Bạo lực gia đình đối
với phụ nữ Việt Nam vẫn cao bất kể luật định
Thanh Trúc
2020-07-17
2020-07-17
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hình minh hoạ. Những phụ nữ Việt Nam
đi qua một tượng Phật tại chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội hôm
18/5/2019
Phụ nữ Việt Nam nói chung cứ trong 3 người thì hết 2 bị hành hạ, nghĩa
là chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực do chồng hay bạn tình gây ra.
Đây là số liệu từ cuộc thăm dò toàn quốc lần
thứ nhì, do Bộ Lao Động-Thương Binh- Xã Hội cùng với Tổng Cục Thống Kê thực
hiện năm 2019, có sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quĩ Dân Số Liên
Hiệp Quốc UNFPA cùng Phân Bang Quan Hệ Quốc Tế Và Mậu Dịch của Australia.
So với cuộc thăm dò toàn quốc lần thứ nhất
về bạo lực gia đình năm 2010, kết quả khảo sát toàn quốc lần thứ nhì, được công
bố hôm 14/7 vừa qua, cho thấy gần 63% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành.
Những con số trên biểu đồ mạng của Thông Tấn
Xã Việt Nam ngày 16/7 liệt kê các hình thức bạo lực đối với phái nữ, qua đó
60,2% bị hành hạ về thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế…và 62,9% là nạn
nhân của bất kể loại hình bạo lực nào do bạn đời hay bạn tình gây ra.
Theo kết quả đối chiếu giữa cuộc thăm
dò toàn quốc lần đầu năm 2010 và cuộc khảo sát lần hai năm 2019, thì con số
phụ nữ bị chồng hay bạn tình đánh đập, hãm hại, giảm xuống mức 26,1% so với mức
31,5% hồi 2010. Riêng năm 2019, cứ 100 phụ nữ thì có 32 người bị lạm dụng,
bị bao lực gia đình bằng những loại hình như trên.
Nói một cách khác, tỷ lệ người nữ đứng ra tố
cáo trước pháp luật mình bị chồng hay bạn tình bạo hành đã tăng lên năm
2019.
Mặt khác, tỷ lệ 47% bị bạo lực cảm xúc bởi
sự mắng nhiếc, sỉ nhục của người chồng,
đã gây tổn thương tâm lý và tinh thần đáng kể cho người nữ, cũng là con số
không hề nhỏ.
Tất nhiên tỷ lệ có giảm nhưng trong
phạm trù bảng khảo sát nếu theo tiêu chí cũ thì có thể là giảm, nhưng mà
theo thước đo mới thì tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn tiếp tục diễn biến,
gia tăng một cách phức tạp - Đỗ Thị Trang
Bạo lực kinh tế còn khiến 1 trong 5 phụ nữ
bị chồng hay bạn tình dùng quyền kiếm ra tiền và thói gia trưởng của mình để rẻ
rúng, xúc phạm vợ. Ngoài ra, khống chế và áp đặt cũng là bạo lực kiểm soát
hành vi mà trong 4 phụ nữ thì 1 phải chịu đựng.
Bà Đỗ Thị Trang, cán bộ giám sát, đào tạo và
nâng cao năng lực trong Trung Tâm Phụ Nữ thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (CWE) ở
Hà Nội, cho biết:
“Nói rằng đã giảm là chưa chính xác bởi
vì tình trạng bạo lực có thể chuyển biến dưới dạng này dạng khác. Tất nhiên tỷ
lệ có giảm nhưng vẫn là số lượng chưa thực tế. Trong phạm trù bảng khảo sát nếu
theo tiêu chí cũ thì có thể là giảm, nhưng mà theo thước đo mới thì tình trạng
vẫn tiếp tục diễn biến, gia tăng một cách phức tạp, tỷ lệ không đạt được như
báo cáo. Nhưng tất nhiên báo cáo cũng sẽ tạo ra động lực để thấy những gì mình
đã làm, đã tác động vào truyền thông, đã có luật để phụ nữ tự tin và dám nói ra
chứ không lựa chọn cách chịu đựng”.
Từ năm 2007 Việt Nam đã thông qua 2 Đạo
Luật quan trọng, Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình và Luật Bình Đẳng Giới,
nghiêm cấm mọi hành vi có tính cách bạo lực, bạo hành, kỳ thị và phân biệt đối
xử, đặc biệt với người nữ trong gia đình.
Bạo lực đối với phụ nữ, dù bất kỳ tình huống
nào, phải được đưa ra ánh sáng luật pháp, là lời bà Đỗ Thị Trang của Trung Tâm
Phụ Nữ thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (CWE), nơi có Nhà Bình Yên chuyên giúp đỡ,
hỗ trợ phụ nữ bị chồng hay bạn tình xâm hại, đánh đập:
“UNFPA công bố số liệu tương đối đầy đủ,
Nhà Bình Yên ở Trung Tâm cũng đã tiếp nhận tương đối những trường hợp bị tình
trạng bạo lực gia đình rất nghiêm trọng. Vấn đề chính là câu chuyện mà họ không
dám đưa ra, nghĩ rằng chỉ là chuyện nội bộ nên họ không muốn người khác biết”.
“Những lần thổ lộ đầu tiên họ chỉ kể
và không mong muốn sử dụng những căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi vì sợ tổn
thương đến người chồng. Trừ trường hợp rất nghiêm trọng và đầy đủ can đảm nhưng
những trường hợp ấy rất hiếm”
Bà Đỗ Thị Trang nói thêm rằng khi thấy
không an toàn thì người phụ nữ trong cuộc phải cảnh báo hoặc báo cáo với
cơ quan để giảm thiểu nhiều nhất rủi ro có thể mang lại cho bản thân họ và con.
Thứ hai, dựa trên căn cứ pháp lý để phân tích câu chuyện của bản thân. Nếu
không để chính quyền can thiệp và hỗ trợ thì tình trạng bạo lực sẽ càng trầm trọng
hơn và có thể đẩy đến cái chết. Trong thực tế rất nhiều trường hợp bị chết khi
người chồng không kiểm soát được hành vi, vì vậy vừa phân tích vừa dẫn chứng bằng
xác tín rằng Luật ghi rất rõ dù bản thân người phụ nữ có sai có kém cõi thế nào
thì những hành vi bạo lực từ thế chất đến tinh thần hoặc tình dục đều là phạm
luật, việc họ đang chịu đựng là rất vô lý.
Tại một buổi hội thảo trước đây ở TP.HCM, cán
bộ Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, bà Hà Thị Quỳnh Anh, cho biết 87% phụ
nữ bị bạo hành thể xác hoặc tình dục đã không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch
vụ công, và trên 50% phụ nữ bị bạo lực gia đình thì đã không nói với bất kỳ ai.
Đó là tâm lý e ngại, nếp nghĩ “xấu chàng hổ
ai” nơi người phụ nữ, cán bộ Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc giải thích, trái với
thói gia trưởng vô lối, thói trọng nam khinh nữ ăn sâu trong tiềm thức
đàn ông Á Đông.
Bà Thanh Thúy, thành viên Hội Quán Các Bà Mẹ
ở thành phố Hồ Chí Minh, bổ sung nguyên nhân tiềm ẩn và hết sức tế nhị dẫn đến
bao lực gia đình:
“Rượu bia là một trong những
tác nhân dẫn đến chuyện xâm hại, bạo hành, bạo lực gia đình. Bạo hành liên quan
đến tình dục là vấn đề hết sức tế nhị, khá nhiều phụ nữ trung niên
gánh chịu cái nỗi đau đó . Người phụ nữ họ nhìn ra, họ nhận thấy, nhưng mà cái
khó là nhiều người không có được sự chuẩn bị, kể cả phần tư vấn, tham vấn, trị
liệu cho một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc”.
“Liên quan đến hình thức bạo hành tinh thần,
càng trí thức thì cách bạo hành nó càng tinh vi. Nhìn bên ngoài thì không thấy,
tức là họ giấu rất kỹ. Một số chị em khi thoát ra được rồi, những năm tháng sau
thấy những đứa con đứa cháu hoặc người chung quanh bị giống như mình họ mới bắt
đầu lên tiếng. Nhiều chị bây giờ là người tình nguyện trong Hội Quán của mình”
Những 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ và xử lý
của cơ quan chức năng là điều đáng quan tâm. Theo cán bộ Hà Thị Quỳnh Anh của
Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, những dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị
bạo lực gia đình ở Việt Nam chưa thực sự mang lại hiệu quả, trong lúc phụ nữ bị
bạo lực gia đình cần sự hỗ trợ tức thời của liên ngành y tế, công an, tòa án... Đáng
tiếc, bà Quỳnh Anh nhấn mạnh, các dịch vụ dành
cho những nạn nhân này lại rất lẻ tẻ, đơn điệu với nhiều tuyến và thủ tục rắc rối. Theo
bà, cần thiết phải có những gói dịch vụ gọi là “một cửa'' với sự kết hợp từ nhiều
phía để hỗ trợ ngay tức khắc và mọi mặt cho người phụ nữ bị bạo lực.
