|
Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Đức Giám Mục Wiesemann và các nhân sĩ
tranh đấu cho TNLT
Văn Phòng Đức Giám Mục Đức
Trịnh Đỗ Tôn Vinh chuyển ngữ
Speyer - 06.06.2017
Vào tháng Giêng năm 2017 một giáo dân Kitô giáo Việt Nam và là
người tranh đấu cho nhân quyền với án tù rất cao đã được ra khỏi tù ở quê hương
của ông và bị trục xuất qua Paris. Sáu năm trời vị giáo dân Công giáo rất ngoan
đạo này, người đã và đang dấn thân cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bị
biệt giam. Rất nhiều nhân sĩ của tiểu bang Rheinland-Pfalz cũng như trên toàn
nước Đức, trong đó có các vị đại diện của Giáo phận Speyer là Đức Giám Mục phó
Otto Georgens và Đức Giám Mục chánh địa phận Speyer Dr. Karl-Heinz Wiesemann
(và là Chủ tịch Uỷ ban Đức Tin Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc*) đã đứng tên vào
chiến dịch đòi trả tự do cho ông Đặng Xuân Diệu.
Hôm thứ năm ngày 1 tháng Sáu vừa qua, Phanxicô Xaviê Đặng Xuân
Diệu đã tới Văn phòng Đức Giám Mục để cám ơn sự nâng đỡ tinh thần qua các vị lãnh
đạo của Giáo phận Speyer. Người đứng ra vận động cuộc gặp gỡ này là một nhân
viên lâu năm của Caritas và là thành viên của Hội Đồng giáo phận: ông Trịnh Đỗ
Tôn Vinh; người mà vào năm 1979 khi còn là một thiếu niên đã vượt biên và đã
được nhà dòng nữ Đa Minh Speyer đón nhận.
Ông Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu kể rằng vào năm 2011 ông đã cùng
với 13 thanh niên Công giáo khác bị bắt và ông bị kết án 13 năm tù vì lý do “có
ý đồ lật đổ chính quyền“. Ông Diệu nói: “Được thôi thúc bởi đức tin nên chúng
tôi đã tranh đấu cho tự do và dân chủ. Nhà cầm quyền cho rằng đây là mối đe dọa
và đó là lý do tại sao họ bỏ tù chúng tôi“. Bởi vì ông Diệu không chấp nhận bản
án và không chịu mặc áo tù vì ông không cho rằng mình là tội phạm nên trong tù
ông bị đàn áp nặng nề. Ông phản đối những điều kiện giam giữ tồi tệ và bản án
bất công và vì thế ông đã tuyệt thực tổng cộng là 100 ngày trong 6 năm tù đày.
Ông Đặng Xuân Diệu kể:
“Trong hoàn cảnh cực kỳ nguy khốn đó, tôi gần như sắp chết thì có
một người bạn kể cho tôi nghe về chiến dịch đòi trả tự do cho tôi và có rất nhiều
người đang cầu nguyện cho tôi. Tin này làm tôi phấn khởi, có thêm sức mạnh và
hy vọng, bởi vì họ còn cấm không cho tôi được người nhà thăm viếng nữa“. Việc
ông bị trục xuất qua Paris đối với ông rất bất ngờ.
Yêu cầu của ông Diệu là: Xin đừng quên những anh em trong đức tin
và là bạn tù của ông. Xin mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện và tranh đấu để các
tù nhân lương tâm này cũng được trả tự do. Ông Diệu đã trao cho Đức Giám Mục TS
Wiesemann một tập hồ sơ với tên và hình của những bạn tù của ông.
Mối ưu tư kế tiếp của ông Diệu là ông xin sự giúp đỡ cho những nạn
nhân của thảm họa môi sinh thuộc giáo phận quê hương ông là Giáo phận Vinh.
“Trên 250 cây số miền Trung Việt Nam đã bị một nhà máy thép FORMOSA thải chất
độc ra làm ô nhiễm. Giáo hội Việt Nam đã giúp các nạn nhân để đòi nhà máy này
bồi thường“. Nhà cầm quyền Việt Nam hỗ trợ và khuyến khích để các hãng xưởng
hầu hết là từ Trung quốc hoạt động mà không hề tôn trọng vấn đề môi sinh. Nhiều
Kitô hữu đã lên tiếng chống đối và vì thế họ bị đe dọa đến tính mạng.
“Chúng tôi luôn liên đới với các Kitô hữu bị đàn áp ở Việt Nam“, Đức
Giám Mục Wiesemann tuyên bố như thế, sau khi nghe xong bài tường trình của ông
Đặng Xuân Diệu. Đức Giám Mục Wiesemann đã tỏ ra rất xúc động. Ngài nhắc lại
cuộc viếng thăm Việt Nam của Đức Hồng Y Reinhard Marx vào tháng Giêng năm 2016
vừa qua. Trong cuộc viếng thăm này Đức Hồng Y Marx cũng đã nhấn mạnh đến sự
liên đới giữa Giáo hội Đức quốc và giáo hội Việt Nam. Ngoài ra, Đức Giám Mục
Wiesemann lên tiếng cám ơn cho những nỗ lực của các nhân sĩ trong chiến dịch
đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong buổi gặp gỡ này, cùng
đi với cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu là vợ chồng ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh
và bà Theresia Hòa Trương cũng như một số nhân sĩ trong chiến dịch đòi trả tự
do cho các tù nhân lương tâm: Giáo sư Tiến sĩ Stefan Grüne của trường Đại học Mainz;
Bác sĩ Jörg Breitmaier, Giám đốc nhà thương “Zum Guten Hirten“ ở Ludwigshafen;
Giáo sư Tiến sĩ Arnd Götzelmann của trường Đại học Ludwigshafen; Thẩm phán
Gudrun Freiermuth; Chủ tịch Thẩm phán đoàn Otmar Freiermuth và Sơ Johanna
Gillich thuộc Dòng Đa Minh Speyer.
* Chú thích thêm của người dịch
Nguồn: Bistum Speyer
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền