Thông cáo báo chí của 6
Hội đoàn hỗ trợ cho 7875 nạn nhân thảm họa môi trường kiện Công ty Formosa tại
Đài Loan
Họp Báo về
việc kháng án lần thứ hai của vụ kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh
∙ “Đài
Loan giúp được thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được!”
∙ Tòa án
Đài Loan có thể xử những vụ kiện xuyên quốc gia!
Giáo
sư Nguyễn Duy Vinh biên dịch (Hình
ảnh của EJA)
LGT: Ngày 17
tháng 4, 2020 vừa qua, giữa lúc cả thế giới đang oằn mình trong cơn đại dịch,
Đài Loan là một quốc gia đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch đã khiến
trên 2 triệu người bị nhiễm bệnh và trên 100 ngàn người trên thế giới đã tử
vong, khoảng 30 đại diện của 6 tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền của
người Việt hải ngoại và Đài Loan đã đeo khẩu trang tổ chức cuộc họp báo trước
Tòa Thượng thẩm Đài Loan tại Đài Bắc để phản đối tòa này đã bác đơn kháng án của
7875 nạn nhân đã nộp tại đây vào ngày 24 tháng 10, 2019. Sau những lời phát biểu
phản đối phán quyết cứng ngắc và thiếu nghiên cứu tận tường về luật quốc tế
cũng như luật nhân quyền của Đài Loan. Phái đoàn sau đó đã tuần hành sang Tòa
án Tối cao Pháp viện chỉ cách Tòa Thượng thẩm chừng 5 phút đi bộ để nộp đơn
kháng án của tòa án cao nhất Đài Loan.
Tại đây, các
tổ chức cũng đã lớn tiếng kêu gọi Tối cao Pháp viện Đài Loan hãy xét lại quyết
định từ chối xét xử của Tòa Sơ thẩm vào ngày 14 tháng 10, 2019 cũng như của Tòa
Thượng thẩm vào ngày 20 tháng 3, 2020 vừa qua. Đại diện 6 tổ chức tranh đấu cho
môi trường và nhân quyền đã nêu ra những nguyên tắc pháp lý của Đài Loan và của
quốc tế, hoàn cảnh đặc biệt của những nạn nhân Việt Nam đã không thể kiện tại bản
xứ vì đã đi kiện nhưng bị đàn áp thô bạo bởi chính quyền CSVN, về những án lệ của
Đài Loan cũng như nhiều tòa án trên thế giới đã xét xử những vụ án tương tự. Họ
đã dùng khẩu hiệu của chính TT. Thái Anh Văn gửi cho toàn thế giới đang điêu đứng
vì đại dịch rằng “Taiwan can help”. Xin dịch là “Đài Loan có thể giúp” và tiếp
nối bằng lời kêu gọi Tòa án Đài Loan cũng có thể giúp những nạn nhân VN khốn khổ
qua khẩu hiệu được hô to nhiều lần “Taiwan can help, so can Taiwan Court”. Xin
dịch là: “Đài Loan giúp được, thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được”.
Buổi họp báo
đã thu hút được trên 20 cơ quan truyền thông, địa phương cũng như quốc tế và
ngay ngày hôm sau, nhiều bài báo, truyền thanh và truyền hình bằng tiếng Trung,
tiếng Anh và Việt đã tường thuật vụ họp báo và đơn kháng án của các nạn nhân với
khẩu hiệu:’ Taiwan can Help, so can Taiwan Court”trên những hàng tít lớn. Nhân
dịp này 6 tổ chức hỗ trợ vụ kiện của các nạn nhân đã ra một Thông Cáo Báo Chí rất
chi tiết bằng tiếng Hoa và Tiếng Anh. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã
được Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Vinh tại Canada phiên dịch. Xin trân trọng giới
thiệu đến độc giả sau đây:
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Vụ kiện Formosa Hà Tĩnh Steel (mà sau đây xin gọi vắn tắt là vụ
FHS) đã bị Tòa Thượng thẩm bác đơn kháng án ngày 20 tháng 03 vừa qua dựa trên
nguyên tắc rằng Đài Loan (Taiwan) không có quyền tài phán (hay nói cho rõ hơn
là quyền xét xử), và vì thế Tòa Án này duy trì bản phán quyết khởi đầu của Tòa
Sơ thẩm. Phía nguyên đơn đã tổ chức một buổi họp báo tại Tòa án Tối cao ngày thứ
sáu, 17 tháng 04, 2020 và đã nộp bản kháng án lên Tối cao Pháp viện (TCPV) để
xin tái thẩm định.