Chỉ có nội lực, năng lực và sự tự
trọng của phụ nữ thì hy vọng đẫy lùi hoặc giảm cái tác hại của bạo lực gia - Bà
Thanh Thuý
Bà Thanh Thúy của Hội Quán Các Bà Mẹ cũng đồng
ý là:
“Cái hành lang pháp lý của mình còn lỏng
lẻo cho nên chuyện xử phạt cũng vậy luôn . Người ta chưa thấy sợ thành ra vẫn
còn nhiều trường hợp đáng tiếc”.
Rốt lại chỉ giáo dục và ý thức mới là cách
hay nhất để phụ nữ Việt Nam thoát bẫy bạo lực, bạo hành gia đình, vốn bị cho là
đèn nhà ai nhà ấy sáng, bà Thanh Thúy chia sẻ tiếp:
“Các chị em từng là nạn nhân của bạo lực
bạo hành lại chính là những người giúp cho Hội Quán Các Bà Mẹ chúng tôi. Họ
chính là những diễn giả, những người truyền cảm hứng cho sự chủ động, tức là một
thế hệ mới các em gái sẽ học để biết cách ứng phó và hoàn toàn tự chủ, có quyền
nói không, có quyền ly hôn tự giải thoát cho mình”.
“Đa số chị em họ ý thức thì họ tham gia
những chương trình như vậy. Chỉ có nội lực, năng lực và sự tự trọng của phụ nữ
thì hy vọng đẫy lùi hoặc giảm cái tác hại của bạo lực gia đình”.
Trở lại vấn đề có 2 trong 3 phụ nữ Việt Nam
chịu ít nhất một hình thức bạo lực theo báo cáo của UNFPA Việt Nam, người thường
thụ lý bào chữa nhiều vụ án xâm hai, bạo hành phụ nữ và trẻ em, luật sư Nguyễn
Thị Hồng Liên, cho rằng cần coi lại tỷ lệ 2/3 này trong bối cảnh xã hội ngày
nay:
“Nếu có 2 trong 3 phụ nữ bị bạo hành là
không đúng. Phụ nữ bây giờ có học thức, có điều kiện kinh tế tốt nên có nhận thức
bảo vệ quyền lợi. Ở nông thôn thì có thể xảy ra nhiều nhưng cũng không thế
nói 3 phụ nữ mà 2 bị bạo hành”. ”
“Thói gia trưởng của người đàn ông Việt
Nam là có nhưng nó từ từ bớt do cái nhận thức của người phụ nữ. Vài chục năm
trước thì được nhưng trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển hiện nay đụng tới
phụ nữ có đời sống tự lập và có học cũng không dể đâu. Quyền của người phụ nữ
bây giờ ngang ngữa đàn ông chứ không đến nỗi”.
Nhận định về Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình
hiện hành, luật sư Hồng Liên cho rằng luật lệ và những qui định liên quan đã tạo
hành lang pháp lý bảo vệ người phụ nữ:
“Có luật này nọ thì người ta cũng sợ, tôi
nghĩ những qui định xử phạt hành chính, xử lý hình sự thì từ từ, từng bước vấn
đề bạo hành càng lúc càng ít lại”.
Tưởng cần nhắc năm 1980 Việt Nam là 1 trong
6 quốc gia đầu tiên ký kết Công Ước Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử Với
Phụ Nữ, gọi tắt là CEDAW, mà Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1979.
Tiếp đó, phối hợp với UNDP Chương Trình Phát
Triển Liên Hiệp Quốc, Việt Nam khởi động chương trình chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới. Giai đoạn đầu kết thúc năm 2010, giai đoạn thừ nhì kéo dài đến
2020 này.
Theo nguồn của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 16/7,
sau gần 10 năm tính từ cuộc điều tra lần thứ nhất mà kết quả cho thấy những
thay đổi tích cực, đến giờ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới thực hiện
thành công cuộc điều tra quốc gia lần thứ 2 về bạo lực đối với phụ nữ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền