Bản Tin Liên Hội
Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 22 tháng Sáu năm 2017 trên Mạng Lưới
Toàn Cầu Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam (CS) bãi bỏ mọi cáo buộc đối với bà Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, bút hiệu Mẹ Nấm. Văn Bút Quốc Tế đã lên tiếng bênh vực nữ tù
nhân ngôn luận sắp bị tòa CS Khánh Hòa xử phạt vào ngày 29 tháng Sáu 2017. Tác
giả Nhựt ký điện tử Mẹ Nấm đã bị bắt và biệt giam từ ngày 10 tháng Mười 2016 vì
tội "tuyên truyền chống lại (cái gọi là) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam" theo Điều 88 của bộ luật Hình sự CS. Nếu bị kết án, bà có thể bị áp đặt
án tù giam đến 20 năm. Văn Bút Quốc Tế tố cáo ‘’chế độ CS’’ đang coi bà Mẹ Nấm
là một mục tiêu để chúng tập trung toàn bộ guồng máy đàn áp. Văn Bút Quốc Tế
xác định rằng bà Mẹ Nấm chỉ hành sử ôn hòa quyền của bà được tự do phát biểu và
diễn đạt quan điểm. Cho nên, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới (PEN International)
thúc giục CS trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà Mẹ Nấm.
Bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh ngày 8 tháng Bảy năm 1979), bút hiệu Mẹ Nấm trên Nhựt
ký điện tử, là mẹ của cháu gái Bảo Nguyên 11 tuổi và cháu trai Nhật Minh 5 tuổi.
Bà là một nhà tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền và bảo vệ môi trường, môi
sinh. Bà còn là người đồng sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam (The Network of
Viêtnamese Bloggers) bị CS cấm ở trong nước Bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng
là khôi nguyên Giải Dũng cảm Sử dụng Quyền Tự Do Phát biểu năm 2010 -
Hellman/Hammett Award (Human Rights Watch Hoa Kỳ). Năm 2015, bà được trao tặng
Giải Người Bênh Vực Dân Quyền – Civil Rights Defender of the Year (CRD Thụy Điển)
và năm 2017, bà là một trong mười ba phụ nữ trên thế giới được bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ tuyên dương và trao tặng Giải Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm
Công an CS nói rằng chúng
phải bắt giam Mẹ Nấm vì bà đã "bóp méo sự thật và lịch sử, và phỉ báng
đảng CS." Bản cáo trạng do CS biên soạn đề cập đến 400 bài viết đã
giám định trong số 1.180 bài trên Facebook của bà Mẹ Nấm. cùng với cuốn sách nhỏ
có tựa đề viết tiếng Anh ‘’ Stop Police Killing
Civilians'' (tạm dịch : Chặn đứng Bàn tay Công an sát hại
Thường Dân’’). Nhắc lại, bà Mẹ Nấm đã bị bắt giam ngắn hạn lần đầu hồi
tháng Tám năm 2009 và bị cáo buộc "lạm dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của nhà nước". Sự thật là CS đã bắt giam Mẹ Nấm chỉ vì những lời
bà kêu gọi đồng bào quan tâm đến vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa và việc khai thác
bauxite ở Cao nguyên. Từ nhiều năm qua, bà Mẹ Nấm thường xuyên bị sách nhiễu,
hành hung và đe dọa nghiêm trọng đối với sinh mạng bản thân và gia đình bà. Dù
vậy, đứng trước bạo quyền phi nhân nghĩa, bà Mẹ Nấm vẫn tiếp tục dấn thân. Bà
lên tiếng cho các nạn nhân của bất công xã hội CS. Một xã hội đầy lũ tham ô
nhũng lạm, lợi dụng quyền thế độc tài cướp đất, đuổi dân, đánh đập đồng bào, đồng
lõa với ngoại bang hũy hoại môi trường môi sinh Việt Nam (đại thảm nạn Formosa - Cá Chết Tháng Tư năm 2016), và hiến dâng tài
nguyên đất nước cho tân đế quốc và thực dân Bắc Kinh. Ngày 10 tháng Mười 2016,
Mẹ Nấm bị công an CS chận bắt lúc bà cùng đi với người mẹ của tù nhân Nguyễn Hữu
Quốc Duy đến trại giam Nha Trang để xin vào gặp con. Từ ấy, Mẹ Nấm bị biệt giam
kéo dài cho đến hôm nay. Thân mẫu và hai đứa con nhỏ của Mẹ Nấm không được phép
vào trại tù thăm bà. Cả đến các luật sư sẵn sàng biện hộ cho Mẹ Nấm đều không
được tiếp xúc với bà trước khi CS loan tin sẽ đưa bà ra tòa của chúng xét xử.
Ngày 14 tháng Mười 2016,
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên án hành vi CS bắt
giam độc đoán bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ngày Phụ Nữ Thế Giới, 8 tháng Ba 2017,
Nhóm Chuyên Gia – Báo Cáo Viên Đặc Biệt Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đồng ký tên
dưới một Thông Cáo ‘’LÊN ÁN VIỆT NAM (CS) BIỆT GIAM MẸ NẤM’’. Thông cáo
nhắc lại các thủ đoạn cấm đoán, cô lập, bôi lọ, vu khống, làm nhục, hành hung
tàn bạo và hăm dọa trấn áp, giam cầm độc đoán và ngăn cách tình mẫu tử đối với
Mẹ Nấm. Các Chuyên gia – Báo Cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền đồng
thanh vinh danh bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – một người phụ nữ Việt Nam
tiêu biểu đã dũng cảm và kiên trì tranh đấu, không sợ hãi trước bạo lực ngụy
quyền, suốt nhiều năm qua, để bảo vệ nhân quyền, dân quyền và môi trường môi
sinh tại quê hương bà. Ngày 25 tháng Tư 2017, trong Khóa họp thứ 78, Nhóm Công
Tác Liên Hiệp Quốc về Giam cầm Độc đoán đã lên án hành vi (tội ác) của CS đối với
bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhóm Công Tác Liên Hiệp Quốc thúc giục CS phải trả tự
do tức khắc cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đồng thời bồi thường những thiệt hại
và xúc phạm danh dự của bà theo luật pháp quốc tế. Cần ghi thêm, cũng trong
Khóa họp này, Nhóm Công Tác Liên Hiệp Quốc đã lên án CS giam cầm độc đoán luật
sư Nguyễn Văn Đài từ tháng Mười Hai 2015 mà chưa hề xét xử. Nhóm Công Tác Liên
Hiệp Quốc yêu cầu CS trả tự do tức khắc cho người đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền và Hội Anh Em Dân Chủ bị cấm ở trong nước.
Văn Bút Quốc Tế kêu gọi các thành viên Văn Bút Quốc Tế gởi khẩn cấp Kháng Nghị Thư
- yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
bút hiệu Mẹ Nấm và trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà ;
- bảo đảm rằng, trong khi chờ được trả tự do,
nữ tù nhân phải được gia đình đến thăm nom và được quyền chọn lựa ngay một luật
sư độc lập ;
- bãi bỏ điều luật 88, cũng như tất cả
các điều luật về an ninh quốc gia đang hình sự hóa các quan điểm bất đồng, do
đó vi phạm luật nhân quyền quốc tế, chắng hạn như điều luật 79 (‘’hoạt động nhằm
lật đổ chánh quyền nhân dân’’) và điều 258 (‘’ lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân’’) của luật hình sự CS.
- đòi nhà nước cộng sản phải trả tự do tức khắc
và vô điều kiện cho tất cả những nhà văn và nhà bênh vực Nhân Quyền đang bị
giam tù hoặc bắt giữ chỉ vì hành sử quyền của họ được phát biểu và thể hiện ôn
hòa quan điểm của họ, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và
Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó
chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà
Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên
Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình
Dương. Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Genève ngày 22 tháng Sáu năm 2017
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en
Suisse
Vietnamese League for Human Rights in
Switzerland
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban
Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX
Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao
Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thông
Cáo/Kháng Thư Anh ngữ của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù
PEN International – Writers in Prison Committee
RAPID ACTION NETWORK
22
June
2017
RAN
11/17
VIET NAM: charges against blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh must be dropped
PEN International calls on the Vietnamese authorities
to drop all charges against blogger and government critic Nguyen Ngoc Nhu
Quynh, also known by her pen name Me Nam (‘Mother Mushroom’), ahead of her
trial, which is expected to take place on 29 June 2017. Me Nam has been held in
incommunicado detention since her arrest in October 2016, on charges of
“conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam” under
Article 88 of the Penal Code. If convicted, she could face up to 20 years in
prison.
PEN
International believes that Me Nam is being targeted for peacefully exercising
her right to freedom of expression and calls for her immediate and
unconditional release.
Please
send appeals:
· Calling on the Vietnamese authorities to drop the charges against
blogger and human rights defender Nguyen Ngoc Nhu Quynh, and release her
immediately and unconditionally;
· Ensuring that, pending her release, she is granted access to her family
and a lawyer of her choice immediately;
· Repeal Article 88, as well as other national security provisions that
criminalise dissent in breach international human rights law, such as Articles
79 (“activities aiming to overthrow the people’s administration”) and 258
(“abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state, the
rights and interests of individuals”) of the Penal Code.
· Calling for the immediate and unconditional release of all other writers
and activists imprisoned or detained for the peaceful exercise of their right
to freedom of expression in accordance with Article 19 of the ICCPR to which
Vietnam is state party.
Please
ask your country’s diplomatic representatives in Vietnam to intervene in the
case. For some Vietnamese embassies in the world:
***Please
send appeals immediately..***
Background
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, aged 37, popularly known by her
pen name Me Nam (Mother Mushroom), is known for her online writings in which
she has shared her opinions on social, economic, political, environmental and
human rights issues via social media. In 2013, she co-founded the Vietnamese
Bloggers Network, banned in Viet Nam. Me Nam has also organised and
participated in advocacy around government transparency, state accountability
and environmental protection. Me Nam has faced consistent harassment at the hands
of the Vietnamese authorities as a result of her work since 2009; such
harassment has included detentions (see RAN 49/09), travel bans, physical
assaults and threats. She is the recipient of the 2010 Hellman/Hammett Award, the
2015 Civil Rights Defender of the Year
award and the 2017
International Woman of Courage Award, awarded by the
U.S. State Department.
On 10 October 2016, Me Nam was arrested while visiting
an imprisoned political activist Nguyen Huu Quoc Duy at the Khanh Hoa province
public security camp where she was reportedly forced into a car and driven to
her home. Her home was reportedly searched and electrical equipment, including
her computer and mobile telephone, confiscated. She was later transferred to
Khanh Hoa Provincial Police Detention Centre.
According to a police notice reported in a submission quoted by the UN Working Group on
Arbitrary Detentions, Me Nam was charged with “conducting
propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam” under Article 88 of the
Penal Code as from 2012 to the time of her arrest she had used social media to
“regularly write, upload and share articles and video content that distort the
line and poilcies of the Party and State laws, denigrate individuals, and
affect the reputation of agencies and organisations.” The notice made specific
reference to Me Nam being responsible for a document entitled, “Stop police
killing civilians – SKC,” a report thought to have been found at her home and
which contained information on 31 individuals who had been found dead in police
custody in Viet Nam. Four hundred Facebook articles are being used in evidence
against her. She has been held incommunicado without access to a lawyer since
her arrest.
In a 14 October 2016 statement, UN
High Commissioner for Human Rights Zeid Ra’ad Al Hussein said: “Article 88
effectively makes it a crime for any Vietnamese citizen to enjoy the
fundamental freedom to express an opinion, to discuss or to question the
Government and its policies. The overly broad, ill-defined scope of this law
makes it all too easy to quash any kind of dissenting views and to arbitrarily
detain individuals who dare to criticise Government policies.”
In March 2017, five UN Special Rapporteurs made a joint statement
expressing “fear for her physical and psychological integrity, and denounce the
violations of her fundamental right to due process, in particular her being
detained incommunicado, the denial of her right to legal counsel and the
banning of visits from her family.”
Me Nam’s mother was informed on 4 June 2017 that her
daughter’s detention in Khanh Hoa province would be extended by two months and
15 days, according to Radio Free Asia. Me
Nam’s family have reportedly been subjected to surveillance since her arrest.
In its opinion
adopted during its 78th session on 30 May 2017, the UN Working Group
on Arbitrary Detention (UNWGAD) found that “article 88 of Viet Nam’s Penal Code
is so vague and overly broad that it could result in penalties being imposed on
persons who have merely exercised their legitimate rights to freedom of opinion
and expression.” Moreover, it concluded that Me Nam’s arrest and subsequent
detention was intended to restrict her activities as a human rights defender,
and that her detention violates her rights under articles 19 and 20 of the
Universal Declaration of Human Rights (UDHR), articles 19, 21 and 22 of the
International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), as well as her
right to fair trial under 9, 10 and 11, and 9 and 14, of the UDHR and ICCPR
respectively. During the same session, the UNWGAD also ruled that
prominent lawyer, human rights defender and blogger, Nguyen Van Dai, who
has been detained without formal charges since December 2015, is also being
arbitrarily detained.
Me Nam’s trial is expected to take place at the Khanh
Hoa province People’s Court on 29 June 2017.
For further information please contact PEN
International, Unit A, Koops Mill Mews, 162-164 Abbey Street, London, SE1 2AN,
Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338,
Celebrating
90 years of promoting literature and defending freedom of expression
International PEN is trading as PEN International.
International PEN is a company registered in England and Wales with
registration number 05683997. International PEN is a registered charity in
England and Wales with registration number 1117088. International PEN’s
registered office is Koops Mill, 162-164 Abbey Street, London,
SE1 2AN, UK.
*******************************************************************************************
Virus-free. www.avast.com
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền