Nghị sĩ Mỹ đề nghị
trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền, giới hoạt động đồng tình
19/08/2020
Trong những tuần qua, một số nghị sĩ Mỹ đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cũng như lên tiếng tại các buổi hội luận về nhân quyền, thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ có biện pháp chế tài đối với các quan chức Việt Nam “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, xem áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, và đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC.
“Hướng đi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ có biện pháp chế tài những đảng viên, quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền là hướng đi lành mạnh và thực tế. Có như vậy, các quan chức cộng sản họ mới dè chừng, dừng lại tội ác của mình.
“Đề xuất này rất có ích đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ quan điểm tôn giáo của riêng mình.”
Đại
sứ Sam Brownback: ‘Các cơ quan chính phủ Mỹ sẽ đồng loạt hành động
vì tự do tôn giáo Việt Nam’
“Trong thời gian qua, áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ, và các tổ chức quốc tế đối với vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam rất là mạnh mẽ, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục bắt giam, tuyên án tù dài…
“Những tiếng nói đó dù mạnh mẽ nhưng chưa đủ mạnh đến mức có thể buộc chính quyền Việt Nam phải lắng nghe những lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, vì vậy cần sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp (dân biểu, thượng nghị sĩ) với cơ quan hành pháp để tiếng nói của họ có áp lực để trừng phạt họ.
“Hiện nay, có rất nhiều các quốc gia có cơ chế hỗ trợ như Luật Magnitsky của Hoa Kỳ, Cananda, châu Âu, Anh….Các cơ quan hành pháp nên hỗ trợ bằng cơ chế trừng phạt này thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.”
Trước đó, hôm 7/8, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal phát biểu tại hội luận trực tuyến trong Ngày Vận động cho Việt Nam do BPSOS tổ chức:
“Tôi nghĩ rằng Quốc hội nên đưa Việt Nam trở lại với Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt - CPC, chúng ta đã thấy Việt Nam bắt đầu thay đổi các hành động nhân quyền của họ như thế nào sau khi được ra khỏi CPC trước đây.”
“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải vận động cho hai điều: Áp dụng Đạo luật Magnitsky và đưa Việt Nam trở lại CPC. Và tôi nghĩ đây sẽ là điều cần phải làm.”
Ông Rubio viết tiếp: Chính phủ Hoa Kỳ phải minh bạch rằng mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ không thể đạt được tiềm năng đầy đủ nếu như những lạm dụng này tiếp diễn; chúng ta phải tiếp tục cam kết thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị Việt Nam, nhiều người trong số họ đã bị giam giữ chỉ vì bảo vệ quyền của người dân Việt Nam.”
Thượng Nghị sĩ John Cornyn phát biểu
qua một video gửi đến Hội luận:
“Là một
nhà vận động lâu năm cho nhân quyền ở Việt Nam, tôi tiếp tục đấu tranh trong
các chiến hào vi phạm nhân quyền mà không may vẫn còn xảy ra. Tôi cũng tự hào
đã kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chính quyền làm tất cả những gì chúng ta
có thể để đáp lại những hành vi không thể dung thứ này.”Bức thư viết: “Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng trong khu vực nhưng hồ sơ nhân quyền của họ vẫn là một trở ngại cho việc tăng cường quan hệ.
“Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu ông nêu ra những vấn đề này trực tiếp với chính phủ Việt Nam và đề nghị ông xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với các cá nhân vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”
Ngoài CPC và Luật Magnitsky Toàn cầu, các nhà lập pháp Hoa Kỳ ở cả Thượng viện và Hạ viện còn giới thiệu các dự luật nhân quyền Việt Nam.
Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ John Cornyn giới thiệu dự luật S.1369 - Dự luật Trừng phạt Nhân quyền Việt Nam, được các Thượng nghị sĩ John Boozman, Bill Cassidy, và Marco Rubio đồng ủng hộ. Dự luật này đề ra các biện pháp chế tài tương tự như Luật Magnitsky Toàn Cầu nhưng áp dụng riêng cho Việt Nam: yêu cầu Tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với những quan chức và gia đình của họ đồng lõa với các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam.
Trợ lý
Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền