Saturday, February 24, 2018

Khai bút: Bài luận đầu năm : Yêu Nước


 
201-02–23: Khai bút: Bài luận đầu năm :
Yêu Nước
TS.Phan Văn Song

… “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” …(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan1805-1848.)

Chỉ với hai câu trong tuyệt tác Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã tả tất cả cái lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước. Nhưng tại sao đau lòng khi nhớ nước? Tại sao mỏi miệng khì thương nhà? Phải chăng nữ sĩ muốn nói đến cái tâm trạng của những kẻ sĩ thời bấy giờ bó tay, thất thế trước thời cuộc, phải phục vụ làm tôi cho một chế độ mà không phải do bà và thân thuộc hay người cùng xứ bà chấp thuận?  Phải bỏ xứ Bắc Hà vào Nam, tâm trạng “Hoài Lê” là tâm trạng chung của những kẻ sĩ Bắc Hà thời ấy không phục nhà Nguyễn.
Hai cặp chữ “Nhớ Nước-Thương Nhà” biểu hiện tình Yêu Nước.

Yêu Nước:
Yêu nước, chúng ta, anh em bạn bè chúng ta, dân tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi, có người sống ở ngoài nầy, thời gian lâu hơn thời gian ở trong nước. Thế mà vẫn u hoài, vọng nhớ cố hương. Tuy ở hải ngoại, xứ người, làm ăn sanh sống xứ người, quê người nay đã là nước mình, thế nhưng, suốt ngày, vẫn nói với nhau hai chữ Yêu Nước, hai chữ Thương Nhà. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương Nhà mõi miệng cái gia gia..."
Phải chăng chúng ta ở ngoài nầy, cũng như nữ sĩ, Bà Huyện Thanh Quan, hoài Lê “nhớ nước đau lòng con quốc quốc… Tất cả chúng ta hoài chế độ Việt Nam Cộng Hòa củng “nhớ nước đau lòng con quốc quốc” vậy!
Và, bao năm qua, chúng ta vẫn tiếp tục, không bằng lòng, và chúng ta vẫn tiếp tục, bất mãn, với nhà nước đương quyền Việt Nam, với cái Đảng Cộng Sản Hà Nội đang đảng trị, đang độc trị dân Việt Nam, nhưng cũng “bày đặt” mở miệng ra nói Yêu nước. Và còn “dám” nhơn danh hai chữ Yêu Nước, Đảng Cộng Sản Hà Nội độc tài cai trị dân Việt Nam, với Công An, với dùi cui, với độc tài bất chấp dân chủ, bất chấp tôn trọng nhơn quyền!
Vậy thì, Yêu nước có nhiều kiểu hay sao?

Cũng như tình nhân đạo, cũng như nghĩa đồng bào!
Cũng cùng trong một khoảng một thời gian chiến tranh, cùng một biến cố, một chiến trận. Cùng trong cuộc (tổng) tấn công bất ngờ của quân Cộng Sản Bắc Việt, thừa dịp Lễ truyền thống Tết Nguyên Đán, thừa cơ hội hai phe hưu chiến, thừa dịp quân đội Cộng hòa Nam Việt nghỉ Tết, năm Mâu Thân 1968, xảy ra hai dữ kiện quan trọng điển hình đại diện “cái nhìn” chánh trị và “đạo đức chánh trị” của hai miền đất nước với hai quan niệm chánh trị và quan điểm chánh trị khác nhau!.
- Một ở Sài gòn, Tướng Loan đã xử tử một tên giết người, (không phải tù binh vì bận thường phục - áo sơ mi ca rô, quần xà lỏn – giả dạng thường dân) tên là Bảy Lém, với tội danh là hắn ta đã sát hại nhiều thường dân, không vũ khí, kể cả đàn bà và con trẻ ở một trại gia binh. Tướng Loan bắn công khai, bằng súng lục, rất quân đội, trước thanh thiên bạch nhựt, Tướng Loan dùng binh pháp, thời chiến, quân luật, xử bắn mọi tên côn đồ hôi của, giết người, được áp dụng trên các chiến trường thế giới - “Loi martiale, tir à vue sur les pilleurs et massacreurs, détrousseurs des cadavres de guerre “. Thế nhưng, vẫn có, một anh thợ chụp hình, nhà báo người Mỹ chống chiến tranh, săn ảnh, mơ được Giải thưởng Pulitzer, đã lựa chọn chụp hình nầy để tạo một cú “choc dư luận”, tạo một scandale, để được giải thưởng. Kết cục là tấm hình nầy đã tạo sự rùm beng, làm động lương tâm thế giới, “lương tâm” ấy đã “đánh giá” (sai!) và để Tướng Loan một đời mang tiếng. Hình nầy cũng đã giúp Việt Cộng, tuy đã thua (trên chiến trận) trận đánh bất ngờ nầy, nhưng nhờ bức hình nầy đã tạo sự thắng trận (trên mặt ngoại giao) ít ngiều gì đưa Mỹ đến đàm phán. Hình nầy cũng được bọn phản chiến, trốn lính bên Mỹ lợi dụng để chống chiến tranh, tạo thế mạnh cho phe Cộng Sản quốc tế và cho Việt Cộng Bắc Việt.
- Nhưng trái lại, trong một dữ kiện thứ hai, là ở Huế. Cả thế giới, cả bọn báo chí Âu - Mỹ, cả giải thưởng Pulitzer, đều nhắm mắt làm ngơ, đồng lõa, chấp nhận, lại còn, hoan hô, “cổ võ”  cho Việt Cộng Bắc Việt thảm sát, giết 4 Bác sĩ người Đức, hai linh mục người Pháp, các vị linh mục và các con chiên công giáo người Việt, các thường dân Huế, bằng trói thúc ké, xỏ xâu, đập đầu, …  xô xuống hố tập thể chôn sống…*.  Nhơn danh “lương tâm” “hòa bình yêu nước. Hay vì hèn nhát!

Chuyện đã 50 năm qua rồi nhưng làm sao quên được, trong trận đánh bất ngờ ấy, quân Bắc Việt đã xử trên dưới cả gần 5000 thường dân, bằng, trói tay, đập đầu bằng cuốc xẻng chôn sông. Báo chí thế giới biết, nhưng  dù có đăng tin, vẫn không lời tố cáo.
Hai cái nhìn, hai luân lý, hai đạo đức. Một trời, một vực - Deux poids, deux mesures.
Đắng cay, chua chát, uất hận đến thế! Cho Miền Nam, cho dân Miền Nam, cho chánh nghĩa Miền Nam! Cho chế độ Miền Nam Cho thể chế Việt Nam Cộng Hòa! Cho Nhơn Sanh Quan Việt Nam Cộng Hòa! Do đó cũng đáng cho chúng ta hoài niệm, hoài cổ… Ta lựa chọn giữa cái Nhơn Bản, cái Tình Người và cái Chủ Nghĩa Mác-Xít-Lê-Nin-Nít Tiến lên Xã hội Chủ Nghĩa mà Con Người chỉ là Công Cụ, Tình Con Người chỉ là Tình Đồng Chí Phò Bác Phò Đảng (kể cả khi Bác và Đảng đi sai đường!) -Tôi có tình viết Hoa, có dụng đích, đường sửa sẽ mất ý nghĩa!

Thế mà năm nay, Tết Mậu Tuất để nhớ Mậu Thân, Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội vẫn trơ trơ cái mặt mo “không hỗ thẹn”, mừng chiến thắng Mậu Thận. Chiến thắng gì?
Với cái giá tổn thất vừa bộ đội Bắc Việt vừa Việt cộng khoảng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được? (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)** Và quên sao khoảng thêm 5000 thường dân Huế bị giết oan! Cả tên chóp bu địa phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường, người (tôi không gọi là thằng nhé) đã ngồi ghế Chánh Án các Tòa Án Nhân Dân các khu phố, xử tử giết người năm ấy, lúc ấy, vì oan hồn uổn tử dày xét, nên quá mắc cở, quá (?)... viết thơ tuyên bố nói láo nói dối rằng hắn ta không có mặt lúc ấy, đổ thừa cho dân nổi dậy – là dân Huế “tự động thủ”, tự giết nhau… Cả chục nhơn chứng thế vẫn chối quanh! ***
Đang lúc Trung Ương Đảng ca bài chiến thắng. Thằng cựu Chánh Án các Toà Án Nhân Dân địa phương  trách nhiệm thuở ấy, lại đi chối quanh chối quẫn***

Tướng Nguyễn Ngọc Loan Miền Nam chúng ta, chịu chơi, bắn thằng Việt Cộng, trước mọi người.  Ông không “bán cái” cho Tòa Án Nhơn dân, cho “Dân nổi dậy”, cho “ Binh sĩ nổi giận”. Ông là Tướng! Ông làm! Ngon lành! Chịu chơi! c’est le panache du Sud Việt Nam!. Đó là cái hào khí của dân Miền Nam chúng ta! Tao bắn đó! Thì đã sao! So what!

Dân Miền Nam chúng ta dám làm dám chịu; không có chối, không có bịa.
Trong Nam không có anh hùng dỏm Lê Văn Tám! Huyền thoại vừa bịa, vừa “bựa”.
Dỏm, “dựng đứng lên” để dụ khị dân cảm tử ngu dại bắt chước theo!

Bàn luận về hai chữ Yêu Nước, chúng tôi thường thắc mắc với nhau rằng với những người dân Việt Nam trong nước đòi Yêu nước, đòi hỏi Độc lập, đòi thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa của Tàu – và thoát hẳn cơ chế độc tài của Xi Jingpin và Đảng Cộng Sản Tàu!– Và đấy là một hiển nhiên đối với chúng tôi, đối với chúng ta, nói rộng ra đối với tất cả những người Việt tỵ nạn Cộng sản Việt Nam chúng ta đang sanh sống tại các quốc gia phát triển, tiến tiến thuộc khối tư do tư bản âu mỹ. Nhưng tại sao vẫn có những người, cũng là dân Việt Nam, cũng là công dân Việt Nam, cũng cùng ngôn ngữ Việt, cũng nhơn danh lòng Yêu nước LẠI muốn có một quốc gia  Việt Nam thuộc ảnh hưởng Tàu? 

Từ ngữ Yêu Nước, ngày nay, biến thành một từ ngữ bị nhiều lạm dụng nhứt.

Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh thí chốt giết hại thương vong bao nhiêu thế hệ thanh niên thanh nữ toàn xứ Việt Nam
- Các con em miền Bắc? Bắt buôc, bị nướng làm con thiêu thân đi xâm chiếm miền Nam
- Các con em miền Nam? Vì tự vệ, cũng phải bắt buộc, bỏ công ăn việc làm, khoác chiến y, cầm vũ khí, xả thân, lo bảo vệ quê hương, cách sống, quan niệm suy nghĩ, quan điểm nhơn sanh.
Nhơn danh Yêu Nước Hồ Chí Minh giết và thủ tiêu bao nhiêu người ái quốc nhân tài, vì chỉ muốn độc quyền Yêu nước, không chấp nhận Đa nguyên. Không chấp nhận Dân chủ.
Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh và Đảng Công sản Việt Nam đã chấp nhận bán đứng nhuộm đỏ đất nước cho Trung Cộng, hậu duệ các triều đại Hán Bắc phương bành trướng, bán cả đất đai biên giới, giao cả lãnh hải, thậm chí giao phó bao sanh mạng đồng bào chiến sĩ cho ngoại nhơn Tàu thay mình cầm quân ra trận. Tàu Cộng sử dụng chiến thuật biển người giết bao nhiêu thanh niên miền Bắc Việt Nam chỉ để đánh chiếm một căn cứ không có gì là một tầm vóc chiến lược như Điện Biên Phủ (chiến thắng Điện Biên Phủ là do hai tướng Tàu điều khiển, không phải do Võ Nguyên Giáp). Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh chấp nhận phá tan đất nước miền Bắc để thắng Mỹ. May mà Mỹ còn nhơn đạo, chiến tranh hạn chế, có bom nguyên tử nhưng không dùng đến, không đánh sập các đê điều khi mùa lũ, không đánh bom tàn phá Hà nội (thử so sánh với Dresden ở Đức năm 1945! Hay Hiroshima, hay Nagasaki Nhựt bồn 1945!).
Vì vậy ngày hôm nay khi nghe Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói Yêu Nước, chúng tôi rất sợ! Và chúng ta hãy nhớ những khẩu hiệu định nghĩa Yêu Nước của Cộng sản như “Yêu nước của Cộng sản là Yêu Xã hội Chủ Nghĩa” hay “Trung thành với Nước là Trung với Đảng”. Làm sao chúng ta có thể tin vào lòng Yêu Nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Dân chúng miền Bắc Việt Nam ngày xưa do Cộng sản quốc tế xúi, dám chết để Chống Mỹ Cứu Nước. Ngày Nay, toàn thể người dân Việt Nam có dám chết để Chống Tàu cứu Nước không?

Tôi không dám xúi dân Việt Nam chết để chống Tàu, nhưng tôi chỉ hỏi Quân đội nhân dân, Hải quân nhân dân, vũ khí  của Đảng Cộng sản Việt Nam để cướp chánh quyền ở Việt Nam, ăn cướp cơm nhân dân Việt Nam, sống và được  nuôi dưởng bởi nhân dân Việt Nam  có dám liều chết bảo vệ nhơn dân và quê hương đất nước Việt Nam không?

Còn đối với chúng tôi, người hải ngoại, “Nhớ Nước-Thương Nhà” có lẽ đúng hơn! Nói như vậy chúng tôi không phủi tay, “mackeno” đâu, mà chúng tôi chỉ làm, khi người Việt Nam, người dân Việt Nam trong nước, nếu thật sự là người Việt Nam, dám đứng lên làm!  Bé cổ, thấp miệng thì cũng phải xuống đường biểu tình đòi Nhà cầm quyến Cộng sản phải lấy trách nhiệm, hoặc đánh Tàu, hoặc giao quyền cho người khác, cho người dân.
Chúng tôi ngoài nầy chỉ là vũ khí tuyên truyền,  là vận động dư luận, vũ khí là kêu gọi bạn bè. Trong nước đừng trông chờ hải ngoại, trong nước đừng mong Mỹ, Nhựt, hay Philippines, hay Nga hay ai đó. Nói dại, rủi phải có đổ máu, rủi phải có thương vong mới mong động lòng trắc ẩn của thế giới! Làm được hay không, dám làm không, tùy các bạn trong nước. Còn hải ngoại chúng tôi, định nghĩa Yêu nước là yêu nơi mình sanh ra, và lớn lên cùng với gia đình cha mẹ. Thế hệ thứ hai con cháu chúng ta sanh và lớn lên ở hải ngoại có cùng một định nghĩa Yêu Nước như chúng ta không?

Để kết luân:
Công dân tạo đất nước, công dân chủ đất nước. Công dân khi lãnh đạo đất nước, công dân khi tuân thủ, chấp hành, đóng góp.
Tất cả với một lòng thật sự yêu nước.
Yêu nước là biết nhớ ơn đất nước,
Yêu nước là đau lòng con quốc quốc khi thấy đất nước lâm nguy, xáo trộn, giặc ngoài biên ải.
Yêu nước là thương nhà mỏi miệng đóng góp, tranh đấu cho Nhơn quyền cho Tự do, cho Dân chủ, cho Độc lập, cho Công bằng Bác ái  dù phải mỏi miệng cái gia gia.
Mong người Việt Nam yêu nước ở quốc nội mau thức tỉnh vì giặc đã ngoài biên ải.
Hãy nổi dây đòi quyền tự chú để cứu đất nước Việt Nam!
Mong các chiến sĩ Quân đội Nhơn dân, mong các chiến sĩ Hải quân Nhơn dân hãy biết ơn người dân và đất nước nuôi dưởng phục vụ, hãy lấy tự hào dân tộc cầm súng giữ giang sơn Việt Nam.
Mong những vị, những kẻ cầm quyền, còn tý tự trọng nào, giao trọng trách cho người công dân trách nhiệm, nế không đảm đang được trách nhiệm Yêu Nước.
Hôm nay là ngày:
Trống Tràng Thành long lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín từng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh (Chinh phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm 1705-1748)

Hồi Nhơn Sơn,  mồng 8 tháng Giêng năm Mâu Tuất 2018
TS.Phan Văn Song
Ghi Chú:

* Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán cái tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số Phi Luật Tân.” (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, Nxb. Xuân Thu, California,1992, tr. 642.)

** Trong lúc hai bên đánh nhau, thống kê ước lượng cho thấy tại mặt trận Huế, quân đội VNCH có 384 tử trận, 1, 830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng khoảng 5, 000 tử trận, số bị thương không tính được. (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)

*** Trong bút ký, có đoạn bác sĩ Elje Vannema kể lại rằng: “Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh nầy tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy ban Phật giáo chống chính quyền trước đây.” (PTGDVNHN, sđd. tr. 125.) Tài liệu của nữ bác sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976 và được dịch qua tiếng Việt,

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép

From: MINHHA PHAM  wrote
Sent: Wednesday, February 21, 2018 2:08 AM
Subject: Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép

Xuan Nguyen is with Nhung Nguyen.

Chính Quyền Trump và Ngón Võ Nhôm Thép
(Kim Nhung Show tối Thứ Ba 20 Tháng Hai)


KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của hệ thống SBTN trong chương trình Thời Sự Ngày Mai đầu tiên của năm Mậu Tuất với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa để tìm hiểu về các biến cố kinh tế chính trị hay lịch sử có thể trở thành thời sự ngày mai. KN xin kính chào ktg NXN trong một chương trình đầu năm và mong là ông đã qua một cái Tết đầy ý nghĩa sau khi hoàn thành Hội Chợ Tết Mậu Tuất tại Mile Square Park với chủ đề là ba trận đại thắng trên cùng một dòng sông Bạch Đằng.
NXN: - Xin kính chào cô Kim Nhung cùng quý KTG. Tôi bỗng nhớ đến ban kích động nhạc AVT của nghệ sĩ Lữ Liên năm xưa: “Tết nhất làm chi, ai bày Tết nhất làm chi” Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền! Người người vui Tết chứ liên miên. Riêng tôi nghĩ Tết mà điên cái đầu!” Chỉ vì từ Lễ Tạ ơn tới nay, gần bốn tháng liền chúng tôi chỉ lo Tết và hôm qua thì hoàn tất Hội Xuân Mậu Tuất tại Mile Square Park và hôm nay vẫn chưa hết bệnh! Nhưng cuối cùng thì cũng có một Hội Xuân đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử cho mọi người tại Quận Cam và từ nhiều nơi khác tới tham dự. Ngoài ra còn có nhiều sinh hoạt truyền thống như xin xâm, xin chữ đầu năm và triển lãm cây kiểng, đá cảnh. Có rất đông người tham dự trong ba ngày Tết. Đáng nhẽ ra, chúng tôi còn có thể làm hay hơn nữa, nhưng thôi, lòng người vốn có hạn.

KN: Hội chợ còn có một mô hình tưởng niệm ba trận đánh trên sông Bạch Đằng mà Kim Nhung bị đau nên không tham dự được.
NXN: - Vâng chúng tôi dự trù thực hiện một mô hình rất lớn kỷ niệm ba trận đánh vào các năm Mậu Tuất 938, rồi 981 rồi 1288, nhưng sau thu hẹp lại vì không thể cao hơn tượng Đức Thánh Trần trong Mile Square Park. Sau đó thì tôi bị đau và ho vì kiệt sức. Nhưng thôi, ta xin trở lại chuyện thời sự….

KN 1: Kính thưa quý vị, trong khi chúng ta chuẩn bị mừng Xuân thì hôm mùng một Tết là Thứ Sáu vừa rồi, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố một phúc trình về tình hình nhập cảng nhôm và thép vào thị trường Mỹ, với đề nghị là Hành pháp Donald Trump áp dụng một số biện pháp như tăng thuế xuất nhập nội và đặt ra hạn ngạch nhập cảng nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trong số 12 nước bị đề nghị trừng phạt về thép có Trung Quốc và cả Việt Nam. Thưa ông Nghĩa, đầu đuôi câu chuyện là gì và hậu quả có thể ra sao khi Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối?
NXN 1: - Chúng ta có ăn Tết thì trái đất vẫn xoay vần và thời sự cứ chuyện động. Sau khi nhậm chức Tổng thống, đầu Tháng Tư, ông Trump tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida với vẻ thắm thiết và còn nói nước đôi, rằng sẽ không gây áp lực mậu dịch với Bắc Kinh để hy vọng Trung Quốc sẽ can gián Bắc Hàn. Khi ấy, nhiều người vội kết luận sai rằng con buôn Donald Trump sẽ nhượng bộ Bắc Kinh mà không thấy hai chuyện. Thứ nhất, trong khi đang đãi tiệc, ông Trump ra lệnh phóng hỏa tiễn tấn công chế độ Syria rồi mới thông báo cho Tập Cận Bình biết làm họ Tập thấy cái bánh tráng miệng bằng chocolate có vị hơi đắng! Đó là phong cách đầy bất ngờ của Donald Trump. Sau đó hai tuần, ngày 19 Tháng Tư, ông ký một chỉ thị cho Bộ Thương Mại phải cấp tốc nghiên cứu xem việc nhập cảng thép có đe dọa an ninh của Hoa Kỳ hay không. Rồi hôm 27 Tháng Tư ông cho điều tra luôn cả ngành nhôm hay aluminum. Ngày nay, Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và đề nghị Tổng thống sử dụng quyền hạn để bảo vệ an ninh của nước Mỹ. Chi tiết đáng chú ý là mối quan hệ giữa nhập cảng và an ninh và quả nhiên là Bắc Kinh giẫy nẩy. Chúng ta đang thấy mở màn một trận đánh rất kỳ lạ.

KN 2: Ông Nghĩa theo dõi sự tình từ năm ngoái nên thấy ra tính chất liền lạc và thuần nhất của Chính quyền Trump qua chính sách bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng thưa ông, vì sao việc nhập cảng nhôm và thép lại liên quan tới an ninh?
NXN 2: - Hoa Kỳ có đạo luật Ngoại thương Mở rộng năm 1962, trong đó có khoản 232 cho phép Hành pháp thương thuyết và giảm quan thuế biểu tới 80% nếu không xâm phạm an ninh quốc gia. Nếu có xâm phạm thì Hành pháp có thể xin Quốc hội cho phép nâng thuế suất nhập nội hay hạn ngạch nhập cảng. Chuyện cần biết là Tổng thống không có quyền đề ra các biện pháp đó mà phải xin phép Quốc hội sau khi được Bộ Thương Mại và Đại sứ Thương Mại đề nghị. Ông Trump đang tiến hành thủ tục rắc rối đó với sự ủng hộ của đa số dân biểu nghị sĩ Dân Chủ theo xu hướng bảo hộ và sự ngần ngại của một số Cộng Hòa theo chủ trương tự do mậu dịch. Vấn đề rộng lớn hơn vậy là việc doanh nghiệp sản xuất thép và nhôm bị cạnh tranh bất lợi nên cần được bảo vệ nhưng các doanh nghiệp tiêu thụ thì có thể bị thiệt vì mua thép ngoại nhập với giá đắt hơn. Cả hai đều sẽ tác động vào Quốc hội theo quyền lợi trái ngược của họ….

KN 3: Nhưng vì sao doanh nghiệp Mỹ lại không cạnh tranh nổi với thép ngoại mà cần Chính quyền bảo vệ?
NXN 3: - Chúng ta có bài toán thực tế của nhiều nền kinh tế. Như Trung Quốc mới chỉ sản xuất thép rồi nhôm từ vài thập niên gần đây thôi, nhưng đầu tư rất nhiều và mạnh để tạo công ăn việc làm tới độ sản xuất dư thừa và bán ra ra ngoài với giá rẻ mạt làm doanh nghiệp Mỹ không cạnh tranh nổi. bây giờ, lần đầu tiên mà Hành pháp Hoa Kỳ áp dụng điều khoản 232 để lách khỏi áp lực của Quốc hội. Các Chính quyền trước có thấy ra vấn đề mà không làm gì được, tới ông Trump thì lại khác vì ưu tiên giàng chuyện an ninh vào giao dịch kinh tế và còn nói rõ là có hai cường quốc đang thách đố an ninh của nước Mỹ là Liên bang Nga và nhất là Trung Cộng.. Trung Cộng không là nhà xuất cảng thép lớn nhất vào Mỹ, ông Trump gài thêm chuyện nhôm vì quả thật nhôm của Trung Cộng đứng hạng nhì trong các nước xuất cảng vào Mỹ, chiếm tới 18% tổng số xuất cảng của Bắc Kinh.

KN 4: Thưa ông Nghĩa, thế còn các nước kia thì sao?
NXN 4: - Ngoài trận đánh về nhôm và thép với Trung Cộng hay Nga, Hoa Kỳ cũng có mâu thuẫn với các nước khác, như Canada hay Mexico trong khuôn khổ đàm phán NAFTA, vì Mexico có thể nhập thép Tầu để bán vào Mỹ với giá rẻ và Canada thì bán tới 84% lượng thép của mình cho Hoa Kỳ. Biện pháp trừng phạt đề nghị cũng sẽ gây thiệt hại cho nhiều xứ khác, kể cả Đức hay Tiểu vương quốc Á Rập Thống Nhất. Nói chung, đây là trận đánh mở rộng nhưng trọng tâm vẫn là Trung Cộng chính là vì yếu tố an ninh. Vì lý do an ninh, Hoa Kỳ còn có thể châm chước cho xứ khác, chứ sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh.

KN: Kim Nhung không ngờ sự tình lại rắc rối phức tạp như vậy. Sau phần thông tin thương mại thì xin sẽ trở lại với đề tài này. Xin quý KTG đừng rời máy.
Thông tin Thương mại.
KN: Kim Nhung xin cảm tạ sự chú ý theo dõi của quý KTG và xin đi ngay vào đề tài nhức đầu này.

KN 5: Thưa ông Nghĩa, chúng ta có hai phần trong trận đánh nhôm thép này của Chính quyền Donald Trump, phần chính là Tầu, phần sau là các nước còn lại. Theo dõi từng nước cờ của trận đánh, xin ông giải thích cho KTG của chúng ta.
NXN 5: - Trước hết về chuyện Bắc Kinh. Tháng Tư năm ngoái, ông Trump đã giăng bẫy khi dịu giọng với Tập Cận Bình. Nếu họ Tập khuyên giải được Bắc Hàn thì Trump có thể coi đó là chiến công của mình nhằm giải quyết mối nguy Bắc Hàn. Nếu Tập Cận Bình không làm được chuyện ấy thì ông Trump lại có biện pháp trừng phạt để cho quần chúng Mỹ thấy là ông ta bảo vệ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Quả nhiên là một năm sau, Hoa Kỳ đã gây áp lực tối đa với Bắc Hàn và ngày nay còn dàn trận thế mậu dịch với Bắc Kinh vì lý do an ninh. Vì vậy, ta thấy ông Trump cứ phát ngôn linh tinh bừa bãi nhưng ban tham mưu và nội các của ông ta có bài bản chiến lược chứ không nói chuyện ẩu tả đâu.
- Thứ hai là chuyện nội tình của nước Mỹ. Sau khi Chính quyền Trump khai hỏa hôm mùng một Tết thì nhiều doanh nghiệp tiêu thụ thép rẻ của thiên hạ có thể khiếu nại là họ bị thiệt hại vì nhôm thép lên giá. Thế thì ai phân xử chuyện này? Tối cáo Pháp viện Mỹ là cơ chế sau cùng và sẽ rất khó cản trở Hành pháp để bảo vệ một số doanh nghiệp Mỹ khi yếu tố an ninh sẽ có ảnh hưởng lớn trong dư luận. Trong khi thực tế thì Mỹ nhập rất ít thép của Tầu còn nhôm của Tầu mới là chuyện an ninh chiến lược của Bắc Kinh vì nếu bị áp giá thì doanh nghiệp Trung Cộng mới bị khốn đốn, nhất là khi dư luận thế giới đều thấy tính chất bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải và vùng biển Đông Á.

KN 6: Thế còn các nước kia, liệu họ có thể liên thủ với Bắc Kinh hay chăng?
NXN 6: - Truyền thông Mỹ thường chú trọng đến trận chiến mậu dịch giữa Mỹ và Tầu trong khi nhiều xứ khác cũng là nạn nhân của thép rẻ của Bắc Kinh, kể cả các nước Âu Châu. Ba nước bán thép nhiều nhất cho Hoa Kỳ là Canada, Brazil và Nam Hàn thì vướng mắc chuyện khác và vẫn có thể nhượng bộ hay thỏa hiệp khi biết chủ đích của Hoa Kỳ chính là Trung Cộng. Sau cùng, trận đánh này cũng là cơ hội cho các doang nghiệp rà soát lại chiến lược sản xuất và tiêu thụ thép và nhôm vì nếu trục lợi mà vi phạm an ninh quốc gia thì chưa chắc đã được dư luận ủng hộ. Khi đó, ta mới nhớ lại toàn bộ chiến lược an ninh quốc phòng mới của Hoa Kỳ do Bộ Quốc Phòng vừa thông báo tháng trước. Chỉ vì muốn kiếm ăn mà làm lợi cho kẻ thù thì các doanh nghiệp giải thích thế nào với công luận đây?

KN 7: Nếu như vậy thì trong thời gian tới, chúng ta sẽ còn thấy dư luận nói về trận đánh nhôm thép này. Ông kết luận ra sao về thời sự ngày mai?
NXN 7: - Trong nhiều thập niên, các nước đều coi việc xuất cảng vào thị trường Mỹ là nguồn lợi và lẽ sống. Chính quyền Trump thấy ra sự thiệt hại cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ nên dùng ngay yếu tố xuất cảng vào Hoa Kỳ làm lợi thế thương thảo đàm phán nhằm bảo vệ an ninh của nước Mỹ chống các đối thủ. Thế giới đã quen sống nhờ có kim loại và thương phẩm với giá rẻ sẽ phải xét lại vì Hoa Kỳ không còn dễ dàng như xưa và thật ra nhiều người Mỹ cũng thấy là quyền lợi của họ bị hy sinh cho các doanh nghiệp lớn kiếm tiền nhờ mua hàng rẻ. Các quốc gia khác nay cũng đang phát giác ra thực tế phũ phàng đó, nhưng Trung Cộng mới lo ngại nhất vì vậy họ mới lập tức phản đối. Chuyện kiện cáo thể nào cũng sẽ là thời sự ngày mai và chúng ta sẽ còn thời giờ theo dõi.

KN: Kim Nhung cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa xin kính chúc quý khán thính giả một năm Mậu Tuất an lành hạnh phúc và xin hẹn quý vị tuần tới, cũng vào ngày giờ này để theo dõi trận đánh trong năm….

Image may contain: 2 people, people smiling, indoor

 


__._,_.___

Posted by: hungthe 

Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã

 

Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái
khỏi bàn tay Đức Quốc xã



Người phụ nữ này chôn giấu bí mật mình đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã suốt 54 năm.

Bà chỉ là một y tá bình thường nhưng đã cứu mạng hơn 2.500 đứa trẻ từ bàn tay của Đức Quốc xã, khi còn sống bà luôn khiển trách bản thân: Những gì tôi làm không hề đủ, bởi vì có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn nữa.



Bà Irena Sendler sinh ra tại Warsaw, Ba Lan vào năm 1910. Cha là bác sĩ duy nhất ở một trấn nhỏ, đã qua đời năm bà 7 tuổi do bị nhiễm bệnh khi chữa cho một người bị thương hàn. Sinh thời cha bà đã từng nói với bà:

"Nếu như nhìn thấy người chết đuối, dù cho có không biết bơi thì con cũng phải cố gắng cứu người đó."

Chính câu nói đơn giản này cùng tinh thần xả thân cứu người của cha đã ảnh hưởng đến bà Sendler cả một đời.



Tháng 9/1939, Đức Quốc xã tiến vào Warsaw, Ba Lan, 450.000 người Do Thái chiếm hơn 1/3 người dân trong thành phố bị cách ly ở một nơi rất lớn giống như công viên trung tâm New York. Khi đó Sendler là một y tá, bà có thẻ thông hành được ra vào nơi cách ly người Do Thái, vì thế bà đã dùng chức vụ làm bia đỡ, liên tục cung cấp quần áo, thức ăn và thuốc cho người Do Thái.



Ba năm sau, tình hình bỗng trở nên cực kỳ gay go, mỗi ngày có hàng ngàn người Do Thái bị đưa vào các trại tập trung giết chóc, đối mặt với tình thế gay gắt này, bà Sendler không thể ngồi yên được nữa, bà lập tức cùng đồng nghiệp tạo ra “mạng lưới” giải thoát trẻ con Do Thái, đồng lời dùng thân phận công tác xã hội của mình để vào trong khu vực người Do Thái.



Liên tục 18 tháng, mỗi ngày bà phải mạo hiểm tính mạng, ra vào khu tập trung che chắn cho vài đứa trẻ trốn thoát. Dù vậy, có rất nhiều gia đình Do Thái không dám để bà Sendler cùng đồng nghiệp đưa con mình đi.

Câu đầu tiên mà họ hỏi chính là:

"Có gì đảm bảo con họ sẽ được sống?"

Bà chỉ có thể trả lời thật lòng:

"Không có".

Bởi vì đến cả chính bà cũng không biết ngày hôm nay bà có còn sống mà rời khỏi nơi tập trung hay không.

Trong tình thế mạo hiểm tính mạng mà lại không có bất cứ sự bảo đảm nào như vậy, bà Sendler đã giấu được hơn 2.500 em nhỏ người Do Thái dưới các băng ca, vali xách tay, hòm, thậm chí bắt các em giả trang thành những người bị bệnh truyền nhiễm, rồi âm thầm đưa ra khỏi khu tập trung đến nhà thờ bằng những chiếc xe cứu thương.

60 năm sau, bà Sendler vẫn còn gặp ác mộng bởi những gì trải qua năm đó, bà nhớ lại:

"Có gia đình để chúng tôi đưa con đi, có người lại bảo chúng tôi vài ngày sau quay lại, nhưng khi quay lại thì rất nhiều gia đình đã bị đưa đến trại tử hình rồi."



Những đứa trẻ dù đã may mắn được cứu ra ngoài nhưng vẫn đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, bởi vì những người trong thành phố Warsaw lúc bấy giờ ai nấy cũng đều lo cho sự an toàn của mình, khắp nơi đều là những kẻ tố giác lạnh lùng vô tình, mỗi ngày Gestapo đều lục soát khắp nơi để tìm cho ra những người Do Thái bỏ trốn khỏi khu cách ly.


Gestapo là cảnh sát chìm của Đức Quốc xã.

Để bảo vệ các em nhỏ phải gian nan mới cứu ra được này, bà Sendler và đồng nghiệp ngày đêm nhanh chóng làm ra hơn 3.000 giấy tờ giả, bao gồm giấy khai sinh có chữ ký của mục sư và chứng minh thư có chữ ký của quan chức cấp cao.

Dù vậy thì chỉ có những giấy tờ này là hoàn toàn không đủ, bà bắt các em nhỏ học thuộc tên mới của mình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, dạy các em những câu cầu nguyện, để tránh bị lộ khi Gestapo kiểm tra. Mỗi đứa trẻ đi trên đường đều có thể bị tra hỏi bất cứ lúc nào, nếu như không biết cầu nguyện thì sẽ lập tức bị giết.

Người Do Thái không theo đạo Thiên Chúa, vì vậy nên cũng không biết cầu nguyện, đây cũng chính là cách để đoán ra được đó có phải là trẻ em Do Thái hay không, bà Sendler dạy các em cầu nguyện là để bảo vệ chúng.



Ở Warsaw lúc đó, che giấu người Do Thái là bị tội chết, cả người nhà cũng sẽ bị giết, thậm chí còn nặng hơn cả tội danh in “báo phản động”, vận chuyển vũ khí để lật đổ Đức Quốc xã.

Chính trong hoàn cảnh vô cùng áp lực này, vào năm 1943, bà Sendler bị phát hiện và bắt giữ, Gestapo tra tấn bà, đánh gãy chân bà, nhưng cũng không hề moi được bất cứ tin tức nào giá trị từ bà.

Đức Quốc xã cực kỳ tức giận đã quyết định xử tử bà, may mắn là tổ chức ngầm ở Ba Lan đã chi nhiều tiền mua giấy thông hành quân đội nên mới cứu được bà.

Dù được cứu ra ngoài, bà Sendler không hề dừng lại, bà tiếp tục bí mật cứu người Do Thái, còn ghi chép cẩn thận lại thông tin của các em nhỏ từng được cứu, chôn những chiếc bình chứa bảng tên dưới gốc cây nhà hàng xóm để sau chiến tranh các em nhỏ có thể đoàn tụ với gia đình.



Năm 1945, Đức Quốc xã rời khỏi Ba Lan, bà Sendler đào số bảng tên lên, trả các em nhỏ về cho những phụ huynh còn sống, đáng tiếc là hầu như tất cả đều đã bị sát hại hoặc mất tích, chỉ có vài đứa trẻ tìm lại được cha mẹ.



Từ đó trở đi, bà sống như một người bình thường suốt 54 năm, không hề nói về việc mình từng cứu hơn 2.500 đứa trẻ.

Cho đến 54 năm sau, vào năm 1999, có bốn học sinh trung học ở Kansas, Mỹ đã phát hiện ra cái tên Irena Sendler trong bài báo “Một Schindler khác” khi làm đề tài lịch sử, trong đó chỉ có một câu đơn giản: Bà đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ.

“Không thể nào đâu? Schindler đã cứu 1.100 người Do Thái, nếu Sendler cứu 2.500 người, vậy sao chúng ta chưa từng được nghe qua tên của bà ấy? Hay là in nhầm 250 thành 2.500 rồi?”

Họ vội vàng lên mạng tìm tên Irena Sendler, chỉ có dòng chữ, toàn bộ là từ cùng một trang mạng. Tổ chức gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi thư xác nhận có phải in lầm số hay không, nhưng cũng không có bất cứ tin tức nào của bà Sendler.

Mấy tháng sau đó, vài học sinh trung học nhân kỳ nghỉ và cuối tuần chạy đến thư viện và viện tư liệu tìm các tài liệu có liên quan đến Thế chiến thứ II, thậm chí họ còn tìm xem tất cả các bảng tên ở tất cả các đài kỉ niệm trong Thế chiến thứ II nhằm hy vọng tìm được nơi an nghỉ cuối cùng của bà Sendler nhưng cũng không biết được gì.

Cuối cùng, Hội gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi đến một tin tức khiến người ta không thể tin nổi: Bà Sendler vẫn còn sống, hiện sinh sống ở Warsaw, Ba Lan, bà đã 90 tuổi.



Nhờ vậy, với sự tìm kiếm của bốn bạn học sinh này mà câu chuyện năm xưa của bà Sendler mới được nhắc lại.

Sự dũng cảm và trí tuệ của bà Sendler không chỉ khiến người Mỹ cảm động, mà cũng giúp cho Warsaw phát hiện ra được người anh hùng của họ.



Tại một viện dưỡng lão ở Warsaw, rất nhiều người cao tuổi ngồi xe lăn, đi lại khó khăn, tổng thống Ba Lan và phu nhân đã đích thân đến viện dưỡng lão thăm bà.

Vị anh hùng tuổi xế chiều cũng đã nhận được rất nhiều những lời vinh danh muộn màng.



Năm 2003, Đức Giáo hoàng Paul Đệ nhị đích thân viết thư cho bà Sendler, tán dương sự nỗ lực phi thường của bà trong thời chiến.





Tháng 10/2003, bà được trao tặng huy chương Đại Bàng Trắng (Order of the White Eagle), hình ảnh của bà cũng được in trên đồng tiền kỷ niệm của Ba Lan năm 2009.



Ngày 30/7/2006, bà Sendler 96 tuổi được nhận huy chương vinh dự tại Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Munich, Đức, rất nhiều người đến tham dự đều là những trẻ em mà bà cứu năm đó.



Elzbieta Ficowska từng là một đứa bé sơ sinh được bà Sendler cứu, cô nói:

“Bà Sendler chẳng những đã cứu chúng tôi mà còn cứu thế hệ con cháu của chúng tôi nữa”.



Tháng 10/2006, bà Sendler 96 tuổi đã được xướng tên trong lễ trao giải thưởng Nobel Hòa Bình.



Ngày 12/5/2008, bà Irena Sendler lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Ba Lan, hưởng thọ 98 tuổi.



Lời bà nói trước khi ra đi khiến nhiều người xúc động:

“Tôi chưa từng xem bản thân là anh hùng, những đứa trẻ Do Thái được cứu sống đã chứng minh giá trị của tôi trên đời, thế nhưng đây hoàn toàn không phải là lý do để xứng đáng được tán dương. Ngược lại, tôi luôn tự trách mình, những gì tôi làm hoàn toàn không đủ, có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn, sự tiếc nuối này sẽ theo tôi đến cuối đời”.

Thanh Tâm
Thứ sáu, 09/09/2016
-http://trithucvn.net

__._,_.___

Posted by: ngocchuong phan 

Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã

 

Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái
khỏi bàn tay Đức Quốc xã



Người phụ nữ này chôn giấu bí mật mình đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã suốt 54 năm.

Bà chỉ là một y tá bình thường nhưng đã cứu mạng hơn 2.500 đứa trẻ từ bàn tay của Đức Quốc xã, khi còn sống bà luôn khiển trách bản thân: Những gì tôi làm không hề đủ, bởi vì có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn nữa.



Bà Irena Sendler sinh ra tại Warsaw, Ba Lan vào năm 1910. Cha là bác sĩ duy nhất ở một trấn nhỏ, đã qua đời năm bà 7 tuổi do bị nhiễm bệnh khi chữa cho một người bị thương hàn. Sinh thời cha bà đã từng nói với bà:

"Nếu như nhìn thấy người chết đuối, dù cho có không biết bơi thì con cũng phải cố gắng cứu người đó."

Chính câu nói đơn giản này cùng tinh thần xả thân cứu người của cha đã ảnh hưởng đến bà Sendler cả một đời.



Tháng 9/1939, Đức Quốc xã tiến vào Warsaw, Ba Lan, 450.000 người Do Thái chiếm hơn 1/3 người dân trong thành phố bị cách ly ở một nơi rất lớn giống như công viên trung tâm New York. Khi đó Sendler là một y tá, bà có thẻ thông hành được ra vào nơi cách ly người Do Thái, vì thế bà đã dùng chức vụ làm bia đỡ, liên tục cung cấp quần áo, thức ăn và thuốc cho người Do Thái.



Ba năm sau, tình hình bỗng trở nên cực kỳ gay go, mỗi ngày có hàng ngàn người Do Thái bị đưa vào các trại tập trung giết chóc, đối mặt với tình thế gay gắt này, bà Sendler không thể ngồi yên được nữa, bà lập tức cùng đồng nghiệp tạo ra “mạng lưới” giải thoát trẻ con Do Thái, đồng lời dùng thân phận công tác xã hội của mình để vào trong khu vực người Do Thái.



Liên tục 18 tháng, mỗi ngày bà phải mạo hiểm tính mạng, ra vào khu tập trung che chắn cho vài đứa trẻ trốn thoát. Dù vậy, có rất nhiều gia đình Do Thái không dám để bà Sendler cùng đồng nghiệp đưa con mình đi.

Câu đầu tiên mà họ hỏi chính là:

"Có gì đảm bảo con họ sẽ được sống?"

Bà chỉ có thể trả lời thật lòng:

"Không có".

Bởi vì đến cả chính bà cũng không biết ngày hôm nay bà có còn sống mà rời khỏi nơi tập trung hay không.

Trong tình thế mạo hiểm tính mạng mà lại không có bất cứ sự bảo đảm nào như vậy, bà Sendler đã giấu được hơn 2.500 em nhỏ người Do Thái dưới các băng ca, vali xách tay, hòm, thậm chí bắt các em giả trang thành những người bị bệnh truyền nhiễm, rồi âm thầm đưa ra khỏi khu tập trung đến nhà thờ bằng những chiếc xe cứu thương.

60 năm sau, bà Sendler vẫn còn gặp ác mộng bởi những gì trải qua năm đó, bà nhớ lại:

"Có gia đình để chúng tôi đưa con đi, có người lại bảo chúng tôi vài ngày sau quay lại, nhưng khi quay lại thì rất nhiều gia đình đã bị đưa đến trại tử hình rồi."



Những đứa trẻ dù đã may mắn được cứu ra ngoài nhưng vẫn đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, bởi vì những người trong thành phố Warsaw lúc bấy giờ ai nấy cũng đều lo cho sự an toàn của mình, khắp nơi đều là những kẻ tố giác lạnh lùng vô tình, mỗi ngày Gestapo đều lục soát khắp nơi để tìm cho ra những người Do Thái bỏ trốn khỏi khu cách ly.


Gestapo là cảnh sát chìm của Đức Quốc xã.

Để bảo vệ các em nhỏ phải gian nan mới cứu ra được này, bà Sendler và đồng nghiệp ngày đêm nhanh chóng làm ra hơn 3.000 giấy tờ giả, bao gồm giấy khai sinh có chữ ký của mục sư và chứng minh thư có chữ ký của quan chức cấp cao.

Dù vậy thì chỉ có những giấy tờ này là hoàn toàn không đủ, bà bắt các em nhỏ học thuộc tên mới của mình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, dạy các em những câu cầu nguyện, để tránh bị lộ khi Gestapo kiểm tra. Mỗi đứa trẻ đi trên đường đều có thể bị tra hỏi bất cứ lúc nào, nếu như không biết cầu nguyện thì sẽ lập tức bị giết.

Người Do Thái không theo đạo Thiên Chúa, vì vậy nên cũng không biết cầu nguyện, đây cũng chính là cách để đoán ra được đó có phải là trẻ em Do Thái hay không, bà Sendler dạy các em cầu nguyện là để bảo vệ chúng.



Ở Warsaw lúc đó, che giấu người Do Thái là bị tội chết, cả người nhà cũng sẽ bị giết, thậm chí còn nặng hơn cả tội danh in “báo phản động”, vận chuyển vũ khí để lật đổ Đức Quốc xã.

Chính trong hoàn cảnh vô cùng áp lực này, vào năm 1943, bà Sendler bị phát hiện và bắt giữ, Gestapo tra tấn bà, đánh gãy chân bà, nhưng cũng không hề moi được bất cứ tin tức nào giá trị từ bà.

Đức Quốc xã cực kỳ tức giận đã quyết định xử tử bà, may mắn là tổ chức ngầm ở Ba Lan đã chi nhiều tiền mua giấy thông hành quân đội nên mới cứu được bà.

Dù được cứu ra ngoài, bà Sendler không hề dừng lại, bà tiếp tục bí mật cứu người Do Thái, còn ghi chép cẩn thận lại thông tin của các em nhỏ từng được cứu, chôn những chiếc bình chứa bảng tên dưới gốc cây nhà hàng xóm để sau chiến tranh các em nhỏ có thể đoàn tụ với gia đình.



Năm 1945, Đức Quốc xã rời khỏi Ba Lan, bà Sendler đào số bảng tên lên, trả các em nhỏ về cho những phụ huynh còn sống, đáng tiếc là hầu như tất cả đều đã bị sát hại hoặc mất tích, chỉ có vài đứa trẻ tìm lại được cha mẹ.



Từ đó trở đi, bà sống như một người bình thường suốt 54 năm, không hề nói về việc mình từng cứu hơn 2.500 đứa trẻ.

Cho đến 54 năm sau, vào năm 1999, có bốn học sinh trung học ở Kansas, Mỹ đã phát hiện ra cái tên Irena Sendler trong bài báo “Một Schindler khác” khi làm đề tài lịch sử, trong đó chỉ có một câu đơn giản: Bà đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ.

“Không thể nào đâu? Schindler đã cứu 1.100 người Do Thái, nếu Sendler cứu 2.500 người, vậy sao chúng ta chưa từng được nghe qua tên của bà ấy? Hay là in nhầm 250 thành 2.500 rồi?”

Họ vội vàng lên mạng tìm tên Irena Sendler, chỉ có dòng chữ, toàn bộ là từ cùng một trang mạng. Tổ chức gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi thư xác nhận có phải in lầm số hay không, nhưng cũng không có bất cứ tin tức nào của bà Sendler.

Mấy tháng sau đó, vài học sinh trung học nhân kỳ nghỉ và cuối tuần chạy đến thư viện và viện tư liệu tìm các tài liệu có liên quan đến Thế chiến thứ II, thậm chí họ còn tìm xem tất cả các bảng tên ở tất cả các đài kỉ niệm trong Thế chiến thứ II nhằm hy vọng tìm được nơi an nghỉ cuối cùng của bà Sendler nhưng cũng không biết được gì.

Cuối cùng, Hội gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi đến một tin tức khiến người ta không thể tin nổi: Bà Sendler vẫn còn sống, hiện sinh sống ở Warsaw, Ba Lan, bà đã 90 tuổi.



Nhờ vậy, với sự tìm kiếm của bốn bạn học sinh này mà câu chuyện năm xưa của bà Sendler mới được nhắc lại.

Sự dũng cảm và trí tuệ của bà Sendler không chỉ khiến người Mỹ cảm động, mà cũng giúp cho Warsaw phát hiện ra được người anh hùng của họ.



Tại một viện dưỡng lão ở Warsaw, rất nhiều người cao tuổi ngồi xe lăn, đi lại khó khăn, tổng thống Ba Lan và phu nhân đã đích thân đến viện dưỡng lão thăm bà.

Vị anh hùng tuổi xế chiều cũng đã nhận được rất nhiều những lời vinh danh muộn màng.



Năm 2003, Đức Giáo hoàng Paul Đệ nhị đích thân viết thư cho bà Sendler, tán dương sự nỗ lực phi thường của bà trong thời chiến.





Tháng 10/2003, bà được trao tặng huy chương Đại Bàng Trắng (Order of the White Eagle), hình ảnh của bà cũng được in trên đồng tiền kỷ niệm của Ba Lan năm 2009.



Ngày 30/7/2006, bà Sendler 96 tuổi được nhận huy chương vinh dự tại Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Munich, Đức, rất nhiều người đến tham dự đều là những trẻ em mà bà cứu năm đó.



Elzbieta Ficowska từng là một đứa bé sơ sinh được bà Sendler cứu, cô nói:

“Bà Sendler chẳng những đã cứu chúng tôi mà còn cứu thế hệ con cháu của chúng tôi nữa”.



Tháng 10/2006, bà Sendler 96 tuổi đã được xướng tên trong lễ trao giải thưởng Nobel Hòa Bình.



Ngày 12/5/2008, bà Irena Sendler lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Ba Lan, hưởng thọ 98 tuổi.



Lời bà nói trước khi ra đi khiến nhiều người xúc động:

“Tôi chưa từng xem bản thân là anh hùng, những đứa trẻ Do Thái được cứu sống đã chứng minh giá trị của tôi trên đời, thế nhưng đây hoàn toàn không phải là lý do để xứng đáng được tán dương. Ngược lại, tôi luôn tự trách mình, những gì tôi làm hoàn toàn không đủ, có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn, sự tiếc nuối này sẽ theo tôi đến cuối đời”.

Thanh Tâm
Thứ sáu, 09/09/2016
-http://trithucvn.net

__._,_.___

Posted by: ngocchuong phan 

Khai bút: Bài luận đầu năm : Yêu Nước



2018-02-22 23:30 GMT-08:00 'Patrick Willay' >:
 
 
201-02–23: Khai bút: Bài luận đầu năm :
Yêu Nước
TS.Phan Văn Song

… “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” …(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan1805-1848.)

Chỉ với hai câu trong tuyệt tác Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã tả tất cả cái lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước. Nhưng tại sao đau lòng khi nhớ nước? Tại sao mỏi miệng khì thương nhà? Phải chăng nữ sĩ muốn nói đến cái tâm trạng của những kẻ sĩ thời bấy giờ bó tay, thất thế trước thời cuộc, phải phục vụ làm tôi cho một chế độ mà không phải do bà và thân thuộc hay người cùng xứ bà chấp thuận?  Phải bỏ xứ Bắc Hà vào Nam, tâm trạng “Hoài Lê” là tâm trạng chung của những kẻ sĩ Bắc Hà thời ấy không phục nhà Nguyễn.
Hai cặp chữ “Nhớ Nước-Thương Nhà” biểu hiện tình Yêu Nước.

Yêu Nước:
Yêu nước, chúng ta, anh em bạn bè chúng ta, dân tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi, có người sống ở ngoài nầy, thời gian lâu hơn thời gian ở trong nước. Thế mà vẫn u hoài, vọng nhớ cố hương. Tuy ở hải ngoại, xứ người, làm ăn sanh sống xứ người, quê người nay đã là nước mình, thế nhưng, suốt ngày, vẫn nói với nhau hai chữ Yêu Nước, hai chữ Thương Nhà. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương Nhà mõi miệng cái gia gia..."
Phải chăng chúng ta ở ngoài nầy, cũng như nữ sĩ, Bà Huyện Thanh Quan, hoài Lê “nhớ nước đau lòng con quốc quốc… Tất cả chúng ta hoài chế độ Việt Nam Cộng Hòa củng “nhớ nước đau lòng con quốc quốc” vậy!
Và, bao năm qua, chúng ta vẫn tiếp tục, không bằng lòng, và chúng ta vẫn tiếp tục, bất mãn, với nhà nước đương quyền Việt Nam, với cái Đảng Cộng Sản Hà Nội đang đảng trị, đang độc trị dân Việt Nam, nhưng cũng “bày đặt” mở miệng ra nói Yêu nước. Và còn “dám” nhơn danh hai chữ Yêu Nước, Đảng Cộng Sản Hà Nội độc tài cai trị dân Việt Nam, với Công An, với dùi cui, với độc tài bất chấp dân chủ, bất chấp tôn trọng nhơn quyền!
Vậy thì, Yêu nước có nhiều kiểu hay sao?

Cũng như tình nhân đạo, cũng như nghĩa đồng bào!
Cũng cùng trong một khoảng một thời gian chiến tranh, cùng một biến cố, một chiến trận. Cùng trong cuộc (tổng) tấn công bất ngờ của quân Cộng Sản Bắc Việt, thừa dịp Lễ truyền thống Tết Nguyên Đán, thừa cơ hội hai phe hưu chiến, thừa dịp quân đội Cộng hòa Nam Việt nghỉ Tết, năm Mâu Thân 1968, xảy ra hai dữ kiện quan trọng điển hình đại diện “cái nhìn” chánh trị và “đạo đức chánh trị” của hai miền đất nước với hai quan niệm chánh trị và quan điểm chánh trị khác nhau!.

- Một ở Sài gòn, Tướng Loan đã xử tử một tên giết người, (không phải tù binh vì bận thường phục - áo sơ mi ca rô, quần xà lỏn – giả dạng thường dân) tên là Bảy Lém, với tội danh là hắn ta đã sát hại nhiều thường dân, không vũ khí, kể cả đàn bà và con trẻ ở một trại gia binh. Tướng Loan bắn công khai, bằng súng lục, rất quân đội, trước thanh thiên bạch nhựt, Tướng Loan dùng binh pháp, thời chiến, quân luật, xử bắn mọi tên côn đồ hôi của, giết người, được áp dụng trên các chiến trường thế giới - “Loi martiale, tir à vue sur les pilleurs et massacreurs, détrousseurs des cadavres de guerre “. 

Thế nhưng, vẫn có, một anh thợ chụp hình, nhà báo người Mỹ chống chiến tranh, săn ảnh, mơ được Giải thưởng Pulitzer, đã lựa chọn chụp hình nầy để tạo một cú “choc dư luận”, tạo một scandale, để được giải thưởng. Kết cục là tấm hình nầy đã tạo sự rùm beng, làm động lương tâm thế giới, “lương tâm” ấy đã “đánh giá” (sai!) và để Tướng Loan một đời mang tiếng. Hình nầy cũng đã giúp Việt Cộng, tuy đã thua (trên chiến trận) trận đánh bất ngờ nầy, nhưng nhờ bức hình nầy đã tạo sự thắng trận (trên mặt ngoại giao) ít ngiều gì đưa Mỹ đến đàm phán. Hình nầy cũng được bọn phản chiến, trốn lính bên Mỹ lợi dụng để chống chiến tranh, tạo thế mạnh cho phe Cộng Sản quốc tế và cho Việt Cộng Bắc Việt.
- Nhưng trái lại, trong một dữ kiện thứ hai, là ở Huế. Cả thế giới, cả bọn báo chí Âu - Mỹ, cả giải thưởng Pulitzer, đều nhắm mắt làm ngơ, đồng lõa, chấp nhận, lại còn, hoan hô, “cổ võ”  cho Việt Cộng Bắc Việt thảm sát, giết 4 Bác sĩ người Đức, hai linh mục người Pháp, các vị linh mục và các con chiên công giáo người Việt, các thường dân Huế, bằng trói thúc ké, xỏ xâu, đập đầu, …  xô xuống hố tập thể chôn sống…*.  Nhơn danh “lương tâm” “hòa bình yêu nước. Hay vì hèn nhát!

Chuyện đã 50 năm qua rồi nhưng làm sao quên được, trong trận đánh bất ngờ ấy, quân Bắc Việt đã xử trên dưới cả gần 5000 thường dân, bằng, trói tay, đập đầu bằng cuốc xẻng chôn sông. Báo chí thế giới biết, nhưng  dù có đăng tin, vẫn không lời tố cáo.
Hai cái nhìn, hai luân lý, hai đạo đức. Một trời, một vực - Deux poids, deux mesures.
Đắng cay, chua chát, uất hận đến thế! Cho Miền Nam, cho dân Miền Nam, cho chánh nghĩa Miền Nam! Cho chế độ Miền Nam Cho thể chế Việt Nam Cộng Hòa! Cho Nhơn Sanh Quan Việt Nam Cộng Hòa! Do đó cũng đáng cho chúng ta hoài niệm, hoài cổ… Ta lựa chọn giữa cái Nhơn Bản, cái Tình Người và cái Chủ Nghĩa Mác-Xít-Lê-Nin-Nít Tiến lên Xã hội Chủ Nghĩa mà Con Người chỉ là Công Cụ, Tình Con Người chỉ là Tình Đồng Chí Phò Bác Phò Đảng (kể cả khi Bác và Đảng đi sai đường!) -Tôi có tình viết Hoa, có dụng đích, đường sửa sẽ mất ý nghĩa!

Thế mà năm nay, Tết Mậu Tuất để nhớ Mậu Thân, Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội vẫn trơ trơ cái mặt mo “không hỗ thẹn”, mừng chiến thắng Mậu Thận. Chiến thắng gì?
Với cái giá tổn thất vừa bộ đội Bắc Việt vừa Việt cộng khoảng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được? (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)** Và quên sao khoảng thêm 5000 thường dân Huế bị giết oan! Cả tên chóp bu địa phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường, người (tôi không gọi là thằng nhé) đã ngồi ghế Chánh Án các Tòa Án Nhân Dân các khu phố, xử tử giết người năm ấy, lúc ấy, vì oan hồn uổn tử dày xét, nên quá mắc cở, quá (?)... viết thơ tuyên bố nói láo nói dối rằng hắn ta không có mặt lúc ấy, đổ thừa cho dân nổi dậy – là dân Huế “tự động thủ”, tự giết nhau… Cả chục nhơn chứng thế vẫn chối quanh! ***

Đang lúc Trung Ương Đảng ca bài chiến thắng. Thằng cựu Chánh Án các Toà Án Nhân Dân địa phương  trách nhiệm thuở ấy, lại đi chối quanh chối quẫn***

Tướng Nguyễn Ngọc Loan Miền Nam chúng ta, chịu chơi, bắn thằng Việt Cộng, trước mọi người.  Ông không “bán cái” cho Tòa Án Nhơn dân, cho “Dân nổi dậy”, cho “ Binh sĩ nổi giận”. Ông là Tướng! Ông làm! Ngon lành! Chịu chơi! c’est le panache du Sud Việt Nam!. Đó là cái hào khí của dân Miền Nam chúng ta! Tao bắn đó! Thì đã sao! So what!

Dân Miền Nam chúng ta dám làm dám chịu; không có chối, không có bịa.
Trong Nam không có anh hùng dỏm Lê Văn Tám! Huyền thoại vừa bịa, vừa “bựa”.
Dỏm, “dựng đứng lên” để dụ khị dân cảm tử ngu dại bắt chước theo!

Bàn luận về hai chữ Yêu Nước, chúng tôi thường thắc mắc với nhau rằng với những người dân Việt Nam trong nước đòi Yêu nước, đòi hỏi Độc lập, đòi thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa của Tàu – và thoát hẳn cơ chế độc tài của Xi Jingpin và Đảng Cộng Sản Tàu!– Và đấy là một hiển nhiên đối với chúng tôi, đối với chúng ta, nói rộng ra đối với tất cả những người Việt tỵ nạn Cộng sản Việt Nam chúng ta đang sanh sống tại các quốc gia phát triển, tiến tiến thuộc khối tư do tư bản âu mỹ. Nhưng tại sao vẫn có những người, cũng là dân Việt Nam, cũng là công dân Việt Nam, cũng cùng ngôn ngữ Việt, cũng nhơn danh lòng Yêu nước LẠI muốn có một quốc gia  Việt Nam thuộc ảnh hưởng Tàu? 

Từ ngữ Yêu Nước, ngày nay, biến thành một từ ngữ bị nhiều lạm dụng nhứt.

Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh thí chốt giết hại thương vong bao nhiêu thế hệ thanh niên thanh nữ toàn xứ Việt Nam
- Các con em miền Bắc? Bắt buôc, bị nướng làm con thiêu thân đi xâm chiếm miền Nam
- Các con em miền Nam? Vì tự vệ, cũng phải bắt buộc, bỏ công ăn việc làm, khoác chiến y, cầm vũ khí, xả thân, lo bảo vệ quê hương, cách sống, quan niệm suy nghĩ, quan điểm nhơn sanh.

Nhơn danh Yêu Nước Hồ Chí Minh giết và thủ tiêu bao nhiêu người ái quốc nhân tài, vì chỉ muốn độc quyền Yêu nước, không chấp nhận Đa nguyên. Không chấp nhận Dân chủ.
Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh và Đảng Công sản Việt Nam đã chấp nhận bán đứng nhuộm đỏ đất nước cho Trung Cộng, hậu duệ các triều đại Hán Bắc phương bành trướng, bán cả đất đai biên giới, giao cả lãnh hải, thậm chí giao phó bao sanh mạng đồng bào chiến sĩ cho ngoại nhơn Tàu thay mình cầm quân ra trận. Tàu Cộng sử dụng chiến thuật biển người giết bao nhiêu thanh niên miền Bắc Việt Nam chỉ để đánh chiếm một căn cứ không có gì là một tầm vóc chiến lược như Điện Biên Phủ (chiến thắng Điện Biên Phủ là do hai tướng Tàu điều khiển, không phải do Võ Nguyên Giáp). Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh chấp nhận phá tan đất nước miền Bắc để thắng Mỹ. May mà Mỹ còn nhơn đạo, chiến tranh hạn chế, có bom nguyên tử nhưng không dùng đến, không đánh sập các đê điều khi mùa lũ, không đánh bom tàn phá Hà nội (thử so sánh với Dresden ở Đức năm 1945! Hay Hiroshima, hay Nagasaki Nhựt bồn 1945!).

Vì vậy ngày hôm nay khi nghe Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói Yêu Nước, chúng tôi rất sợ! Và chúng ta hãy nhớ những khẩu hiệu định nghĩa Yêu Nước của Cộng sản như “Yêu nước của Cộng sản là Yêu Xã hội Chủ Nghĩa” hay “Trung thành với Nước là Trung với Đảng”. Làm sao chúng ta có thể tin vào lòng Yêu Nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Dân chúng miền Bắc Việt Nam ngày xưa do Cộng sản quốc tế xúi, dám chết để Chống Mỹ Cứu Nước. Ngày Nay, toàn thể người dân Việt Nam có dám chết để Chống Tàu cứu Nước không?

Tôi không dám xúi dân Việt Nam chết để chống Tàu, nhưng tôi chỉ hỏi Quân đội nhân dân, Hải quân nhân dân, vũ khí  của Đảng Cộng sản Việt Nam để cướp chánh quyền ở Việt Nam, ăn cướp cơm nhân dân Việt Nam, sống và được  nuôi dưởng bởi nhân dân Việt Nam  có dám liều chết bảo vệ nhơn dân và quê hương đất nước Việt Nam không?

Còn đối với chúng tôi, người hải ngoại, “Nhớ Nước-Thương Nhà” có lẽ đúng hơn! Nói như vậy chúng tôi không phủi tay, “mackeno” đâu, mà chúng tôi chỉ làm, khi người Việt Nam, người dân Việt Nam trong nước, nếu thật sự là người Việt Nam, dám đứng lên làm!  Bé cổ, thấp miệng thì cũng phải xuống đường biểu tình đòi Nhà cầm quyến Cộng sản phải lấy trách nhiệm, hoặc đánh Tàu, hoặc giao quyền cho người khác, cho người dân.
Chúng tôi ngoài nầy chỉ là vũ khí tuyên truyền,  là vận động dư luận, vũ khí là kêu gọi bạn bè. Trong nước đừng trông chờ hải ngoại, trong nước đừng mong Mỹ, Nhựt, hay Philippines, hay Nga hay ai đó. Nói dại, rủi phải có đổ máu, rủi phải có thương vong mới mong động lòng trắc ẩn của thế giới! Làm được hay không, dám làm không, tùy các bạn trong nước. Còn hải ngoại chúng tôi, định nghĩa Yêu nước là yêu nơi mình sanh ra, và lớn lên cùng với gia đình cha mẹ. Thế hệ thứ hai con cháu chúng ta sanh và lớn lên ở hải ngoại có cùng một định nghĩa Yêu Nước như chúng ta không?

Để kết luân:
Công dân tạo đất nước, công dân chủ đất nước. Công dân khi lãnh đạo đất nước, công dân khi tuân thủ, chấp hành, đóng góp.
Tất cả với một lòng thật sự yêu nước.
Yêu nước là biết nhớ ơn đất nước,
Yêu nước là đau lòng con quốc quốc khi thấy đất nước lâm nguy, xáo trộn, giặc ngoài biên ải.
Yêu nước là thương nhà mỏi miệng đóng góp, tranh đấu cho Nhơn quyền cho Tự do, cho Dân chủ, cho Độc lập, cho Công bằng Bác ái  dù phải mỏi miệng cái gia gia.
Mong người Việt Nam yêu nước ở quốc nội mau thức tỉnh vì giặc đã ngoài biên ải.
Hãy nổi dây đòi quyền tự chú để cứu đất nước Việt Nam!
Mong các chiến sĩ Quân đội Nhơn dân, mong các chiến sĩ Hải quân Nhơn dân hãy biết ơn người dân và đất nước nuôi dưởng phục vụ, hãy lấy tự hào dân tộc cầm súng giữ giang sơn Việt Nam.
Mong những vị, những kẻ cầm quyền, còn tý tự trọng nào, giao trọng trách cho người công dân trách nhiệm, nế không đảm đang được trách nhiệm Yêu Nước.
Hôm nay là ngày:
Trống Tràng Thành long lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín từng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh (Chinh phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm 1705-1748)

Hồi Nhơn Sơn,  mồng 8 tháng Giêng năm Mâu Tuất 2018
TS.Phan Văn Song
Ghi Chú:

* Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán cái tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số Phi Luật Tân.” (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, Nxb. Xuân Thu, California,1992, tr. 642.)

** Trong lúc hai bên đánh nhau, thống kê ước lượng cho thấy tại mặt trận Huế, quân đội VNCH có 384 tử trận, 1, 830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng khoảng 5, 000 tử trận, số bị thương không tính được. (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)

*** Trong bút ký, có đoạn bác sĩ Elje Vannema kể lại rằng: “Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh nầy tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy ban Phật giáo chống chính quyền trước đây.” (PTGDVNHN, sđd. tr. 125.) Tài liệu của nữ bác sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976 và được dịch qua tiếng Việt,


__._,_.___

Posted by: David Hoang <

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List