Saturday, February 6, 2016

ÐÔI NÉT VỀ CUỘC ÐỜI TRANH ÐẤU CỦA LM TAÐÊ Ô NGUYỄN VĂN LÝ.


 

From: Thoa Nguyen <
To: "
Sent: Friday, February 5, 2016 1:14 AM
Subject: Nhân Dịp Phong Thánh Mẹ Teresa - Nhớ lại DHY Francis Nguyễn Văn Thuận- Có đáng phong thánh không ?

 Nghe lại Video để nhớ đến lòng yêu thương và tha thứ cho kẻ thù của Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn  ---  13 năm tù biệt giam không xét xử .


Begin forwarded message:


image





Preview by Yahoo




 

ÐÔI NÉT VỀ CUỘC ÐỜI TRANH ÐẤU CỦA LM TAÐÊÔ NGUYỄN VĂN LÝ.

 Bài của Nguyễn Lý-Tưởng

 Hơn sáu năm trước, vào tháng 12 năm 1994, chúng tôi có viết một bài giới thiệu Linh Mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, nhân dịp LM ra tuyên ngôn về vấn đề "Tự Do Tôn Giáo" tại Việt Nam. (24-11-1994) Chúng tôi đã nói rằng "Nguyễn Văn Lý, một Linh Mục bất khuất". Ðiều nhận xét đó, ngày hôm nay đang được chứng minh một cách cụ thể qua cuộc tuyệt thực ngày 3-12-2000, để đòi chính quyền Cộng Sản thôn Nguyệt Biều, xã Thủy Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên trả lại đất của nhà thờ Nguyệt Biều mà họ đã tịch thu bất hợp pháp vào năm 1976.
 Linh Mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, năm nay trên 53 tuổi, sinh ngày 31 tháng 8 năm 1947 (theo giấy khai sinh thì ghi là 15 tháng 5 năm 1946) tại làng Ba Bình thuộc giáo xứ Ba Ngoạt, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cha là Cụ Tađêô Nguyễn Văn Sản, mẹ là Cụ Bà Maria Trần Thị Kính.

 Ngày 27-6-1963, cậu Nguyễn Văn Lý được LM Nguyễn Như Tự bảo trợ và giới thiệu vào tu học tại Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện Huế, năm 1966, vào Ðại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Thầy Nguyễn Văn Lý đã được lãnh các chức từ cắt tóc đến Phó Tế do các vị Giám Mục: Nguyễn Văn Thuận, Urrutia, Phạm Ngọc Chi và được Ðức Tổng Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Ðiền truyền chức Linh Mục vào ngày 30-4-1974 tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế.

 Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó nên sau khi thụ phong Linh Mục, Cha Lý xin gia nhập vào Hội Thừa Sai do Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền thành lập để đi hoạt động truyền giáo ở những vùng dân cư nghèo khó. Từ Huế, Cha Lý đã vào phụ trách Cộng Ðoàn Thừa Sai (xứ Cộng Hòa) Gò Vấp, Gia Ðịnh từ 14-7-1974 đến 22-3-1975.

Trước ngày 30-4-1975, Cha Lý đã trở về Huế gặp Ðức Tổng Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Ðiền và nhận nhiệm vụ mới, làm Thư Ký tcủa Ðức Tổng Giám Mục từ 10-4-1975 đến ngày 7 tháng 9 năm 1977 thì bị Công An bắt giam tại lao xá Thừa Phủ Huế vì có liên hệ đến việc phổ biến hai bài tham luận của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền, nội dung lên án chế độ Cộng Sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Cha Lý bị kết án 20 năm tù nhưng mấy tháng sau thì được phóng thích vào chiều ngày 24-12-1977, nhân dịp lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Cha Lý được về tạm trú tại nhà hưu dưỡng, 37 Phan Ðình Phùng Huế và không được làm nhiệm vụ Linh Mục.

 Giữa năm 1978, do sự can thiệp của Tòa Tổng Giám Mục Huế, Cha Lý được chính quyền Cộng Sản tỉnh Thừa Thiên đồng ý cho về làm Cha Xứ Ðốc Sơ, thuộc xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Cuối năm 1981, Cha Lý bị bệnh phải vào điều trị tại Bệnh viện Huế sau đó trở lại giáo xứ Ðốc Sơ.

 Vào tháng 8-1981, Cha Lý cùng một số giáo dân âm thầm đi hành hương đến Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang (Quảng Trị) thì bị Công An chận đường không cho đi và bắt buộc mọi người phaiû trở về. Cha Lý và một số giáo dân không tuân lệnh, vẫn đứng giữa đường và bắt đầu đọc kinh cầu nguyện, lần hạt Mân Côi. Chính quyền CSVN cho đó là một thái độ khiêu khích. Sau vụ Ðại Hội La Vang nầy, một số chủng sinh diễn kịch trong nhà, có Cha Lý hiện diện, Cha Lý bị mời ra Tòa...Sau 1975, chính quyền CSVN tại tỉnh Thừa Thiên không cho các Cha, các Sơ được dạy Giáo Lý trong trường học. Cha Lý không chấp hành lệnh đó và vẫn ngang nhiên dạy Giáo Lý như thường. Kết hợp nhiều vấn đề, nên ngày 17-1-1983, chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã ra quyết định trục xuất LM Nguyễn Văn Lý khỏi nhà thờ giáo xứ Ðốc Sơ, bắt phải trở về nhà cha mẹ tại xứ Quảng Biên, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai (khu vực Trãng Bom, bên trên Hố Nai).
 Cha Lý không chấp nhận quyết định trên và đã gởi một văn thư đến Chính quyền, các Linh Mục, các Tu Viện, các giáo xứ tố cáo chính quyền Cộng Sản VN không tôn trọng tự do và đòi hỏi được quyền giữ đạo và hành đạo. Cha Lý còn dùng loa phóng thanh để đọc nội dung thư gởi chính quyền cho đồng bào nghe...Thanh niên trong giáo xứ Ðốc Sơ đã túc trực ngày đêm để bảo vệ cho Cha Lý, không cho Công An vào bắt Cha.
 Lúc 6 giờ ngày 18 tháng 5 năm 1983, một lực lượng Công An hùng hậu đã xông vào nhà bắt Cha Lý đem đi biệt giam. Ngày 13 tháng 12 năm 1983, CSVN đã mở phiên tòa xét xử Cha Lý, chúng đã âm mưu đưa ra nhiều nhân chứng để tố cáo Cha Lý chuyện nầy chuyện nọ hòng buộc tội Cha. Nhưng Cha Lý vẫn hiên ngang tố cáo âm mưu bất chính của Cộng Sản nhằm tiêu diệt tôn giáo. Ðồng bào lương giáo đến xem phiên tòa xử Cha Lý đã vỗ tay hoan hô ngài... khiến cho bọn Công An rất tức giận.

 Tòa tuyên án 10 năm tù và 4 năm quản chế. Cha Lý đã trải qua các trại tù Thánh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà). Trong nhà tù, Cha Lý sống rất thiếu thốn, phải chịu cảnh đói rách vì gia đình cha mẹ, anh em quá nghèo không có gì để tiếp tế. Nhưng Cha tỏ ra rất hiên ngang và bất khuất. Sau khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản VN được một thời gian thì chính quyền phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng...

Bộ Nội Vụ cũng cho cán bộ đến các trại tù cải tạo tổ chức các lớp học tập về chính sách...Năm 1988, Cha Lý được đưa lên làm Ðội Trưởng Ðội Nhà Bếp trại Nam Hà, lo nấu ăn cho tù. Nhà bếp là nơi Cán Bộ thường ăn bớt tiền chợ và lương thực, thực phẩm của anh em. Chúng lấy bớt tiền chợ để mua heo giống và bớt gạo và rau của tù để nuôi heo. Khi bắt heo làm thịt, một con heo nặng 100 kilo, chúng chỉ ghi vào sổ 70 kilô, còn 30 kilô chúng đem bán ra ngoài hoặc mang về nhà riêng...