Vụ kiện FHS là một vụ kiện ở Đài Loan do trên 7000 người dân ở
các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh khác thuộc trung phần Việt Nam khởi xướng,
để kiện Công ty Gang Thép Formosa Ha Tinh Steel Corporation. Luật sư của các
nguyên đơn và những hội đoàn xã hội dân sự Đài Loan trợ giúp vụ kiện tin tưởng
rằng vụ kiện FHS là một vụ kiện lớn xuyên quốc gia liên quan đến một công ty
Đài Loan và do đó, các tòa án ở Đài Loan phải có quyền phán quyết trên vụ kiện
này. Trong buổi họp báo, các hội đoàn và các luật sư đại diện bên nguyên đơn đã
la to khẩu hiệu “Nếu Đài Loan có thể giúp, thì Tòa án Đài Loan cũng làm được”.
Khẩu hiệu này lấy lời tuyên bố dõng dạc của TT Thái Anh Văn: “Đài Loan có thể
giúp” (Taiwan can help) trong việc giúp đỡ công đồng thế giới đang điêu đứng vì
đại dịch để COVID để thúc giục tòa án ở Đài Loan: “Tòa án Đài Loan cũng làm được”
(So can Taiwan Court), với hy vọng Tòa án cũng có thể nhận lấy trách nhiệm bằng
cách nhìn nhận quyền phán quyết của Đài Loan trên vụ xâm phạm quyền làm người
xuyên quốc gia này bởi vì sự xâm phạm đó đã gây ra bởi những doanh nghiệp Đài
Loan.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, đại diện phía nguyên đơn Việt Nam, ôm
một bó hoa hồng tiêu biểu cho sự hy vọng, đi từ Tòa Thượng thẩm đến Tối cao
Pháp viện, khẩn khoản Tòa TCPV duyệt xét lại vụ kiện có tầm cỡ này. Linh mục phát
biểu rằng đây là việc đòi hỏi công lý cho hơn 7000 nguyên đơn Việt, và ông khuyến
khích Tòa án Đài Loan nên có một phán quyết cấp tiến bằng cách chấp nhận vụ kiện.
Luật sư đại diện cho bên nguyên đơn, ông Trương Dự Doãn (Yu-yin
Zhang), Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Bảo vệ Môi trường, nói rằng Tòa Thượng thẩm
bác bỏ vụ kiện dựa trên nguyên tắc là các Tòa án Đài Loan không có quyền phán
quyết và quyết định này là một thất vọng cho cả những người kiện và nhóm luật
sư đại diện của họ. Nhóm luật sư này đã nộp đơn kháng án một lần nữa dựa trên
những quy định thích hợp và hôm nay họ đã nộp thêm những lý do bổ sung vào đơn
kháng án lên tòa án. LS Trương nhấn mạnh rằng phía nguyên đơn và những nạn nhân
người Việt Nam lúc đầu đã nộp đơn kiện ở Việt Nam nhưng họ bị đàn áp nhiều lần
bằng bạo lực bởi Nhà nước Việt Nam.
Một sự thật
hiển nhiên là Nhà nước Việt Nam chọn lựa bảo vệ đại công ty gốc Đài Loan và
ngăn cấm dân chúng thực thi quyền lợi của họ bằng cách dùng bạo lực để đàn áp.
Những nạn nhân không còn sự lựa chọn nào khác hơn là quay sang trông cậy vào những
tòa án ở Đài Loan để họ có một cơ hội được phân xử công bằng. Và đây là lý do
chính tại sao Tòa án Đài Loan phải có can đảm thi hành quyền phán quyết quốc tế
của họ về vụ kiện này. LS Trương nhấn mạnh rằng vụ kháng án lần thứ hai này
ngoài việc vạch ra những sai lầm rõ rệt trong việc áp dụng luật qua phán quyết
của Tòa án Tối cao, ông còn hy vọng là Tòa TCPV sẽ duyệt lại quyền phán quyết của
vụ kiện dựa trên tính phổ quát của Điều Khoản số 24 của ICESCR. Nhóm Luật sư hy
vọng rằng Đài Loan sẽ là một mô hình quản trị tốt trong cơn đại dịch này khi
các tòa án ở Đài Loan vẫn có đủ can đảm để đòi hỏi quyền phán quyết về một vụ
xâm phạm quyền con người ở ngoài Đài Loan do chính các công đoàn Đài Loan là thủ
phạm.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng của Văn phòng Hỗ trợ Những người di dân
và Những công nhân di trú Việt Nam nói rằng ông rất thất vọng và buồn rầu sau
khi nhận được tin phán quyết của Tòa Thượng thẩm hôm 20 tháng 03 với lý do là
Tòa Sơ thẩm và Tòa Thượng thẩm ở Đài Loan đã bác bỏ không nghe đơn kiện của 7875
nguyên đơn. FHS đã gây ra thiệt hại làm ô nhiễm môi trường dọc theo bờ biển Việt
Nam, và các bằng chứng được đưa ra từ phía bên nguyên đơn cho thấy rõ ràng là
quyền lợi của họ đã bị xâm phạm. Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã không
cho những nạn nhân của vụ thảm họa đòi công lý qua hệ thống pháp lý của Việt
Nam. Linh mục Hùng cho biết là mặc dù Formosa Plastics đã bồi thường $500 triệu,
nhưng những nạn nhân đã không được phép tham dự vào tiến trình thương thuyết.
Việc bồi thường đó chỉ là một sự giàn xếp bí mật giữa Nhà nước và Formosa
Plastics.
Những nạn nhân sau đó đã nộp đơn kiện ở Việt Nam nhưng tòa án đã
bác bỏ với lý do thiếu bằng chứng. Những nạn nhân đã cố gắng nộp đơn kháng án
nhưng họ đã bị cảnh sát chặn đường và những đường dắt đến tòa án đã bị phong tỏa,
điều này làm cho họ không thể nào nộp đơn kháng án trong vòng thởi hạn đặt ra.
Các Luật sư bênh vực đã bị nhà nước đàn áp dữ dội và bị bắt và bị
xử án từ 9, 14 và ngay đến 20 năm cho những tội vu khống. Công lý không thể tìm
được ở Việt Nam và có rất nhiều bằng chứng về tình trạng này. LM Nguyễn Văn
Hùng yêu cầu Tòa án Đài Loan cho người Việt một cơ hội để đem vụ kiện này ra
trước Tòa án Đài Loan và một cơ hội cho những nạn nhân nói lên tiếng nói của họ
và những đối đãi bất công mà họ đã gánh chịu. So sánh với hệ thống pháp lý ở Việt
Nam, Đài Loan có một hệ thống pháp lý độc lập hơn. Ông tin tưởng rằng Đài Loan,
một quốc gia dân chủ và cấp tiến quyền con người được bảo vệ, và để so sánh với
một chế độ độc tài, Đài Loan có thừa sức đưa ra một phán quyết công bằng.
