Tổng Thống Pháp phải nêu vấn đề nhân quyền với Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng
RFA
2018-03-27
2018-03-27
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron (phải) bắt tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) sau tuyên bố
chung tại điện Elysee ở Paris hôm 27/3/2018
Tổng thống Pháp
phải nêu vấn đề nhân quyền với TBT Nguyễn Phú Trọng
00:00/00:00
Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Pháp, ba vị Chủ tịch
của ba Tổ chức Nhân quyền gồm có Liên
Đoàn Quốc tế Nhân quyền, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Hội Nhân quyền Pháp quốc, ký tên
chung bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Cộng hoà Pháp quốc Emmanuel Macron yêu cầu
Tổng Thống áp lực Việt Nam giải toả đàn áp nhân quyền và tôn giáo, huỷ bỏ các
điều luật phản chống nhân quyền, và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức. Chúng
tôi phỏng vấn ông Andrea
Giorgetta, Trưởng Phòng Á Châu của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền để hiểu rõ thêm
về bức Thư Ngỏ. Xin mời quý thính giả theo dõi.
Ỷ Lan : Xin ông vui lòng cho biết về 3 tổ
chức Nhân quyền ký tên Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Emmanuel Macron ?
Andrea Giorgetta : FIDH là chữ viết tắt của Liên
Đoàn Quốc tế Nhân quyền là mạng lưới nhân quyền Phi chính
phủ lớn rộng của Pháp, với số lượng 180 thành viên thuộc 120 quốc gia trên năm
châu. Hội
Nhân quyền Pháp quốc là thành viên của Liên Đoàn FIDH, tổ
chức nhân quyền lâu đời nhất của nước Pháp, thành lập từ năm 1898. Còn Uỷ
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam là tổ chức Châu Á đầu
tiên gia nhập Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền từ trên 20 năm trước.
Ỷ Lan : Theo ông vì sao Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Pháp là một việc làm quan
trọng ?
Andrea Giorgetta : Việc này rất ý nghĩa vì nhiều lý do. Trước hết vì quan hệ lâu đời
giữa Pháp và Việt Nam. Hiển nhiên Việt Nam là cựu thuộc địa Pháp, nhưng ngày
nay ảnh hưởng Pháp vẫn còn trên các lĩnh vực văn hoá, chính trị và kinh tế.
Thật là điều quan trọng khi Tổng Thống Macron gửi một thông điệp thẳng thắn tới
Tổng Bí thư Trọng làm sáng tỏ tình trạng nhân quyền sa sút tại Việt Nam, đặc
biệt về hoàn cảnh các tổ chức xã hội dân sự bị o ép trong một không gian khép
kín, việc sử dụng các điều luật hạn chế nhân quyền, và không ngừng tiếp diễn đàn
áp tự do ngôn luận, biểu tình và tự do tôn giáo.
Ỷ Lan : Ông chờ đợi gì ở Tổng Thống Macron qua bức Thư Ngỏ này ?
Andrea Giorgetta : Đây là thử nghiệm quan trọng vì lần đầu tiên có cuộc tiếp xúc giữa
Tổng Thống Macron và nhân vật cấp cao Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng
đầu tiên phải yêu sách thông qua các tiêu chuẩn cao. Tổng Thống Macron sẽ phải
minh bạch về điểm chuẩn nhân quyền cần nêu, và cũng là điều quan trọng nhắc tới
những trường hợp các tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Việt Nam.
Ỷ Lan : Chúng tôi cũng hỏi ông Võ Văn Ái, một trong 3 vị Chủ tịch ký tên
Thư Ngỏ, lý do nào hai Tổ chức Nhân quyền Quốc tế hậu thuẫn ký chung, và được
ông Ái giải thích như sau.
Võ Văn Ái : Chúng tôi nghĩ rằng cần biết thêm ý kiến của người dân nước Pháp
trước sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng đến Pháp, thông qua 2 tổ chức nhân quyền kỳ
cựu ra đời từ cuối thế kỷ XIX. Lẽ thứ hai, mà tôi nghĩ ít người biết, là Hội
Nhân quyền Pháp quốc, thành viên của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, có liên hệ
chặt chẽ với nhân dân Việt Nam vì đã từng lên tiếng bênh vực trả tự do cho cụ
Phan Chu Trinh khi cụ bị Pháp đày ra Côn Đảo. Đồng thời Hội cũng bênh vực phá
án tử hình cho cụ Phan Bội Châu năm 1925.
Chắc ít ai còn nhớ năm 1903, nhà báo Pháp Ernest Babut và Đại uý Jules
Roux thành lập chi bộ Việt Nam Hội Nhân quyền Pháp quốc tại Hà Nội. Hai năm
sau, nhà báo Babut, người nói rành tiếng Việt, xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu
tiên tại Hà Nội, lấy tên Đại Việt
Tân Báo nhắm mục tiêu phổ thông hoá chữ Quốc ngữ và vận động Giải thực,
chống chế độ thuộc địa. Cụ Phan Chu Trinh từng viết cho báo này.
Đó là lý do ba tổ chức chúng tôi ký tên chung cho cùng mục tiêu
nhân quyền đã hiện hữu từ lâu giữa hai dân tộc.
__._,_.___