 Nhân một buổi học tập tại trại Nam Hà, Cha Lý đã phát biểu rằng:"Tôi có vấn đề, nếu cán bộ Trung Ương hứa bảo đảm tính mạng cho tôi thì tôi xin gặp riêng cán bộ Trung Ương (Bộ Nội Vụ) để trình bày."
 Trước mặt anh em tù cải tạo, Cán Bộ Bộ Nội Vụ đã nhận lời và Cha Lý được gặp riêng phái đoàn Trung Ương. Cha đã trình bày tất cả những tệ nạn tham nhũng trong trại cho Cán Bộ Trung Ương, cụ thể là những hành động của Trung Úy Vượng, cán bộ Công An coi về Nhân Lực (tức An Ninh trại Nam Hà). Kết quả tên Vượng bị mất chức. Nhưng sau đó Cha Lý cũng bị chúng trừng trị trả thù dưới mọi hình thức khác nhau...
 Ngày 31 tháng 7 năm 1992, Cha Lý được phóng thích và cho về ở tại Tòa Giám Mục (Nhà Chung), 37 Phan Ðình Phùng Huế, không được làm nhiện vụ Linh Mục, không được cử hành thánh lễ trong nhà thờ, không được giảng dạy hoặc ban các phép bí tích cho giáo dân. Khoảng 5 năm sau, Cha Lý được đưa về an trí tại nhà thờ Nguyệt Biều là nơi chỉ có vài chục gia đình Công Giáo, dân chúng rất nghèo và đa số thất học. Nhờ bạn bè giúp đỡ, Cha Lý đã mua máy computer về dạy cho học sinh và Cha cũng dạy bổ túc văn hóa cho giới trẻ tại địa phương không phân biệt tôn giáo. T

rận lụt năm 1999, Cha Lý và mấy thanh niên phải ngồi trên nóc nhà ba bốn ngày, chịu đói và rét. Sau lụt, Cha đi vận đồng tiền bạc, mua tôle, vật liệu giúp đồng bào làm lại nhà cửa, xin quần áo, thực phẩm giúp đồng bào. Cha gửi thư đi cho bạn bè khắp thế giới để "kêu cứu" và một số anh em quen biết với Cha đã đáp ứng, giúp đỡ Cha làm công tác xã hội, từ thiện. Xã Thủy Biều chỉ có hơn 1 phần trăm người Công Giáo, 99 phần trăm còn lại là Phật Giáo hoặc bên lương. Cha Lý được dân chúng trong vùng thương mến.

 Qua tin báo chí, nhân dịp ky niệm sáu năm ngày Cha Lý ra tuyên ngôn 10 điểm về Tự Do Tôn Giáo tại VN (Huế), (24-11-1994 đến 24-11-2000). Cha Lý đã cùng đồng bào Công Giáo Nguyệt Biều đòi lại đất của giáo xứ bị chính quyền tịch thu cách nay 24 năm...Và hiện Cha đang tuyệt thực để tranh đấu cho "Tự do tôn giáo" tại VN...

 Với tư cách là một người bạn đồng hương, cùng ở chung với Cha Lý trong trại tù cải tạo Nam Hà, cùng chia sẻ với Cha những lúc khó khăn, thiếu thốn...Tôi xin ghi lại một đôi điều hiểu biết về LM Nguyễn Văn Lý do chính ngài đã tâm sự với tôi trước đây, để đóng góp một vài thông tin với bạn bè nhất là giới truyền thông đang cần biết về lý lịch Cha Lý. Nếu có điều gì còn thiếu sót, xin anh em bổ túc cho. Xin cám ơn. 
 




__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

My Blog List