sinh rất lo sợ cho sự an
toàn của họ.
Ít nhất 9 nhà hoạt động trốn ra nước ngoài
kể từ cuộc đảo chính chống lại chính phủ do quân đội lãnh đạo năm 2014 đã biến
mất sau khi lên tiếng chỉ trích thể chế được tôn sùng nhất của Thái Lan. Xác của
hai người sau đó được tìm thấy trên bờ sông.
Chính phủ Thái Lan kịch liệt phủ nhận mọi
liên quan đến những vụ mất tích này.
Panusaya nói rằng kể từ sau đêm đọc bản
tuyên ngôn, sự di chuyển của cô đã bị chính quyền giám sát cả ngày lẫn đêm, cả
trong khuôn viên trường và trong ký túc xá.
"Mặc dù họ mặc thường phục, tôi có thể
biết họ là cảnh sát vì họ có cùng kiểu tóc húi cua và luôn chụp ảnh tôi ở những
nơi công cộng."
Nguồn hình ảnh, BBC News Thai
Panusaya
nói không thể quay đầu lại sau khi đọc bản tuyên ngôn
Panusaya hiện vẫn chưa bị bắt và nói cô sẽ
không bao giờ đầu hàng chính quyền.
Cô cũng chưa bị buộc tội Khi quân - bộ luật
ít được sử dụng trong những năm gần đây, theo yêu cầu của cung điện - nhưng cảnh
sát đã ban hành những lệnh bắt giữ với tội danh sử dụng ma túy, phổ biến thông
tin sai lệch vào mạng máy tính và vi phạm luật giãn cách xã hội, vì các cuộc biểu
tình đã làm nổi lên các hạn chế về virus corona.
Riêng tội danh dấy loạn có thể bị phạt tù tối
đa bảy năm.
Và cũng giống như những học sinh khác bị buộc
tội "vượt quá giới hạn", Panusaya cũng gặp phải căng thẳng ở nhà.
Mẹ cô nằm trong số những người thấy kinh
hoàng trước quyết định của cô và đã cầu xin con đừng đi biểu tình.
Trong năm ngày sau đó, hai mẹ con không nói
với nhau lời nào.
"Rõ ràng là mẹ tôi quan tâm, nhưng bà
không thể hiện điều đó và cư xử bình thường khi tôi ở bên cạnh. Nhưng khi ở bên
chị gái tôi, đôi khi mẹ khóc", Panusaya nói.
Mẹ cô sau đó đã nhượng bộ, nói rằng
Panusaya có thể làm bất cứ điều gì cô thấy phù hợp - nhưng cảnh báo con nên
tránh đề cập đến chế độ quân chủ.
Nhưng giờ đây - khi huẩn bị cho một cuộc biểu
tình lớn ngày 19/9 - Panusaya đang chuẩn bị tinh thần là có thể mình sẽ vào tù.
Cuộc biểu tình sẽ kêu gọi các cải cách khác nhau - đối với chế độ quân chủ,
quân đội, hiến pháp và giáo dục.
"Tôi nghĩ mẹ tôi phải hiểu rằng chúng
tôi không làm việc này vì vui. Đây là việc nghiêm túc và là việc chúng tôi phải
làm. Chúng tôi xem đó là nghĩa vụ của mình nên mẹ phải hiểu. Tôi muốn mẹ tự
hào."
__._,_.___
Saturday, September 19, 2020
Thursday, September 17, 2020
Vì hoà bình và dân chủ, châu Âu phải hậu thuẫn Đài Loan
ĐIỂM
BÁO
Vì hoà bình và dân
chủ, châu Âu phải hậu thuẫn Đài Loan
Đăng ngày: 15/09/2020 - 14:35
Tú Anh
11
phút
Tỉnh thức trước chính sách ương ngạnh một chiều của Trung
Quốc, châu Âu đoàn kết lên giọng với Bắc Kinh; chiến thắng biểu tượng của phe
Navalny trong cuộc bầu cử đầy gian lận tại Nga; Loukachenko « nộp mình »
cho Putin; Covid-19 bùng lên trong mùa khai giảng đại học tại Pháp: Đây là những
chủ đề nóng trên báo Pháp hôm nay 15/09/2020.