Ứng viên Tiến sĩ Luật Quốc tế Tống Thừa Ân (Chen-En Song), Đại học
Oxford, Anh Quốc phát biểu rằng Đài Loan đã cố gắng rất nhiều để trở thành một
thành viên của cộng đồng thế giới và để quảng bá Chính sách New Southbound với
hy vọng là họ sẽ gắn chặt thêm sự liên hệ và giao dịch với các nước trong vùng
Đông Nam Á. Một trong những công việc trong danh sách những việc phải làm là việc
đòi hỏi các công ty xuyên quốc gia của Đài Loan phải xử lý một cách có trách
nhiệm những thiệt hại gây ra ở những nước khác và phải mở rộng hệ thống pháp lý
của Đài Loan cho những nạn nhân ngoại quốc để những nạn nhân này có thể đòi sự
bồi thường.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện tại, các công ty xuyên quốc
gia thường giữ một vai trò quan trọng hơn các quốc gia và vì vậy, những đòi hỏi
về vận hành doanh nghiệp của họ cũng phải được quy định. Tuy nhiên, trong những
nước đang phát triển, những biện pháp khắc phục pháp lý hiệu quả thường không
hiện hữu vì một hệ thống pháp lý không hoàn hảo hoặc vì sự thiếu minh bạch
trong đường lối chính trị.
Và việc này đúng với vụ kiện FHS. Nhà máy thép Formosa Ha Tinh
Steel đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng ở Việt Nam đưa đến sự mất việc của
rất nhiều người, và dưới chính sách đàn áp của nhà nước Việt Nam, những nạn
nhân đã không thể tìm được những biện pháp khắc phục theo pháp lý ở Việt Nam.
Ông Tống chỉ ra cho biết rằng đơn kiện nộp bởi nhóm Luật sư có
đưa ra những án lệ về quyền tài phán tùy nghi ở Đài Loan và những vụ kiện tương
tự trên thế giới. Có những lý do khá đủ chẳng hạn như nguyên tắc “actor
sequitur forum rei”, gọi là quyền kiểm soát rộng rãi của những thành viên
Formosa Plastics làm việc cho Công ty Ha Tinh Steel, mà cơ quan vận hành chính
nằm ở Đài Loan, và khả năng mà các đơn kiện của các nạn nhân đều cho thấy rằng
mặc dù vụ này xảy ra ở Việt Nam, tòa án ở Đài Loan có quyền phán quyết song
song.
Thêm vào đó, qua cuộc điều tra tại Việt Nam và nhóm Luật sư đã
thu thập được đầy đủ bằng chứng; và vì vậy, việc đưa vụ kiện này khi được xử ở
Đài Loan sẽ không gây thêm khó khăn nào. Một sự hợp tác pháp lý như thế là một
cách để tòa án cho thế giới thấy là Đài Loan không những chỉ làm được việc tốt
trong việc bảo vệ y tế công cộng và ngăn ngừa tật bệnh, mà còn có một hệ thống
pháp lý cấp tiến và cởi mở có thể sánh vai với tiêu chuẩn toàn cầu. Xã hội Đài
Loan sẽ không chấp nhận cho những tập đoàn lớn của nó núp đằng sau những lý do
kỹ thuật về pháp lý và chối bỏ trách nhiệm của việc mình làm.
Tổng Giám đốc Từ Hựu Văn (Yuwen Tu) của Hiệp hội Luật sư Bảo vệ
Quyền Môi trường, cũng đã kêu gọi các tòa án ở Đài Loan nên mạnh dạn gánh vác
trách nhiệm xử kiện này. Đài Loan có thể giúp, và sự giúp đỡ này không chỉ là
cung cấp khẩu trang. Mục tiêu số 16 của Những mục tiêu phát triển bền vững của
Liên Hiệp Quốc (SDGs) là để “khuyến khích các tổ chức xã hội có tính cách ôn
hòa và không phân biệt tham dự vào việc phát triển bền vững này, cung cấp những
phương tiện để các tổ chức đó có thể dùng đến pháp luật cho tất cả và xây dựng
những cơ chế hiệu quả, có trách nhiệm và cởi mở không phân biệt ở tất cả mọi cấp
độ.
Đài Loan phải được thế giới biết đến không những trong việc bảo
vệ sức khỏe công cộng và y tế; Đài Loan còn có thể cũng đóng một vai có ích với
việc có một hệ thống pháp lý tốt. Khi người dân ở những nước khác không được
phép xử kiện công bằng và khi Đài Loan có quyền phán quyết, sẵn sàng giúp những
người kém thế và cho họ một cơ hội để được xét xử trước pháp luật thì điều này
chứng tỏ Đài Loan có một cơ chế toàn diện. Và đó là một việc làm cho người Đài
Loan hãnh diện.
Bà Từ cũng nhấn mạnh thêm rằng Chính sách New Southbound theo đúng
tinh thần của UN SDGs và khuyến khích sự trao đổi và hợp tác kỹ thuật giữa các
quốc gia. Formosa Plastics xây một nhà máy luyện thép ở Việt Nam và một biểu hiệu
chính về sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong lúc chúng ta
đem sự phát triển kỹ nghệ và thịnh vượng đến Việt Nam, chúng ta cũng phải có
trách nhiệm về sự bền vững và về môi trường, và để cho ô nhiễm lan tràn hại đến
người dân địa phương là điều không nên bao giờ để nó xảy ra.
Những lý do được nêu ra trong đơn kiện cho thấy rõ ràng những
thiệt hại mà người dân địa phương phải gánh chịu và tại sao những người dân này
không thể nộp đơn kiện ở tòa án Việt Nam và ngay cả sự kiện họ bị nhà nước đàn
áp. Bà Từ hy vọng rằng các tòa án ở Đài Loan sẽ nhận ra rằng hệ thống pháp lý
Đài Loan chắc chắn đủ sức cho phép những nạn nhân này được quyền truy cập từ hải
ngoại và rằng Đài Loan có đủ can đảm để nhận lấy một trách nhiệm như thế.
Nhà nghiên cứu Dương Cương (Kang Yang) của Covenants Watch cũng
cho biết rằng đây là một trọng trách cho hệ thống pháp lý Đài Loan để xét lại
những vụ kiện tụng ở hải ngoại liên quan đến những công ty Đài Loan xuyên quốc
gia. Đoạn văn 26 của Chú thích Đại cương số 24 của ICESCR viết rõ ràng “Những
trọng trách của các cơ quan các quốc gia qua các hợp đồng không ngừng ở biên giới
của các nước” và rằng “các cơ quan các quốc gia phải có bổn phận thực hiện các
biện pháp cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn những việc xâm phạm quyền làm
người ở hải ngoại bởi những công ty có gốc gác cư trú nơi lãnh thổ của họ và/hoặc
quyền phán quyết của họ (dù cho họ đã được đăng ký qua pháp luật của quốc gia
đó, hay đã có bản doanh theo luật định, hay có ban quản lý trung ương hay có bản
doanh thương mại chính trên lãnh thổ của quốc gia đó)”.
Đoạn văn số 33 của Văn kiện số 15 nói rằng các cơ quan của các
quốc gia phải có bổn phận ngăn ngừa những công dân và những công ty của xứ mình
để họ không xâm phạm quyền sở hữu nước của những cá nhân và của những cộng đồng
ở những quốc gia khác; Đoạn văn số 52 của Văn kiện số 18 nói rằng các quốc gia
phải cấm những công ty của mình không được xâm phạm quyền công ăn việc làm của
những công nhân ở hải ngoại; và Đoạn văn số 70 của Văn kiện số 23 chỉ thị rằng
các doanh nghiệp có cơ sở trong lãnh thổ và/hoặc trong quyền phán quyết của các
cơ quan nhà nước phải tuân thủ tôn trọng quyền có những điều kiện khả quan và
công bằng trong việc làm trong tất cả những việc vận hành của những doanh nghiệp
đó ở nơi ngoài lãnh thổ.
Những nguyên tắc ứng xử quốc tế Maastricht (trên Những Bổn phận
của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi người dân trong các lĩnh vực Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa) cũng nói lên rằng các quốc gia có nhiệm vụ tôn trọng, bảo
vệ và giữ trọn vẹn những quyền làm người, bao gồm quyền công dân, văn hóa, kinh
tế, chính trị và xã hội, “trong cả hai lãnh thổ của mình và lãnh thổ hải ngoại”.
Điều lệ số 9 (c) cũng nói đến việc một quốc gia có quyền phán quyết về pháp lý
nếu quốc gia đó, hành xử đơn phương hay với một nhân tố khác, hoặc là đi qua những
chi nhánh hành pháp, lập pháp hay tư pháp, khi quốc gia nào có quyền sử dụng ảnh
hưởng quyết định của mình hoặc thực thi những biện pháp để thực hiện những quyền
về kinh tế, xã hội và văn hóa xuyên quốc gia, theo đúng luật quốc tế.
Điều lệ số 25 nhắc lại là các quốc gia phải nhận lãnh và làm mạnh
những biện pháp để bảo vệ những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở cả hai lãnh
thổ của mình và lãnh thổ xuyên quốc gia qua những phương tiện hợp pháp và các
phương tiện khác, khi mà các doanh nghiệp thương mại, dù đó là công đoàn, hay
là công ty đỡ đầu, có đăng ký hoặc có cư trú, hoặc có văn phòng chính về thương
mại hay về những hoạt động thương mại khả quan, trong quốc gia nơi có sự việc xảy
ra. Tòa án ở Đài Loan có khả năng bảo vệ quyền của những nạn nhân khi những quyền
đó bị xâm phạm bởi những công ty Đài Loan. Đây không phải là “điều mà chúng ta
có thể làm”; “đây là điều mà chúng ta nên làm”.
Chuyên gia Ý Gia (Yi-jia Yu) của Hội Bảo vệ Quyền làm người của
Đài Loan nói rằng các cơ chế khắc phục tư pháp là biện pháp bảo vệ cuối cùng
cho các nạn nhân nhân quyền và một cơ chế tư pháp hiệu quả là cốt lõi của việc
đảm bảo các biện pháp khắc phục. Dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con
người, các Tòa án Đài Loan có thể xử vụ kiện FHS. Vụ kiện này liên quan đến việc
xâm phạm quyền con người gây ra bởi các doanh nghiệp thương mại như đã được
trích dẫn trong Những Nguyên tắc về Thương mại và Quyền con người của Liên Hiệp
Quốc và Văn kiện số 24 của ICESCR. Các quốc gia phải có khả năng đảm bảo việc
đòi công lý của các nạn nhân.
Văn kiện số 24 nhấn mạnh rằng những bó buộc của một quốc gia bao
gồm những cơ sở thương mại mà quốc gia đó có thể kiểm soát, việc này không tùy
thuộc vào nơi chốn của các cơ sở đó. Thêm vào đó, khi các nạn nhân không thể nhận
được bồi thường ở nơi mà sai phạm đã xảy ra, các cơ quan chức trách quốc gia có
bổn phận phải ngăn ngừa và sửa chữa những hành vi của những cơ sở thương mại mà
quốc gia đó có quyền kiểm soát.
Nhận xét cũng chỉ ra rằng các quốc gia có nghĩa vụ ngăn chặn các
biện pháp tư pháp từ chối các nạn nhân xuyên quốc gia, và về mặt thẩm quyền,
các nạn nhân không nên bị từ chối chỉ dựa trên cơ sở “diễn đàn không thuận tiện”
(forum non conveniens); đặc biệt là khi trên thực tế, những nạn nhân có thể đã
không nhận được những sửa sai có hiệu quả từ những tòa án khác có quyền phán
quyết. Nói một cách khác, dựa trên bản quy định của Covenant, các quốc gia
(trong đó bao gồm những cơ quan thi hành luật và những cơ quan pháp lý) có bổn
phận phải bảo đảm rằng những sửa sai pháp lý hiệu quả phải được cung cấp.
Bà Ý Gia cho biết rằng kinh nghiệm của những nước khác cho thấy
có nhiều vụ kiện của nhiều nước có công ty gốc (công ty mẹ) được xử những vụ của
những công ty con xâm phạm quyền làm người và gây thiệt hại ở hải ngoại. Một ví
dụ, Tòa án Khu vực của The Hague có lần đã chấp nhận xử vụ tranh kiện giữa những
nông dân của Nigeria và hãng Royal Dutch Shell của Hòa Lan.
Và đã có rất nhiều vụ dầu tràn ở Nigeria bởi hãng Shell từ những
năm 1950, gây ra ô nhiễm trầm trọng, và dân tộc Ogoni sống trong vùng đã bị thiệt
hại bởi ô nhiễm dầu trong cuộc sống của họ. Trong trường hợp đặc biệt này, bên
nguyên đơn cũng đặt ra câu hỏi không hiểu tòa án Hòa Lan có quyền phán quyết
trên vụ này trong khi lệnh của Tòa Kháng án Địa phương xác nhận rằng vụ này nằm
trong phán quyết quốc tế.
Cũng vậy, tòa án Anh Quốc có lần đã chấp nhận một vụ kiện liên
quan đến một công ty Anh Quốc làm tuôn ra chất thải độc vào trong nước gần mỏ
Nchanga Mine của nước Zambia, gây thiệt hại cho sức khỏe của người dân địa
phương và mùa màng của họ. Trong trường hợp này, Tòa Thượng thẩm Anh Quốc đã
đưa vào xem xét “xem công lý khả quan có được thực hiện cho những nạn nhân của
xứ Zambia”. Nói tóm lại, có rất nhiều vụ mà các công ty con gây thiệt hại ngoài
quốc gia gốc và tòa án của các công ty mẹ chấp nhận xử những vụ kiện được nộp bởi
những nạn nhân nước ngoài, và ngay cả coi việc các nguyên đơn có nhận được công
lý khả quan như là một điều quan trọng.
Điều Phối
Viên: Echo Lin
Thuyết
trình viên:
- Luật sư Trương Dự Doãn (Yu-yin Zhang), Chủ tịch Hiệp Hội Luật
sư Environmental Jurists Association và Trưởng Đội ngũ Pháp lý của vụ kiện.
- LM. Nguyễn Văn Hùng, Văn phòng Người Lao Động và Di Dân
Việt Nam, đại diện hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa
- Tống Thừa Ân (Chen-En Song), Ứng viên Tiến Sĩ Luật, Đại học Oxford,
Anh Quốc
- Dương Cương (Kang Yang), Nhà Nghiên cứu của Tổ chức Covenants
Watch
- Từ Hựu Văn (Yuwen Tu), Tổng Giám đốc Tổ hợp Luật sư
Environmental Rights Foundation
- Ý Gia Vũ (Yi-jia Yu), Chuyên gia của Tổ chức Thúc Đẩy Nhân Quyền
của Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights)
Các tổ chức Khởi Xướng: Hội Công Lý Cho Nạn Nhân
Formosa (Justice for Formosa Victims), Văn phòng Người Lao Động và Di
Dân Việt Nam (Vietnamese Migrant Workers and Immigration Office), Hiệp
Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurists Association), Tổ
Hợp Luật Sư Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation), Tổ Chức
Thúc Đẩy Nhân Quyền Tại Đài Loan (Taiwan Association for Human
Rights), Tổ chức Theo Dõi Những Giao Ước (Covenant Watch).
Dịch giả
gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền