“Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng. Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối…”.
xxx
Ngày 30.4, vốn là ngày đại tang, ngày QUỐC HẬN của VNCH.
==
http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
Trại Kiên Giam - Communists' Reeducation Camp
== http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2015/06/trai-kien-giam-communists-reeducation.html
==
Biểu tình 19/3/2017
==
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Thursday, April 30, 2020
Thông cáo báo chí của 6 Hội đoàn hỗ trợ cho 7875 nạn nhân thảm họa môi trường kiện Công ty Formosa tại Đài Loan
·
BVN
Thông cáo báo chí của 6
Hội đoàn hỗ trợ cho 7875 nạn nhân thảm họa môi trường kiện Công ty Formosa tại
Đài Loan
Posted on 28/04/2020 by Boxit VN
Họp Báo về
việc kháng án lần thứ hai của vụ kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh
∙ “Đài
Loan giúp được thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được!”
∙ Tòa án
Đài Loan có thể xử những vụ kiện xuyên quốc gia!
Giáo
sư Nguyễn Duy Vinh biên dịch (Hình
ảnh của EJA)
LGT: Ngày 17
tháng 4, 2020 vừa qua, giữa lúc cả thế giới đang oằn mình trong cơn đại dịch,
Đài Loan là một quốc gia đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch đã khiến
trên 2 triệu người bị nhiễm bệnh và trên 100 ngàn người trên thế giới đã tử
vong, khoảng 30 đại diện của 6 tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền của
người Việt hải ngoại và Đài Loan đã đeo khẩu trang tổ chức cuộc họp báo trước
Tòa Thượng thẩm Đài Loan tại Đài Bắc để phản đối tòa này đã bác đơn kháng án của
7875 nạn nhân đã nộp tại đây vào ngày 24 tháng 10, 2019. Sau những lời phát biểu
phản đối phán quyết cứng ngắc và thiếu nghiên cứu tận tường về luật quốc tế
cũng như luật nhân quyền của Đài Loan. Phái đoàn sau đó đã tuần hành sang Tòa
án Tối cao Pháp viện chỉ cách Tòa Thượng thẩm chừng 5 phút đi bộ để nộp đơn
kháng án của tòa án cao nhất Đài Loan.
Tại đây, các
tổ chức cũng đã lớn tiếng kêu gọi Tối cao Pháp viện Đài Loan hãy xét lại quyết
định từ chối xét xử của Tòa Sơ thẩm vào ngày 14 tháng 10, 2019 cũng như của Tòa
Thượng thẩm vào ngày 20 tháng 3, 2020 vừa qua. Đại diện 6 tổ chức tranh đấu cho
môi trường và nhân quyền đã nêu ra những nguyên tắc pháp lý của Đài Loan và của
quốc tế, hoàn cảnh đặc biệt của những nạn nhân Việt Nam đã không thể kiện tại bản
xứ vì đã đi kiện nhưng bị đàn áp thô bạo bởi chính quyền CSVN, về những án lệ của
Đài Loan cũng như nhiều tòa án trên thế giới đã xét xử những vụ án tương tự. Họ
đã dùng khẩu hiệu của chính TT. Thái Anh Văn gửi cho toàn thế giới đang điêu đứng
vì đại dịch rằng “Taiwan can help”. Xin dịch là “Đài Loan có thể giúp” và tiếp
nối bằng lời kêu gọi Tòa án Đài Loan cũng có thể giúp những nạn nhân VN khốn khổ
qua khẩu hiệu được hô to nhiều lần “Taiwan can help, so can Taiwan Court”. Xin
dịch là: “Đài Loan giúp được, thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được”.
Buổi họp báo
đã thu hút được trên 20 cơ quan truyền thông, địa phương cũng như quốc tế và
ngay ngày hôm sau, nhiều bài báo, truyền thanh và truyền hình bằng tiếng Trung,
tiếng Anh và Việt đã tường thuật vụ họp báo và đơn kháng án của các nạn nhân với
khẩu hiệu:’ Taiwan can Help, so can Taiwan Court”trên những hàng tít lớn. Nhân
dịp này 6 tổ chức hỗ trợ vụ kiện của các nạn nhân đã ra một Thông Cáo Báo Chí rất
chi tiết bằng tiếng Hoa và Tiếng Anh. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã
được Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Vinh tại Canada phiên dịch. Xin trân trọng giới
thiệu đến độc giả sau đây:
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Vụ kiện Formosa Hà Tĩnh Steel (mà sau đây xin gọi vắn tắt là vụ
FHS) đã bị Tòa Thượng thẩm bác đơn kháng án ngày 20 tháng 03 vừa qua dựa trên
nguyên tắc rằng Đài Loan (Taiwan) không có quyền tài phán (hay nói cho rõ hơn
là quyền xét xử), và vì thế Tòa Án này duy trì bản phán quyết khởi đầu của Tòa
Sơ thẩm. Phía nguyên đơn đã tổ chức một buổi họp báo tại Tòa án Tối cao ngày thứ
sáu, 17 tháng 04, 2020 và đã nộp bản kháng án lên Tối cao Pháp viện (TCPV) để
xin tái thẩm định.
Vụ kiện FHS là một vụ kiện ở Đài Loan do trên 7000 người dân ở
các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh khác thuộc trung phần Việt Nam khởi xướng,
để kiện Công ty Gang Thép Formosa Ha Tinh Steel Corporation. Luật sư của các
nguyên đơn và những hội đoàn xã hội dân sự Đài Loan trợ giúp vụ kiện tin tưởng
rằng vụ kiện FHS là một vụ kiện lớn xuyên quốc gia liên quan đến một công ty
Đài Loan và do đó, các tòa án ở Đài Loan phải có quyền phán quyết trên vụ kiện
này. Trong buổi họp báo, các hội đoàn và các luật sư đại diện bên nguyên đơn đã
la to khẩu hiệu “Nếu Đài Loan có thể giúp, thì Tòa án Đài Loan cũng làm được”.
Khẩu hiệu này lấy lời tuyên bố dõng dạc của TT Thái Anh Văn: “Đài Loan có thể
giúp” (Taiwan can help) trong việc giúp đỡ công đồng thế giới đang điêu đứng vì
đại dịch để COVID để thúc giục tòa án ở Đài Loan: “Tòa án Đài Loan cũng làm được”
(So can Taiwan Court), với hy vọng Tòa án cũng có thể nhận lấy trách nhiệm bằng
cách nhìn nhận quyền phán quyết của Đài Loan trên vụ xâm phạm quyền làm người
xuyên quốc gia này bởi vì sự xâm phạm đó đã gây ra bởi những doanh nghiệp Đài
Loan.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, đại diện phía nguyên đơn Việt Nam, ôm
một bó hoa hồng tiêu biểu cho sự hy vọng, đi từ Tòa Thượng thẩm đến Tối cao
Pháp viện, khẩn khoản Tòa TCPV duyệt xét lại vụ kiện có tầm cỡ này. Linh mục phát
biểu rằng đây là việc đòi hỏi công lý cho hơn 7000 nguyên đơn Việt, và ông khuyến
khích Tòa án Đài Loan nên có một phán quyết cấp tiến bằng cách chấp nhận vụ kiện.
Luật sư đại diện cho bên nguyên đơn, ông Trương Dự Doãn (Yu-yin
Zhang), Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Bảo vệ Môi trường, nói rằng Tòa Thượng thẩm
bác bỏ vụ kiện dựa trên nguyên tắc là các Tòa án Đài Loan không có quyền phán
quyết và quyết định này là một thất vọng cho cả những người kiện và nhóm luật
sư đại diện của họ. Nhóm luật sư này đã nộp đơn kháng án một lần nữa dựa trên
những quy định thích hợp và hôm nay họ đã nộp thêm những lý do bổ sung vào đơn
kháng án lên tòa án. LS Trương nhấn mạnh rằng phía nguyên đơn và những nạn nhân
người Việt Nam lúc đầu đã nộp đơn kiện ở Việt Nam nhưng họ bị đàn áp nhiều lần
bằng bạo lực bởi Nhà nước Việt Nam.
Một sự thật
hiển nhiên là Nhà nước Việt Nam chọn lựa bảo vệ đại công ty gốc Đài Loan và
ngăn cấm dân chúng thực thi quyền lợi của họ bằng cách dùng bạo lực để đàn áp.
Những nạn nhân không còn sự lựa chọn nào khác hơn là quay sang trông cậy vào những
tòa án ở Đài Loan để họ có một cơ hội được phân xử công bằng. Và đây là lý do
chính tại sao Tòa án Đài Loan phải có can đảm thi hành quyền phán quyết quốc tế
của họ về vụ kiện này. LS Trương nhấn mạnh rằng vụ kháng án lần thứ hai này
ngoài việc vạch ra những sai lầm rõ rệt trong việc áp dụng luật qua phán quyết
của Tòa án Tối cao, ông còn hy vọng là Tòa TCPV sẽ duyệt lại quyền phán quyết của
vụ kiện dựa trên tính phổ quát của Điều Khoản số 24 của ICESCR. Nhóm Luật sư hy
vọng rằng Đài Loan sẽ là một mô hình quản trị tốt trong cơn đại dịch này khi
các tòa án ở Đài Loan vẫn có đủ can đảm để đòi hỏi quyền phán quyết về một vụ
xâm phạm quyền con người ở ngoài Đài Loan do chính các công đoàn Đài Loan là thủ
phạm.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng của Văn phòng Hỗ trợ Những người di dân
và Những công nhân di trú Việt Nam nói rằng ông rất thất vọng và buồn rầu sau
khi nhận được tin phán quyết của Tòa Thượng thẩm hôm 20 tháng 03 với lý do là
Tòa Sơ thẩm và Tòa Thượng thẩm ở Đài Loan đã bác bỏ không nghe đơn kiện của 7875
nguyên đơn. FHS đã gây ra thiệt hại làm ô nhiễm môi trường dọc theo bờ biển Việt
Nam, và các bằng chứng được đưa ra từ phía bên nguyên đơn cho thấy rõ ràng là
quyền lợi của họ đã bị xâm phạm. Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã không
cho những nạn nhân của vụ thảm họa đòi công lý qua hệ thống pháp lý của Việt
Nam. Linh mục Hùng cho biết là mặc dù Formosa Plastics đã bồi thường $500 triệu,
nhưng những nạn nhân đã không được phép tham dự vào tiến trình thương thuyết.
Việc bồi thường đó chỉ là một sự giàn xếp bí mật giữa Nhà nước và Formosa
Plastics.
Những nạn nhân sau đó đã nộp đơn kiện ở Việt Nam nhưng tòa án đã
bác bỏ với lý do thiếu bằng chứng. Những nạn nhân đã cố gắng nộp đơn kháng án
nhưng họ đã bị cảnh sát chặn đường và những đường dắt đến tòa án đã bị phong tỏa,
điều này làm cho họ không thể nào nộp đơn kháng án trong vòng thởi hạn đặt ra.
Các Luật sư bênh vực đã bị nhà nước đàn áp dữ dội và bị bắt và bị
xử án từ 9, 14 và ngay đến 20 năm cho những tội vu khống. Công lý không thể tìm
được ở Việt Nam và có rất nhiều bằng chứng về tình trạng này. LM Nguyễn Văn
Hùng yêu cầu Tòa án Đài Loan cho người Việt một cơ hội để đem vụ kiện này ra
trước Tòa án Đài Loan và một cơ hội cho những nạn nhân nói lên tiếng nói của họ
và những đối đãi bất công mà họ đã gánh chịu. So sánh với hệ thống pháp lý ở Việt
Nam, Đài Loan có một hệ thống pháp lý độc lập hơn. Ông tin tưởng rằng Đài Loan,
một quốc gia dân chủ và cấp tiến quyền con người được bảo vệ, và để so sánh với
một chế độ độc tài, Đài Loan có thừa sức đưa ra một phán quyết công bằng.
Ứng viên Tiến sĩ Luật Quốc tế Tống Thừa Ân (Chen-En Song), Đại học
Oxford, Anh Quốc phát biểu rằng Đài Loan đã cố gắng rất nhiều để trở thành một
thành viên của cộng đồng thế giới và để quảng bá Chính sách New Southbound với
hy vọng là họ sẽ gắn chặt thêm sự liên hệ và giao dịch với các nước trong vùng
Đông Nam Á. Một trong những công việc trong danh sách những việc phải làm là việc
đòi hỏi các công ty xuyên quốc gia của Đài Loan phải xử lý một cách có trách
nhiệm những thiệt hại gây ra ở những nước khác và phải mở rộng hệ thống pháp lý
của Đài Loan cho những nạn nhân ngoại quốc để những nạn nhân này có thể đòi sự
bồi thường.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện tại, các công ty xuyên quốc
gia thường giữ một vai trò quan trọng hơn các quốc gia và vì vậy, những đòi hỏi
về vận hành doanh nghiệp của họ cũng phải được quy định. Tuy nhiên, trong những
nước đang phát triển, những biện pháp khắc phục pháp lý hiệu quả thường không
hiện hữu vì một hệ thống pháp lý không hoàn hảo hoặc vì sự thiếu minh bạch
trong đường lối chính trị.
Và việc này đúng với vụ kiện FHS. Nhà máy thép Formosa Ha Tinh
Steel đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng ở Việt Nam đưa đến sự mất việc của
rất nhiều người, và dưới chính sách đàn áp của nhà nước Việt Nam, những nạn
nhân đã không thể tìm được những biện pháp khắc phục theo pháp lý ở Việt Nam.
Ông Tống chỉ ra cho biết rằng đơn kiện nộp bởi nhóm Luật sư có
đưa ra những án lệ về quyền tài phán tùy nghi ở Đài Loan và những vụ kiện tương
tự trên thế giới. Có những lý do khá đủ chẳng hạn như nguyên tắc “actor
sequitur forum rei”, gọi là quyền kiểm soát rộng rãi của những thành viên
Formosa Plastics làm việc cho Công ty Ha Tinh Steel, mà cơ quan vận hành chính
nằm ở Đài Loan, và khả năng mà các đơn kiện của các nạn nhân đều cho thấy rằng
mặc dù vụ này xảy ra ở Việt Nam, tòa án ở Đài Loan có quyền phán quyết song
song.
Thêm vào đó, qua cuộc điều tra tại Việt Nam và nhóm Luật sư đã
thu thập được đầy đủ bằng chứng; và vì vậy, việc đưa vụ kiện này khi được xử ở
Đài Loan sẽ không gây thêm khó khăn nào. Một sự hợp tác pháp lý như thế là một
cách để tòa án cho thế giới thấy là Đài Loan không những chỉ làm được việc tốt
trong việc bảo vệ y tế công cộng và ngăn ngừa tật bệnh, mà còn có một hệ thống
pháp lý cấp tiến và cởi mở có thể sánh vai với tiêu chuẩn toàn cầu. Xã hội Đài
Loan sẽ không chấp nhận cho những tập đoàn lớn của nó núp đằng sau những lý do
kỹ thuật về pháp lý và chối bỏ trách nhiệm của việc mình làm.
Tổng Giám đốc Từ Hựu Văn (Yuwen Tu) của Hiệp hội Luật sư Bảo vệ
Quyền Môi trường, cũng đã kêu gọi các tòa án ở Đài Loan nên mạnh dạn gánh vác
trách nhiệm xử kiện này. Đài Loan có thể giúp, và sự giúp đỡ này không chỉ là
cung cấp khẩu trang. Mục tiêu số 16 của Những mục tiêu phát triển bền vững của
Liên Hiệp Quốc (SDGs) là để “khuyến khích các tổ chức xã hội có tính cách ôn
hòa và không phân biệt tham dự vào việc phát triển bền vững này, cung cấp những
phương tiện để các tổ chức đó có thể dùng đến pháp luật cho tất cả và xây dựng
những cơ chế hiệu quả, có trách nhiệm và cởi mở không phân biệt ở tất cả mọi cấp
độ.
Đài Loan phải được thế giới biết đến không những trong việc bảo
vệ sức khỏe công cộng và y tế; Đài Loan còn có thể cũng đóng một vai có ích với
việc có một hệ thống pháp lý tốt. Khi người dân ở những nước khác không được
phép xử kiện công bằng và khi Đài Loan có quyền phán quyết, sẵn sàng giúp những
người kém thế và cho họ một cơ hội để được xét xử trước pháp luật thì điều này
chứng tỏ Đài Loan có một cơ chế toàn diện. Và đó là một việc làm cho người Đài
Loan hãnh diện.
Bà Từ cũng nhấn mạnh thêm rằng Chính sách New Southbound theo đúng
tinh thần của UN SDGs và khuyến khích sự trao đổi và hợp tác kỹ thuật giữa các
quốc gia. Formosa Plastics xây một nhà máy luyện thép ở Việt Nam và một biểu hiệu
chính về sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong lúc chúng ta
đem sự phát triển kỹ nghệ và thịnh vượng đến Việt Nam, chúng ta cũng phải có
trách nhiệm về sự bền vững và về môi trường, và để cho ô nhiễm lan tràn hại đến
người dân địa phương là điều không nên bao giờ để nó xảy ra.
Những lý do được nêu ra trong đơn kiện cho thấy rõ ràng những
thiệt hại mà người dân địa phương phải gánh chịu và tại sao những người dân này
không thể nộp đơn kiện ở tòa án Việt Nam và ngay cả sự kiện họ bị nhà nước đàn
áp. Bà Từ hy vọng rằng các tòa án ở Đài Loan sẽ nhận ra rằng hệ thống pháp lý
Đài Loan chắc chắn đủ sức cho phép những nạn nhân này được quyền truy cập từ hải
ngoại và rằng Đài Loan có đủ can đảm để nhận lấy một trách nhiệm như thế.
Nhà nghiên cứu Dương Cương (Kang Yang) của Covenants Watch cũng
cho biết rằng đây là một trọng trách cho hệ thống pháp lý Đài Loan để xét lại
những vụ kiện tụng ở hải ngoại liên quan đến những công ty Đài Loan xuyên quốc
gia. Đoạn văn 26 của Chú thích Đại cương số 24 của ICESCR viết rõ ràng “Những
trọng trách của các cơ quan các quốc gia qua các hợp đồng không ngừng ở biên giới
của các nước” và rằng “các cơ quan các quốc gia phải có bổn phận thực hiện các
biện pháp cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn những việc xâm phạm quyền làm
người ở hải ngoại bởi những công ty có gốc gác cư trú nơi lãnh thổ của họ và/hoặc
quyền phán quyết của họ (dù cho họ đã được đăng ký qua pháp luật của quốc gia
đó, hay đã có bản doanh theo luật định, hay có ban quản lý trung ương hay có bản
doanh thương mại chính trên lãnh thổ của quốc gia đó)”.
Đoạn văn số 33 của Văn kiện số 15 nói rằng các cơ quan của các
quốc gia phải có bổn phận ngăn ngừa những công dân và những công ty của xứ mình
để họ không xâm phạm quyền sở hữu nước của những cá nhân và của những cộng đồng
ở những quốc gia khác; Đoạn văn số 52 của Văn kiện số 18 nói rằng các quốc gia
phải cấm những công ty của mình không được xâm phạm quyền công ăn việc làm của
những công nhân ở hải ngoại; và Đoạn văn số 70 của Văn kiện số 23 chỉ thị rằng
các doanh nghiệp có cơ sở trong lãnh thổ và/hoặc trong quyền phán quyết của các
cơ quan nhà nước phải tuân thủ tôn trọng quyền có những điều kiện khả quan và
công bằng trong việc làm trong tất cả những việc vận hành của những doanh nghiệp
đó ở nơi ngoài lãnh thổ.
Những nguyên tắc ứng xử quốc tế Maastricht (trên Những Bổn phận
của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi người dân trong các lĩnh vực Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa) cũng nói lên rằng các quốc gia có nhiệm vụ tôn trọng, bảo
vệ và giữ trọn vẹn những quyền làm người, bao gồm quyền công dân, văn hóa, kinh
tế, chính trị và xã hội, “trong cả hai lãnh thổ của mình và lãnh thổ hải ngoại”.
Điều lệ số 9 (c) cũng nói đến việc một quốc gia có quyền phán quyết về pháp lý
nếu quốc gia đó, hành xử đơn phương hay với một nhân tố khác, hoặc là đi qua những
chi nhánh hành pháp, lập pháp hay tư pháp, khi quốc gia nào có quyền sử dụng ảnh
hưởng quyết định của mình hoặc thực thi những biện pháp để thực hiện những quyền
về kinh tế, xã hội và văn hóa xuyên quốc gia, theo đúng luật quốc tế.
Điều lệ số 25 nhắc lại là các quốc gia phải nhận lãnh và làm mạnh
những biện pháp để bảo vệ những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở cả hai lãnh
thổ của mình và lãnh thổ xuyên quốc gia qua những phương tiện hợp pháp và các
phương tiện khác, khi mà các doanh nghiệp thương mại, dù đó là công đoàn, hay
là công ty đỡ đầu, có đăng ký hoặc có cư trú, hoặc có văn phòng chính về thương
mại hay về những hoạt động thương mại khả quan, trong quốc gia nơi có sự việc xảy
ra. Tòa án ở Đài Loan có khả năng bảo vệ quyền của những nạn nhân khi những quyền
đó bị xâm phạm bởi những công ty Đài Loan. Đây không phải là “điều mà chúng ta
có thể làm”; “đây là điều mà chúng ta nên làm”.
Chuyên gia Ý Gia (Yi-jia Yu) của Hội Bảo vệ Quyền làm người của
Đài Loan nói rằng các cơ chế khắc phục tư pháp là biện pháp bảo vệ cuối cùng
cho các nạn nhân nhân quyền và một cơ chế tư pháp hiệu quả là cốt lõi của việc
đảm bảo các biện pháp khắc phục. Dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con
người, các Tòa án Đài Loan có thể xử vụ kiện FHS. Vụ kiện này liên quan đến việc
xâm phạm quyền con người gây ra bởi các doanh nghiệp thương mại như đã được
trích dẫn trong Những Nguyên tắc về Thương mại và Quyền con người của Liên Hiệp
Quốc và Văn kiện số 24 của ICESCR. Các quốc gia phải có khả năng đảm bảo việc
đòi công lý của các nạn nhân.
Văn kiện số 24 nhấn mạnh rằng những bó buộc của một quốc gia bao
gồm những cơ sở thương mại mà quốc gia đó có thể kiểm soát, việc này không tùy
thuộc vào nơi chốn của các cơ sở đó. Thêm vào đó, khi các nạn nhân không thể nhận
được bồi thường ở nơi mà sai phạm đã xảy ra, các cơ quan chức trách quốc gia có
bổn phận phải ngăn ngừa và sửa chữa những hành vi của những cơ sở thương mại mà
quốc gia đó có quyền kiểm soát.
Nhận xét cũng chỉ ra rằng các quốc gia có nghĩa vụ ngăn chặn các
biện pháp tư pháp từ chối các nạn nhân xuyên quốc gia, và về mặt thẩm quyền,
các nạn nhân không nên bị từ chối chỉ dựa trên cơ sở “diễn đàn không thuận tiện”
(forum non conveniens); đặc biệt là khi trên thực tế, những nạn nhân có thể đã
không nhận được những sửa sai có hiệu quả từ những tòa án khác có quyền phán
quyết. Nói một cách khác, dựa trên bản quy định của Covenant, các quốc gia
(trong đó bao gồm những cơ quan thi hành luật và những cơ quan pháp lý) có bổn
phận phải bảo đảm rằng những sửa sai pháp lý hiệu quả phải được cung cấp.
Bà Ý Gia cho biết rằng kinh nghiệm của những nước khác cho thấy
có nhiều vụ kiện của nhiều nước có công ty gốc (công ty mẹ) được xử những vụ của
những công ty con xâm phạm quyền làm người và gây thiệt hại ở hải ngoại. Một ví
dụ, Tòa án Khu vực của The Hague có lần đã chấp nhận xử vụ tranh kiện giữa những
nông dân của Nigeria và hãng Royal Dutch Shell của Hòa Lan.
Và đã có rất nhiều vụ dầu tràn ở Nigeria bởi hãng Shell từ những
năm 1950, gây ra ô nhiễm trầm trọng, và dân tộc Ogoni sống trong vùng đã bị thiệt
hại bởi ô nhiễm dầu trong cuộc sống của họ. Trong trường hợp đặc biệt này, bên
nguyên đơn cũng đặt ra câu hỏi không hiểu tòa án Hòa Lan có quyền phán quyết
trên vụ này trong khi lệnh của Tòa Kháng án Địa phương xác nhận rằng vụ này nằm
trong phán quyết quốc tế.
Cũng vậy, tòa án Anh Quốc có lần đã chấp nhận một vụ kiện liên
quan đến một công ty Anh Quốc làm tuôn ra chất thải độc vào trong nước gần mỏ
Nchanga Mine của nước Zambia, gây thiệt hại cho sức khỏe của người dân địa
phương và mùa màng của họ. Trong trường hợp này, Tòa Thượng thẩm Anh Quốc đã
đưa vào xem xét “xem công lý khả quan có được thực hiện cho những nạn nhân của
xứ Zambia”. Nói tóm lại, có rất nhiều vụ mà các công ty con gây thiệt hại ngoài
quốc gia gốc và tòa án của các công ty mẹ chấp nhận xử những vụ kiện được nộp bởi
những nạn nhân nước ngoài, và ngay cả coi việc các nguyên đơn có nhận được công
lý khả quan như là một điều quan trọng.
Điều Phối
Viên: Echo Lin
Thuyết
trình viên:
- Luật sư Trương Dự Doãn (Yu-yin Zhang), Chủ tịch Hiệp Hội Luật
sư Environmental Jurists Association và Trưởng Đội ngũ Pháp lý của vụ kiện.
- LM. Nguyễn Văn Hùng, Văn phòng Người Lao Động và Di Dân
Việt Nam, đại diện hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa
- Tống Thừa Ân (Chen-En Song), Ứng viên Tiến Sĩ Luật, Đại học Oxford,
Anh Quốc
- Dương Cương (Kang Yang), Nhà Nghiên cứu của Tổ chức Covenants
Watch
- Từ Hựu Văn (Yuwen Tu), Tổng Giám đốc Tổ hợp Luật sư
Environmental Rights Foundation
- Ý Gia Vũ (Yi-jia Yu), Chuyên gia của Tổ chức Thúc Đẩy Nhân Quyền
của Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights)
Các tổ chức Khởi Xướng: Hội Công Lý Cho Nạn Nhân
Formosa (Justice for Formosa Victims), Văn phòng Người Lao Động và Di
Dân Việt Nam (Vietnamese Migrant Workers and Immigration Office), Hiệp
Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurists Association), Tổ
Hợp Luật Sư Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation), Tổ Chức
Thúc Đẩy Nhân Quyền Tại Đài Loan (Taiwan Association for Human
Rights), Tổ chức Theo Dõi Những Giao Ước (Covenant Watch).
Dịch giả
gửi BVN
__._,_.___
Wednesday, April 29, 2020
Tuesday, April 28, 2020
Monday, April 27, 2020
Sunday, April 26, 2020
Saturday, April 25, 2020
Friday, April 24, 2020
Thursday, April 23, 2020
Wednesday, April 22, 2020
MỘT TỔNG THỐNG ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG.
---- Forwarded message
-----
From: John Tornado <j
To: PSXH <p
Sent: Wednesday, 15 April 2020, 14:29:31 BST
Subject: Re: [PSXH] MỘT TỔNG THỐNG ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH
TRỌNG.
This message should be
translated into English for President Donald Trump to read.
I like him, too; and
will vote for him on 11-3-2020.
JT
On Wed, Apr 15, 2020
at 8:08 AM 'nguyen thang' via Phụng Sự Xã Hội <> wrote:
MỘT TỔNG
THỐNG ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG.
Bài
quá hay! Không đọc thì quá phí. Không đọc thì thiếu cái nhìn CÔNG BẰNG với một
vị Tổng Thống đáng kính!
Tôi
yêu quý ông, luôn cầu chúc cho ông sức khỏe, sự bình an và sáng suốt.
VÌ
SAO TT TRUMP PHẢI ĐỐI MẶT VỚI QUÁ NHIỀU THÙ TRONG GIẶC NGOÀI?
LÝ DO 1: MỘT “TAY MƠ” VỚI HỒ SƠ CHÍNH TRỊ BẰNG 0
Tổng
thống Donald Trump là một hiện tượng chính trị lạ lùng chưa từng có trong lịch
sử Hoa Kỳ. Ông chưa từng kinh qua bất cứ một chức vụ nào, cho dù là chức vụ nhỏ
bé trong sự nghiệp của một chính trị gia.
Ông
là một nhà tài phiệt với hồ sơ “chính trị” là con số 0 tròn trĩnh, lại thẳng tiến
một mạch vào Nhà Trắng, bỏ sau lưng những đối thủ chính trị sừng sỏ như cựu Ngoại
trưởng Hillary Clinton hay Thượng nghị sĩ lừng danh John McCain. Giới chính trị,
học thuật và truyền thông “tiên đoán” rằng, với một vị Tổng thống “không biết
gì về chính trị”, Donald Trump sẽ làm nước Mỹ tan nát và khiến thế giới lanh
tanh bành.
Nhưng
sau hơn ba năm “cầm lái” nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump không những không làm
nước Mỹ tan nát mà lại trở nên hùng cường với những kỳ tích, như sự bùng nổ việc
làm đáng kinh ngạc (tạo ra 7 triệu việc làm), thị trường chứng khoán liên tục
tăng ở các mốc kỷ lục, chỉ số Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 9.000 điểm - ghi nhận
đỉnh cao kỷ lục mọi thời đại, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ
qua…
Tổng
thống Trump cũng xây dựng lại quân đội hùng mạnh, thiết lập một lực lượng thẩm
phán tài ba, cải cách tư pháp hình sự, cắt giảm thuế mang tính lịch sử, loại bỏ
bảo hiểm y tế cá nhân bắt buộc; thành lập binh chủng mới trong Quân đội Hoa Kỳ
kể từ năm 1947 - Lực lượng Không gian Hoa Kỳ và đưa nước Mỹ trở thành Nhà sản
xuất năng lượng lớn nhất thế giới.
LÝ DO 2: KHÔNG NGẠI VA CHẠM, ĐỐI ĐẦU-ĐEM LẠI SỰ CHÍNH NGHĨA
Có thử
thách nào tệ hại hơn đối với một Tổng thống Mỹ khi phải đối mặt với thủ tục bị luận
tội và truất phế. Sau hơn 2 tháng điều tra với khoảng 12 cuộc điều trần công
khai và 15 cuộc điều trần kín, với bản báo cáo dài hơn 300 trang của Ủy ban Tư
pháp Hạ viện, cùng cuộc “tổng tấn công” của hàng loạt báo chí truyền thông cánh
tả, người ta lo ngại Tổng thống Trump sẽ bị “rối trí” mà “gục ngã”.
Tuy
nhiên, với một con người từng trải qua nhiều năm thăng trầm với “đế chế” TRUMP,
thủ tục luận tội chỉ là “cú thôi sơn” trong một chuỗi những cáo buộc mà ông phải
hứng chịu từ các đối thủ chính trị kể từ khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng.
Như một võ sĩ kiên cường so găng trên “võ đài” chính trị khắc nghiệt tại
Washington, trận đấu càng gay cấn thì càng khiến Tổng thống Trump trở nên mạnh
mẽ.
Có thể
nói Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên dám đối đầu toàn diện với những nỗ
lực của ĐCSTQ hòng thống trị thế kỷ 21 thông qua những hành động “côn đồ” cả về
quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao.
Bất
chấp mọi khó khăn khi bị Đảng Dân chủ bủa vây, quấy phá liên tục trong suốt hơn
3 năm tại vị, Tổng thống Trump vẫn điều hành đất nước một cách tài tình, đưa nền
kinh tế Mỹ vươn lên mạnh mẽ trong thế rồng bay, đại bàng cất cánh.
Bên cạnh
đó, ông nhấn chìm nền kinh tế Tàu Cộng - vốn tích góp được hàng nghìn tỷ đôla từ
thặng dư và “trộm cắp” trong suốt hơn 30 năm hưởng lợi từ thời 4 vị Tổng thống
tiền nhiệm - vào tình thế ngày càng lún sâu trong cảnh khốn khó của nợ nần, phá
sản và suy thoái.
Từ
thái độ ngông nghênh, coi thường mọi quốc gia trên thế giới, rải tiền nuôi Giấc
mộng Trung Hoa cho các nước chư hầu dễ bảo và sẵn sàng trừng phạt, “nghỉ chơi”
với các nước “cứng đầu”, Tàu Cộng từng liểng xiểng trước uy lực của ông Trump,
phải nhân nhượng ký vào bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ - một bước
hụt hơi của ĐCSTQ trong cuộc đọ sức dài hơi với Tổng thống Trump.
Không
giống như các vị tổng thống tiền nhiệm luôn lo ngại và né tránh Tàu Cộng, Tổng
thống Trump không ngần ngại nhiều lần chỉ ra rằng, ông coi mối quan hệ giữa Mỹ
và Tàu Cộng giống như một phép cộng có tổng bằng 0, mà phần thua thiệt nặng
nghiêng về đất nước ông.
Ông
trừng phạt Tàu Cộng bằng các đòn thuế quan lên tới hàng trăm tỷ đôla, ra lệnh
các công ty lớn của Mỹ rút khỏi TQ, cổ vũ đồng minh ngừng làm ăn với đất nước
này, đồng thời trừng phạt và cho vào danh sách đen hàng loạt các “ông lớn” của
Tàu Cộng như ZTE, Huawei, yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei,
quản thúc tại gia…
Tổng
thống Trump cũng gây áp lực lên các Chương trình Trao đổi Văn hóa và Ngôn ngữ
do ĐCSTQ tài trợ cho các trường ĐH Hoa Kỳ núp dưới bóng các Viện Khổng Tử, buộc
nhiều trường ĐH Mỹ liên tiếp phải đóng cửa các Viện này - mà thực chất là cánh
tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ.