Nóng theo
nghĩa đen là tựa chính trên trang nhất của La Croix: "Nước Mỹ bị lửa
táp", từ California cho đến bang Washington, bầu trời đầy than khói, Los
Angeles gần như chết ngạt.
Tại châu
Âu, thượng đỉnh Liên Âu và Trung Quốc qua truyền hình hôm thứ Hai 14/09/2020 được
bình luận qua nhiều góc độ với cùng một nhận định: Châu Âu đoàn kết, cứng rắn với
Bắc Kinh và phải làm như thế để bảo vệ quyền lợi của mình trước một « đối
thủ toàn diện ».
Le Figaro
với bốn tựa lớn : « Khi châu Âu thức tỉnh... », « Châu Âu
lên giọng với Trung Quốc », Chiến tranh với Washington, Bắc Kinh tán tỉnh
Bruxelles » nhưng « 27 thành viên châu Âu siết chặt hàng ngũ đối đầu ».
Nhật báo
kinh tế Les Echos cho biết thêm « phản ứng cứng rắn của châu Âu bắt đầu có
kết quả » cụ thể là trong tiến trình đàm phán hiệp định bảo vệ đầu tư.
Quan hệ châu Âu-Trung Quốc-Đài Loan: Gió xoay chiều ?
Trong khi
đó, Le Monde đăng nguyên văn lời kêu gọi: « Châu Âu phải ủng hộ Đài
Loan ». Tác giả là tập thể chuyên gia và nghị sĩ châu Âu có tiếng
tăm, trong đó có nhiều vị từng thuộc xu hướng « thông cảm » với Bắc
Kinh.
Nhưng tại
sao Liên Âu phải « chống lưng » cho Đài Loan trong khi cam kết với Bắc
Kinh chỉ công nhận có một nước Trung Hoa ?
Theo các
tác giả, châu Âu cần phải xét lại chính sách đối với Đài Loan và quan hệ giữa
Hoa Lục và hải đảo. Từ lâu nay, châu Âu theo đuổi mục tiêu duy trì « cân bằng
giữa nguyên tắc "dân tộc tự quyết, giải quyết xung khắc qua biện pháp ôn
hòa" và nguyên tắc "một nước Trung Hoa" và "một quốc gia
hai chế độ" » theo tuyên truyền của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa.
Thế nhưng,
thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đặt châu Âu và thế khó xử
nếu không điều chỉnh chính sách.
Trung Quốc phá hoại nguyên trạng
Cho đến
nay, chính sách cúa châu Âu đối với Đài Loan dựa trên bốn từ : Duy trì
nguyên trạng. Châu Âu không bao giờ khuyến khích Đài Loan độc lập, luôn từ chối
đàm phán thỏa thuận mậu dịch tự do, cũng không ủng hộ Đài Loan gia nhập một tổ
chức quốc tế kể cả Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Châu Âu chỉ xem Đài Loan là một « thực
thể » vì lý do thực dụng, từ cấp visa cho đến quan hệ thương mại. Nhưng « nguyên
trạng » đã bị phá hoại và hết còn ý nghĩa chính đáng vì một tay Trung Quốc.
Các tác giả
đưa ra một danh sách rất dài, xin trình bày sơ lược : Trước hết là mô hình « một
quốc gia hai chế độ » đối với Hồng Kông. Bắc kinh đã chà đạp hiệp định quốc
tế năm 1984. Dân Hồng Kông không muốn bị đảng Cộng Sản cai trị thế mà Bắc kinh
đáp trả bằng áp bức. Đây là một bằng chứng giúp Đài Loan và cộng đồng quốc tế
thấy rõ thế nào là lòng chân thành của Trung Quốc. Mô hình « nhất quốc lưỡng
trị » đã bị dân Đài Loan cực lực tẩy chay, góp phần vào chiến thắng vẻ
vang của tổng thống Thái Anh Văn hồi tháng Giêng.
Điểm cốt
lõi thứ hai là trong khi châu Âu luôn nhấn mạnh đến « giải pháp thương lượng
và hòa bình » thì Bắc Kinh ngày càng xa một giải pháp hoà bình. Trong khu
vực, đảng Cộng Sản Trung Quốc tự xưng là « hiện thân » của Nhà nước
Trung Quốc, tự quyền đóng cọc biên giới, độc đoán quyết định ai là người Trung
Hoa, bất chấp luật quốc tế, và quyền tự do của mỗi con người.
Trung Quốc
dùng sức mạnh quân sự để đe dọa: Biên giới Ấn độ, Biển Đông, biển Hoa
Đông, chà đạp lên cả Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Ai không đồng ý với định nghĩa
của Bắc Kinh ai là người Trung Quốc, cái gì là của Trung Quốc thì sẽ bị trừng
phạt, gây áp lực kinh tế. Châu Âu không thể không biết.
Trong khi
đó, Đài Loan ngày nay trở thành một « thực thể » dân chủ, đa nguyên.
Châu Âu phải gia tăng đối thoại với giới dân chủ Đài Loan, kể cả các tác nhân chính
trị cao nhất (chính phủ). Đài Loan phải được yểm trợ gia nhập các tổ chức quốc
tế như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, làm quan sát viên cũng được, truyền thông Đài
Loan, tiếng quan thoại, phải được hội nhập vào hệ thống vệ tinh châu Âu hầu làm
suy yếu tình trạng độc tôn của Trung Quốc.
Đã đến lúc
châu Âu phải đương cự lại cái gọi là « đòi hỏi chính đáng » của Bắc Kinh.
Nếu không, châu Âu sẽ tiếp tay đưa người dân Đài Loan vào bàn tay của đảng Cộng
Sản Trung Quốc.
Biện chứng pháp
Theo các
chuyên gia và nghị viên châu Âu, đây không phải là chủ nghĩa « xét lại ».
Châu Âu ủng hộ « nguyên trạng » nhưng theo một diễn tiến hợp lý
và « biện chứng » : Bởi vì Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng « nguyên
trạng » cho nên châu Âu cũng phải thay đổi chính sách đối với Đài Loan để
duy trì ổn định. Trung Quốc phải tôn trọng quyền sống của Đài Loan.
Châu Âu phải
khuyến cáo rõ ràng với Trung Quốc là nếu dùng vũ lực thì sẽ lãnh hậu quả nghiêm
trọng, kể cả bị cắt đứt quan hệ chính trị và kinh tế với các nền dân chủ châu
Âu, không khuất phục thái độ áp đặt của Trung Quốc.
Châu Âu thức tỉnh
Le Monde
cũng có một bài phóng sự dài về vụ « 12 thanh niên Hồng Kông tranh đấu cho
dân chủ bị giam tại Hoa lục ». Chiếc thuyền vượt biển sang Đài Loan bị tuần
duyên Trung Quốc chận bắt. Thân nhân không biết số phận của con cái mình ra
sao.
Cũng theo
Le Monde, ngành công nghệ cao của Trung Quốc bị đe dọa vì các cú đấm điếng người
của Donald Trump. Những đại tập đoàn Hoa Vi, Tiktok … bị Mỹ trả đũa.
Trong bài
châu Âu tỉnh thức, Le Figaro phân tích thêm : Chủ nghĩa đế quốc của Tập Cận
Bình và phản ứng vùng dậy theo bản năng của Donald Trump đã giúp cho châu Âu hết
mù lòa vì thị trường Trung Quốc. Khủng hoảng Covid-19 tiếp theo đánh thức châu Âu
ra khỏi cơn mê.
Châu Âu mà
chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối diện ngày hôm qua, không những thấy rõ mục
tiêu bành trướng của anh Cộng Sản khổng lồ, mà còn ý thức được sức mạnh của
chính mình để đương cự lại: Kiên quyết đòi Trung Quốc mở cửa thị trường theo thế
đối đẳng. Con đường tơ lụa hay ngoại giao khẩu trang không còn đủ sức che giấu chính
sách đối ngoại hung hăng của đế quốc đỏ.
Do vậy,
châu Âu đặt một loạt điều kiện: Cạnh tranh công bằng, tôn trọng luật quốc tế,
chấm dứt nạn gián điệp đánh cắp công nghệ và tuyên truyền. Áp lực trên hồ sơ nhân
quyền, Hồng Kông, Tân Cương được đưa vào đối thoại giữa hai đại cường.
Cũng theo
Le Figaro, gió đã đổi chiều trong quan hệ Bắc Kinh-Bruxellles : Mệt mỏi vì
thái độ của Trung Quốc, vụ đại dịch, chiến lược đế quốc của Hoa Vi, đàm
phán dai dẳng trên nhiều hồ sơ mà không đi đến đâu, hành động vi phạm nhân quyền
liên tục của Bắc Kinh, 27 thành viên châu Âu quyết định đoàn kết đối đầu
với Trung Quốc. Hơn ai hết, châu Âu phải tự lực, tự cường vì không có ai trợ
giúp.
|
Liên
Âu đề nghị Trung Quốc chấp nhận cho ‘‘quan sát viên độc lập’’ tới Tân Cương
Đăng ngày: 15/09/2020 - 13:01
Trọng Thành
5
phút
Trong cuộc thượng đỉnh qua cầu truyền hình giữa chủ tịch
Trung Quốc và các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, hôm qua 14/09/2020, Liên Âu đã trực
tiếp nêu ra quan ngại về tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại nhiều nơi ở Trung
Quốc. Liên Âu đề nghị Bắc Kinh chấp nhận « các quan sát viên độc lập »
đến khu vực Tân Cương, nơi chính quyền Trung Quốc bị tố cáo tổ chức các đàn áp
quy mô lớn nhắm vào cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Trả lời
báo giới sau hội nghị qua cầu truyền hình với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,
chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cho biết, trong cuộc hội đàm với lãnh
đạo Trung Quốc, Liên Âu nhấn mạnh « vấn đề nhân quyền cần phải rất được
chú ý », và việc cử quan sát viên độc lập đến một số khu vực tại Tân Cương
để làm sáng tỏ tình hình tại đây là « một trong những điểm quan trọng ».
Điểm được
giới quan sát đặc biệt chú ý là, trước thượng đỉnh Liên Âu – Trung Quốc hôm
qua, 27 thành viên Liên Âu đã thống nhất chuyển đến Bắc Kinh thông điệp :
không thể duy trì các quan hệ kinh tế và thương mại song phương, nếu chính quyền
Trung Quốc không chấp nhận thảo luận về các vấn đề chính trị và nhân quyền.
Chính quyền
Bắc Kinh bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải
tạo tại Tân Cương, khu tự trị xa xôi nằm ở vùng tây bắc Trung Quốc, giáp biên
giới các nhiều nước Trung Á. Đây là điều mà Bắc Kinh thường xuyên bác bỏ. Đề xuất
cử « một phái đoàn quốc tế với quan sát viên độc lập », dưới sự chủ trì
của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tới khu vực này, đã từng được ngoại trưởng
Pháp nêu ra hồi tháng 7.
Về thượng
đỉnh hôm qua, thông tín viên Pierre Bénazet từ Bruxelles cho biết thêm :
« Nhân cuộc họp
thượng đỉnh chủ yếu bàn về kinh tế, theo quan điểm của Trung Quốc, Liên Hiệp
Châu Âu đã nhấn mạnh nhiều đến các chủ đề chính trị. Căng thẳng với Đài Loan,
trấn áp ở Hồng Kông, ức hiếp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng : Việc đề cập
đến các chủ đề như vậy chắc chắn đã không làm chủ tịch Trung Quốc hài
lòng. Theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, Liên Hiệp Châu Âu cần bảo
vệ không chỉ các lợi ích, mà cả các giá trị của mình.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel giải
thích : ‘‘Cuộc thượng đỉnh này không phải là một thượng đỉnh mang tính
nghi thức. Đây là một thượng đỉnh có nội dung thực chất, với các luận điểm được
đưa ra nhằm mục tiêu thúc đẩy việc thực thi các giá trị mà chúng tôi tin tưởng.
Chúng tôi không khoan nhượng. Chúng tôi khẳng định Nhà nước pháp quyền, nhân
quyền, phẩm giá của con người, cũng như việc bảo vệ các nhóm thiểu số là các chủ
đề cần được đề cập đến’’.
Về mặt kinh tế và thương mại, Liên Hiệp Châu Âu
vui mừng với một thỏa thuận được ký kết bên lề thượng đỉnh, theo đó Bắc Kinh thừa
nhận các tên gọi (chỉ dẫn) địa lý được bảo hộ của Liên Âu. Tuy nhiên, Liên
Âu cũng thừa nhận rằng còn nhiều việc phải làm trước khi đạt được mục tiêu có
đi có lại trong việc thâm nhập thị trường. Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Trung Quốc
dỡ bỏ các rào cản và cho phép các doanh nghiệp châu Âu thâm nhập vào thị trường
Trung Quốc, với các điều kiện cạnh tranh công bằng, ví dụ như với quy định về bảo
hộ đầu tư. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu có được một lộ trình để tiến tới một thỏa
thuận về lĩnh vực này, từ đây đến tháng 12, hiện vẫn còn là vấn đề để ngỏ, sau
thượng đỉnh ».
Bộ Ngoại
Giao Mỹ hôm qua ra thông báo sẽ không cho phép nhập khẩu một loạt hàng hóa, có
nguồn gốc từ vùng Tân Cương Trung Quốc. Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng
« các lao động người thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức ». Các cơ quan
hải quan Mỹ ban hành bốn quy định mới cấm nhập vào Mỹ các mặt hàng vải, quần
áo, linh kiện tin học hay hàng mỹ phẩm, sản xuất tại các nhà máy ở Tân Cương.
|
Hiệp định đầu tư Trung
Quốc – Liên Âu : đôi bên cùng không vội
Đăng ngày: 15/09/2020 - 12:42
Phần âm thanh 09:35
Thanh Hà
20
phút
Tại thượng đỉnh bất thường giữa Liên Hiệp Châu và Trung
Quốc lãnh đạo đôi bên tuyên bố vẫn theo đuổi mục tiêu đạt được thỏa thuận về đầu
tư song phương vào cuối năm 2020. Nhưng không chắc đây vẫn còn là ưu tiên của
Bruxelles và Bắc Kinh, khi Liên Âu xem « Trung Quốc là một đối thủ có hệ
thống ».
Dịch
Covid-19 đã phá hỏng kế hoạch ngoại giao của thủ tướng Angela Merkel. Bà muốn lợi
dụng cương vị chủ tịch luân phiên châu Âu mời chủ tịch Trung Quốc đến Leipzig dự
thượng đỉnh đặc biệt với lãnh đạo của toàn khối Liên Hiệp Châu Âu tạo đà cho đối
thoại Âu-Trung. Một trong những trọng tâm của sự kiện là thúc đẩy họp tác kinh
tế giữa Liên Âu với đối tác thương mại quan trọng thứ nhì của mình.
Do hoàn cảnh
dịch bệnh, cuối cùng hôm 14/09/2020 thượng đỉnh đã phải họp qua cầu truyền
thình và thu gọn giữa một bên là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen,
chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và thủ tướng Đức Angela Merkel đại diện
cho 27 thành viên của Liên Âu và bên kia là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong cuộc
họp báo kết thúc hội nghị, Bruxellesghi nhận « một số tiến bộ » nhưng
vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cho ra đời hiệp định đầu tư song phương –
Comprehensive Agreement on Investment (CAI). Liên Âu một lần nữa nhấn mạnh
đòi hỏi phía Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc bình đẳng.
Chủ tịch Ủy
Ban Châu Âu thông báo đã đạt được một số tiến bộ với Trung Quốc trên ba điểm :
« Ứng xử của các công ty Nhà nước Trung Quốc, chuyển giao công nghệ và chính
sách trợ cấp cho các công ty quốc doanh ». Bất đồng vẫn tồn tại trên hai vế :
việc « mở cửa thị trường nội địa Trung Quốc cho các doanh nhân châu Âu và
dư thừa sản xuất » của các doanh nghiệp Trung Quốc. Thủ tướng Đức cho rằng
tất cả tùy thuộc vào « quyết tâm chính trị » của các bên.
CAI nhiễu sóng vì virus corona và vế chính trị
Chủ tịch Ủy
Ban Châu Âu đã tránh đi sâu vào chi tiết liên quan đến những điểm vừa nêu nhằm
để ngỏ khả năng CAI vẫn là các đích các bên nhắm tới.
Có điều, đối
thoại giữa Bruxelles và Bắc Kinh ngày càng phức tạp vì nhiều hồ sơ chính trị khác
từ luật an ninh quốc gia mà Hoa Lục đã áp đặt với đặc khu hành chính Hồng Kông
đến những bằng chứng ngày càng nhiều về chính sách đàn áp thiểu số Duy Ngô Nhĩ
tại Tân Cương, tình hình đang nóng lên tại Tây Tạng … Trên những điểm nhậy
cảm này chủ tịch Hội Đồng Châu Âu cảnh báo Bruxelles sẽ không « nhắm mắt
làm ngơ ».
Trở ngại kinh tế chưa thể vượt qua
Nhưng quan
trọng hơn cả là châu Âu không còn cả tin vào Trung Quốc như trước đây theo phân
tích của chuyên gia Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp :
« Điểm
hết sức quan trọng là lập trường của châu Âu về Trung Quốc đang thay đổi rất
nhanh và những bức xúc của châu Âu đối với Bắc Kinh đã thêm dồn dập. Điều này
thể hiện một cách rõ ràng trên hồ sơ kinh tế mà đây là trọng tâm của thượng đỉnh
Âu-Trung lần này. Liên Âu quá mệt mỏi trước những hứa hẹn trống rỗng của Bắc
Kinh. Trung Quốc cam kết nhiều nhưng thực hiện thì không bao nhiêu.
Giờ đây Bruxelles mạnh mẽ đòi Bắc Kinh tôn trọng
nguyên tắc đối đẳng, có qua có lại và đòi các doanh nghiệp châu Âu phải được đối
xử bình đẳng trên nhiều lĩnh vực. Thí dụ như mở của thị trường của đôi bên cho
các doanh nghiệp của nhau, về chính sách trợ giá cho các công ty quốc doanh hay
liên quan tới vai trò trung tâm của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong
các hoạt động kinh tế. Liên Âu và Trung Quốc đã đàm phán từ trước về tất cả những
điều khoản này nhưng câu hỏi vẫn là đôi bên có thể ký kết được thỏa thuận đầu
tư hay không ? Cần nói thêm là đàm phán đã kéo dài từ quá lâu rồi, từ năm
này qua năm khác ».
Những khúc
mắc quan trọng nhất mà Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc vẫn chưa san bằng được
sau gần 30 vòng đàm phán như ông Bondaz vừa trình bày, cũng là nguồn gốc gây
nên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung.
Trước mắt
Bắc Kinh không có dấu hiệu nhượng bộ chính quyền Trump trên tất cả những điểm từ
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, đến vấn đề cưỡng bức chuyển giao
công nghệ hay vai trò trọng yếu của các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc … vậy
không lẽ ông Tập Cận Bình đã dễ dàng nhượng bộ các đối tác châu Âu ?
Nhiều nhà
bình luận hoài nghi về thực chất trong thông báo của Bruxelles hôm
14/09/2020 khi nêu bật những tiến bộ đã đạt được với Bắc Kinh.
Trung Quốc kém « hấp dẫn » trong mắt
châu Âu
Trả lời
báo Libération ngày 13/09/2020 nhà kinh tế Michel Fouquin thuộc trung tâm
nghiên cứu CEPII (Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc
Tế) của Pháp giải thích trong hoàn cảnh hiện tại rất khó để các công ty châu Âu
mua lại các tập đoàn Trung Quốc trong khi đó Trung Quốc đã tham gia trực tiếp,
thậm chí làm chủ nhiều tập đoàn then chốt của châu Âu. Đây là một điểm mà
Bruxelles không còn chấp nhận nữa nhất là trong bối cảnh thị trường Trung Quốc
có phần kém hấp dẫn so với hồi 2013 khi đôi bên khởi động đàm phán về một hình
định đầu tư song phương.
Chuyên gia
Antoine Bondaz cho rằng đây là thời điểm để Liên Âu áp đặt trở lại luật chơi của
mình với một đối tác thương mại dù rất nặng ký như Trung Quốc. Ông giải thích :
« Liên
Âu cần ý thức được là đang có trong tay nhiều phương tiện để gây sức ép với
Trung Quốc. Tôi cho rằng Bruxelles thiếu tự tin, đánh giá thấp về khả năng của mình,
nhưng lại đánh giá quá cao về thực lực của đối phương. Ở thời điểm này Trung Quốc
đang cần châu Âu, cần thị trường của châu Âu. Quan hệ giữa Bắc Kinh với Mỹ, Úc,
Canada đang rất căng thẳng và cũng không tốt đẹp gì hơn với Anh Quốc. Rõ ràng
chỉ còn lại có châu Âu.
Hơn bao giờ hết Trung Quốc đang cần đến khối này,
từ mặt mậu dịch đến các hợp tác nghiên cứu, khoa học .. Vậy tại sao Liên Âu
không tận dụng thời cơ này để đánh đổi lấy những gì mà Bruxelles từ lâu nay vẫn
trông đợi ở Bắc Kinh ? Năm ngoái tổng trao đổi mậu dịch của Pháp với Trung
Quốc chỉ bằng 10 % so với giữa Pháp và toàn khối Liên Âu. Điều đó có nghĩa là Trung
Quốc tuy là một bạn hàng quan trọng nhưng không có trọng lượng đối với Pháp như
là đối với một số những quốc gia khác, như là Hàn Quốc, Úc và nhất với Đài Loan
chẳng hạn ».
Tính toán của Trung Quốc
Thế còn về
phía Trung Quốc thì sao ? Cề mặt chính thức trong vòng công du năm nước
Liên Âu cuối tháng 8/2020 ngoại trưởng Vương Nghị vẫn hy vọng CAI hoàn tất
trong năm nay. Nhưng thực tế cho thấy quan tâm hàng đầu của Trung Quốc hiện tại
có lẽ là giải quyết xung đột về kinh tế (và trên nhiều hồ sơ khác nữa) với Mỹ.
Ngoài ra,
trong bài viết đăng trên Blog của Viện Nghiên Cứu Montaigne Paris từ tháng
4/2019, Mathieu Duchâtel giám đốc trung tâm châu Á của Viện đã cảnh báo
chớ « lạc quan thái quá » về một hiệp định đầu tư song phương với
Trung Quốc.
Chuyên gia
Pháp đã đưa ra những điểm chính như sau : tại Bắc Kinh các nhà bình luận
Trung Quốc khá tin tưởng vào khả năng đạt được một thỏa thuận với châu Âu đồng
thời phân biệt rõ ràng tầm nhìn « ngắn hạn » và « dài hạn ».
Trong một tài liệu lưu hành nội bộ được ông Duchâtel trích dẫn cho thấy ngay từ
2018 Bắc Kinh đã ý thức được là ngày càng có nhiều yếu tố gây nhiễu quan hệ
song phương, tức là đàm phán về CAI bước vào giai đoạn gay go hơn bởi một số yếu
tố.
Các yếu tố
đó gồm : điều kiện để doanh nghiệp châu Âu tham gia thị trường của Trung
Quốc, chuẩn mực về phát triển bền vững vốn Liên Âu rất gắn bó, các điều khoản về
trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội, và sau cùng là danh sách những
lĩnh vực Bắc Kinh xem là nhậy cảm chưa thể mở cửa cho các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên giới chuyên gia Trung Quốc tin tương là vẫn có thể tìm ra những
giải pháp để hóa giải từng điểm một những trở ngại vừa nêu. Nhưng vế chuyển
giao công nghệ là một ngoại lệ. Phía Trung Quốc thậm chí xem đây lầ điều « không
tránh khỏi » nhưng không đề xuất bất kỳ một giải pháp nào để trấn an đối
phương.
Lợi dụng thời cơ và áp đặt luật chơi của kẻ mạnh
Điểm thứ
nhì giám đốc trung tâm châu Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp nêu bật trong bài
viết đó là Bắc Kinh muốn nhanh chóng đạt được một hiệp định với Liên Âu đề
phòng Bruxelles thiên về các giải pháp bảo hộ mậu dịch gắt gao hơn. Chính sách
đó sẽ đe dọa trực tiếp đến dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc.
Mathieu
Duchâtel trích dẫn nghiên cứu của một chuyên gia thuộc Viện Khoa Học Xã Hội tại
Bắc Kinh theo đó phương tiện tốt nhất đề đối mặt với chính sách bảo hộ của Liên
Âu là : « bắt các doanh nghiệp châu Âu hợp tác với Trung Quốc để phía
châu Âu tự điều chỉnh thái độ ». Chuyên gia Trung Quốc này tin tưởng, sẽ đạt
được mục đích đó bởi « Châu Âu cần vốn của Trung Quốc ».
Một thành
viên khoa đặc trách châu Âu cũng của Viện Khoa Học Xã Hội tại Bắc Kinh được
chuyên gia Pháp trích dẫn thẳng thừng cho rằng mấu chốt trong cuộc đọ sức giữa
Trung Quốc với Liên Âu nằm ở chỗ áp « đặt các chuẩn mực » của
mình với đối phương và chỉ có hai phương tiện để đạt đến đích : một là « tận
dụng thời cơ và hai là áp dụng luật chơi của kẻ mạnh »
Mathieu
Duchâtel trong bài viết « Vers un accord d’investissement avec
l’UE : un optimisme surjoué ? » kết luận : đó
là định hướng trong tất cả các bài phân tích từ phía Trung Quốc liên quan đến
đàm phán đang diễn ra với Liên Hiệp Châu Âu để hướng tới một thỏa thuận đầu tư
song phương.
|
__._,_.___
https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29
Featured Post
Popular Posts
Popular Posts
Popular Posts
-
Subject: [DDCL] Bài tham luận NÊN THẬN TRỌNG của NGUYỄN-HUY HÙNG/K1 From: "'Tran Van Long' Mời Quý Vị và Quý Bạn ...
-
Bản Lên Tiếng V/v: Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt nam (CSVN...
-
Vận động kèm đe dọa ngưng đấu tranh Phóng viên RFA 2018-04-19 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Anh...
-
Dầu tại bãi chiến trường Thắng hàng ngàn quân địch Nhưng chiến thắng cuối cùng Vẫn là tự thắng mình Thư c...
-
Link bài viết. Nhờ phổ biến trên các Website, Blog, Facebook, Paltalk v.v... Xin cám ơn. NK Tưởng Niệm Martin Luther King, Jr....
-
Xem Trung-Cong Giam-giu hang tram ngan nguoi trong cac" TRAI CAI-TAO".... Ban đầu là ‘chiếm đất’, Trung Quốc hiện bắ...
-
Bài nầy nếu đề tựa " Đeo Kiến cho Người Mù, thì rất hay. ---------------- tới nhân quyền Yaho...
-
Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam ...
-
http://vietlist.us/SUB_CongDong/congdong1705011837.shtml Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi: Biểu Tì...
-
Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là tùy tiện RFA 2018-05-14 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Ema...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
Bạn và thù của Mỹ quốc bỏ phiếu cho Trump hay Clinton? - *B**ạ**n v**à** thù của Mỹ qu**ố**c bỏ phi**ê**́u cho Trump hay Clinton?* *Dr. Tristan Nguy**ễ**n* *(Bức hí hoạ) “TRUMP PHÁ NÁT MỸ QUỐC” Trum...8 years ago
-
-