Ông
“cấm cửa” không cho Tàu Cộng tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế RIMPAC để
“trừng phạt” nước này về tội quân sự hóa biển Đông. Tổng thống Trump ra lệnh
cho các chiến hạm Mỹ (mang theo vũ khí nguyên tử) “vần vũ” liên tục trên biển
Đông suốt năm 2019, và đi qua eo biển Đài Loan tới 9 lần (lần cuối cùng vào
ngày 12/11/2019). Đây không khác gì là lời cảnh cáo gửi tới chính quyền Bắc
Kinh, đồng thời gửi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ của nước Mỹ tới Đài Loan, trong bối
cảnh vùng lãnh thổ này bị Tàu Cộng nhăm nhe đe dọa bạo lực nhiều năm hòng thu hồi
Đài Loan về một mối.
Cũng
chưa có đời tổng thống Mỹ nào lại “đủ” can đảm ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ như Tổng
thống Trump. Ông điện thoại chúc mừng bà Tổng thống Thái Anh Văn - được coi là
cuộc điện thoại trực tiếp đầu tiên của một vị đứng đầu nước Mỹ kể từ năm 1979,
khi quan hệ chính thức giữa Mỹ và Đài Loan bị cắt đứt. Tổng thống Trump ra các
tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ bà Thái Anh Văn, và phê duyệt thương vụ vũ khí lớn nhất
trong nhiều thập kỷ qua đối với hòn đảo này, ban hành Đạo Luật Bảo vệ Đài Loan
(TAIPEI Act).
Bất
chấp mọi đe dọa của Tàu Cộng - từng khiến nhiều vị tổng thống tiền nhiệm chùn
bước, ông Trump phá vỡ mọi giao thức, vô hiệu hóa các lời đe dọa của Tàu Cộng,
ký ban hành đạo luật Dân chủ và Nhân quyền bảo vệ Hồng Kông (11/2019).
Tổng
thống Trump không những không làm thế giới lanh tanh bành mà lại khiến nó trở
nên trật tự, công bằng hơn. Chính quyền Trump đã đánh bại Nhà nước Hồi giáo
Caliph và tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố số 1 thế giới Baghdadi; tiêu diệt Tướng
Qassem Soleimani – Tư lệnh Lực lượng Quds tại Iraq trực thuộc Vệ binh Cách mạng
Hồi giáo Iran; rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khủng khiếp với Iran; hủy bỏ Thỏa
thuận khí hậu Paris không công bằng và tốn kém; ký kết lại Hiệp định thương mại
USMCA giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada thay thế cho Hiệp định thương mại tự do
NAFTA cũ; đạt được các hiệp định thương mại mới với Nhật Bản và Hàn Quốc; rút
khỏi hiệp định TPP - vốn gây bất lợi cho nước Mỹ .
Bên cạnh
đó, Tổng thống Trump đe dọa “xóa sổ” Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà ông
coi chỉ làm lợi cho TQ, cũng như rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc
khi ông cáo buộc tổ chức này cho phép các nước có hồ sơ vi phạm nhân quyền như
Tàu Cộng, Iran, Nga... trở thành thành viên.
Tổng
thống Donald Trump đã đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ kéo dài hàng thập kỷ khi
ông mạnh mẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, mở đại sứ quán Hoa Kỳ tại
đây và công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan - một quyết định
táo bạo và liều lĩnh mà những vị tiền nhiệm của ông đều tìm mọi cách trì hoãn.
Tổng
thống Donald Trump phát biểu: “Trong vài thập kỷ qua, mọi Tổng thống trước đó đều
hứa sẽ chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem. Và họ không bao giờ hành động,
họ không bao giờ làm điều đó. Họ không bao giờ có ý định làm điều đó”.
Ông
không ngại va chạm, đối đầu - từ đối thủ cho tới đồng minh, từ các liên minh
quân sự cho đến các nước bất hảo. Ông buộc NATO cũng như các đồng minh như Hàn
Quốc và Nhật Bản phải đóng thêm kinh phí cho quân đội Mỹ; làm suy yếu trục Nga
- Trung; tiếp tục cấm vận các quốc gia độc tài như Nga, Cuba, Venezuela, Iran
và Bắc Triều Tiên; vô hiệu hóa tính hung hăng của Kim Jong Un; bảo vệ nền dân
chủ Hồng Kong và tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan.. Những vấn đề ông động chạm đến
đều là những “hồ sơ” gai góc mà không một vị tổng thống Mỹ nào trước đó dám giải
quyết triệt để.
Người
xưa có câu: “Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo”, hàm ý rằng người quân tử
không hành động mù quáng, hành sự đều chiểu theo đạo lý. Khổng Tử từng nói: “Kiến
nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa không làm thì không phải kẻ dũng).
Người quân tử có dũng khí lớn bởi họ luôn làm việc nghĩa, luôn “giữa đường thấy
chuyện bất bình chẳng tha”.
Có thể
nói, Tổng thống Donald Trump được người dân thế giới - đặc biệt những người
đang phải chịu sống dưới sự kìm kẹp của các chế độ độc tài - kính trọng ông nhiều
nhất bởi chữ “NGHĨA” này.
LÝ DO 3: “XÔ NGÔ MỌI TIÊU CHÍ-DÁM NÓI NHỮNG ĐIỀU MÀ NGƯỜI
KHÁC KHÔNG DÁM
Tổng
thống Donald Trump “xô ngã” mọi tiêu chí thông thường xưa nay trên chính trường
nước Mỹ, phá vỡ mọi “chuẩn mực” phát ngôn kín kẽ thường thấy ở các đời tổng thống
trước. Ông thường Tweet hoặc chỉ trích, mắng mỏ trực tiếp đối thủ, không ngần
ngại, né tránh mà chỉ rõ thẳng vấn đề..
Người
yêu quý ông thì gọi ông là "Người khác biệt". Họ yêu thích sự thẳng
thắn trong con người ông, bởi ông dám nói những điều mà người khác không dám
nói trong bầu không khí xã hội của "sự đúng đắn chính trị". Họ yêu mến
lòng can đảm của ông, bởi sự mạnh mẽ của ông mới có khả năng “rút cạn đầm lầy”
Washington vốn đầy hiểm ác và cạm bẫy.
Họ
thích cái cách ái quốc của ông, như cách ông ôm hôn quốc kỳ Mỹ, cách ông quyết
liệt đem công ăn việc làm về cho nước Mỹ, tăng thu nhập cho những gia đình
nghèo và trung lưu, hỗ trợ những nông dân Mỹ phải hứng chịu tổn thất trong cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung. Họ phấn khích ngay cả trong từng lời nói hành động
của ông: “Những gì không có lợi cho nước Mỹ thì tôi sẽ không ký, không làm”..
Họ thấy
ông ăn nói bạt mạng một cách hấp dẫn, và có trái tim bằng vàng qua những hành động
rất tình người, như khi ông động lòng trắc ẩn với người lính của mình trong
chuyến thăm Afghanistan vào Lễ Tạ Ơn 2019, đã âm thầm thanh toán toàn bộ tiền
nhà, tiền khám bệnh cho con của người lính. Và đây không phải là lần đầu tiên
ông làm những việc nghĩa ấy. Nhiều thập kỷ trước, Donald Trump đã nổi tiếng là
một trong số những tỷ phú hào phóng nhất thế giới có trái tim nhân hậu.
LÝ DO 4: NGƯỜI MỸ CHỈ VINH DANH TỔ QUỐC CHỨ KHÔNG VINH DANH
TỔNG THỐNG, NHƯNG...
Nước
Mỹ còn được gọi là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và có người cho rằng, đó là nơi đến của
những con người không yêu đất nước mình nhưng lại yêu nước Mỹ.. Ở Mỹ, người Mỹ
chân chính yêu nước hơn yêu tổng thống của họ. Họ chỉ vinh danh Tổ quốc chứ
không vinh danh người đứng đầu Hành pháp. Nhưng trường hợp Tổng thống Donald
Trump thì ngoại lệ, vì họ thấy ông ái quốc giống như họ, nên họ đồng hóa lòng yêu
nước với sự mến mộ ông.
Kể từ
cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016, nhiều người không bầu cho ông nay lại yêu mến ông và
trở thành những fan hâm mộ cuồng nhiệt của ông. Họ tự in mũ, cờ và biển hiệu với
dòng chữ "TRUMP" để ủng hộ Tổng thống. Các buổi mít-tinh có ông Trump
tham dự luôn đông đúc, với hàng chục ngàn người Mỹ yêu nước đến xếp hàng, chờ đợi
để được nghe ông diễn thuyết. Mỗi khi Tổng thống Trump dừng lại ngắt câu, cả hội
trường chứa hàng chục ngàn người vang dội tiếng reo hò.
Fan
hâm mộ ông thuộc mọi thành phần, lứa tuổi, từ người già cho đến trẻ em. Là cô
bé 11 tuổi, vốn không quan tâm đến chính trị, chỉ vì ông Trump ra ứng cử mà bắt
đầu để tâm theo dõi đời sống chính trị sát sao. Là cụ già 95 tuổi người TQ để
có thể được đi bỏ phiếu cho ông, được thực hiện quyền bỏ phiếu, đã học tập chăm
chỉ để vượt qua kỳ thi quốc tịch Mỹ. Ngay cả Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
cũng từng tuyên bố, ông bổ nhiệm một người hâm mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump
làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền mới của mình.
Những
người chống đối Tổng thống Trump thì ghét cay ghét đắng ông, trong đó giới truyền
thông cánh tả thường “tô vẽ” ông như là “một kẻ” có tác phong "ngông
nghênh", phát biểu "điên rồ", khinh khi tư pháp, kỳ thị màu da,
xem thường phụ nữ, khiêu khích phóng viên, và ra các quyết định chính trị
"thiếu xuyên suốt". Thế nhưng trong hơn 3 năm cầm quyền, uy tín của
ông chủ Nhà Trắng không những không bị sứt mẻ, mà thậm chí cử tri của ông nay
còn lập thành những "câu lạc bộ người ái mộ" .
Donald
Trump tiêu biểu cho hạng người vô cùng hiếm trong xã hội Mỹ: Không cờ bạc, rượu
chè, hút sách, lại còn giáo dục các con thành tài và cũng giống như ông, nói
KHÔNG với các tệ nạn.
Khi
lên làm Tổng thống Mỹ, ông nhận mức lương tượng trưng 1 đôla/(400.000 đôla)/hằng
năm và quyên góp toàn bộ tiền lương của mình cho các cơ quan chính phủ và tổ chức
như Bộ Cựu Chiến binh, Bộ Giao thông, Cục Công viên Quốc gia, Bộ Giáo dục, Bộ
An ninh nội địa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Gần đây nhất, Tổng thống
Trump đã góp toàn bộ tiền lương quý IV/2019 cho Bộ Y tế Mỹ nhằm chống dịch
virus Trung Quốc đang bùng phát dữ dội tại đất nước của ông.
Theo
tiết lộ của các quan chức chính quyền, một phần lương của Tổng thống cũng đã được
dùng cho mục đích chống lại tình trạng nghiện thuốc, thúc đẩy phát triển sinh
viên theo đuổi các ngành khoa học và khôi phục các di tích lịch sử.
Trong
3 năm làm ông chủ Nhà Trắng, tài sản của Tổng thống Trump đã sụt giảm vài tỷ
đôla, nhưng ông không hề phiền muộn vì điều ấy và phát biểu rẳng: “Dù tôi có mất
đi 2 đến 5 tỷ đôla hay ít hơn nữa thì cũng có gì khác biệt. Tôi không quan tâm
đến vấn đề này. Tôi làm tổng thống là vì đất nước. Tôi làm tổng thống là vì
nhân dân”.
Rất
lâu trước khi Donald Trump chính thức ra tranh cử Tổng thống vào năm 2016, “bà
hoàng” truyền thông Oprah Winfrey đã hỏi ông trùm kinh doanh bất động sản về niềm
đam mê chính trị trong talkshow “The Oprah Winfrey Show” vào năm 1988, rằng ông
có muốn tranh cử tổng thống không. Ông Donald Trump khi ấy đã trả lời: “Nếu
tình hình trở nên tồi tệ, tôi sẽ không bao giờ muốn loại trừ hoàn toàn ý định
đó, bởi vì tôi thực sự mệt mỏi khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước
này”.
Người
ta vẫn đang không ngừng tranh cãi rằng, mục đích của ông Donald Trump khi lên
làm Tổng thống Mỹ là để giúp nước Mỹ và Thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hay mục
đích là để đánh sập các nước theo chế độ độc tài tàn bạo, đặc biệt là ĐCSTQ,
cũng như làm tan rã hệ thống ngầm của các nhóm lợi ích xuyên quốc gia..
Có lẽ
tính đến thời điểm này, thì dường như cả hai mục đích trên đều đúng.
Đọc
xong, nếu quý vị thấy đúng xin hãy copy bài về tường để những việc tốt của ông ấy
được lan tỏa rộng hơn..
T23
NEWS
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
Hồng Kông : 14 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông bị bắt
Cảnh sát Hong Kong bố
ráp bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ kì cựu
19/04/2020
Trong số những người bị câu lưu về cáo buộc tụ tập bất hợp pháp có người sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee, 81 tuổi, triệu phú ngành xuất bản Jimmy Lai, 71 tuổi, và nhà lập pháp tiền nhiệm và luật sư Margaret Ng, 72 tuổi, Reuters dẫn các nguồn tin của giới truyền thông và chính trị cho biết.
Tổng cộng, một nhà lập pháp hiện nhiệm và chín nhà lập pháp tiền nhiệm đã bị bắt, bao gồm hai nhà hoạt động kì cựu Lee Cheuk-yan và Yeung Sum.
Cảnh ti Hong Kong Lam Wing-ho nói với các phóng viên rằng 14 người trong độ tuổi từ 24 đến 81 đã bị bắt giữ về cáo buộc tổ chức và tham gia vào “các cuộc tụ tập bất hợp pháp” vào ngày 18 tháng 8 và 1 tháng 10 và 20 tháng 10 năm ngoái. Ông không xác định danh tính 14 người này.
Đó là những ngày có các cuộc biểu tình lớn khắp thành phố và có lúc trở nên bạo động.
Năm trong số 14 người cũng bị bắt vì công bố các cuộc tụ tập công khai trái phép vào ngày 30 tháng 9 và 19 tháng 10, ông Lam nói.
Các nguồn tin cảnh sát sau đó xác nhận bắt giữ Leung Yin-chung, nhà lập pháp hiện nhiệm duy nhất bị bắt trong các cuộc bố ráp tính đến nay.
Tất cả đều sẽ trình diện tại tòa vào ngày 18 tháng 5, nhưng ông Lam cho biết có thể có nhiều vụ bắt giữ hơn. Một số trong số những người bị bắt vào ngày thứ Bảy sau đó đã được tại ngoại.
Các cuộc bố ráp đánh dấu đợt trấn áp lớn nhất nhắm vào phong trào dân chủ kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn thuộc địa cũ của Anh vào tháng 6 năm ngoái.
Nhà chức trách ở Hong Kong đã bắt giữ hơn 7.800 người vì liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm nhiều người về cáo buộc bạo loạn có thể có mức án tù lên tới 10 năm.
Không rõ bao nhiêu người trong số này đang bị giam giữ.
Các vụ bắt giữ tăng vọt diễn ra trong bối cảnh đang có lo ngại sâu sắc về áp lực của Trung Quốc đối với nhánh tư pháp độc lập của Hong Kong.
Các vụ bắt giữ ngày thứ Bảy diễn ra sau vài tháng tương đối yên ổn trong khi Hong Kong bị phong tỏa một phần vì dịch virus corona nhưng cũng vào lúc các quan chức chính quyền thành phố và Trung Quốc khởi động một nỗ lực mới ban hành luật an ninh quốc gia cứng rắn hơn cho thành phố.
Hong Kong được trao lại cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997 dưới hình thức “một quốc gia hai chế độ” cho phép các quyền tự do rộng rãi không được hưởng ở Trung Quốc đại lục, và một mức độ tự trị cao.
|
Hồng Kông : 14 nhà đấu
tranh dân chủ Hồng Kông bị bắt
Đăng ngày: 18/04/2020 - 14:37Sửa đổi ngày: 18/04/2020 - 14:37
Thanh Hà
Cảnh sát Hồng Kông ngày 18/04/2020 bắt giữ hơn một chục
nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông có liên quan đến các cuộc biểu tình rầm rộ tại
đặc khu hành chính trong năm 2019. Trong số những gương mặt hàng đầu bị bắt tại
Hồng Kông, có cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, luật sư Lý Trụ Minh
(Martin Lee) 81 tuổi và sáng lập viên tờ báo đối lập Apple Daily Lê Trí Anh
(Jimmy Lai)
Theo truyền
thông Hồng Kông, các vụ bắt giữ này có "liên quan trực tiếp đến các cuộc
biểu tình quy mô vì dân chủ hôm 18/08 và 01/10/2019". Đây là đợt bố ráp
nghiêm trọng nhất từ khi dân Hồng Kông vùng lên chống dự luật cho dẫn độ về Hoa
Lục hồi tháng 6/2019. Hãng tin Pháp AFP cho biết những người bị bắt là những gương
mặt hàng đầu trong phong trài đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông.Có 5 trong số 14 người bị bắt vì lý do đã "tổ chức và tham gia" các cuộc tập hợp bất hợp pháp hồi tháng 8 và 10 năm ngoái, 5 người khác bị cáo buộc "cổ vũ, xúi giục " người dân tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong hai tháng 9 và 10/2019.
Những người vừa bị bắt hôm nay sẽ phải trình diện tòa án vào giữa tháng 5/2020.
Năm 2019, Hồng Kông đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong nhiều tháng trời, hàng trăm ngàn người và có lúc hơn triệu người đã xuống đường phản đối dự luật cho dẫn độ về Hoa lục. Chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cuối cùng đã phải hủy bỏ dự luật này.
Phong trào phản kháng tiếp tục đấu tranh đòi Hồng Kông tổ chức bầu cử tự do, điều tra về các bạo hành của cảnh sát đối với người biểu tình và ân xá cho hơn 7.000 người bị bắt giữ trong phong trào biểu tình vừa qua. Tất cả những đòi hỏi đó đến nay không được đáp ứng.
|
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật
https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29
https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29
Featured Post
Popular Posts
Popular Posts
Popular Posts
-
Subject: [DDCL] Bài tham luận NÊN THẬN TRỌNG của NGUYỄN-HUY HÙNG/K1 From: "'Tran Van Long' Mời Quý Vị và Quý Bạn ...
-
Bản Lên Tiếng V/v: Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt nam (CSVN...
-
Vận động kèm đe dọa ngưng đấu tranh Phóng viên RFA 2018-04-19 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Anh...
-
Dầu tại bãi chiến trường Thắng hàng ngàn quân địch Nhưng chiến thắng cuối cùng Vẫn là tự thắng mình Thư c...
-
Link bài viết. Nhờ phổ biến trên các Website, Blog, Facebook, Paltalk v.v... Xin cám ơn. NK Tưởng Niệm Martin Luther King, Jr....
-
Xem Trung-Cong Giam-giu hang tram ngan nguoi trong cac" TRAI CAI-TAO".... Ban đầu là ‘chiếm đất’, Trung Quốc hiện bắ...
-
Bài nầy nếu đề tựa " Đeo Kiến cho Người Mù, thì rất hay. ---------------- tới nhân quyền Yaho...
-
Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam Việt Khang, Phương Uyên và cuộc vận động nhân quyền Việt Nam ...
-
http://vietlist.us/SUB_CongDong/congdong1705011837.shtml Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi: Biểu Tì...
-
Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là tùy tiện RFA 2018-05-14 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Ema...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
Bạn và thù của Mỹ quốc bỏ phiếu cho Trump hay Clinton? - *B**ạ**n v**à** thù của Mỹ qu**ố**c bỏ phi**ê**́u cho Trump hay Clinton?* *Dr. Tristan Nguy**ễ**n* *(Bức hí hoạ) “TRUMP PHÁ NÁT MỸ QUỐC” Trum...8 years ago
-
-